Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

a. $MnO_2+4HCl \rightarrow Cl_2+ 2H_2O+MnCl_2$
b. Cho tác dụng với nước nữa mới điều chế được khí clo.
c. $16HCl + 2KMnO_4 \rightarrow 5Cl_2+8H_2O+2KCl+2MnCl_2$
d. $2KMnO_4 +10NaCl+ 8H_2SO_4 \rightarrow 5Cl_2+8H_2O+2MnSO_4+5Na_2SO_4+K_2SO_4$


Cảm ơn bạn. Ở phần b, điện phân dung dịch thì trong dung dịch đã có nước rồi nhé bạn. => Phản ứng xảy ra bình thường thôi.
2NaCl + 2H2O → (đp dung dịch có màng ngăn) 2NaOH + H2 + Cl2
 
J

juncamoon

Bài 4: Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị các chất xúc tác cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế FeSO4, Fe(OH)3, NAHSO4
Giải bài 4:
FeCl3:

2NaCl + 2 H2O---đpdd có màng ngăn-------> 2NaOH + Cl2 +H2
2FeS + 11/O2 ---to--> Fe2O3 + 4SO2
2Fe +3CL2---to--> 2FeCl3


Fe(OH)3:

FeCl3 + NaOH ---> Fe(OH)3 + 3NaCl


NaHSO4:

SO2 + 1/2O2 --to, V2O5--> SO3
SO3 + H2O --->H2SO4
H2SO4 + NaOH ---->NaHSO4 + H2O.
:)
 
U

ulrichstern2000

4. MUỐI

I. Định nghĩa: Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc amoni (NH4+) liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Ví dụ: NaCl, Na2SO4, Ca(PO4)2, NH4NO3, (NH4)2SO4
Công thức chung: MxAy
Với M: kim loại hoặc amoni (NH4+)
A: gốc axit
x, y lần lượt là hóa trị của M hoặc amoni (NH4+) và A.

II. Phân loại và tên gọi
1. Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có hiđro
Ví dụ: NaCl, Na2CO3, CuSO4
- Tên gọi muối trung hòa mà gốc axit không chưa oxi.
Tên muối = tên kim loại + hóa trị (nếu kim loại có nhiều hóa trị) + phi kim + UA
Ví dụ: NaCl: natri clorua; FeCl3: sắt (III) clorua
- Tên gọi muối trung hòa mà gốc axit có chưa oxi
Tên muối = tên kim loại + hóa trị (nếu kim loại có nhiều hóa trị) + gốc axit
+ •AT : nhiều oxi
•IT: ít oxi
Ví dụ: FeSO3: sắt (II) sunfit; FeSO4: sắt (II) sunfat
2. Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn chứa nguyên tử hiđro.
Ví dụ: NaHCO3: gốc axit có hóa trị I: - HCO3
Na2HPO4: gốc axit có hóa trị II: =HPO4
Na2H2PO4: gốc axit có hóa trị I:- H2PO4
Tên gọi: tên muối = tên kim loại + tiếp đầu ngữ + hiđro + tên gốc axit
NaH2PO4: natri đihiđro photphat
NaHS: natri hiđro sunfua

