Thầy Phạm Ngọc Sơn hỗ trợ luyện thi môn Hóa học.

  • Thread starter hocmai.phamngocson
  • Ngày gửi
  • Replies 201
  • Views 66,608

H

hocmai.phamngocson

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em,

Luyện đề là một trong những giai đoạn cần thiết trong quá trình luyện thi đại học để các em làm quen với các dạng đề thi thực tế, chuẩn bị tâm lí cũng như bổ sung những lỗ hổng về kiến thức và kĩ năng trước khi bước vào kì thi chính thức.

Với khóa luyện giải đề môn Hóa học, thầy luôn cố gắng truyền tải đầy đủ và phong phú các phương pháp giải bài tập để giúp các em củng cố, bổ sung, hoàn thiện kiến thức và kĩ năng tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể hướng dẫn chi tiết phương pháp giải cho từng bài tập.

Nhằm giải đáp các nội dung mà bản thân các em vướng mắc trong quá trình ôn thi môn Hóa, các em có thể gửi các câu hỏi chưa tìm ra đáp án hoặc còn chưa vững về phương pháp giải tại topic này, thầy sẽ tập hợp và trả lời thông qua bài giảng miễn phí trong khóa Luyện giải đề thi ĐH, CĐ môn Hóa.

Bài giảng đầu tiên giải đáp thắc mắc của các bạn học sinh đã được cập nhật trong khóa Luyện giải đề thi ĐH, CĐ môn Hóa học, các bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để xem nội dung bài giảng.

Học sinh có thể tiếp tục gửi câu hỏi môn Hóa học tại topic này tới ngày 15/6/2012, căn cứ vào nội dung các câu hỏi thầy Sơn sẽ tiếp tục quay một video bài giảng giải đề và dự kiến được cập nhật vào khoảng ngày 20/6/2012


Chúc các em mạnh khỏe và học tập thật tốt!

Thầy Phạm Ngọc Sơn
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Hai câu này trong đề thi số 05, thầy xem có phải đề sai không ạ??
Câu 1. Cấu hình electron của S (Z = 16) ở trạng thái oxi hoá +4 là
A. [Ne] 3s23p6.
B. [Ne] 3s23p33d1.
C. [Ne] 3s13p33d2.
D. [Ne] 3s23p4.
Câu 2. Cho từ từ dung dịch chứa x mol hỗn hợp gồm HCl và HBr vào dung dịch chứa y mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4(x - y).
B. V = 11,2(x - y).
C. V = 22,4(ax + y).
D. V = 11,2(x + y).
 
L

lalola207

Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1 M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. 29,25 gam.
B. 18,6 gam.
C. 37,9 gam.
D. 12,4 gam.

Thầy và các bạn giải chi tiết giúp mình nhé!
 
T

tryto

*****Nung m gam hh A gồm ankadien X và anken y trong binh kin chua 2.688 l H2 có Ni xt dến khi Pu xảy ra ht thu duoc hh B.sục toan bộ b vào đ Br2 dư thấy tiêu tốn 1.6 gam.mặt khác nếu đốt cháy ht B thu dc 6.72 l CO2 và 6.75 g H2O.cac khi do o dktc.X và Y la:
A.C3H4 và C4H8 B.C4H6 và C3H6 C.C5H8 và C4H8 D.C3H4 và C4H8 hoặc C4H6 và C3H6
 
N

ngobaochauvodich

Hòa tan hoàn toàn 31,68g hh X gồm Cu và Fe3O4 vào 800ml dd HNO3,thu 1,792lít NO(đktc) và dd Y.Chia dd Y thành 2 phần bằng nhau.Phần 1 hòa tan vừa đúng 13,44g bột Cu thu dd Z và khí NO thoát ra
1)Khối lượng Fe3O4 trong hh X và C(M) của HNO3 đã dùng?
2)Cho 7,68g bột Mg vào phần 2 lắc kĩ,sau khi pứ kết thúc thu NO (duy nhất), m g rắn A và dd B.Tính m (g)
DD B có những chất gì ?
Giả sử V dd không thay đổi và HNO3 ko bị bay hơi trong suốt quá trình pứ
(ĐH Y Hà Nội 1996)​
 
N

nhok_blue

thầy ơi, Câu 6 đề tự luyện số 1. con k hiểu tại sao đồng đẳng HCHO, RCHO sao suy ra được C3H7CHO ạ?? s k là C2H5, trong khi thầy ghi ở trên bài giảng là k no đơn chức, họăc no đa chức?? con k hiểu luôn :p
 
T

tiendung926

Chào thầy !
Em thấy mình vẫn còn vướng mắc một số vấn đề về cấu hình e ... phần đầu lớp 10 đó thầy...
Em thấy công thức giải nhanh là số p = tổng các hạt / 3 vậy công thức này có phải luôn đúng ???
Và một số các cấu hình e bền vững và bán bền vững nữa thầy ah...e thấy nhiều bạn cũng hơi mơ hồ về vấn đề này ..
Còn hữu cơ thì có nhiều các phản ứng mà không được giới thiệu trong sách...ví dụ như : tại topic này
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=209212
Mong thầy xem và bổ xung cho bài giảng những vấn đề trên...cảm ơn thầy !

