Hướng dẫn giải các bài tập tự luyện trong khoá LTĐB thầy Quang Anh

D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

gen A ở sinh vật nhân sơ dài 4080nm và có số nucleotit loại timin nhiều gấp 2 lần nucleotit loại guamin. Gen A bị đột biến thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của gen a là:
A. A=T=999;G=X=401
B. A=T=801;G=X=400
C. A=T=800;G=X=399
D. A=T=799;G=X=400
Phần chữ màu đỏ có nghĩa là gì?? các pan giải giúp bài này giúp mình. Tks nhak

Ta có:
[TEX]N_A = 2400nu[/TEX]
[TEX]T_A = 2G_A[/TEX]
Ta được:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} A-2G=0 \\ A+G=1200 \end{array} \right.[/tex] [tex]=> \left\{ \begin{array}{l} A=800 \\ G=400 \end{array} \right.[/tex] Vậy số lkH của Gen A = [TEX]H_A= 2A+3G=2800lk[/TEX]

Ta thấy số lkH của alen a kém 2 so với số lkH của alen A => Đột biến mất 1 cặp A-T (Do A lk với T bằng 2 lk H) => Đáp án D là đáp án đúng ^^!

Chúc bạn học tốt.

Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Câu 3. Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì
quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3. B. 10. C. 9. D. 4.
Giúp dùm mình bài tập này trong phần liên kết gen và hoán vị gen với.


Cũng như ta đã biết đối với trường hợp PLĐL thì ta sẽ nhận được 9 KG, nhưng ở đây lại là trường hợp LKG nên ở KG AaBb ta có 2 TH KG đó là:
+ [TEX]\frac{AB}{ab}[/TEX]: LK đồng
+ [TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX]: LK đối
>>> Vì vậy ở đây ta có 10 KG bạn nhé!

Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

ai giải giúp em bài này với:
một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ban đầu là 50%AA:50%aa
a) quần thể đã đạt trạng thái cân băng chưa? nếu chưa thì qua bao nhiêu thế hệ mới đạt trạng thái cân bằng di truyền? nêu các điều kiện để QT đạt trạng thái cân bằng di truyền
b) xđ thành phần kiểu gen của QT sau 5 lần tự phối

a.
Điều kiện để QT đạt TTCBDT là:
[tex]p^2.q^2=(\frac{2pq}{2})^2[/tex]
Mà,
[tex]+ p^2.q^2 = 50%.50%=25%[/tex]
[tex]+(\frac{2pq}{2})^2 = 0[/tex]
QT chưa đạt TTCBDT, chỉ cần ngẩu phối qua 1 thế hệ thì QT trên sẽ đạt TTCBDT.
b.

Giả sử QT ban đầu có: [tex]xAA + yAa + zaa = 1[/tex], thì ta sẽ có:
[tex]+ AA = x + \frac{y(1-\frac{1}{2^n})}{2}[/tex]
[tex]+ aa = z + \frac{y(1-\frac{1}{2^n})}{2}[/tex]
[tex]+ Aa=\frac{y}{2^n}[/tex], với n là số thế hệ tự thụ các bạn nhé!
===>>> Ta áp dụng công thức này!

Theo đề bài thì ta có:
0.5AA + 0Aa + 0.5aa = 1
>>> Áp dụng CT trên ta được:

[tex]+ AA = 0.5+ \frac{0(1-\frac{1}{2^5})}{2}[/tex]
[tex]+ aa = 0.5 + \frac{0(1-\frac{1}{2^5})}{2}[/tex] .
Ở đây mình bổ sung thêm CT để bạn nắm, còn đối với bài tập ở trên ta thấy y=0 => dù có tự thụ qua bao nhiêu thế hệ đi nữa thì AA và aa vẫn giữ nguyên bạn nhé!
==> Vậy sau 5 thế hệ tự phối, ta được:
[TEX]F_5: 0.5AA+0Aa+0.5aa=1[/TEX]

Chúc bạn học tốt.

Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

thầy Quang Anh giúp em bài này với:
Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen ( A,a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được 1 gái tóc xoăn là:
A.5/12 B.3/8 C.1/4 D.3/4

>>> Người Chồng
Ta thấy người chồng tóc xoăn có bố, mđều tóc xoăn và em gái tóc thẳng:
P: Aa x Aa
F1: AA : 2Aa : aa
Vậy người chồng đây sẽ có thể có 2 trường hợp KG đó là
[TEX]\frac{1}{3}[/TEX]AA hoặc [TEX]\frac{2}{3}[/TEX]Aa bạn nhé! (Do đây ta chỉ cần quan tâm đến KH tóc xoăn của người chồng mà thôi).
Và người em gái tóc xoăn có KG là aa .
>>> Người V
Ta thấy người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng:
P: Aa x aa
F1:Aa : aa
Vậy người vợ chắc chắn có KG là Aa
Theo đề bài thì ta có 2 TH phép lai đó là:
1.
[TEX]\frac{1}{3}AA[/TEX] x [TEX]Aa[/TEX] => Con gái tóc xoăn = [TEX]\frac{1}{3}.1.\frac{1}{2}=\frac{1}{6}[/TEX]
2.
[TEX]\frac{2}{3}Aa[/TEX] x [TEX]Aa[/TEX] => Con gái tóc xoăn = [TEX]\frac{2}{3}.\frac{3}{4}.\frac{1}{2}=\frac{1}{4}[/TEX]
>>> Vậy tỉ lệ con gái tóc xoăn cần tìm là:
[TEX]\frac{1}{6}+\frac{1}{4}=\frac{5}{12}[/TEX].
*** Nếu có thắc mắc đâu của bài giải bạn chịu khó đăng tiếp lên giúp mình nha!


Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Chào bạn!

Em có vài câu hỏi cần cách giải trong Chuyên đề 4 - Bài 1.

ChuyenDeIV-Bai1-Cau18_zps59a6c778.jpg

Cho em hỏi thêm "đồng tính" là gì?

ChuyenDeIV-Bai1-Cau24-25-26-27-28_zpscb30b3a0.jpg


Em xin cảm ơn trước!

Chào bạn Lnt0412!

Bạn chịu khó đăng lên từng bài giúp mình nhé! Bạn đăng lên 1 lúc nhiều bài như vậy rất là ngán giải bạn ơi! (>~^)!

Rất mong bạn tách ra từng bài đăng lên mình sẽ cố gắng giải đáp giúp bạn!


Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Bài 1. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 5100 A. Gen B có 15% A, gen b có 30% G[/COLOR].
1. Tính số lượng nu( Làm rùi)
2. Cho F1 có KG nói trên lai phân tích:
a) Vít sơ đồ lai về KG trog trường hợp F1 xảy ra đột biến dị bội khi giảm phân tạo giao tử.
b) Tính số lượng từng loại nu trog mỗi loại hợp tử nhận dc từ phép lai trên.

Bài 2. 1 ptử ADN chứa H=11000 và có M= 27.10^5 dVC. ADN này chứa 5 gen có L lần lượt dài hơn nhau 255 A. Số nu loại A của 5 gen đều = nhau.
_ Trong mạch thứ nhất của gen 1 có: A= 10%, G=20%
_ Trong ......................................2 có: A= 200, G=300
_ ................................................3 có: A= 300, G= 400
_ ................................................4 có: A= 350, G= 400
_ .................................................5 có: A= 500, G= 450

Bít L của gen 1< gen 2< gen 3< gen 4< gen 5 và M của 1 nu là 300 dVC.[/COLOR]
a) Tính L của mỗi gen.
b) Tính số nu mỗi loại của từng gen.

Bài 3. Có 2 gen M và N nằm trong cùng 1 tế bào. L của gen M dài hơn L của gen N là 326,4 A. H của gen M nhiều hơn H của gen N là 150. 2 gen M và N đều wa 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi mt nội bào cung cấp 26544 nu tự do, trong số nu này có 7266 G.[/COLOR]
1. Tìm L của gen.
2. Tính số nu tự do mỗi loại cần dùng cho wá trình tự sao nói trên.
3. Trong số gen con tạo thành từ gen M và gen N, có bn gen con có 2 mạch đều dc cấu thành từ cá nu tự do mt nội bào cung cấp? Tính số nu từng loại của các gen đó.

Nhờ mọi người chỉ cho em giải mấy bài này, em yếu môn sinh lém nên mog mọi người vít kĩ càng hay hoặc là chỉ cách giải và vít công thức. em cám ơn.

Chào bạn Cobemuadong1102!

Bạn nên tách ra từng bài 1 đăng lên nhé! Nhìn 1 nùi thế này mọi người sẽ rất ngán bạn ạ!
Bạn cđăng từ bài 1 lên đi. Mình sẽ cố gắng giải đáp những bài mình biết hướng giải!


Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Em có vài câu hỏi cần cách giải trong Chuyên đề 4 - Bài 1.

ChuyenDeIV-Bai1-Cau18_zps59a6c778.jpg

Cho em hỏi thêm "đồng tính" là gì?

ChuyenDeIV-Bai1-Cau24-25-26-27-28_zpscb30b3a0.jpg


Em xin cảm ơn trước!