III. Tính chất
1. Tính tan
- Muối: tất cả các muối nitrat và axetat đều tan
- Muối clorua: tan hết trừ AgCl tạo kết tủa, PbCl2 ít tan
- Muối sunfat: tan hết trừ BaSO4 tạo kết tủa, PbSO4 và CaSO4 ít tan.
- Muối sunfua: chỉ có sunfua kim loại kiềm, bari và canxi là tan
- Các muối cacbonat, photphat, sunfit của kim loại kiềm tan tốt, còn lại không tan hoặc ít tan.
* Đa số các muối axit tan tốt.
2. Muối tác dụng với axit → muối mới + axit mới (axit mới bay hơi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Phản ứng giữa axit và muối chỉ xảy ra trong trường hợp:
- Muối tạo thành phải không tan trong axit mới.
- Axit tạo thành phải yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit tham gia phản ứng.
3. Muối tác dụng với oxit axit → muối axit
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
4. Muối tác dụng với kiềm, kiềm thổ → muối mới + bazơ mới
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
Phản ứng giữa axit và muối chỉ xảy ra khí 2 chất ban đầu phải tan và có ít nhất 1 sản phẩm là chất không tan hoặc chất dễ bay hơi (khí).
5. Muối tác dụng với kim loại: tùy theo bản chất của kim loại và của muối, phản ứng giữa chúng xảy ra theo nhiều các khác nhau.
a) Ở điều kiện nóng chảy: kim loại hoạt động hơn đẩy được kim loại kém hoạt động ra khỏi muối của nó.
Ví dụ: 3Na + AlCl3 → (nóng chảy) 2NaCl + Al
b) Kim loại tác dụng được với nước (kim loại kiềm, Ba, Ca,…) thì trước tiên kim loại phản ứng với nước tạo thành bazơ kiềm, sau đó sản phẩm bazơ kiềm tác dụng với muối
Ví dụ: khi cho Na tác dụng với dung dịch FeCl3
Na + H2O → NaOH + (1/2)H2
3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3
c) Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Kim loại + dung dịch muối ---> muối mới + kim loại mới
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
* Lưu ý: Những trường hợp đặc biệt:
2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
Fe(NO3)2 + AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + Ag
6/ Muối tác dụng với phi kim → muối mới + phi kim mới
(phi kim cũ mạnh hơn phi kim mới – các halogen trừ flo)
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
* Lưu ý: Trường hợp khác:
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 + 4SO2
7/ Nhiệt phân muối: tùy theo loại muối hoặc kim loại liên kết gốc axit mà cho ra những sản phẩm khác nhau.
2NaHCO3 → (nhiệt độ) Na2CO3 + CO2 + H2O
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
KNO3 → (nhiệt độ) KNO2 + (1/2)O2
Mg(NO3)2 → (nhiệt độ) MgO + 2NO2 + (1/2)O2
* Lưu ý: Các muối cacbonat kim loại kiềm không bị nhiệt phân.
I
V. Điều chế muối
Các phương pháp điều chế muối thường gặp
1/ Kim loại + phi kim
VD: 2Fe + 3Cl → (nhiệt độ) 2FeCl3
2/ Kim loại + axit
VD: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
3/ Bazơ + Kim loại (lưỡng tính)
VD: 2NaOH + 2Al + H2O → 2NaAlO2 + 3H2
4/ Kim loai + muối
VD: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
5/ Axit + bazơ
VD: H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
6/ Axit + oxit bazơ
VD: 2HCl + CaO → CaCl2 + H2O
7/ Axit + muối
VD: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
8/ Bazơ + muối
VD: Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
9/ Bazơ + oxit axit
VD: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
10/ Bazơ + oxit lưỡng tính (hoặc hiđroxit lưỡng tính)
VD: NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
2NaOH + ZnO → Na2ZnO2 + H2O
11/ Bazơ + phi kim
VD: 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
12/ Muối + phi kim
VD: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
13/ Muối + muối
VD: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
14/ Nhiệt phân muối
VD: NaHCO3 → (nhiệt độ) Na2CO3 + CO2 + H2O
* Lưu ý: muối axit tác dụng với kiềm tạo thành bazơ không tan hoặc muối trung hòa và nước.
Ví dụ: Mg(HCO3)2 + 4KOH → Mg(OH)2 + 2K2CO3 + 2H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
 
J

juncamoon


Bài 5: Một hỗn hợp khí gồm CO, CO2, SO2, SO3. Cần dùng các phản ứng hóa học nào để nhận ra từng chất khi có mặt trong hỗn hợp?

Giải bài 5:
- Cho dung dịch Ca(OH)2 vào hỗn hợp khí. Nếu xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có sự hiện diện của CO2 trong hỗn hợp ta có các pthh:
CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3 + H2O
2SO2 + Ca(OH)2(bão hòa) ----> Ca(HSO3)2(dung dịch pha loãng)

- Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước Br2. Nếu thấy dung dịch mất màu dần, chứng tỏ SO2 có mặt trong hỗn hợp khí ta có pthh:
SO2 + Br2 + H2O ----> H2SO4 + HBr.

- Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch BaCl2. Nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có sự hiện diện của SO3 trong hỗn hợp khí. Ta có pthh:
SO3 + BaCl2 +H2O ---> BaSO4 + 2HCl

- Cho hỗn hợp khí đi qua đồng(II)oxit nung nóng.Nếu thấy oxit chuyển từ màu đen sang màu đỏ, chứng tỏ có sự có mặt của CO. Ta có pthh:
CO + CuO ---to--> Cu + CO2
____ đen _______ đỏ ____
:)
 
J

juncamoon

Bài 6: Có thể điều chế khí clo bằng các phản ứng sau được không? Nếu có viết phương trình phản ứng xảy ra:
a) MnO2 + HCl → ....
b) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
c) KMnO4 + HCl → ...
d) KMnO4 + NaCl + H2SO4 → ...[/SIZE][/FONT][/QUOTE]

Giải bài 6:

Có thể điều chế khí clo bằng các phản ứng trên.
a)MnO2 + 4HCl ----> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
b)2NaCl + 2H2O --đpdd có màng ngăn--> H2 + 2NaOH + Cl2
c)2KMnO4 + 16HCl ---> 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O
d)10NaCl(r) + 8H2SO4(đậm đặc, nóng) + 2KMnO4 (r) ----> 5Cl2↑ + 2MnSO4 + 5Na2SO4 + K2SO4 + 8H2O
;)
______________
Cuộc đời đầy dẫy chông gai nhưng có niềm tin và bước đi đúng đắn chông gai ấy sẽ là hoa hồng trải thảm trên thành công tiếp nối!!!
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

5. PHÂN HÓA HỌC

I. Phân bón đơn: là loại phân chỉ chứa một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K.
1. Phân đạm
- Urê: CO(NH2)2 chứa 40% N
- Amoni nitrat: NH4NO3 chứa 35% N
- Amoni Sunfat: (NH4)2SO4 chứa 21% N
2. Phân lân
- Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2
- Supe phophat: Ca(H2PO4)2
3. Phân kali:
- Kali clorua: KCl
- Kali sunfat: K2SO4

II. Phân bón kép
- Là loại phân chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng là N, P, K.
- N – P – K là hỗn hợp gồm NH4NO3 + (NH4)HPO4 + KCl

III. Phân vi lượng: là loại phân chứa một lượng rất ít các nguyên tố hóa học nhưng rất cần thiết cho cây như Ba, Zn, Mn, Mo, Mg…


Phần tóm tắt kiến thức vô cơ lớp 9 tạm thời đã hết. Bắt đầu từ phần sau mình sẽ đăng bài tập theo chuyên đề.
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 1: BỔ TÚC VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG

Bài 1: Cho những chất sau: SO3, KOH, H2O, CaO, CO, HCl. Chọn cắt chấp có thể phản ứng với nhau và viết phương trình phản ứng đó.

Bài 2: Cho các cặp chất sau:
a) KNO3 và NaCl
b) Ca(HCO3)2 và Ba(OH)2
c) HCl và FeCl2
d) NaOH và H2SO4
e) HClO4 và Ca(OH)2
g) KOH và Al(OH)3
Cặp chất nào tồn tại trong dung dịch? Tại sao?

Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) SO3 + ? → H2SO4
b) HCl + CaCO3 → ? + ? + ?
c) H2SO4 (đặc) + ? → CuSO4 + ? + ?
d) NaHCO3 → ? + ? + ?
e) SO2 + ? + ? → NaHSO3
g) Ca(HCO3)2 + ? → ? + CO2 + ?
i) NaOH + ? → NaClO + ? + H2O

Bài 4: Có những chất sau: SiO2, Al2O3, NaOH, CuSO4, H2SO4, CO2, BaO, P2O5. Chất nào có thể tác dụng được với (viết PTHH nếu có phản ứng xảy ra):
a) Nước
b) Dung dịch NaOH
c) Dung dịch HCl
d) Dung dịch Na2CO3

Bài 5: Chọn những chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng sau, từ các chất đã cho: Ca(HCO3)2, NaAlO2, AgNO3, Na2CO3, H2SO4. (viết lại PTHH và cân bằng)
a) KOH + ……… → KNO3 + Ag2O + ………
b) HCl + ……… → CaCl2 + ……… + H2O
c) CaOH + …… → NaOH + CaCO3
d) NaOH + ……… → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
e) Al + NaOH + ….. → …… + 3H2
g) BaCl2 + ……. → … + HCl

Bài 6: Chọn hóa chất thích hợp điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau và hoàn thành các PTHH đó.
a) Na2S + …. → H2S + ……
b) CaCO3 + ……. → CaSO4 + ….. + …….
c) NaOH + …… → NaHSO3
d) Ca(HCO3)2 → (đk nhiệt độ) ……. + CO2 + …….
e) (NH4)2SO4 + ……. → Na2SO4 + ……. + ………
g) NaCl + H2O → (đp dd có màng ngăn) NaOH + ….. + ……
h) CO2 + ….. → CaCO3 + ……
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 2: HOÀN THÀNH CHUỖI BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

Bài tập cơ bản (dành cho học sinh lớp 8):

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng, nếu có): (mình đánh lại số vì không vẽ được sơ đồ)
(1) S → SO2
(2) SO2 → H2SO3
(3) H2SO3 → K2SO3
(4) K2SO3 → SO2
(5) SO2 → SO3
(6) SO3 → H2SO4
(7) SO2 → KHSO3
(8) KHSO3 → K2SO3
(9) K2SO3 → K2SO4
(10) H2SO4 → K2SO4

Bài 2: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau:
(1) Na → Na2O
(2) Na2O → NaOH
(3) NaOH → NaHCO3
(4) NaHCO3 → Na2CO3
(5) Na2CO3 → NaCl
(6) NaOH → NaCl
(7) NaCl → Na

Bài 3: Tìm các chất A, B, C, D, E để hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(1) Na + A → NaOH + B
(2) C → (đk nhiệt độ) D + A
(3) D + B → (đk nhiệt độ) E + A
(4) E + A → (đk nhiệt độ > 570 độ C) Fe2O3 + B
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Viết PT phản ứng thực hiện chuổi biến đổi hóa học sau.
Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaOH
----------------------------------↓
-----------------------------Ca(HCO3)2

Bài 5: Xác định các chất A, B, C trong sơ đồ phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi:
A → ( + NaOH) B → ( + nhiệt độ) C → (+ H2) Cu → (+ H2SO4 đặc, nóng) A

Bài 6: Xác định các chất A, B, C, D và hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ phản ứng dưới đây:
(1) A + B → Na2CO3 + H2O
(2) Na2CO3 + C → D + B
(3) D + A + H2O → E
(4) E + B → Na2CO3 + D + H2O
 
F

flytoyourdream99


Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a) $SO_3 + H_20→ H_2SO_4$

b) $2HCl + CaCO_3 →CaCl_2 + CO_2 + H_20$

c) $2H_2SO_4 (đặc) +Cu→ CuSO4 +S0_2 + 2H_20$

d) $NaHCO_3 →Na_20+ C0_2 + H_20$

e) $SO_2 +H_20 +Na_20→ NaHSO_3$

g) $Ca(HCO_3)_2 + ? → Ca0 + CO2 + H_20$

i) $NaOH + Cl_2 → NaClO + HCl0 + H_2O$

 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Bài 7: Có những chất NaCl, Na2SO4, NaOH, Na2O, Na và Na2CO3.
a) Dựa vào mối quan hề giữa các chất, hãy sắp xếp thành một dãy biến đổi hóa học theo sơ đồ sau:
A → (1) B → (2) C → (3) D → (4) E → (5) F
b) Viết các phương trình phản ứng cho mỗi dãy biến hóa đó.


Bài 8(*):
Cho sơ đồ biến hóa sau:

/ A → (+B) C → (+D) E → (+F) CaCO3
CaCO3
\ P → (+X) Q → (+Y) R → (+Z) CaCO3

Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C,… Z và viết các phương trình phản ứng.