 
D

davidhai94

1. Thủy phân hợp chất:
H2N-CH2-CONH-CH(CH2COOH)-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH
Sản phẩm thu được là:
A. NH2-CH2-COOH B. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
C. C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH D. Cả A, B, C
Câu 2.
( câu này em làm được nhưng lâu) :
X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có
một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàntoàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O,
N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,3
mol X là:
A. 2,8 mol. B. 2,025 mol. C. 3,375 mol. D. 1,875 mol.
Câu 3.
Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong
phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối
lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua
nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
Câu 4:
Thủy phân 14 gam một polipeptit X với hiệu suất đạt 80% thu được 14,04 gam một - amino
axit Y. Công thức cấu tạo của Y là:
A. H2N(CH2)2COOH. B. H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2COOH D. H2NCH(C2H5)COOH
Câu 5:
Thủy phân hoàn toàn 29,2 gam một hỗn hợp X gồm các peptit có khối lượng phân tử bằng nhau
thu được 17,8 gam Alanin và 15 gam Glyxin. Kết luận nào dưới đây là đúng:
A. Hỗn hợp X chỉ chứa 3 chất
B. X không tác dụng với Cu(OH)2
C. Tỷ lệ Ala : Gly trong X là 1:2
D. Các peptit trong X có ít nhất 4 mắt xích amino axit
Câu 6 ( làm mò thì ra nhưng ko có khoa học):
Một peptit X có công thức cấu tạo là :
H2N–CH2–CONH–CH(CH3)–CONH–CH(CH(CH3)2)–CONH–CH2–CONH–CH2–COOH
Khi thủy phân X trong mối trường axit thu được hỗn hợp các aminoaxit, đipeptit, tripeptit, tetrapeptit. Khối
lượng phân tử nào dưới đây không ứng với bất kì sản phẩm trên đây:
A. 188 B. 146 C. 231 D. 189
Câu 7:
X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có
tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được
dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là :
A. 68,1 gam. B. 64,86 gam. C. 77,04 gam. D. 65,13 gam.
Câu 8"
Hoà tan 2,16 gam kim loại M hoá trị không đổi cần 0,17 mol H2SO4 thu được hỗn hợp khí X gồm
H2, H2S, SO2 có tỷ lệ thể tích tương ứng là 1 : 2 : 3. Kim loại M là:
A. Zn B. Mg C. Al D. Fe
Câu 9:
Hòa tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào 0,4 mol dung dịch H2SO4 được dung dịch A.
Thêm 2,6 mol NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B. Khối lượng của B là:
A. 15,60 gam B. 25,68 gam C. 41,28 gam D. 0,64 gam
Câu 10:
Hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe và 16 gam Fe2O3 và x (mol) Al rồi nung ở nhiệt độ cao khôngcó
không khí(giả sử phản ứng nhiệt nhôm chỉ tạo ra Fe) sau khi kết thúc phản ứng được hỗn hợp D. Nếu cho
D tan trong H2SO4 loãng được V (lít) khí nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít
khí. Giá trị của x là:
A. 0,1233 B. 0,2466
C. 0,0022 ≤ x ≤ 0,2466 D. 0,3699
Câu 11:
Cho m gam 1 khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Biết rằng sau
phản ứng (hoàn toàn) tađược một quả cầu có bán kính R/2. Giá trị của m là:
A. 2,16 gam B. 3,78 gam C. 1,08 gam D. 3,24 gam
 
D

daiphongxt

Hai câu này trong đề thi số 05, thầy xem có phải đề sai không ạ??
Câu 1. Cấu hình electron của S (Z = 16) ở trạng thái oxi hoá +4 là
A. [Ne] 3s23p6.
B. [Ne] 3s23p33d1.
C. [Ne] 3s13p33d2.
D. [Ne] 3s23p4.
Câu 2. Cho từ từ dung dịch chứa x mol hỗn hợp gồm HCl và HBr vào dung dịch chứa y mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4(x - y).
B. V = 11,2(x - y).
C. V = 22,4(ax + y).
D. V = 11,2(x + y).
Đáp án có vấn đề gì hả bạn,nếu có mong bạn nói rõ để mọi người cùng thảo luận được không bạn?
 
Last edited by a moderator:
D

daiphongxt

1. Thủy phân hợp chất:
H2N-CH2-CONH-CH(CH2COOH)-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH
Sản phẩm thu được là:
A. NH2-CH2-COOH B. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
C. C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH D. Cả A, B, C
Bạn tách các aminoaxit từ công thức trên là được đáp án thôi!
 
D

daiphongxt

Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1 M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. 29,25 gam.
B. 18,6 gam.
C. 37,9 gam.
D. 12,4 gam.
Giải:

mol H2NCH2COONa=x,mol H2NCH2CH2COONa=y
97x + 111y =25,65 (1)
x + y =mol H2SO4 = 0,25(2)
=>x=0,15,y=0,1
khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo ra=m[(H3NCH2COOH)2SO4]+m[Na2SO4]=0,15/2.(248 + 142)=29,25
Đáp án:A
 
P

phu1994

Nguyên văn bởi drthanhnam Xem Bài viết
Hai câu này trong đề thi số 05, thầy xem có phải đề sai không ạ??
Câu 1. Cấu hình electron của S (Z = 16) ở trạng thái oxi hoá +4 là
A. [Ne] 3s23p6.
B. [Ne] 3s23p33d1.
C. [Ne] 3s13p33d2.
D. [Ne] 3s23p4.
Câu 2. Cho từ từ dung dịch chứa x mol hỗn hợp gồm HCl và HBr vào dung dịch chứa y mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4(x - y).
B. V = 11,2(x - y).
C. V = 22,4(ax + y).
D. V = 11,2(x + y).
Câu đầu mình không hiểu :theo mình nghĩ S(z=16) khi S+4 thì(z=20) suy ra cấu hình là:1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s1
còn câu sau thì đáp án đúng rồi
 
D

daiphongxt

S+4 thì mất 4 electron rồi,làm sao mà Z=20 được,bạn xem lại giúp mình cái?
 
D

drthanhnam

Thầy ơi thầy ra đề khó thêm tý nữa được không ạ, Vì em thấy đề của thầy tuy hay, bao quát chương trình nhưng không có nhiều những câu tính cần kỹ năng tính toán. Đề thi đại học hai năm nay nó chủ yếu thử học sinh ở điểm này. Chứ không đến lúc thi thật nó mà ra tính toán dài thì nản lắm.
Cám ơn thầy!
 
D

daiphongxt

Đề của thầy cũng có nhiều câu tính toán mà anh,chắc anh có kĩ năng tính toán tốt và phổ kiến thức rộng nên thấy đề thầy ra chưa vừa tầm thôi!
 
D

daiphongxt

Sao thầy lập topic mà không thấy vào giải đáp thắc mắc cho học sinh thế nhỉ?Để chúng em"tự thân lập nghiệp",chắc là ngụ ý của thầy đây?
 
N

ngoctuan_521

thầy có thể tăng độ khó đề thi lên được không thầy! e thấy đề đại học khó lắm, mà đề thầy thì hơi dễ
 
D

doankhanh122

Cho hỗn hợp X gồm SO2 (a mol) và O2 ( b mol) có thể tích là V(lit) ở đktc, có tỉ khối hơi so với CH4 là d1. Thêm một ít V2O5 vào hỗn hợp và nung nóng trong bình kín cho đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được hỗn hợp khí Y; tỉ khối hỗn hợp khí X so với Y là D(X/Y)= d2.
a) Tính : a mol, b mol và hiệu suất H ( % ) của phản ứng điều chế SO3 theo V, d1, d2; cho biết a≤2b
b) Tính a mol, b mol, hiệu suất H ( % ) của phản ứng khi:
d1=10/3, d2= 0,76 và V= 33,6 lít
c) Làm thế nào tách SO2 ra khỏi hỗn hợp SO2, O2, SO3 ở trên. Cho toàn bộ khí SO2 thu được trên tác dụng với 0,2 lít dung dịch K2Cr2O7 0,35M trong môi trường H2SO4. Hỏi sau đó phải thêm bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc) vào dung dịch thu được để oxi hóa hoàn toàn khí SO2.
Mong thầy giải giúp em bài này!!!
 
D

doankhanh122

Mong thầy biên tập đề cho đúng với tinh thần thi đại học 2 năm trở lại đây! (dài + khó). Cảm ơn thầy nhiều.
 
D

davidhai94

Thêm m gam Kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch AL2(SO4)3 0,1 M thu được kết tủa Y, để Y max thì m=?
A.1,17
B.1,71
C.1,95
D.1,59
 
Top Bottom