Mình có đề này, mọi người cùng giải nha!
Bài 1: Một cục nước đá có khối lượng 200g ở nhiệt độ -10*C:
a) Để cục nước đá chuyển hoàn toàn sang thể hơi ở 100*C thì cần một nhiệt lượng là bao nhiêu kJ? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; của nước đá là 1800J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 340000 J/kg; nhiệt hoá hơi của nước là 2300000 J/kg.
b) Nếu bỏ cục nước đá trên vào ca nhôm đựng nước ở 20*C thì khi có cân bằng nhiệt, người ta thấy có 50g nước đá còn sót lại chưa tan hết. Tính khối lượng nước đựng trong ca nhôm lúc đầu. Biết ca nhôm có khối lượng 100g và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.
Bỏ qua sự mất nhiệt vs môi trường ngoài.
Bài 2: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là S = 150 cm^2 cao h = 30cm, khối gỗ dc thả nổi trong hồ sâu H=0,8cm sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ bằng 2/3 trọng lượng riêng của nước và dnước = 10000 N/m^3.
Bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ, hãy:
a) Tính chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ.
b) Tính công của lực đêr nhấc khối gỗ ra khỏi nước theo phương thẳng đứng.
c) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ theo phương thẳng đứng.
Bài 3: Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng Ro, được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với 1 điện trở r. Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điẹn qua mỗi điện trở bằng 0,2A; khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A.
a) Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điẹn trở Ro trong những trường hợp còn lại.
b) Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất? Nhiều nhất?
c) Cần ít nhất bao nhiêu điện trở Ro và mắc chúng như thế nào vào nguồn điện không đổi có điện trở r nói trên để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở Ro đều bằng 0,1A?
Bài 4: Một chùm sáng song song với trục chính tới TKHT có tiêu cự f = 20cm. Phía sau TK người ta đặt một gương phẳng tại I và vuông góc với trục chính của TK, gương quay mặt phản xạ về phía TK và cách TK một khoảng 15cm. Trong khoảng giữa TK và gương người ta quan sát dc 1 điểm rất sáng:
a) Giải thích và vẽ đường truyền cuar các tia sáng (ko vẽ tia sáng phản xạ qua TK). Tính khoảng cách từ điểm sáng tới TK.
b) Cố định TK và quay gương quanh điểm I đến vị trí mặt phản xạ hợp với trục chính một góc 45 độ. Vẽ đường truyền của các tia sáng và xác định vị trí của điểm sáng quan sát được lúc này.