Bài 9(*): Thay các chữ A, B, C… E bằng cách chất phù hợp và cân bằng các phương trình phản ứng:
Cu + A → B + C↑ + D
C + NaOH → E
E + HCl → F + C↑ + D
A + NaOH → G + D
 
F

flytoyourdream99


Bài 5: Chọn những chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng sau, từ các chất đã cho: Ca(HCO3)2, NaAlO2, AgNO3, Na2CO3, H2SO4.


a) KOH + $ AgNO_3$→ KNO3 + Ag2O +$H_20$

b) HCl + $Ca(HCO_3)_2$→ CaCl2 +$CaC0_3$ + H2O

c) CaOH +$Na_2CO_3$ → NaOH + CaCO3

d) NaOH + $Ca(HCO_3)_2$ → CaCO3 + Na2CO3 + H2O

e) Al + NaOH +$H_20$ → $NaAlO_2$+ 3H2

g) BaCl2 +$ H_2SO_4$ → $BaS0_4$ + HCl



 
P

phuong_july


Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) SO3 + ? → H2SO4
b) HCl + CaCO3 → ? + ? + ?
c) H2SO4 (đặc) + ? → CuSO4 + ? + ?
d) NaHCO3 → ? + ? + ?
e) SO2 + ? + ? → NaHSO3
g) Ca(HCO3)2 + ? → ? + CO2 + ?
i) NaOH + ? → NaClO + ? + H2O
$SO_3+H_2O \rightarrow H_2SO_4$
$2HCl+CaCO_3 \rightarrow CaCl_2+H_2CO_3$
$2H_2SO_4+Cu \rightarrow 2H_2O+SO_2+CuSO_4$
$2NaHCO_3 \rightarrow H_2O+Na_2CO_3+CO_2$
$H_2O+Na_2SO_3+SO_2 \rightarrow 2NaHSO_3$
$Ca(HCO_3)_2+2HCl \rightarrow 2H_2O+CaCl_2+2CO_2$
$2NaOH+Cl_2 \rightarrow H_2O+NaCl+NaClO$
 
P

phuong_july


Bài 6: Chọn hóa chất thích hợp điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau và hoàn thành các PTHH đó.
a) Na2S + …. → H2S + ……
b) CaCO3 + ……. → CaSO4 + ….. + …….
c) NaOH + …… → NaHSO3
d) Ca(HCO3)2 → (đk nhiệt độ) ……. + CO2 + …….
e) (NH4)2SO4 + ……. → Na2SO4 + ……. + ………
g) NaCl + H2O → (đp dd có màng ngăn) NaOH + ….. + ……
h) CO2 + ….. → CaCO3 + ……
$2HCl+Na_2S \rightarrow 2NaCl+H_2S$
$CaCO_3+H_2SO_4 \rightarrow H_2O+CO_2+CaSO_4$
$NaOH+SO_2 \rightarrow NaHSO_3$
$Ca(HCO_3)_2 \rightarrow CaCO_3+H_2O+CO_2$
$2NaOH+(NH_4)_2SO_4 \rightarrow 2H_2O+2NH_3+Na_2SO_4$
$2NaOH+2H_2O \rightarrow NaOH+Cl_2+H_2$
$Ca(OH)_2+CO_2 \rightarrow CaCO_3+H_2O$

 
P

phuong_july


(1) S → SO2
(2) SO2 → H2SO3
(3) H2SO3 → K2SO3
(4) K2SO3 → SO2
(5) SO2 → SO3
(6) SO3 → H2SO4
(7) SO2 → KHSO3
(8) KHSO3 → K2SO3
(9) K2SO3 → K2SO4
(10) H2SO4 → K2SO4
$S+O_2 \rightarrow SO_2$ ($280—360^oC$, cháy trong không khí , hỗn hợp của $SO_3$)
$SO_2+H_2O \rightarrow H_2SO_3$ (không bền và dễ bị phân hủy)
(3) không xảy ra?
$K_2SO_3+2HCl \rightarrow H_2O+2KCl+SO_2$
$2O_2+2SO_2 \rightarrow 2SO_3$
$SO_3+H_2O \rightarrow H_2SO_4$
$K_2SO_3+H_2O+SO_2 \rightarrow 2KHSO_3$
$KHSO_3+ KOH \rightarrow K_2SO_3+H_2O$
$4K_2SO_3 \rightarrow 4K_2S+3K_2SO_4$ (đk: $600^oC$)
$K_2SO_3+H_2SO_4 \rightarrow H_2O+K_2SO_4+H_2O$ (đk: nhiệt độ)
 
J

juncamoon

Chủ đề 1: BỔ TÚC VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG

Bài 1: Cho những chất sau: SO3, KOH, H2O, CaO, CO, HCl. Chọn cắt chấp có thể phản ứng với nhau và viết phương trình phản ứng đó.

Giải bài 1:

SO3 + H2O(lạnh) →H2SO4
CaO + H2O →Ca(OH)2
CaO + 2HCl →CaCl2 + H2O
KOH + HCl →KCl + H2O
CO + KOH → HCOOK
CO + H2O(hơi nước) + CaO → CaCO3 + H2
 
J

juncamoon

Bài 2: Cho các cặp chất sau:
a) KNO3 và NaCl
b) Ca(HCO3)2 và Ba(OH)2
c) HCl và FeCl2
d) NaOH và H2SO4
e) HClO4 và Ca(OH)2
g) KOH và Al(OH)3
Cặp chất nào tồn tại trong dung dịch? Tại sao?

Giải bài 2:

- Các cặp chất tồn tại trong dung dịch là:
a, do sau phản ứng thu được dung dịch chứa ion, do các muối ban đầu bị phân ly tạo thành. Bởi vì không có khí bay lên và không tạo kết tủa, nên có thể coi là phản ứng không xảy ra.
c, do có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ thấp
e, do không xảy ra phản ứng .


Các cặp chất không tồn tại trong dung dịch là:
b, do xảy ra phản ứng và tạo kết tủa
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

c,do xảy ra phản ứng ở nhiệt độ cao
2FeCl3 + H2 → 2FeCl2 + 2HCl (Đk: 250—300°C)

d, do xảy ra phản ứng
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

[/COLOR]
[B]Vậy a, e có thể tồn tại trong dung dịch ở bất kỳ điều kiện nào. c có chỉ có thể tồn tại ở điều kiện dưới 250 độ C.[/B]
 
J

juncamoon

Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) SO3 + ? → H2SO4
b) HCl + CaCO3 → ? + ? + ?
c) H2SO4 (đặc) + ? →CuSO4 + ? + ?
d) NaHCO3 → ? + ? + ?
e) SO2 + ? + ? → NaHSO3
g) Ca(HCO3)2 + ? → ? + CO2 + ?
i) NaOH + ? → NaClO + ? + H2O

Giải bài 3:


SO3 + H2O(lạnh) →→→H2SO4
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
2H2SO4(đậm đặc) + Cu →→ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O (Đk: 250—300°C)
Na2SO3 + SO2 + H2O → 2NaHSO3
Ca(HCO3)2 + H2SO4 → CO2↑ + H2O + CaSO4↓
2NaOH(đậm đặc lạnh) + Cl2 →→ NaClO + NaCl + H2O
 
J

juncamoon

Bài 5: Chọn những chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng sau, từ các chất đã cho: Ca(HCO3)2, NaAlO2, AgNO3, Na2CO3, H2SO4. (viết lại PTHH và cân bằng)
a) KOH + ……… → KNO3 + Ag2O + ………
b) HCl + ……… → CaCl2 + ……… + H2O
c) CaOH + …… → NaOH + CaCO3
d) NaOH + ……… → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
e) Al + NaOH + ….. → …… + 3H2
g) BaCl2 + ……. → … + HCl
Giải bài 5:

a) KOH + AgNO3→ KNO3 + Ag2O +H20

b) HCl + Ca(HCO3)2→ CaCl2 +CaC03 + H2O

c) CaOH +Na2CO3 → NaOH + CaCO3

d) NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O

e) Al + NaOH +H20 NaAlO2+ 3H2

g) BaCl2 +H2SO4 → BaS04 + HCl
 
Top Bottom