[TOPIC] Hàm liên tục & đạo hàm

G

gayal

Cho phương trình: [TEX]x^3+3x^2-7x-10=0 [/TEX]
CMR phương trình có ít nhất 2 nghiệm

@: Cho mình hỏi thêm là phương pháp để giải những dạng bài này là như thế nào?
 
D

duynhan1

Cho phương trình: [TEX]x^3+3x^2-7x-10=0 [/TEX]
CMR phương trình có ít nhất 2 nghiệm

@: Cho mình hỏi thêm là phương pháp để giải những dạng bài này là như thế nào?


(bấm máy ta được các nghiệm : 2,....; -2, ...., -4,......)

nên ta xét :

[TEX]\red f(0) = -10 \\ f(3)=23 \\ f(-3) = 11 [/TEX]
[TEX]f(0). f(3)<0 \\ f(0).f(-3)<0 [/TEX] nên ta có : phương trình có ít nhất 2 nghiệm
 
M

minhkhac_94



(bấm máy ta được các nghiệm : 2,....; -2, ...., -4,......)

nên ta xét :

[TEX]\red f(0) = -10 \\ f(3)=23 \\ f(-3) = 11 [/TEX]
[TEX]f(0). f(3)<0 \\ f(0).f(-3)<0 [/TEX] nên ta có : phương trình có ít nhất 2 nghiệm


Bài này bạn dùng kiến thức j vậy ?_________________________

Hàm số liên tục mà.
[TEX]\red \left{ f(a).f(b)<0 \\ f(x) \text{lien tuc trong khoang (a;b) } \right. \text{ thi ta co} f(x)=0 \text{ co it nhat 1 nghiem chua trong khoang (a;b)} [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
G

giaosu_fanting_thientai

Tạm 1 bài theo ý duynhan ^^
Chứng minh phương trình [TEX]x^3-3x+m=0[/TEX] không thể có 2 nghiệm phân biệt trong (0;1) với mọi giá trị của m.
Dùng lagrange.:):)
 
B

bigbang195

Tạm 1 bài theo ý duynhan ^^
Chứng minh phương trình [TEX]x^3-3x+m=0[/TEX] không thể có 2 nghiệm phân biệt trong (0;1) với mọi giá trị của m.
Dùng lagrange.:):)

Thực ra bài này không cần dùng Đến Lagrange :

[TEX]f(x)=x^3-3x=-m[/TEX]

[TEX]f'(x)=3x^2-3 < 0[/TEX] suy ra [TEX]f(x)[/TEX] ngịch biến trong (0,1), mặt khác [TEX]f(x)[/TEX] lại liên tục nên chỉ có duy nhất 1 giá trị của x thuộc khoảng (0,1) cho f(x) giá trị bằng m
 
Last edited by a moderator:
G

giaosu_fanting_thientai

Xét [TEX]f(x)=x^3-3x+m=0; x \in [0;1][/TEX]
[TEX]\Rightarrow f'(x)=3x^2-3[/TEX]
Gỉa sử pt đã cho có 2 nghiệm thuộc (0;1) thõa mãn[TEX] 0<x_1<x_2<1[/TEX] thì [TEX]f(x_1)=f(x_2)=0[/TEX]
\Rightarrow tồn tại [TEX]c \in (x_1;x_2)[/TEX] sao cho [TEX]f(x_2)-f(x_1)=(x_2-x_1)f'(c)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow (x_2-x_1)f'(c)=0[/TEX]
2 nghiệm pb nên [TEX]x_1[/TEX] khác[TEX] x_2[/TEX] \Rightarrow [TEX] f'(c)=0[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow 3c^2-3=0 \Leftrightarrow c=1[/TEX] hoặc [TEX]c=-1[/TEX]
-1 không thuộc (0;1) \Rightarrow k có 2 nghiệm thỏa mãn yêu cầu.
 
T

traiphongtran

Xét [TEX]f(x)=x^3-3x+m=0; x \in [0;1][/TEX]
[TEX]\Rightarrow f'(x)=3x^2-3[/TEX]
Gỉa sử pt đã cho có 2 nghiệm thuộc (0;1) thõa mãn[TEX] 0<x_1<x_2<1[/TEX] thì [TEX]f(x_1)=f(x_2)=0[/TEX]
\Rightarrow tồn tại [TEX]c \in (x_1;x_2)[/TEX] sao cho [TEX]f(x_2)-f(x_1)=(x_2-x_1)f'(c)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow (x_2-x_1)f'(c)=0[/TEX]
2 nghiệm pb nên [TEX]x_1[/TEX] khác[TEX] x_2[/TEX] \Rightarrow [TEX] f'(c)=0[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow 3c^2-3=0 \Leftrightarrow c=1[/TEX] hoặc [TEX]c=-1[/TEX]
-1 không thuộc (0;1) \Rightarrow k có 2 nghiệm thỏa mãn yêu cầu.