Câu 18.
Đồng tính ở đây có nghĩa là đồng loạt cho ra 1 KH nào đó bạn nhé!
Ta gọi A, a là 2 alen trội lặn hoàn toàn. Giả sử:
A quy định thân cao
a quy định thân thấp
=> Vậy ta cần tìm phép lai nào cho thế hệ con toàn thân cao hoặc toàn thân thấp bạn nhé!
Với 2 alen trên ta có 3 KG: AA, Aa, aa

  • AA x AA => Đồng loạt thân cao
  • AA x Aa => Đồng loạt thân cao
  • AA x aa => Đồng loạt thân cao
  • aa x aa => Đồng loạt thân thấp
>>> Đáp án A là đáp án đúng!
Bài 24.
Để giải quyết được bài toán này bạn cần tìm được tỉ lệ KG đồng hợp và dị hợp của Cà Chua quả đỏ ở F1 bạn nhé!
Theo đề bài ta có:
P: Aa x Aa
F1: AA : 2Aa : aa
Tỉ lệ KG đồng hợp cần tìm là [TEX]\frac{1}{3}[/TEX]
Và tỉ lệ KG dị hợp là [TEX]\frac{2}{3}[/TEX] (Do ở đây ta chỉ quan tâm đến Cà Chua đỏ thôi bạn nhé!).
+ Tỉ lệ 2 quả có KG đồng hợp là: [TEX]\frac{1}{3}.\frac{1}{3}=\frac{1}{9}[/TEX]
+ Tỉ lệ 1 quả có KG d hợp là: [TEX]\frac{2}{3}[/TEX]
=> Kết quả cần tìm là: [TEX]\frac{1}{9}.\frac{2}{3}.3[/TEX] (Rút rọn của [TEX]\frac{6}{27}[/TEX]).
Sở dĩ ở đây mình nhân thêm cho 3 là vì có 3 cách sắp xếp bạn nhé! (Theo toán xác suất ấy bạn!).
Đáp án B bạn nhé!
Bài 25.
Theo phép lai 1 cặp tính trạng của Menden ta có:
F1 x F1: Aa x Aa
F2: AA : 2Aa : aa
Ở đây bạn cứ giả sử F2 là 1 QTDT đi, tức là:
0.25AA + 0.5Aa + 0.25aa = 1
Theo đề thì đem tất cả cây F2 đi ngẩu phối và cho biết tỉ lệ F3.
Ta nhận thấy rằng QT trên đã đạt trạng thái CBDT, vì thế có đem đi ngẩu phối qua bao nhiêu thế hệ đi nữa thì tỉ lệ vẫn không thay đổi bạn nhé!
Đáp án A là đáp án đúng bạn nhé!
Bài 25 và 26 giống nhau về bản chất mình chỉ làm 1 bài rồi bạn tham khảo và làm tương tự bạn nhé!
*** Ở bài 26 bạn chú ý đề chỉ đem các cây hoa đỏ ở F2 đi ngẩu phối thôi nha bạn!
Bài 28.
Làm tương tự Bài 24 bạn nhé!
Kết quả = 2/3.2/3.1/3.3=4/9 (Rút rọn của 12/27).
Đáp án C bạn nhé!

...................................................................................................................................................................



Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Bài 1. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 5100 A. Gen B có 15% A, gen b có 30% G[/COLOR].
1. Tính số lượng nu( Làm rùi)
2. Cho F1 có KG nói trên lai phân tích:
a) Vít sơ đồ lai về KG trog trường hợp F1 xảy ra đột biến dị bội khi giảm phân tạo giao tử.
b) Tính số lượng từng loại nu trog mỗi loại hợp tử nhận dc từ phép lai trên.
Mình xin gợi ý để bạn làm tiếp yêu cầu 2 bạn nhé!
Ở đây đem F1 đi lai phân tích tức là đem lai với KH đồng hợp lặn (bb ).
Mà đề bài ở đây lại cho F1 xảy ra lệch bội (Dị bội) khi giảm phân tạo giao tử:
Ta có phép lai sau:
P: …… Bb ………. x ……….bb
G: Bb <----> O ………………b
Fa: ......................Bbb : b_
Đến đây bạn có thể nhìn vào KG và làm các yêu cầu còn lại của đề bạn nhé!
*** Nếu bạn có thắc mắc ở đâu về bài giải bạn chịu khó đăng tiếp lên nhé!


Bài 2. 1 ptử ADN chứa H=11000 và có M= 27.10^5 dVC. ADN này chứa 5 gen có L lần lượt dài hơn nhau 255 A. Số nu loại A của 5 gen đều = nhau.
_ Trong mạch thứ nhất của gen 1 có: A= 10%, G=20%
_ Trong ......................................2 có: A= 200, G=300
_ ................................................3 có: A= 300, G= 400
_ ................................................4 có: A= 350, G= 400
_ .................................................5 có: A= 500, G= 450

Bít L của gen 1< gen 2< gen 3< gen 4< gen 5 và M của 1 nu là 300 dVC.[/COLOR]
a) Tính L của mỗi gen.
b) Tính số nu mỗi loại của từng gen.
Mình xin gợi ý để bạn giải quyết bài tập này nhé!
Theo đề bài ta có:
[TEX]H_{ADN} = 11000[/TEX]
[TEX]M_{ADN} = 27.10^5[/TEX]
[tex]\left\{ \begin{array}{l} 2A + 3G = 11000 \\ A + G = 4500 \end{array} \right.[/tex]>> [tex]\left\{ \begin{array}{l} A = 2500 \\ G = 2000 \end{array} \right.[/tex] Theo đề bài thì 2 Gen liền kề sẽ hơn kém nhau 150Nu.
Biết L của gen 1< gen 2< gen 3< gen 4< gen 5, ta được:
[TEX]N_2 = N_1 + 150[/TEX]
[TEX]N_3 = N_1 + 300[/TEX]
[TEX]N_4 = N_1 + 450[/TEX]
[TEX]N_5 = N_1 + 500[/TEX]
Mặc khác,
[TEX]N_1 + N_2 + N_3 + N_4 + N_5 = 9000Nu[/TEX]
Đến đây bạn thay vào sẽ tính được lần lượt số lượng Nu của 5 Gen trên.
Mặc khác, ta có số lượng Nu loại A ở cả 5 Gen trên đều là: [TEX]\frac{2500}{5}=500nu[/TEX].
Đến đây, bạn đã có thể lần lượt giải quyết các yêu cầu đề rồi bạn nhé!


Bài 3. Có 2 gen M và N nằm trong cùng 1 tế bào. L của gen M dài hơn L của gen N là 326,4 A. H của gen M nhiều hơn H của gen N là 150. 2 gen M và N đều wa 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi mt nội bào cung cấp 26544 nu tự do, trong số nu này có 7266 G.
1. Tìm L của gen.
2. Tính số nu tự do mỗi loại cần dùng cho wá trình tự sao nói trên.
3. Trong số gen con tạo thành từ gen M và gen N, có bn gen con có 2 mạch đều dc cấu thành từ cá nu tự do mt nội bào cung cấp? Tính số nu từng loại của các gen đó.
Ở bài tập này mình cũng tiếp tục gợi ý để bạn giải quyết các yêu cầu của đề bạn nhé!
Theo đề bài ta có:

[TEX]+ L_M-L_N=326.4A^o => N_M-N_N=192. [N_M = N_N + 192 (a)] [/TEX]
[TEX]+ H_M-H_N=150.[/TEX]
>>> 2 gen M và N đều qua 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi mt nội bào cung cấp 26544Nu tự do => [TEX]N_{mctt} = N_M(2^3-1) + N_N(2^3-1)[/TEX], đến đây bạn thay [TEX](a)[/TEX] vào và tính ra được [TEX]N_M[/TEX] [TEX]N_N.[/TEX]
Mặc khác, ta có:
Trong số nu này có
[TEX]7266 G_{mctt} => G_{mctt} = G_M(2^3-1) + G_N(2^3-1)[/TEX]
Đến đây bạn có thể biết được:[TEX] G_M + G_N[/TEX] = Hằng số (1)
Và tđó tìm được [TEX]A_M + A_N[/TEX] = Hằng số (2) (Do ta đã biết [TEX]N_M+N_N[/TEX] là bao nhiêu rồi! ^^!)
Theo đề ta được:
[TEX]H_M-H_N=150[/TEX].
=> [TEX](2A_M + 3G_M)-(2A_N + 3G_N) = 150[/TEX]
Sau đó bạn biến đổi (1) và (2) đưa về cùng 1 Gen hoặc N hoặc M và kết hợp với số lượng Nu của 2 gen hoặc N hoặc M để giải hệ phương trình bạn nhé!
Đến đây bạn sẽ có thể lần lượt giải quyết các yêu cầu của đề rồi bạn nhé!

Chúc bạn học tốt.

Mến chào bạn!
 
L

lam10495

Cho mình hỏi 2 câu 10 , 11 BTTL bài phương pháp giải toán quy luật phân li , mặc dù có lời giải của thầy nhưng vẫn ko hiểu , bạn nào giải thích chi tiết cho mình đc ko
 
L

leanh_95

1 câu trong bài tập của thầy :
Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì
quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3. B. 10. C. 9. D. 4 , theo đáp án của thầy là B, nhưng em ko hiểu tại sao lại c đáp án đó, tại em ko hiểu đúng ạ ? nhờ mn giải thích giúp ạ
 
H

hoan1793

1 câu trong bài tập của thầy :
Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì
quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3. B. 10. C. 9. D. 4 , theo đáp án của thầy là B, nhưng em ko hiểu tại sao lại c đáp án đó, tại em ko hiểu đúng ạ ? nhờ mn giải thích giúp ạ

Vì 2 gen cùng nằm trên cặp NST tương đồng
nên có đáp án đó thôi mà :p
 
D

ducdao_pvt

1 câu trong bài tập của thầy :
Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì
quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3. B. 10. C. 9. D. 4 , theo đáp án của thầy là B, nhưng em ko hiểu tại sao lại c đáp án đó, tại em ko hiểu đúng ạ ? nhờ mn giải thích giúp ạ

Do 2 cặp gen không alen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nên số alen là: 2.2 = 4
Sau đó, áp dụng CT: [TEX]\frac{4.(4+1)}{2}[/TEX] = 10 :)

Vì 2 gen cùng nằm trên cặp NST tương đồng
nên có đáp án đó thôi mà :p

Này cậu có GT thì GT rõ nhé, mập mờ quá :)|
 
K

kunlove_pun

1 câu trong bài tập của thầy :
Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì
quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3. B. 10. C. 9. D. 4 , theo đáp án của thầy là B, nhưng em ko hiểu tại sao lại c đáp án đó, tại em ko hiểu đúng ạ ? nhờ mn giải thích giúp ạ

lúc đầu mình cũng làm ra kết quả giống như vậy .
nhưng theo đáp án thì thầy sẽ giải theo cách là 2(2+1)/2 x 2(2+1)/2 = 9
 
L

lam10495

Mấy bạn giải thích chi tiết dùm mình mấy câu này nhé , cảm ơn nhiều nhiều
Câu 5. Đối với bênh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường, nếu hai bố mẹ đều bình thường,
bà con nội ngoại bình thường, họ có một người con mắc bệnh thì giải thích hiện tượng này thế nào?
A. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh nhưng bị át chế không biểu hiện.
B. Đã phát sinh một đột biến mới làm xuất hiện bệnh trên. => Đáp án
C. Do gen đột biến xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và làm biểu hiện bệnh.
D. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh nhưng do đột biến mất đoạn NST đoạn mang gen đột biến

Câu 35.http://hocmai.vn/mod/scorm/view_file.php?inpopup=true&id=7685
Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua bốn thế hệ
A. Đột biến gen trội trên NST thường. B. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X.
C. Đột biến gen lặn trên NST thường. D. Đột biến gen trội trên NST giới tính X.
=> Câu này đáp án là A chứ sao C vì tính trạng phân bố đều 2 giới => gen nằm trên NST thường , tính trạng biểu hiện liên tục qua các thế hệ => gen trội

Và tại sao trẻ đồng sinh khác trừng có chất liệu di truyền tương tự như các anh chị em sinh ra trong những lần sinh khác nhau của cùng 1 bố mẹ còn trẻ đồng sinh cùng trứng thì ko
 
B

bichtran94

giúp mình giẢI thích câu này với!.
gen D có 540guanin và gen d có 450guanin F1 có kiểu gen Dd lai với nhau. F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440xitozin. hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là :
A. DDd B. Ddd C. DDdd D. Dddd
 
B

bichtran94

xử lí dạng lưỡng bội có kiểu gen Aa = cônsixin tại sao lại tạo dạng tứ bội Aaaa
 
V

vuongngoc2012

1.Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:3’TAXXXXAAAXGXGGGTTT
GXGATX5’.Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 16 trên gen là T bằng A Sốaxitamin củaphântử prôtêin dogen đó mã hóa là:

2.Một gen điều khiển dịch mã được 10 phân tử protein, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2990 axit amin, hỏi chiều dài gen

Mọi người giúp mình cách làm bài này với
 
C

contrai.obama

Thầy ơi,cho em hỏi về phần bài tập tự luyện trong Phương pháp giải bài tập di truyền người,bài tậo tự luyện câu 1 ấy,sao ta lại chọn đáp án là a mà không chọn được ạh,vì em thấy trẻ đồng sinh khác trứng cũng giống là hai anh em có cùng bố mẹ.

Link ảnh:
http://upanh.ssc.vn/images/419Capture.png
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom