Hướng dẫn giải các bài tập tự luyện trong khoá LTĐB thầy Quang Anh

T

thuytram2403

Một quần thể có tần số alen A là 0,6. Giả sử ban đầu quần thể đang đạt trạng thái cân bằng di truyền . Sau 1 số thế hệ giao phối thấy tần số kiểu gen â là 0,301696 . Biết trong quần thể đã xảy ra nội phối với hệ số là 0,2. Tính số thế hệ giao phối ?
 
N

nobitaho

mình suy luận như thế này:
P: bt X bệnh ( có nghĩa: 1 trong 2 người mang tính trạng lặn)
mà đời con vừa bệnh và bt => 1 trong 2 TH fải dị hợp
quan sát tiếp nhận thấy đời con của người con bt hoàn toàn ko bệnh => tính bt là tính trạng lặn
Quy ước gen: A bệh, a bt
từ đó => kiếu gen của sơ đồ
1. Aa 2.aa 3. aa 4.Aa 5.Aa 6.Aa 7.aa 8.aa 9.aa 10.Aa 11aa 12Aa 13 ? 18aa 19aa 17? va 20?
ko xac dinh dc 17, 20 vì là doi con of 2 tinh trang trội chua rõ kieu gen
 
J

jasmine95

[toán di tích hợp các quy luật di truyền] *bài khó, lạ*

Ở một loài thực vật, gen A: thân cao < a:thân thấp; B: quả đỏ< b:quả vàng; D: quả tròn < d: quả dài. Biết các gen trội là trội hoàn toàn và giả sử không xảy ra hoán vị gen.
P: Cao, đỏ, tròn x Cao, đỏ, tròn
F1: 6 Cao, Đỏ, Tròn : 3 cao,vàng,tròn : 3 thấp,đỏ,tròn : 2 cao, đỏ, dài : 1 cao,vàng,dài : 1 thấp,vàng,dài. Sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?

a) Aa Bd/bD x Aa Bd/bD

b) Ab/aB Dd x Ab/aB Dd

c) AD/ad Bb x AD/ad Bb

d) Ad/aD Bb x Ad/aD Bb

* sorry, e ko biết cách viết dấu phân số, thông cảm * :D. [ MỌI NGƯỜI HƯỚNG DẪN GIẢI GIÙM EM .. THANKS A]
 
T

tantruc1005

Thầy cô,các bạn giúp em mấy bài này với,em nghiên cứu cũng mấy ngày rồi,mọi ngườ giúp em với
Câu 1: Ở một loài thực vật, G: hoa tím trội hoàn toàn so với g : hoa trắng. Cho 2 cây tứ bội dị hợp tử
kép (GGgg) lai với nhau và có trao đổi chéo xảy ra ở 1 giới nên thu được kiểu hình ở F1 như sau: 540
hoa tím : 20 hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của F1 :
A. 3GGGG: 20GGGg: 38GGgg: 20Gggg: 3gggg.
B. 20GGGG: 3GGGg: 38GGgg: 20Gggg: 3gggg.
C. 3GGGG: 38GGGg: 20GGgg: 20Gggg: 3gggg.
D. 3GGGG: 20GGGg: 20GGgg: 38Gggg: 3gggg.
Câu 2:Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một
nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá
trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1
B. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1
C. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1
D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 – 1.
Câu 3;Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng.Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây
F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây
quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:
A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
âu4.Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này
giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a B. ABb và a hoặc aBb và A
C. Abb và B hoặc ABB và b D. ABB và abb hoặc AAB và aab
Câu 5.Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và
a nằm trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5
thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy
định là:
A. 1: 1 B. 1,5 : 1 C. 2 : 1 D. 3: 1
Câu 6.Mỗi gen qui định 1 tính trạng , trội hoàn toàn. Cho cây có kiểu gen ABd/
AbD Tshv 40% tự thụ.
Hỏi cây mang 3 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
A.51%. B. 54%. C. 66%. D. 70%.
Câu 7.Cho cây dị hợp về 3 căp gen PLĐL, nằm trên NST thường , không xảy ra đột biến tự thụ.
Theo lý thuyết , ở đời con số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp gen , 2 cặp gen, 1 cặp gen lần lượt
là:
A.12,5%, 12,5%, 12,5% . B. 12,5%, 37,5%, 37,5% .
C. 12,5%, 25% , 50% D. 12,5%, 25% , 37,5%.
câu 8.ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Cho một cặp ruồi lai với nhau được F1, cho F1 lai với nhau được
F2. Ở một cá thể F2 , trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có một số tế bào bị rối loạn
phân li cặp NST giới tính. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính sinh ra từ cá thể này đã thụ tinh
với các giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử OX; 50% số giao tử bình
thường thụ tinh với các giao tử tạo ra 148 hợp tử XX và 148 hợp tử XY. Tính tần số đột biến khi giảm
phân.
A. 1,6316% B. 3,6316% C. 2,6316% D. 4,6316%
câu 9.Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp
nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quả dài, cặp gen
Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được
F1 dị hợp tử đều về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 . Biết rằng hoán vị gen xảy
ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số 20%. Tính theo lí thuyết cây có kiểu
hình ba tính trạng trội và ba tính trạng lặn lần lượt ở F2 chiếm tỉ lệ là:
A. 54,0% ; 8% B. 49,5%; 4% C. 16,5%; 4% D. 66,0%; 16%
câu.10.Từ 4 loại đơn phân A,T, G, X tạo ra 64 bộ ba. Xác định có bao nhiêu bộ ba có chứa G ?
A. 37 B. 34 C. 27 D. 26
Câu 11.Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao
trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ
25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp
ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là
A. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa. B. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa.
 
D

dharma.

Chào bạn! Mình xin gợi ý bạn ở những câu hỏi này nhé!

Câu 1: Ở một loài thực vật, G: hoa tím trội hoàn toàn so với g : hoa trắng. Cho 2 cây tứ bội dị hợp tử
kép (GGgg) lai với nhau và có trao đổi chéo xảy ra ở 1 giới nên thu được kiểu hình ở F1 như sau: 540
hoa tím : 20 hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của F1 :
A. 3GGGG: 20GGGg: 38GGgg: 20Gggg: 3gggg.
B. 20GGGG: 3GGGg: 38GGgg: 20Gggg: 3gggg.
C. 3GGGG: 38GGGg: 20GGgg: 20Gggg: 3gggg.
D. 3GGGG: 20GGGg: 20GGgg: 38Gggg: 3gggg.
<> Cơ thể GGgg khi giảm phân bình thường sẽ cho 3 loại gt với tỉ lệ ( 1AA : 4Aa : 1aa ).
<> Cơ thể GGgg khi giảm phân xảy ra TĐC cũng sẽ cho 3 loại gt nhưng với tỉ lệ ( 3AA : 8Aa : 3aa ).
==> Đáp án đúng sẽ là kết quả của phép lai: ( 1AA : 4Aa : 1aa ) x ( 3AA : 8Aa : 3aa ).
Câu 2:Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một
nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá
trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1
B. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1
C. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1
D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 – 1.
Ở đây để làm được bài tập này bạn cần phải nắm được kiến thức về đột biến số lượng NST (Phần lệch bội) nhé!
Ta thấy có 2 cặp NST không phân li đó là 3 và 6 vậy ta sẽ có các trường hợp sau:

  • Cả hai cặp NST 3 và 6 đều không phân li và theo thoi vô sắc đi về cùng một cực của TB, ta được: ( 2n + 1 + 1 ) và bên kia sẽ là ( 2n – 1 – 1 ).
  • 1 trong 2 NST sẽ không phân li và đi về 1 trong 2 cực của TB và NST còn lại sẽ không phân li và đi về cực còn lại của TB, ta được: ( 2n – 1 + 1 ) và bên kia sẽ là ( 2n + 1 – 1 ).
  • Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là B bạn nhé!
    Câu 3;Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
    vàng.Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây
    F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây
    quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
    khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:
    A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
    C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
    Bạn thử quan sát 4 đáp án ta sẽ thấy rằng toàn bộ KG đều ở trạng thái là tam bội (3n). Vậy phép lai ở trên sẽ là cây lưỡng bội với cây tứ bội ( 2n x 4n ) (Do xử lí Cônsixin không hoàn toàn nên và còn các cá thể lưỡng bội).
  • Xét tỉ lệ phân li KH ta thấy aaa (Quả vàng) = [TEX]\frac{1}{12} = \frac{1}{2}a. \frac{1}{6}aa.[/TEX]
[FONT=&amp] Cây tứ bội mà cho ra giao tử aa với tỉ lệ [TEX]\frac{1}{6}[/TEX] thì cây tứ bội trên sẽ là AAaa.
== >> Đến đây bạn viết sơ đồ lai ra là sẽ có thể xác định được yêu cầu đề bài nhé!
Mình ra đáp án A bạn thử xem nhé!
[/FONT]
Câu4.Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này
giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a B. ABb và a hoặc aBb và A
C. Abb và B hoặc ABB và b D. ABB và abb hoặc AAB và aab
Ở đây ta xét theo từng cặp NST
+ Aa giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại giao tử ( A : a ).
+ Bb không phân li ở lần phân bào 1, lần phân bào 2 diễn ra bình thường nên ta được 2 giao tử ( Bb : O).
<><> Bb ----- (nhân đôi) > BBbb ------ (GP I) > (BBbb < ---- > O) ----- (GP II) > (Bb < --- > Bb). Vậy tóm lại sau 2 lần phân bào ta được 2 giao tử ( Bb : O ).
Sau cùng ta được ( A : a )( Bb : O), ở đây do chỉ có 1 TB sinh tinh nên chỉ cho tối đa 2 loại giao tử.
+ ABb và aO hoặc aBb và AO ( Ở đây mình ký hiệu O có nghĩa là nó không mang bất kì alen nào trong cặp Bb nhé!)
Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là B bạn nhé!
Câu 5.Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và
a nằm trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5
thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy
định là:
A. 1: 1 B. 1,5 : 1 C. 2 : 1 D. 3: 1
Ở đây đề bài cho QT đạt TTCBDT vậy ta cứ xem tần số alen A, a là như nhau ở cả 2 giới nhé! ( Do tỉ lệ Đực : Cái = 1 : 1 ).
<> Yêu cầu đề [TEX]X^aY : X^aX^a = ?[/TEX]
Ta xét X^aY: Do đây là gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X nên trên cá thể đực chỉ 1 alen a và tần số của nó đúng bằng luôn là [TEX]a = \frac{1}{2}.[/TEX]
Ta xét [TEX]X^aX^a = {\frac{1}{2}}^2 = \frac{1}{4}.[/TEX]
= = >>> [TEX]X^aY : X^aX^a = \frac{1}{2} : \frac{1}{4} = 2 : 1.[/TEX]
Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là C bạn nhé!
Câu 6.Mỗi gen qui định 1 tính trạng , trội hoàn toàn. Cho cây có kiểu gen ABd/
AbD Tshv 40% tự thụ.
Hỏi cây mang 3 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
A.51%. B. 54%. C. 66%. D. 70%.
Ta thấy tính trạng quy định bởi cặp AA luôn luôn là cho ra tính trạng trội rồi nên ở đây ta chỉ cần quan tâm đến cặp gen [TEX]\frac{Bd}{bD}[/TEX] thôi nhé bạn!
Xét[TEX] \frac{Bd}{bD}[/TEX] với [TEX]f = 40%.[/TEX]
Ta được:
Bd
= bD = 0,3
BD
= bd = 0,2 ( giao tử HVG ).
Áp dụng công thức:
[Lặn – lặn] = [Trội - trội] – 0,5
= > [TEX]\frac{bd}{bd} = 0,2^2 = 0,04[/TEX]
=> 0,04 = [Trội - trội] – 0,5
=> [Trội – trội] = 54%
Tóm lại tỉ lệ cần tìm sẽ là [TEX]\frac{ABD}{A_{--}} = 1.54% = 54%.[/TEX]
Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là B bạn nhé!
Câu 7.Cho cây dị hợp về 3 căp gen PLĐL, nằm trên NST thường , không xảy ra đột biến tự thụ.
Theo lý thuyết , ở đời con số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp gen , 2 cặp gen, 1 cặp gen lần lượt
là:
A.12,5%, 12,5%, 12,5% . B. 12,5%, 37,5%, 37,5% .
C. 12,5%, 25% , 50% D. 12,5%, 25% , 37,5%.
Mình gợi ý cho bạn nhé!
Giả sử KG đề bài đề cập là AaBbDd x AaBbDd

<> Đồng hợp về 3 cặp gen có thể là
+ Đồng trội / đồng lặn
+ 2 trội 1 lặn / 1 trội 2 lặn ( Chú ý vị trí sắp xếp)
<> Đồng hợp về 2 cặp gen có thể là
+ 1 dị hợp, 2 đồng trội / 1 dị hợp, 2 đồng lặn / 1 dị hợp, 1 đồng trội, 1 đồng lặn ( Chú ý vị trí sắp xếp)
<> Đồng hợp 1 cặp gen có thể là
+ Dị hợp 2 cặp, đồng trội / dị hợp 2 cặp, đồng lặn ( Chú ý vị trí sắp xếp)

Viết thế này thì dài lắm nhưng nhẫm trong đầu thì nhanh lắm bạn vì có nhiều trường hợp trùng nhau ta chỉ cần nhân thêm hệ số là được.
 
D

dharma.

Quá 12000 ký tự nên mình đăng tiếp dưới này!

câu 8.ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Cho một cặp ruồi lai với nhau được F1, cho F1 lai với nhau được
F2. Ở một cá thể F2 , trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có một số tế bào bị rối loạn
phân li cặp NST giới tính. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính sinh ra từ cá thể này đã thụ tinh
với các giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử OX; 50% số giao tử bình
thường thụ tinh với các giao tử tạo ra 148 hợp tử XX và 148 hợp tử XY. Tính tần số đột biến khi giảm
phân.
A. 1,6316% B. 3,6316% C. 2,6316% D. 4,6316%
Trước hết ta cần xác định xem cơ thể F2 trên là XX hay XY và giao tử bất thường của chúng là gì!
<><> Xét từng hợp tử do giao tử đột biến thụ tinh:
>< XXX, ở đây giao tử đột biến chắc chắn sẽ là XX, còn lại là giao tử bình thường X.
>< XYY, ở đây XY ( Y còn lại là gt bình thường) và YY ( X còn lại là gt bình thường) đều có thể là giao tử đột biến (***).
>< OX, ở đây giao tử đột biến nhất định sẽ là O, còn lại là X giao tử bình thường.

Tiếp theo bạn hãy chú ý trường hợp (***) phía trên, cho dù đó là giao tử đột biến nào đi nữa ( 1 trong 2 XY và YY) thì 2 giao tử này đều là của giới đực cả vì cả 2 giao tử đột biến đều mang NST Y. Vậy cá thể F2 bị rối loạn trong giảm phân sẽ là cơ thể đực XY, và 3 giao tử đột biến sẽ là: XX / YY / O
Ở đây mình nói thêm là có 1 nhóm tế bào của cơ thể XY đã có sự không phân li ở lần giảm phân 2 nhé!
<><><> XY ---> XXYY –(I)--> XX < > YY –(II)--> XX < > O và YY < > O.
Trở lại vấn đề đề bài ta thấy, các giao tử bình thường cũng như đột biến của cơ thể F2 trên đã thụ tinh với giao tử X của giới cái XX.
Do giao tử X chiếm 100% nên bạn cứ xem số tổ hợp tạo ra đúng bằng số giao tử của giới đực nhé! ( Lưu ý ở đây mình chỉ giả thuyết thôi nha!)
Theo giả thuyết trên ta có:
¨ 100% Số giao tử đột biến thụ tinh tạo hợp tử = 4 (XX) + 4 (YY) + 8 (O) = 16 (gt).
¨ 50 % Số giao tử bình thường thụ tinh tạo hợp tử = 148 ( X ) + 148 ( Y ) = 296 (gt).
Nhưng đề bài cho rằng chỉ có 50% giao tử bình thường đi thụ tinh tạo hợp tử thôi nên tổng số giao tử bình thường phải là 296.2 = 592 (gt)

Tần số đột biến được tính bằng số giao tử đột biến trên tổng số giao tử được tạo ra [TEX]= \frac{4 + 4 + 8}{592 + 16} = \frac{1}{38}[/TEX] ~ [TEX]2,2631%.[/TEX]

Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là C bạn nhé!
Ở đây mình làm theo lý thuyết để bạn dễ nắm chứ dạng trắc nghiệm thì nhanh hơn nhiều lắm!
câu 9.Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp
nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quả dài, cặp gen
Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được
F1 dị hợp tử đều về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 . Biết rằng hoán vị gen xảy
ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số 20%. Tính theo lí thuyết cây có kiểu
hình ba tính trạng trội và ba tính trạng lặn lần lượt ở F2 chiếm tỉ lệ là:
A. 54,0% ; 8% B. 49,5%; 4% C. 16,5%; 4% D. 66,0%; 16%
Ở đây mình xin gợi ý cho bạn nhé!

Quy ước chung:
A > a : Cao > Thấp
B > b : Đỏ > Vàng
D > d : Tròn > Dài
<> 2 tính trạng chiều cao thân và màu sắc hoa cùng nằm trên cặp NST số 1 ( KG chắc chắn là \frac{AB}{ab}. Do F1 thu được cơ thể dị hợp tử đều ).
<> Tính trạng hình dạng quả nằm trên NST số 2.
= => KG cơ thể F1 sẽ là: [TEX]\frac{AB}{ab}Dd ( f = 20% ).[/TEX]
+ 3 tính trạng trội: [TEX]\frac{AB}{._-._-}D_- = ?[/TEX]

Ta xét từ cặp NST 1:
Tương tự ở Câu 6 phía trên bạn áp dụng công thức: | Lặn – lặn = trội trội – 0,5 |
( Lặn – lặn bạn dựa vào KG và tần số HVG để tìm nhé!)
Xét cặp NST 2: Dd x Dd, đời con ta thu được 75% trội : 25% lặn

= =>> Đến đây ta đã có tỉ lệ của 2 KH lặn và 2 KH trội tương ứng rồi, dựa vào yêu cầu đề mà bạn tìm ra đáp án nhé!
Mình tính ra đáp án là B, bạn thử tính xem sao nhé!
câu.10.Từ 4 loại đơn phân A,T, G, X tạo ra 64 bộ ba. Xác định có bao nhiêu bộ ba có chứa G ?

A. 37 B. 34 C. 27 D. 26
Ở đây ta thấy bộ ba mà có Nu G xuất hiện có 3 trường hợp:
+ Chỉ có 1 Nu loại G ( G _ _ ) = [TEX]3.3. C^1_3 = 27[/TEX]
+ Có 2 Nu loại G ( GG_ ) [TEX]= 3.C^1_3 = 9[/TEX]
+ Gồm cả 3 Nu (GGG) = 1
= = >> Vậy ta được: 27 + 9 + 1 = 37.
Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là A bạn nhé!

Câu 11.Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao
trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ
25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp
ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là
A. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa. B. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa.
Quy ước: A ( p ) > a ( q ) : Trội > lặn
Bạn cần lưu ý rằng QT chỉ cần ngẩu phối qua 1 thế hệ thì QT ấy sẽ đạt TTCBDT.
Ngoài ra tần số alen trước và sau khi ngẩu phối hoặc tự phối đều vẫn không thay đổi bạn nhé!
Theo đề bài thì sau khi ngẩu phối KH lặn chiếm 16%, tức là [TEX]aa = q^2 = 16% > a = q = 0,4.[/TEX]
<> Áp dụng công thức tính tần số alen ta được:
[TEX]a( q ) = q^2 + \frac{2pq}{2}[/TEX]
[TEX]= > 0,4 = 0,25 + \frac{2pq}{2}[/TEX]
[TEX]= > 2pq = 0,3.[/TEX]
Vậy QT ban đầu sẽ là:
( P ): 0,45AA + 0,3Aa + 0,25aa = 1
Vậy đáp án đúng theo cách trình bày trên sẽ là B bạn nhé!


Chúc bạn học tốt
Thân!
 
T

tanduong1507

Ở một loài thực vật, người ta tiến hành lai giữa các cây có kiểu gen như sau: P: AaBb x AAbb. Do xảy ra đột biến trong giảm phân của cơ thể có kiểu gen AAbb đã tạo ra con lai 3n. Con lai 3n có thể có những kiểu gen nào?
Câu trả lời của bạn:
A. AAABBb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb.
B. AAABbb, AAAbbb, AAaBBb, AAabbb.
C. AAABBB, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb
D. AAABbb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb.
 
Q

quangcanh2975

Mấy câu này trong phần Đột biến số lượng NST này mình không hiểu. Các bạn giải thích cho mình nha.

Câu 2. Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. Có nhiều nhất bao nhiêu
trường hợp đột biến dạng thể một kép?
A.12. B.24 . C.15. D.13.

Câu 4.Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở một nhóm tế bào sinh dưỡng của một cơ thể khi 
tiến hành nguyên phân sẽ làm xuất hiện 
A.tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. 
B.chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến. 
C.tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến còntế bào sinh dục thì không. 
D.cơ thể sẽ có hai dòng tế bào:dòng bình thường và dòng mang đột biến. 

Câu 8.Xét cùng một loài thì dạng đột biến nào gây mất cân bằng gen lớn nhất?
A.Đảo đồng thời nhiều đoạn trên NST. B.Mất đoạn NST.
C.Chuyển đoạn trên NST. D.Đột biến lệch bội.

Câu 13.Một loài sinh vật có NST giới tính ở giới cái và giới đực tương ứng là XX và XY, trong quá trình
tạo giao tử của một trong 2 bên bố hoặc mẹ xảy ra sự không phân li ở lần phân bào I của cặp NST giới
tính. Con của họ không có những kiểu gen nào sau đây?
A.XXX; XO. B.XXX; XXY. C.XXY; XO. D.XXX; XX.

Câu 14.Tế bào của một loài có chứa đột biến chuyển đoạn ởmột nhiễm sắc thể, tế bào này giảm phân sẽ
cho các loại giao tử là
A.1 giao tử bình thường và 3 giao tử chuyển đoạn.
B.3 giao tử bình thường và 1 giao tử chuyển đoạn.
C.2 giao tử bình thường và 2 giao tử chuyển đoạn.
D.4 giao tử đều chuyển đoạn.

Câu 18.Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) làdo
A.cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảmphân.
B.một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.
C.thoi vô sắc không được hình thành.
D.cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa Icủa giảm phân.
 
Last edited by a moderator:
P

phuocpham

CÂU 2: bạn xem lại là thẻ một kép hay the một vậy vì nếu tính số th mà tính thể một kép lớn lắm.vì ta có công thức chỉnh hợp châp k của n với n số cặp nst . và k là số cặp nst bị rối loạn nếu như bài của bạn thì k =2 va n=12 thì k có đáp án.
mình nghĩ là thể một thôi thì đáp án là 12.A
 
P

phuocpham

câu 4: D một nhóm loậi A C.Sinh dưỡng loại B
câu 8 B .mất nst là mất vật liệu di truyền nên mất cân bằng hẹ gen
câu 13 D th1.sẩy ra ở mẹ.giao tử của me: xx.o. giao tử của bố; x.y.kết hợp lại có thể: xxx ,xxy,ox .,oy(nhưng oy thì chết)
th2.sảy ra ở bố,giao tử của mẹ : x. giao tử của bố : xy .o.kết hợp lại có thể : ox,xxy
câu 18 A.mình nghĩ bạn nên xem phần đột biến kĩ một tí thì sẽ làm được.hihi
ý kiẾN GIẢI CỦA MÌNH LÀ VÂY
 
Last edited by a moderator:
Q

quangcanh2975

CÂU 2: bạn xem lại là thẻ một kép hay the một vậy vì nếu tính số th mà tính thể một kép lớn lắm.vì ta có công thức chỉnh hợp châp k của n với n số cặp nst . và k là số cặp nst bị rối loạn nếu như bài của bạn thì k =2 va n=12 thì k có đáp án.
mình nghĩ là thể một thôi thì đáp án là 12.A

Mình nghĩ là đề bài cho sai. Vì mình lấy từ Tư liệu bài giảng của thầy Nguyễn Quang Anh mà. Mình đồng ý với ý kiến của bạn là thể một! :D
 
Q

quangcanh2975

câu 4: D một nhóm loậi A C.Sinh dưỡng loại B
câu 8 B .mất nst là mất vật liệu di truyền nên mất cân bằng hẹ gen
câu 13 D th1.sẩy ra ở mẹ.giao tử của me: xx.o. giao tử của bố; x.y.kết hợp lại có thể: xxx ,xxy,ox .,oy(nhưng oy thì chết)
th2.sảy ra ở bố,giao tử của mẹ : x. giao tử của bố : xy .o.kết hợp lại có thể : ox,xxy
câu 18 A.mình nghĩ bạn nên xem phần đột biến kĩ một tí thì sẽ làm được.hihi
ý kiẾN GIẢI CỦA MÌNH LÀ VÂY

Câu 8 mình cũng nghĩ là B nhưng đáp án của thầy Anh là D nên mình hơi thắc mắc?

Câu 13: Đề bài hỏi là "Con của họ không có những kiểu gen nào sau đây?" mà.

Câu 18: Mình nghĩ là câu A phải không bạn? Nhưng đáp án lại cho là câu D. Mình khó hiểu quá? :(
 
P

phuocpham

câu 13 ,đúng rồi .bạn xem lại mấy tổ hợp gen cuối cùng mình ghi ấy,ko co xx
 
P

phuocpham

mình có nhầm tí lệch bội là mất cân bằng toàn hệ gen,nên thường chết hay giảm sức sống,gảm khả năng sinh sản
mat nst thường gây chết , giảm khả năng sinh sản nên câu 8 là d nhé
 
Q

quangcanh2975@yahoo.com

Gen D có 540 guanin và gen d có 450 guanin. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện
loại hợp tử chứa 1440 xitôzin, hợp tử đó có kí hiệubộ gen là
A.DDd. B.Ddd. C.DDdd. D.Dddd.
 
P

phuocpham

vì 1440=540+450x2, theo nguyen tắc bổ sung thì G=X.nên hợp tử của gen kí hiệu là B.Ddd
 
Q

quangcanh2975

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A.Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể B.Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C.Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D.Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 
P

phuocpham

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A.Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể B.Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C.Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D.Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

chọn C nhé bạn
 
Top Bottom