Không nhất thiết phải thế
Vì hàm số [TEX]y=x^3-3x+ m[/TEX] nghịch biến trong (0;1) nên nó có nghiệm duy nhất trong khoảng đó
 
G

gayal

Chứng minh rằng phương trình [TEX]x^3+ax^2+bx+c=0[/TEX] luôn có ít nhất một nghiệm
 
M

myhue.a1

Chứng minh rằng phương trình [TEX]x^3+ax^2+bx+c=0[/TEX] luôn có ít nhất một nghiệm

Hàm số f(x) = [TEX]x^{3} + ax^{2} + bx + c = 0[/TEX]

D = R ( xác định trên R nên liên tục trên R) (1)

Ta có f(x) = [TEX]x^{3}(1+ \frac{a}{x}+\frac{b}{b^{2}}+\frac{c}{x^{3}})[/TEX]


[TEX]\fbox{\Rightarrow \lim_{x\to+\infty}f(x) = +\infty [/TEX] và [TEX] \fbox{ \lim_{x\to-\infty}f(x)=-\infty [/TEX] (2)

Từ (1) và (2) => Đồ thị hs y=f(x) cắt trục hoành tại ít nhất một điểm

=> ( cái đề ra ) đpcm :p
 
Last edited by a moderator:
C

chuanho

Chứng minh rằng phương trình [TEX]x^3+ax^2+bx+c=0[/TEX] luôn có ít nhất một nghiệm

Bài này còn có thể viết dưới dạng tổng quát như sau:
[TEX]ax^3+bx^2+cx+d=0[/TEX](với a#0)
CM
Xét hầm số:f(x)=[TEX]ax^3+bx^2+cx+d[/TEX] liên tục trên R
TH1: a>0
ta có: [TEX]\lim_{x\to -oo}f(x)=-oo[/TEX],vậy tồn tại [TEX]x_1[/TEX] để [TEX] f(x_1)[/TEX]<0

[TEX]\lim_{x\to+oo}f(x)=+oo[/TEX],vậy tồn tại [TEX]x_2[/TEX] để [TEX] f(x_2)[/TEX]>0

\Rightarrowf(x1).f(x2)<0
TH2:a<0
tương tự ta có
[TEX]\lim_{x\to-oo}=+oo[/TEX],vậy tồn tại [TEX]x_1[/TEX] để [TEX]f(x_1)[/TEX]>0

[TEX]\lim_{x\to+oo}=-oo[/TEX],vậy tồnf tại [TEX]x_2[/TEX] để [TEX]f(x_2)[/TEX]<0

\Rightarrowf(x1).f(x2)<0
Vậy ==> đpcm hi:D:p
 
Last edited by a moderator:
T

traiphongtran

Bài này còn có thể viết dưới dạng tổng quát như sau:
[TEX]ax^3+bx^2+cx+d=0[/TEX]
CM
Xét hầm số:f(x)=[TEX]ax^3+bx^2+cx+d[/TEX] liên tục trên R
TH1: a>0
ta có: [TEX]\lim_{x\to -oo}f(x)=-oo[/TEX],vậy \exists [TEX]x_1[/TEX]để[TEX] f(x_1)[/TEX]<0
[TEX]\lim_{x\to+oo}f(x)=+oo[/TEX],vậy \exists[TEX]x_2[/TEX]để[TEX]f(x_1)[/TEX]>0
\Rightarrowf(x1).f(x2)<0
TH2:a<0
Làm tương tự thui h tớ phải đi học nên vội
xong đó ==>pt f(x)=0 luôn có no
Hi:):p

Thực ra bài toán ban đầu là tổng quát nhất rồi
[TEX]a{x^3} + b{x^2} + cx + d = 0\\[/TEX]
[TEX] \Leftrightarrow {x^3} + \frac{b}{a}{x^2} + \frac{c}{a}x + \frac{d}{a} = 0[/TEX]

Đến đây nó là dạng ban đầu cũng ko phải xét TH của a

Không có điều kiện a khác 0 khi chia ^^

pt bậc 3 mà

Nếu ko thì sao ko xét luôn pt tổng quát hơn
[TEX]a_0x^n+a_1x^{n+1}+...+d=0[/TEX]

Tổng quát sai, đúng với n lẻ thôi
 
Last edited by a moderator:
H

herrycuong_boy94

chứng minh phương trình sau có nghiệm duy nhất (không giải, chỉ áp dụng hs liên tục :D )

gif.latex
 
B

bigbang195

tính đạo hàm :

[TEX]\frac{1}{\cos^2 x}[/TEX]

làm từng bước cho em xem với nhá.
 
B

bigbang195

Last edited by a moderator:
Top Bottom