Văn Về kinh nghiệm học và thi môn Ngữ Văn.

C

chuotnhatthuydungburatino

Anh Conu ơi! Sao trình độ của anh cao thế? Đến bao giờ em mới được như anh? Chỉ em bí quyết anh nhé!
 
M

money_22

Anh Conu ơi! Sao trình độ của anh cao thế? Đến bao giờ em mới được như anh? Chỉ em bí quyết anh nhé!

Úi, anh ấy thì là mọt sách chính hiệu rồi, cậu không học theo anh ấy được đâu ;)) ;)), anh Conu nhỉ;)) ;))

Học văn cứ thoải mái ra, coi mọi thứ nhẹ nhàng và tiếp nhận tp 1 cách vô tư tự nhiên nhất, rồi bạn sẽ thấy thích và giỏi thôi;) Cá đấy:D

Chúc thành công;)
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

600 từ là mấy mặt giấy có được 3 mặt không?
chậc có bao giờ đọc cấu trục đề thi đâu mà chờ tí đọc lại đã
với lại thấy thầy cô chả nhắc gì cả ^-^
còn chuyện đọc văn mẫu thì mình nghĩ là nên đọc để học tập ,nhưng chép thì nếu bạn có siêu năng học thuộc + chăm kinh khủng thì cứ việc còn nếu không thì cố học theo luận điểm ( mình cũng đang học theo các này ) nhớ mấy luận điểm chính để không lệch đề với là học dẫn chứng nữa.Mìn đang học phần dẫn chứng của người lái đò sông đà mà khó thuộc nghê gớm ,không hiểu Nghuyễn Tuân ổng ăn gì mờ viết câu dài dã man luôn ,từ thì dùng toàn từ độc -------------@ thích chứng tỏ ta ta đây tài hoa ,uyên bác ,gì cũng giỏi mờ .
Con bạn mình học xong người lái đò sông đà vs ai đã đặt tên cho dòng sông rùi hix nghe hấn bảo học xong hai sông mà đầu toàn sông là sông , mình bảo nó nổ não đi ,chắc ra được nhiều nước lắm .Chậc .Thôi cố lên bà con ạ
À còn nghj luận xã hội ai mà biết cách nào nhanh nhớ mí câu của mấy ông nổi tiếng thì hướng dẫn nhé , đừng có bày theo kỉu thằng dương bạn mình là cày cày mãi nhé

- Tớ chả để ý mặt giấy lắm vì có bao giờ cầm giấy thi đâu, tớ ko biết dc 1 mặt nó có bao nhiêu dòng. Tớ cứ tính ra, mỗi dòng của tớ tb 10 chữ là viết vừa thoáng, nên chỉ cần viết cỡ 40-63 dòng là ok. Với lại nghe cô địa tớ bảo, khi làm bài thi nên viết cách xa lề 1 tí, để khi rọc phách ko bị mất chữ. Và bạn tớ bảo tốt nhất nên viết bằng viết mực đen để ng` chấm thi dễ nhìn, tại giấy thi in bằng mực xanh dương mà.

- Tớ thì thấy câu nào hay, hợp với giọng văn mình, và xem xem nội dung câu nói ấy có thg` sử dụng dc trong n~ bài nào thì mới chép vào 1 quyển vở, phân riêng phần chép thơ riêng, phần danh ngôn riêng ra. Thỉnh thoảng học hết 5 câu 1 chẳng hạn, rồi lâu lâu lại học tiếp, ôn lại n~ câu đã học. Học như vậy còn khỏe hơn học từ tiếng anh.

- Còn về dẫn chứng trong văn xuôi thì bó tay, nhất là "Ng` lái đò sông Đà". Tớ học rồi, từ hồi tết, nhg giờ quên hết sạch. Lại phải học lại. Trg khi đó bài VB, ĐN chưa ôn mà vẫn còn nhớ mang máng. Công nhận cái j` chuyển thành thơ hay nhạc thì dễ thuộc hơn so với văn xuôi thông thg`.
 
