Văn Về kinh nghiệm học và thi môn Ngữ Văn.

H

hoangtu0031

Chà hay quá anh à ! Toàn những kinh nghiệm xương máu cả , đọc xong như cầm chắc một nữa chiến thắng :D
 
M

money_22

Anh trình ko cao như em nghĩ đâu, nếu ko muốn nói là rất bình thường. Anh chỉ là cóp nhặt kinh nghiệm, kiến thức và biết sử dụng hợp lý thôi. E cứ chịu khó viết và đọc thêm thì nó sẽ dần thành của mình, ít nhất là đủ dùng. :D
@money: em nhầm về anh rồi, anh ko hề là mọt sách tí nào, nếu ko muốn nói là rất lười ;)) . Đọc cũng ko cần phải quá nhiều, cũng chả phải tìm những thứ cao siêu làm gì, chỉ cần tìm những quyển sách phù hợp với bản thân, và chịu khó nghĩ về nó 1 chút, hiệu quả hơn là ngồi trên 1 đống sách mà đọc hết cái này đến cái khác, rốt cục là chả đọng lại cái gì. :D

>>>>Có một nguyên lí cơ bản là những điều người ta nói chưa chắc đã đúng với những điều người ta nghĩ;) ;)) ( chưa bao giờ em nghĩ anh mọt sách thật=)) )
Cứu em! sắp thi ĐH rồi mà cái gì cũng lơ tơ mơ, chủ quan văn quá toàn học Sử, Địa thôi, Giờ hỏi lại mấy tp chưa động gì cả, mà động vào là hứng thú tụt dần đều.
Chán thế!:(
 
M

money_22

Về SGK và cách ra đề thi, PGS.TS Phạm Thành Hưng nhận xét: Quả là chương trình dạy văn của phổ thông Việt Nam ta quá tải. Quá tải không phải ở số lượng tác gia, tác phẩm mà ở số lượng vấn đề. Văn đó là văn của các nhà nghiên cứu, phê bình, là kết quả nghiên cứu có khi cả đời của một học giả. Sách giáo khoa Văn nặng chịch tính kinh viện, và các cô tú, cậu tú chúng ta buộc phải tiêu thụ cho hết món quà có nồng độ đạm quá cao của các giáo sư đại học. Văn phổ thông, theo tôi, không cần học sâu đến thế. Sau phổ thông, học sinh có phải đi làm nghiên cứu, phê bình văn học đâu, mà các thầy soạn sách viết những điều sâu xa, tinh tế đến vậy. Vào đời, 95% học sinh phổ thông (cứ tạm xác định một tỷ lệ như vậy) sẽ chỉ xem văn chương như một niềm vui nho nhỏ, một thú tiêu khiển lúc chờ tầu thôi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ rằng văn của phổ thông ta biên soạn đang vô tình thủ tiêu dần cái thú học văn của tuổi trẻ. Cần mở rộng số lượng tác gia, tác phẩm trong và ngoài nước, động viên các em đọc và chọn lựa các tác giả, tác phẩm mình yêu thích. Quan trọng nhất là học sinh có trực tiếp đọc tác phẩm hay không. Hay học sinh chỉ học vẹt, đồ lại kết quả nghiên cứu của người soạn sách. Nhiều nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ đã cải tiến chương trình sách giáo khoa Văn cũ, đi theo hướng này. Tôi nghĩ, ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm đó. Nên mở rộng chương trình sang văn học cổ và các tinh hoa văn học nước ngoài. Bao nhiêu năm nay có đề thi nào vào đại học liên quan đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… đâu. Có thể ai đó giải thích là văn học cổ khó. Khó hay không là do thày, do quan niệm về bài thi, về kiến thức. Thuộc được hai chục câu Kiều tự chọn, tôi nghĩ, là quý lắm rồi. Đáng cho điểm tốt rồi. Khi ra đề thi, kể cả đề thi trong các học kỳ phổ thông lẫn thi tốt nghiệp và vào đại học, cần chú ý tới tính sáng tạo, tính tích cực trong cảm thụ của học sinh. Hiệu quả của việc học văn thể hiện rõ ngay ở bài thi đó. Học sinh sẽ hào hứng đến đâu khi không phải trình bày những tri thức mang tính áp đặt, có dịp thể hiện quan niệm, cách hiểu của mình. Dạy là định hướng, là gợi ý và đặt niềm tin ở các em.

>>>>Hura! Đọc cái này xong muốn cảm ơn thầy nhiệt tình;)
 
M

money_22

Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đối với nhiều thí sinh, việc ôn tập môn Văn vẫn là một thách thức lớn. Trên thực tế, kết quả thi môn Văn những năm qua cùng nhiều bài làm văn “độc đáo” được các thầy cô chấm bài “truyền khẩu” đã cho thấy những lúng túng và thiếu sót lớn của học sinh cả về kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn học này. PGS.TS Phạm Thành Hưng (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về cách dạy văn, học văn cũng như gợi ý một vài phương pháp học và thi môn Văn cho các thí sinh.
- Thưa thầy, môn Văn có phải là một môn học khó không?

- PGS. TS. Phạm Thành Hưng (PGS. TS. PTH): Theo cách hiểu thông thường, “khó” ở đây là khó được điểm cao. Nếu quy ước với nhau như vậy thì hiện tại, học văn không khó, thậm chí là rất dễ đối với học sinh sáng dạ và có trí nhớ tốt. Vì sao nói vậy? Vì văn chương trong các sách giáo khoa phổ thông hiện nay đang được biên soạn, chế biến theo công nghệ của thời đại @: Mọi thứ đều có thể hóa thành công thức, thành “dữ liệu”, có thể học thuộc, cắt, dán. Rất nhiều học sinh có thể thuộc lầu mấy chục bài văn mẫu. Vào phòng thi đại học, nhận đề xong là có thể enter cho não nhả ra dăm bảy trang nhẹ nhàng, thày cô chấm bài buộc phải cho điểm cao vì không trật đáp án chút nào.

- Tại sao kỳ thi tuyển sinh năm nào cũng chứng kiến những bài văn “cười ra nước mắt” ?

- PGS. TS. PTH: Có thể hiểu tiếng cười ra nước mắt này theo hai nghĩa. Một là do tuyến lệ phải làm việc cưỡng bức từ cơ mặt. Hai là ra nước mắt vì cười chua chát, vì buồn. Những bài văn, câu văn ngộ nhĩnh, gây cười đó phản ánh chất lượng dạy và học văn đang giảm sút, đồng thời cũng bắt nguồn từ những lệch lạc, đôi khi rơi vào thô thiển trong quan niệm về văn chương. Thầy quan niệm chỉ lệch đi một ly thì ở bài văn, học trò làm sai đi một dặm. Tuy vậy, trong thực tế chấm bài, có trường hợp thí sinh không làm được bài, ngồi chờ cho hết 2 tiếng mới được ra khỏi phòng, không để thời gian chết, “nhàn cư vi bất thiện”, thí sinh đành ngồi viết lăng nhăng mua vui cho người chấm. Họ thành những anh hề bất đắc dĩ.

Trên thực tế, khối lượng kiến thức của môn Văn trong 3 năm học cấp III là rất lớn và nhiều bạn học sinh còn “phàn nàn” là với chỉ một tác phẩm văn học thôi mà có quá nhiều loại đề thi xung quanh tác phẩm ấy, do đó, rất khó để “đối phó”?
- PGS. TS. PTH: Tôi rất đồng cảm với tâm sự đó. Lời phàn nàn đó rất chính đáng, dễ cảm thông.

Vậy, phải "đối phó" thế nào với quá nhiều kiểu ra đề?

Tôi nghĩ, dễ đối phó thôi. Trước hết, các thầy cô chấm thi môn Văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia HN) hoàn toàn cảm thông được với cái khó của thí sinh hiện tại, vì vậy không cố chấp với các trường hợp khó xử, lúng túng của người làm bài. Quan trọng nhất là thí sinh có học thật không. Tựu trung lại thì cũng có 2 vấn đề cần nắm: tác giả viết về cái gì và viết thế nào, tức là 2 vấn đề: nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu có 5 kiểu đề ra thì cứ cố học kỹ lấy 2 kiểu cơ bản, khi gặp đề khác, ngẫm nghĩ, phát hiện ra yêu cầu riêng của đề, viết nghiêng đi theo yêu cầu ấy là được. Mỗi bài thi chỉ cần sử dụng khoảng 5 đến 10 từ khóa là đủ. Nếu có 5 bài văn mẫu cho 5 kiểu ra đề thì học lấy 2 bài cơ bản, sử dụng 5 từ khóa riêng cho mỗi đề còn lại là yên tâm chờ điểm cao. Hãy lập bản từ khóa để học cho nhanh, cho đỡ tốn thời gian. Khi chấm bài nhanh, các thầy hay quan sát sự xuất hiện của các từ khóa ấy. Thấy chúng biết ngay là thí sinh làm được bài rồi đây.

- Hiện nay, có rất nhiều loại sách giải các đề thi Văn, trong đó học sinh tha hồ được đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Vậy học Văn liệu có thể “học vẹt” được không? - PGS. TS. PTH: Như tôi đã trả lời ở trên, có thể "học vẹt" được. Có điều, riêng tôi chấm lâu nay, tôi nhớ, thuộc văn mẫu mà viết thì điểm tôi cho thường không đạt quá 7. Là vì tôi đã tìm được ngay những lỗi khác để trừ đi còn 7 là cao nhất.

- Vậy đâu là cách học và ôn thi đúng nhất cho môn Văn? Học Văn khác như thế nào với học môn Lịch sử, Địa lý hay Ngoại ngữ?
- PGS. TS. PTH: Học và ôn đều phải nắm chắc nội dung tác phẩm. Trước hết là phải thực sự đọc kỹ tác phẩm. Đọc lần đầu là đọc vô tư, không bị ràng buộc bởi những điều sách giáo khoa chỉ bảo. Đó là cách đọc không định kiến. Sau khi học, nghe giảng, đọc lại, kiểm nghiệm lại xem có đúng không, xem có thành điều tâm đắc của mình không. Tâm đắc thì quý quá. Còn nếu không, cố mà nhớ lấy vài điểm then chốt, những điểm không thể không nói đến khi gặp tác phẩm trong đề thi. Thứ nữa, là cần học và ôn trong hệ thống, đặt tác phẩm, tác giả trong tiến trình, giai đoạn. Như vậy sẽ dễ làm bài, vì khi bí thì có thể so sánh, liên hệ với các tác gia, tác phẩm cùng thời, cùng đề tài. Nhiều bài văn viết quá ngắn vì thí sinh chỉ khoan sâu vào tác phẩm nêu trong đề thi, nói về tác giả như một cây bút đơn độc và không tiếc lời ca ngợi nhà văn như một hiện tượng độc nhất vô nhị, quên mất các tác gia bên cạnh, trước đó và thời sau. Tôi không dám chắc cách học nào là đúng nhất, nhưng cách học như nói trên là cách học thích hợp trong tình hình dạy và thi bây giờ.

Còn cái khác của học Văn với học 3 môn Sử, Địa, Ngoại ngữ, chung quy xuất phát từ đặc trưng của loại hình nghệ thuật đặc thù này. Trước khi là tư tưởng, là sự phản ánh đời sống, văn chương đích thị là nghệ thuật của trí tưởng tượng, nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy, cần học một cách chủ động, mạnh dạn khám phá cái hay cái đẹp của hình ảnh, ngôn từ, mạnh dạn thể hiện và khẳng định chủ kiến. Nhiều lúc chấm bài, tôi có cảm giác thí sinh đang trình bày kiến thức của mình trước một ông quan tòa văn học vô hình. Các em viết rất ngoan ngoãn, nơm nớp sợ sai lệch, vi phạm các điều khoản lâu nay được dạy trong sách giáo khoa. Học và làm bài theo kiểu ấy thì văn chương vô tình đắc tội.
( Còn nữa)
 
M

money_22

- Theo kinh nghiệm chấm bài nhiều năm của mình, thầy thấy một đề thi tuyển sinh đại học môn Văn thường có kết cấu và nội dung như thế nào? Khác nhau ra sao giữa đề thi môn Văn cho khối D và khối C?
- PGS. TS. PTH: Câu hỏi này nên đặt cho các thầy giáo lâu nay được Bộ Giáo dục tin tưởng mời ra đề. Tôi chỉ thấy cấu trúc đơn giản là có mấy câu nhỏ hợp lại thành một đề. Trong số đó có câu rất dễ, tạo an toàn cho học sinh ít học. Giống như sợi dây bảo hiểm, ai làm câu đó cũng yên tâm có được chí ít là 2 điểm mà ra về. Câu đó cao nhất là được 2 điểm. Thang điểm của 2 câu tiếp theo là 3 và 5. Khác với câu đầu, 2 câu sau đòi hỏi tu từ, hành văn bài bản, chu đáo. Sự cảm thụ tác phẩm và tính sáng tạo nếu có của thí sinh là nằm ở hai câu này.

Riêng sự khác nhau của đề thi văn khối D và C nếu có thì không đáng kể. Quan niệm của tôi là không nên ra khác, vì nó không có ý nghĩa gì về tuyển chọn và đào tạo cả.

- Thầy thấy các thí sinh thường mắc những lỗi cơ bản nào khi làm bài thi môn Văn?

- PGS. TS. PTH: Lỗi cơ bản nhất là lỗi diễn đạt, bao hàm 2 cấp độ: ngữ pháp và logic. Mất điểm đầu tiên là vì Văn bất thành cú, không có ý thức chấm câu. Sau đó là do viết luẩn quẩn mãi không thấy nổi lên được ý mình định nói.

- Để làm tốt một đề thi Văn thì ngoài việc nắm kiến thức tốt ra, học sinh cần phải có những kỹ năng làm bài như thế nào?

- PGS. TS. PTH: Kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng phân tích đề, nói nôm na là phải hiểu người ra đề đòi hỏi mình trả lời vấn đề gì. Có những câu hỏi được xây dựng rất kín đáo, đòi hỏi phải phân tích, ngẫm nghĩ chốc lát mới nhận ra thâm ý người ra đề. Có câu được trình bày thẳng thắn, chân phương như một lời kêu gọi: “Hãy phân tích và chứng minh…; Bạn hãy…; Anh hay chị hãy…”. Trong trường hợp đó phải gạch chân sớm những từ ngữ hạt nhân của đề, để bám chặt, không đi xa hạt nhân đó. Nếu làm dàn bài thì chỉ làm sơ lược, cố nhấn vào mấy từ khóa cho khỏi quên. Câu ít điểm viết ngắn, câu nhiều điểm viết dài. Chớ dại mà phóng bút quá lâu vào câu ít điểm. Với câu ít điểm thì ta ứng xử theo phương châm: hỏi gì nói nấy, không trả lời thừa.

Nếu kỹ năng đồng nghĩa với”mẹo” thì tôi nói thêm thế này. Một là, không nên đầu tư công sức, thời gian làm bài vào 1 câu, dù là câu cao điểm nhất (5-7 chẳng hạn) trong đề thi. Dù ít dù nhiều cũng nên làm đủ mọi câu, kể cả câu ít điểm nhất (2 điểm chẳng hạn). Khi cộng cả ba câu vào mới thấy ra tấm ra món, ra điểm đẹp. Hai là, dân ta có quan niệm nét chữ nét người, dù ở thời đại computer, không viết đẹp được thì cố viết chữ, xuống dòng, trình bày bài cho sáng sủa, dễ đọc. Các thày chấm già đọc lâu, đeo kính viễn thường bị đau vành tai và nặng sống mũi.

- Cuối cùng, thầy có thêm lời khuyên gì về việc học và thi môn Văn cho các thí sinh thi đại học năm nay không?- PGS. TS. PTH: Tôi muốn khuyên hai điều: Một là, đừng xem các sách hướng dẫn và các bài văn mẫu như là mẫu chuẩn. Hãy học ôn theo kiểu cơ bản, tập trung vào sách giáo khoa và vào phòng thi thanh thản, tự tin như một độc giả sang trọng của văn học nước nhà. Hai là, có hàng trăm nẻo đường cho ta vào đời, dù vào học đại học hay không, văn chương vẫn làm cho đẹp thêm cuộc đời và giúp người ta sống đẹp.

- Xin cảm ơn thầy vì những gợi ý trên.
 
P

pengyoumom

Conu ơi, câu 3 điểm năm nay là Nghị luận xã hội đấy. Mà tớ băn khoăn ko hiểu 600 từ được tính như thế nào? 600 chữ, 600 từ đơn hay 600 từ ghép? Nói tóm lại là viết khoảng bao nhiêu trang giấy thi là vừa đủ??? Bạn nào biết chỉ giùm mình với. Thanks nhiều:x
 
P

pengyoumom

Nhận xét của bạn rất đúng với bản chất của văn học.

Nhưng...

Mình thì thích Hoàng Phủ Ngọc Tường ở một tâm hồn đa cảm, lãng mạn nhưng cũng rất uyên bác, tài hoa.

Lại thích Nguyễn Tuân ở cách sử dụng ngôn ngữ vừa gân guốc, vừa trữ tình (chưa thấy ai như thế), và đương nhiên cũng rất tài hoa (mình nghiêng về mặt ngôn ngữ). Cái thú khi đọc Nguyễn Tuân - với mình- là ở đó.
Bạn nhận xét rất hay và đúng, mình cũng nghĩ như bạn. Cách dùng từ của HPNT rất lãng mạn, còn Nguyễn Tuân thì rất ngông. Đọc 2 tp này mình thích nhất chỗ HPNT nói về SH man dại, còn đọc của Nguyễn Tuân thích nhất chỗ miêu tả sông Đà trữ tình. Ngớ ngẩn nhỉ. Ko biết có ai giồng mình ko?? :))
 
P

pengyoumom

- Tớ chả để ý mặt giấy lắm vì có bao giờ cầm giấy thi đâu, tớ ko biết dc 1 mặt nó có bao nhiêu dòng. Tớ cứ tính ra, mỗi dòng của tớ tb 10 chữ là viết vừa thoáng, nên chỉ cần viết cỡ 40-63 dòng là ok. Với lại nghe cô địa tớ bảo, khi làm bài thi nên viết cách xa lề 1 tí, để khi rọc phách ko bị mất chữ. Và bạn tớ bảo tốt nhất nên viết bằng viết mực đen để ng` chấm thi dễ nhìn, tại giấy thi in bằng mực xanh dương mà.

- Tớ thì thấy câu nào hay, hợp với giọng văn mình, và xem xem nội dung câu nói ấy có thg` sử dụng dc trong n~ bài nào thì mới chép vào 1 quyển vở, phân riêng phần chép thơ riêng, phần danh ngôn riêng ra. Thỉnh thoảng học hết 5 câu 1 chẳng hạn, rồi lâu lâu lại học tiếp, ôn lại n~ câu đã học. Học như vậy còn khỏe hơn học từ tiếng anh.

- Còn về dẫn chứng trong văn xuôi thì bó tay, nhất là "Ng` lái đò sông Đà". Tớ học rồi, từ hồi tết, nhg giờ quên hết sạch. Lại phải học lại. Trg khi đó bài VB, ĐN chưa ôn mà vẫn còn nhớ mang máng. Công nhận cái j` chuyển thành thơ hay nhạc thì dễ thuộc hơn so với văn xuôi thông thg`.
^^ tớ thì lại đc truyền là viết bút xanh cho thoáng. Chả biết thế nào. Nhưng công nhận chữ tớ viết mực xanh đỡ xấu hơn. Hì:D
 
P

pengyoumom

Có, em ạ, sẽ có phần riêng ở câu NLVH, nhưng ko được làm cả 2, mà thực tế ai rỗi hơi mà làm cả 2. ;)) Làm 1 câu cũng đủ chết rồi. Học ban nào làm đề ban đấy.
Đúng là chỉ được làm 1 câu. Nhưng thích làm câu nào cũng được. Câu nào thuộc hơn thì làm. Ko phân biệt ban đâu anh conu ạ.
 
M

money_22

Conu ơi, câu 3 điểm năm nay là Nghị luận xã hội đấy. Mà tớ băn khoăn ko hiểu 600 từ được tính như thế nào? 600 chữ, 600 từ đơn hay 600 từ ghép? Nói tóm lại là viết khoảng bao nhiêu trang giấy thi là vừa đủ??? Bạn nào biết chỉ giùm mình với. Thanks nhiều:x

Hợ! Ai quan tâm đơn hay ghép, 600 từ là 600 tiếng ấy!;)
Cậu cứ viết khoảng 1,5 trang giấy thi là ok;)
Chúc thành công;)
 
P

pengyoumom

Sặc quá. Bộ nhà mình thật vui. Từ và tiếng khác nhau mà. Đúng là giết học sinh:((. Mà tớ thấy cái cuộc thi viết về biển đảo Việt Nam í, trên trang web thì nói là viết 1200từ, còn lúc quảng cáo trên tivi, chú Quang Minh lại đọc là 1200 chữ. Đúng là ko hiểu thế nào. Còn viết 1 trang rưỡi thì có hơi ít ko bạn money_22????
Ah mà các bạn có bí kíp gì giúp làm tốt bài NLXH ko? Năm này chắc ít điểm cao vì bác này mất.
 
M

money_22

Sặc quá. Bộ nhà mình thật vui. Từ và tiếng khác nhau mà. Đúng là giết học sinh:((. Mà tớ thấy cái cuộc thi viết về biển đảo Việt Nam í, trên trang web thì nói là viết 1200từ, còn lúc quảng cáo trên tivi, chú Quang Minh lại đọc là 1200 chữ. Đúng là ko hiểu thế nào. Còn viết 1 trang rưỡi thì có hơi ít ko bạn money_22????
Ah mà các bạn có bí kíp gì giúp làm tốt bài NLXH ko? Năm này chắc ít điểm cao vì bác này mất.

À, cô giáo tớ bảo nếu thấy thừa "sức khỏe" thì cứ thoải mái tuôn trào ngôn từ, mỗi tội điểm ko cao, thầy cô nào chấm bài trong tình trạng ****** cẩn thận có khi được 0/3 tròn trịa;)
Ít hay nhiều ko phải điều quan trọng, quan trọng là chúng ta nói được những gì, chạm và hiểu vấn đề đến đầu, NLXH tốt nhất đừng lan man;), câu văn đơn gản, bình luận sắc, dẫn chứng tiêu biểu là ok rồi:p
Kinh nghiệm của tớ thì vào đề ngắn gọn, câu khái quát của thân bài tốt nhất nên tóm lược tư tưởng chính của bài viết, có một đoạn bình luận nhỏ, sau đó lấy từ 2-3, 4 dẫn chứng từ văn học và thực tế cuộc sống. Đảm bảo đủ ý, mà ko quá dài;) ( Lấy dẫn chứng tiêu biểu, bình luận thật ngắn).
Nên có phần mở rộng, đôi khi chỉ là 1 câu văn bình thật sắc sảo cũng đủ nâng cao tầm bài viết rồi;) Cái đó gọi là nghệ thuật câu điểm:))
Chúc thành công;)
 
P

pengyoumom

À, cô giáo tớ bảo nếu thấy thừa "sức khỏe" thì cứ thoải mái tuôn trào ngôn từ, mỗi tội điểm ko cao, thầy cô nào chấm bài trong tình trạng ****** cẩn thận có khi được 0/3 tròn trịa;)
Ít hay nhiều ko phải điều quan trọng, quan trọng là chúng ta nói được những gì, chạm và hiểu vấn đề đến đầu, NLXH tốt nhất đừng lan man;), câu văn đơn gản, bình luận sắc, dẫn chứng tiêu biểu là ok rồi:p
Kinh nghiệm của tớ thì vào đề ngắn gọn, câu khái quát của thân bài tốt nhất nên tóm lược tư tưởng chính của bài viết, có một đoạn bình luận nhỏ, sau đó lấy từ 2-3, 4 dẫn chứng từ văn học và thực tế cuộc sống. Đảm bảo đủ ý, mà ko quá dài;) ( Lấy dẫn chứng tiêu biểu, bình luận thật ngắn).
Nên có phần mở rộng, đôi khi chỉ là 1 câu văn bình thật sắc sảo cũng đủ nâng cao tầm bài viết rồi;) Cái đó gọi là nghệ thuật câu điểm:))
Chúc thành công;)
Uhm. Cũng có lí. Thanks bạn nha. À, giới thiệu cho các bạn sgk Ngữ văn 11, tập một, hình như là ngay tuần học đầu tiên có hướng dẫn viết bài NLXH. Các bạn nghía thử xem giúp ích j ko nhé:)
 
N

nutac98

600 từ nhưng viết lên đến 800 cũng chả sao đâu :D :D Nhưng 800 tầm mấy mặt nhỉ :( Sao hok thích cho viết bao nhiêu viết bấy nhiêu đj , còn giới hạn :-S Bực mjn`
 
M

money_22

600 từ nhưng viết lên đến 800 cũng chả sao đâu :D :D Nhưng 800 tầm mấy mặt nhỉ :( Sao hok thích cho viết bao nhiêu viết bấy nhiêu đj , còn giới hạn :-S Bực mjn`

Chắc là chỉ độ 1,5- 2 mặt giấy thôi:D

( Giới hạn thế này chắc để hạn chế lạm phát, làm theo chủ trương thực hành tiết kiêm: giấy, mực, ngôn từ, time.... của Đảng và Nhà nước;) )
 
N

nutac98


Chắc là chỉ độ 1,5- 2 mặt giấy thôi:D

( Giới hạn thế này chắc để hạn chế lạm phát, làm theo chủ trương thực hành tiết kiêm: giấy, mực, ngôn từ, time.... của Đảng và Nhà nước;) )

:-S Thi tốt nghiệp tớ viết 2 mặt rồi :( TUy hok phải dân chuyên văn vẻ gì nhưng thế là kiệm từ rồi :( Thi đại học mà viết 1,5 - 2 mặt thì tớ chết mất :(( ít nhất phải 3 mặt chứ :((
 
M

money_22

:-S Thi tốt nghiệp tớ viết 2 mặt rồi :( TUy hok phải dân chuyên văn vẻ gì nhưng thế là kiệm từ rồi :( Thi đại học mà viết 1,5 - 2 mặt thì tớ chết mất :(( ít nhất phải 3 mặt chứ :((

Ui, chữ cậu có to ko mà viết khỏe thế:D
Hôm thi tốt nghiệp tớ viết có đúng 1 mặt giấy thôi, hì
;)
 
J

jun11791

:-S Thi tốt nghiệp tớ viết 2 mặt rồi :( TUy hok phải dân chuyên văn vẻ gì nhưng thế là kiệm từ rồi :( Thi đại học mà viết 1,5 - 2 mặt thì tớ chết mất :(( ít nhất phải 3 mặt chứ :((

:)) Tớ thi tn chỉ viết có 1,2 mặt, cố kép lắm rồi, nhìn vào cái đề khô quá, chẳng thấy ý tưởng gì, mém lạc sang NL về vai trò của sách luôn, mặc dù đã lập ý trc'. Tớ nghĩ khi NL, số mặt giấy còn tuy fddeef bài & ý tưởng mình có về đề bài đó, nhg làm gì thì làm thì tớ nghĩ vẫn phải đảm bảo các yêu cầu đề bài & tham khảo kinh nghiệm viết của money_22 ở trên cũng hay đấy chứ
 
Top Bottom