P

phaodaibatkhaxampham

ế viết mực gì thì còn tuỳ , như nhiều ông thầy dậy đại học nói vs mấy đứa sinh viên bạn tớ bảo bài anh chị bài viết mực xanh ko mực xanh tôi không chấm __@ cha của quái
ờ cách của jun được đó ---------@ phải học tập
bìa đất nước tớ phải học thuộc cả buổi trời đó -giờ vẫn nhớ mang máng
 
P

phaodaibatkhaxampham

còn chuyện dán giấy nhớ nữa , gián ầm ầm mà có học thuộc được đâu
cách 2 cái này thì được ,phải học tập
còn chuyện phịa thì cái này ai phịa được chớ m` không có khả năng , mình fia là người ta biết amateur ngay
 
M

money_22

còn chuyện dán giấy nhớ nữa , gián ầm ầm mà có học thuộc được đâu
cách 2 cái này thì được ,phải học tập
còn chuyện phịa thì cái này ai phịa được chớ m` không có khả năng , mình fia là người ta biết amateur ngay

Ừh, thì thế nên mỗi cây mỗi hoa mỗi người mỗi tính mà:D

Nói chung là cậu thấy cái gì hợp nhất thì làm, chứ vốn dĩ chẳng có cái gì là phương pháp chuẩn đâu, do mình hết;) Nhể? ;;)
 
J

jun11791

ế viết mực gì thì còn tuỳ , như nhiều ông thầy dậy đại học nói vs mấy đứa sinh viên bạn tớ bảo bài anh chị bài viết mực xanh ko mực xanh tôi không chấm __@ cha của quái
ờ cách của jun được đó ---------@ phải học tập
bìa đất nước tớ phải học thuộc cả buổi trời đó -giờ vẫn nhớ mang máng

trời ông nào quái thế, nhg mình viết bằng mực đen thì ông chả lẽ gạch hết bài mình ah, lo gì, cứ viết ! Mà viết mực xanh có khi vừa có lợi vừa có hại. N` ng` nghĩ viết mực xanh, thầy cô chấm n`, đến bài mình đọc thấy mỏi mắt, thấy bài dài dài nên cứ cho điểm tôn tốt vào. Nhg cũng có hại khi chữ ai quá xấu, nhìn loạn hét cả lên, ko nắm bắt dc ý hs viết j`, thể là lại cho điểm kém. Tớ thấy bạn tớ nói đúng, cái j` cũng phải rõ ràng, nên thôi tớ chuyển qua làm bài bút đen cho chắc.

Còn về bài ĐN, nghĩ lại mà buồn cười. Bài đó tớ học đến đoạn kể các danh thắng sự tích thì lại chẳng học dc con chữ nào nữa. Thôi kệ, vứt đó. Rồi đến khi học thêm, thu lại giọng đọc của thầy, về nhà nghe 2 lần, rồi quyết tâm học (nói thế nhg tớ cũng sợ thầy là chính, sợ thầy hoc thêm hơn cả thầy học chính). Giải quyết xong đoạn đó, đến đoạn sau (đoạn "Em ơi em hãy nhìn vào rất xa...") lại dễ thuộc, đoạn đó tớ thấy cũng hay hơn đoạn đầu vì cảm giác như câu thơ nó mượt hơn, giàu cảm xúc hơn, liên kết hơn, đoạn đầu đọc chẳng hiểu j` cả, huống chi học thuộc. Còn bài VB, tớ học cốt để lấy điểm cao. Lần đó, hỏi thăm tình hình bên lớp khác thầy dạy, thấy tụi bạn bảo chỉ cần đọc thuộc thơ với trả lời 1 câu hỏi nho nhỏ của thầy là ăn con 9 rồi. Thế là hí hửng về học, chia ra làm 2 ngày. Lần đó trả bài, có đứa còn dc 10, tớ chỉ dc 9.

Còn cách học các câu danh ngôn đó, đó là cách cô dạy văn lớp 9 tớ chỉ. Cô còn chỉ cách làm văn theo pp toán học nữa. Tớ khâm phục cô vô cùng. Hồi còn là hs, cô vốn là cây chuyên toán, ấy thế mà bc' vào trg`, cô lại là gv môn văn. Giờ thì cô rất thành công với môn văn và là trưởng bộ môn văn trg` tớ. Và cách học văn của cô cũng rất độc đáo
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Anh Conu ơi! Sao trình độ của anh cao thế? Đến bao giờ em mới được như anh? Chỉ em bí quyết anh nhé!
Anh trình ko cao như em nghĩ đâu, nếu ko muốn nói là rất bình thường. Anh chỉ là cóp nhặt kinh nghiệm, kiến thức và biết sử dụng hợp lý thôi. E cứ chịu khó viết và đọc thêm thì nó sẽ dần thành của mình, ít nhất là đủ dùng. :D
@money: em nhầm về anh rồi, anh ko hề là mọt sách tí nào, nếu ko muốn nói là rất lười ;)) . Đọc cũng ko cần phải quá nhiều, cũng chả phải tìm những thứ cao siêu làm gì, chỉ cần tìm những quyển sách phù hợp với bản thân, và chịu khó nghĩ về nó 1 chút, hiệu quả hơn là ngồi trên 1 đống sách mà đọc hết cái này đến cái khác, rốt cục là chả đọng lại cái gì. :D
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

bây giờ đang học Ai đã đặt tên cho dòng sông thật chả thích bài này tí ti ông cụ nào ,đọc xong bài này đọc lại người lái đò sông đà của nguyễn tuân thấy đúng là một đẳng cấp khác.Không biết có ai cảm tưởng giống mình không .
Nghĩ chương trình học văn của bọn mình thật chán học sông dà mà chẳng biết sông đà mặt mũi mô tê thế nào thì làm sao mà dễ học ,học như là nhai cơm sống chậc thi đại học xong quyết lên sông đà và sông hương xem có giống như miêu tả không .
thử lên google tìm ảnh sông đà ,sông đà đẹp kinh khủng ---về học người lái đò sông đà thôi ^-^
http://ngoisao.net/news/choi-blog/2008/08/3b9c5e7b/ thử xem ảnh khá được
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

... học văn của bọn mình thật chán học sông dà mà chẳng biết sông đà mặt mũi mô tê thế nào thì làm sao mà dễ học ,
http://ngoisao.net/news/choi-blog/2008/08/3b9c5e7b/ thử xem ảnh khá được

Ặc! Bạn nói thế thì...cứ học rừng Xà nu thì phải đến Tây Nguyên à? Thế cứ học Chiếc thuyền ngoài xa thì ta phải kinh qua cuộc sống gia đình bi kịch? Học Tôi yêu em thì phải biết yêu như vậy à???

Văn học giúp con người hiểu thêm những cái mình chưa biết.
Đừng chán bạn à, hãy tìm một cách nào đó để học tốt nó. Ko học đc bằng sự yêu thích thì cố học bằng lí trí (= phản văn học!)
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

bây giờ đang học Ai đã đặt tên cho dòng sông thật chả thích bài này tí ti ông cụ nào ,đọc xong bài này đọc lại người lái đò sông đà của nguyễn tuân thấy đúng là một đẳng cấp khác.Không biết có ai cảm tưởng giống mình không .
Nhận xét của bạn rất đúng với bản chất của văn học.

Nhưng...

Mình thì thích Hoàng Phủ Ngọc Tường ở một tâm hồn đa cảm, lãng mạn nhưng cũng rất uyên bác, tài hoa.

Lại thích Nguyễn Tuân ở cách sử dụng ngôn ngữ vừa gân guốc, vừa trữ tình (chưa thấy ai như thế), và đương nhiên cũng rất tài hoa (mình nghiêng về mặt ngôn ngữ). Cái thú khi đọc Nguyễn Tuân - với mình- là ở đó.
 
P

phaodaibatkhaxampham

hahaha thì mình đang nói về tuỳ bút mà , mình nghĩ nếu học tuỳ bút về sông đà mà biết được đến sông đà thì sẽ dễ cảm nhận hơn là ngồi trong nhà mà tưởng tượng ra sông đà .Mọi người nhỉ ?

học tuỳ bút vs bút kí thích được một chút trải nghiệm của bản thân ............

còn Rừng xà nu ..........lại là thể loại khác rồi mỗi thể loại văn học đều có cách tiếp nhận khác nhau

mỗi người học văn đều mang niềm yêu khác nhau , nói sao thì vấn muốn đến sông đà ^-^

CÒn Ai đã đặt tên cho dòng sông thì vẫn phải học thôi , biết đâu đọc riết lại thấy hay
 
H

hunganhqn

OK! Mình cùng bàn thêm tí về lí luận văn học nhé!

1. Tất cả các văn bản trong SGK12 đều phải có giá trị văn học, vì nó nằm trong cuốn sách văn học!

2. Về bản chất, sông Đà và rừng Xà nu đều là hình tượng văn học. Mà hình tượng văn học thì đương nhiên đã mang màu sắc chủ quan của người sáng tạo ra nó.

3. Cho nên...
...Mình nghĩ nếu học tuỳ bút về sông đà mà biết được đến sông đà thì sẽ dễ cảm nhận hơn là ngồi trong nhà mà tưởng tượng ra sông đà .Mọi người nhỉ ??
Bạn sẽ thất vọng đấy!!! Đến sông Đà, chưa chắc, hoặc không bao giờ bạn tìm thấy điều bạn nghĩ, bạn tưởng tượng đâu! Bạn có nói: mỗi thể loại có cách tiếp cận khác nhau. Nhưng đến tận nơi, sờ tận tay day tận trán đâu có phải là cách tiếp cận văn học???

4.
....mỗi người học văn đều mang niềm yêu khác nhau
Mình đồng tình rồi. Nhưng cái gì cũng phải có nguyên tắc của nó.
Tự do tuyệt đối chính là tự do trong khuôn khổ. Đi thi cần phải thế đấy
 
P

phaodaibatkhaxampham

okie
1Hình tượng v học mang màu sắc của người sáng tạo ra nó nhưng khi nó được con mắt của người đọc tiếp nhận thì chúng ta cũng sẽ trở thành những con người đồng sáng tạo .Đó chính là những cái tôi đồng điệu với nhà văn .Hình tượng văn học tự thân nó là của tác giả nhưng khi thoát li vào văn bản thì nó sống trong mỗi người với cái tôi chủ quan của người đó .Cúng như chúng ta đọc kiều của nguyễn du bao nhiêu đọc kiều thì sẽ có bấy nhiêu hình tượng nhân vật kiều vậy
2 bạn đã đến sông đà chưa mà nói vậy .Nguyễn tuan xúc động trước vể đẹp của sông đà mà viết nên tuỳ bút" người lái đò sông đà " với hình tượng con sông vừa hung bạo vừa mĩ lệ thì cớ gì mình không có một chút cảm nhận của nguyễn tuân kh đến đó , văn học bắt nguồn từ cuộc sống và trở về cuộc sống .

3nguyên tắc là những gì con người đặt ra .Chả lẽ cứ ôm một mớ giáo điều bắt con người phair thực hiện rồi bảo đó là nguyên tắc.
4 tự do tuyệt đối là tự do trong khuôn khổ --------@ câu này chỉ nên viết : khi đi thi thì tự do là trong khuôn khổ ^-^
, chứ thật ra tự do là tự do mà khuôn khổ là khuôn khổ chứ , hai khai niệm này hoàn toàn mâu thuẫn mà , không tin tra từ điển tiếng việt biết liền .Chả qua tụi học sinh mình đi thi an ủi nhau nên mới nói vậy D:
5 mà tranh cãi làm chi , mỗi người một chi hướng ha , bạn cứ ở nhà đọc tuỳ bút ,thi đại học xong mình sẽ vác ba lô lên tây bắc rồi đi huế một chuyến để xem s Hương sông đà mặt mũi thế nào ( ế quên phải biết đậu đại học mới được đi)
.Nếu được sẽ đem cảm xúc thực cuả mình rồi so sánh , chờ nhé
 
P

phaodaibatkhaxampham

Nhận xét của bạn rất đúng với bản chất của văn học.

Nhưng...

Mình thì thích Hoàng Phủ Ngọc Tường ở một tâm hồn đa cảm, lãng mạn nhưng cũng rất uyên bác, tài hoa.

Lại thích Nguyễn Tuân ở cách sử dụng ngôn ngữ vừa gân guốc, vừa trữ tình (chưa thấy ai như thế), và đương nhiên cũng rất tài hoa (mình nghiêng về mặt ngôn ngữ). Cái thú khi đọc Nguyễn Tuân - với mình- là ở đó.


đúng hả !!! cảm nhận cá nhân thôi , may mà đúng ...

Bạn thích hoàng phủ ngọc tường à ? giúp mình , mình không thích được, đọc thì công nhận ông ấy giỏi thật nhưng ....

Ps: không phải mọi tác phẩm nằm trong sách văn học đều có giá trị văn học đâu *^*
 
Last edited by a moderator:
M

money_22

đúng hả !!! cảm nhận cá nhân thôi , may mà đúng ...

Bạn thích hoàng phủ ngọc tường à ? giúp mình , mình không thích được, đọc thì công nhận ông ấy giỏi thật nhưng ....

Chính ra văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường dễ đi vào lòng người hơn bởi nó nhẹ nhàng, giàu chất thơ ( cái đoạn miêu tả sông Hương khi ở khúc thượng nguồn phóng khoáng như một cô gái digan man dại cũng hay đấy chứ;) )
Nhưng nói thật, tớ cũng học bài này chả thấy vào:)), đọc một tí, ngẫm một tí là lại lơ mơ bởi cảm giác ru ngủ của chất văn mwọt mà. Hic! :(
 
J

jun11791

Hì, mình thì thích "NLĐSĐ" hơn. Đọc tp của ông, thật sự trí tưởng tượng của mình dc bay xa, nhất là phần ông tả gương mặt các mỏm đá trg lòng sông, vô cùng độc đáo. Công nhận khâm phục ông Ng~ Tuân thật. Có lẽ để có dc bài bút kí "Sông Đà' ko ít lần ông, có lẽ, đã ngồi trên chuyến đò của ng` lái đò ấy để có thể có dc n~ trang văn vô cùng sống động như thế, cảm giác như n~ trang văn đó đang dần nổi lên thành hình khối mà bc' ra đời thực như n~ thước phim vậy. Mà ông ko sợ lỡ con thuyền vượt thác sông Đà mà ông đang đi, chẳng may bị "tan xác" như chiếc bè vô tình dính vào xoáy nc' mà ông đã miêu tả trg chính tp của mình. Minh thì chắc sợ chết khiếp mặc dù cũng ưa mạo hiểm nhg sợ lắm, bắt mình viết 1 bài văn mà ngồi trên con thuyền vượt thác đó thì ....

Còn đọc tp "AĐĐTCDS" của Hoàng Phú Ngọc Tường, có lẽ đv mình ko có hứng thú lắm. Mình cảm giác như đó là 1 bài thuyết minh về dòng sông Hương, mặc dù đây cũng là 1 bài kí. Giọng văn cứ đều đều. Chắc đó cũng là đặc điểm của dòng sông Hương - quê ông - mà t/g muốn truyền tải đến bạn đọc.

Uhm... nói chung là sợ nhất đề cho so sánh giữa 2 tp này. Chết luôn !
 
T

trinhluan

nhắc đến vẻ đẹp hai dòng sông này mình phục ông nguyễn tuân thật đấy
trí tưởng tượng vô cùng phong phú
học mấy cái dẫn chứng về hình ảnh con sông đà mang tính hung bạo mà học mãi mà ko có thuộc nhớ dẫn chứng
còn về bài ai đã đặt tên cho dòng sông thấy cũng ổn
thơ mộng quá
khổ tạng người mình thích cái nhẹ nhàng thơ mộng
chắc là thế nên cảm nhận về dòng sông hương tốt hơn sông đà
mà với cả sông hương được đi mô kích hơi bị nhiều trên phim ảnh còn sông đà hem có thấy tị nào

=>bối rối khi ngồi học tác phẩm sông đà quá
 
J

jun11791

Vì thế, NLXH là mảnh đất của cô đọng. súc tính, đánh trúng, hiểu đúng vấn đề! Dạng bài này văn vẻ ko cần quá văn hoa Sài Gòn:p, người ta toàn đếm ý . Cô giáo mình bảo, với các đề như vậy thấy ban Tự nhiên thường ăn điểm dễ hơn ban XH:))[/I][/COLOR]

Câu này làm mình nghĩ phải chăng làm 1 bài văn NLXH cũng như viết 1 bài báo, làm sao phải truyền tải 1 dung lượng kiến thức vừa đủ đến ng` đọc mà ko quá cầu kì, dài dòng. Chà, coi ra văn NLXH lại thuộc về sự nhạy bén của mỗi ng` khi tiếp cận vs vấn đề, làm sao vừa nhanh, vừa nhạy lại vừa gọn. Khó đây :-? Chả biết trg số này có ai định thi báo chí ko nhỉ ? :)
 
Last edited by a moderator:
M

money_22

Câu này làm mình nghĩ phải chăng làm 1 bài văn NLXH cũng như viết 1 bài báo, làm sao phải truyền tải 1 dung lượng kiến thức vừa đủ đến ng` đọc mà ko quá cầu kì, dài dòng. Chà, coi ra văn NLXH lại thuộc về sự nhạy bén của mỗi ng` khi tiếp cận vs vấn đề, làm sao vừa nhanh, vừa nhạy lại vừa gọn. Khó đây :-? Chả biết trg số này có ai định thi báo chí ko nhỉ ? :)

Ừh chuẩn! ;) ;););););););)
Tớ khoái báo chí đây này ( mỗi tội thi khoa Văn:)) :)) )
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom