[Vật lý 11] Học nhanh - gọn chương trình

L

l94

mọi người giải giúp mình bài này với:
Câu 1: Người ta treo 2 quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau = 0,01g trong không khí bằng những sợi dây mảnh, nhẹ có l = 50 cm. Khi 2 quả cầu bị nhiễm điện bằng nhau về độ lớn và cùng dấu chúng đẩy nhau cách nhau 6cm. Tính điện tích của mỗi quả cầu.
Lực tương tác:[tex]F=\frac{kq^2}{r^2}[/tex]
góc lệch so với phương thẳng đứng:
[tex]sin\alpha=\frac{r}{2l} \Rightarrow \alpha [/tex]
các lực tác dụng lên quả cầu:
[tex]\vec{T}+\vec{P}+\vec{F}=\vec{0}[/tex]
ta suy ra được [tex]tan\alpha=\frac{F}{P} \Rightarrow F[/tex]
Có F thay vào biểu thức đầu tiên để tính q.
 
D

donquanhao_ub

Xl vì sự chậm trễ

Chắc chắn ngày mai sẽ ra chuyên đề mới ;)

Thanks all đã ủng hộ pic

Đặc biệt là chị L94 :)
 
D

donquanhao_ub

Vô cùng xl~

Hôm nay mới có chút thời gian

Post tiếp 3 bài nữa nhé ;)

Câu 10: Có 2 điện tích điểm [TEX]q_1=1_2=5.10^{-16} C[/TEX] đặt cố định tại 2 điểm B, C của 1 tam giác đều cạnh a = 8cm. Các điện tích đặt trong không khí

a, X/định cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ns trên

b, Câu trả lời sẽ thay đổi thế nào nếu [TEX]q_1=5.10^{-16}[/TEX] và [TEX] q_2=-5.10^{-16}[/TEX]

Câu 11: 3 điện tích có cùng độ lớn q đặt tại 3 đỉnh của 1 tam giác đều cạnh a. X/định cường độ điện trường tại trọng tâm G của tam giác trong các TH

+ TH1: 3 điện tích cùng dấu

+ TH2: 1 điện tích trái dấu với 2 điện tích còn lại

Câu 12: Tại 2 điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có 2 điện tích [TEX]q_1=16.20^{-8} C[/TEX] và [TEX]q_2=-9.10^{-8} C[/TEX]. X/định cường độ điện trường tại C cách A 1 khoảng 4cm và cách B 1 khoảng 3cm
 
N

nama3dlk

Mình nghĩ bạn nên làm trong Word nó dễ hơn và nhìn rõ ràng hơn là soạn trên khung của diễn đàn
 
D

donquanhao_ub

CHUYÊN ĐỀ 5: CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG TRIỆT TIÊU TẠI 1 ĐIỂM

I. Phương pháp

1. Nội dung

Cho 1 hệ điện tích [TEX]q_1;q_2;....;q_n[/TEX]

Yêu cầu: Tìm đkiện về mặt hình học, đặc điểm của điện tích để cường độ điện trường triệt tiêu tại 1 điểm


2. Phương pháp

- B1: Viết biểu thức nguyên lý chồng chất điện trường tại điểm cần xét

[TEX]\vec{E_M}=\vec{E_{1M}}+\vec{E_{2M}}+...+\vec{E_{nM}}[/TEX]

-B2: Lập luận hệ thức nguyên lý chồng chất

[TEX]\vec{E_M}=\vec{E_{1M}}+\vec{E_{2M}}+...+\vec{E_{nM}}=\vec{0}[/TEX]


II. Chú ý

- Dùng kiến thức tổng hợp véctơ

- Dùng các hệ thức hình học

- Lưu ý các bài toán ngược. Cho điểm triệt tiêu \Rightarrow Yêu cầu tìm các yếu tố điện tích

- Quy tắc véctơ: HBH, Đa giác
 
D

donquanhao_ub

Bài tập

Câu 1: Hai điện tích [TEX]q_1 = 4q > 0; q_2=-q[/TEX] đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 9cm trong chân không. X/định điểm M để cường độ điện trường tổng hợp tại đó bằng 0

Câu 2: Hai điện tích nhỏ [TEX]q=4q; q_2=-q[/TEX] đặt tại 2 điểm A và B trong không khí, cách nhau 18cm. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Tính khoảng cách của M tới B

Câu 3: 2 điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=10^{-8} C[/TEX] đặt tại 2 điểm A và B trong không khí với AB = 8cm. 1 điểm M trên trung trực AB, cách AB một đoạn h. Tìm h để cường độ điện trường tại M cực đại

Câu 4: 3 điện tích điểm [TEX]q_1; q_2=-12,5.10^{-8} C; q_3[/TEX] đặt tại 3 đỉnh A, B, C của 1 HCN ABCD có AD = a = 3cm và AB = b = 4cm. Tìm [TEX]q_1; q_3[/TEX] nếu điện trường tổng hợp tại D = 0


Câu 5: 1 điện tích điểm Q đặt trong không khí. Gọi [TEX]\vec{E_A}, \vec{E_B}[/TEX] là cường độ điện trường tại A và B do Q gây ra, r là khoảng cách từ A đến Q. Để [TEX]\vec{E_A}[/TEX] có cùng phương và ngược chiều với [TEX]\vec{E_B}[/TEX] và [TEX]E_A=E_B[/TEX] thì k/cách giữa A và B là bao nhiêu?

Câu 6: Hai điện tích thử [TEX]q_1; q_2 (q_1=4q_2)[/TEX] theo thứ tự đặt vào hai điểm A và B trong điện trường. Lực tác dụng lên điện tích [TEX]q_1 \ la \ F_1[/TEX], lực tác dụng lên điện tích [TEX]q_2 \ la \ F_2[/TEX] (Với [TEX]F_1=3F_2[/TEX]). Cường độ điện trường tại A và B là [TEX]E_1;E_2[/TEX]. So sánh [TEX]E_1 vs E_2[/TEX]

Câu 7: Cho [TEX]q_1=36.10^{-6} C; q_2=4.10^{-6} C [/TEX] đặt ở A và B trong không khí, AB = 100cm. Tìm điểm C tại đó cuờng độ điện trường tổng hợp bằng 0

Câu 8: Cho 2 điện tích [TEX]q_1;q_2[/TEX] đặt tại A và B với AB = 2cm. Biết [TEX]q_1+q_2=7.10^{-8} C[/TEX] và điểm C cách [TEX]q_1[/TEX] 6cm, cách [TEX]q_2[/TEX] 8cm có cường độ điện trường E = 0. Tính [TEX]q_1;q_2[/TEX]

Câu 9: Cho hình vuông ABCD, tại A và C đặt các điện tích [TEX]q_1=q_3=q[/TEX]. Hỏi phải đặt ở B điện tích bao nhiêu để cường độ điện trường ở D = 0

Câu 10: Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành HCN ABCD, AD = a = 3cm; AB = b 4cm. Các điện tích điểm [TEX]q_1;q_2;q_3[/TEX] đặt lần lượt tại A, B, C. Biết [TEX]q_2=-12,5.10^{-8} C[/TEX] và cường độ điện trường tổng hợp ở D bằng 0. Tính [TEX]q_1; q_2[/TEX]
 
L

l94


Câu 10: Có 2 điện tích điểm [TEX]q_1=1_2=5.10^{-16} C[/TEX] đặt cố định tại 2 điểm B, C của 1 tam giác đều cạnh a = 8cm. Các điện tích đặt trong không khí

a, X/định cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ns trên

b, Câu trả lời sẽ thay đổi thế nào nếu [TEX]q_1=5.10^{-16}[/TEX] và [TEX] q_2=-5.10^{-16}[/TEX]
a/[tex]E=2E_1.cos30^o=\frac{\sqrt{3}kq_1}{a^2}[/tex](mấy đứa tự vẽ hình ra rồi tính, lười quá ghi kết quả:D), vec tơ cường độ điện trường vuông góc với BC.
b/vec tơ cường độ điện trường // với BC.
[tex]E=2E_1.cos60^o=E_1=\frac{kq_1}{a^2}[/tex]
 
L

l94

Vô cùng xl~

Hôm nay mới có chút thời gian

Post tiếp 3 bài nữa nhé ;)
Câu 11: 3 điện tích có cùng độ lớn q đặt tại 3 đỉnh của 1 tam giác đều cạnh a. X/định cường độ điện trường tại trọng tâm G của tam giác trong các TH

+ TH1: 3 điện tích cùng dấu

+ TH2: 1 điện tích trái dấu với 2 điện tích còn lại

Câu 12: Tại 2 điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có 2 điện tích [TEX]q_1=16.20^{-8} C[/TEX] và [TEX]q_2=-9.10^{-8} C[/TEX]. X/định cường độ điện trường tại C cách A 1 khoảng 4cm và cách B 1 khoảng 3cm

11.
TH1:0
TH2:độ dài [tex]AG=BG=CG=\frac{a\sqrt{3}}{3}[/tex]
[tex]E=E_c+E_t=2\frac{k|q|}{AG^2}.cos60^o+\frac{k|q|}{AG^2}=\frac{2k|q|}{AG^2}[/tex]
12.tam giác ABC vuông.
[tex]E=\sqrt{E_1^2+E_2^2}[/tex]
p/s:mấy bài còn lại bữa trước dễ mà dài, mình làm biếng post lên, các bạn cứ tiếp tục giải=.=
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài tập

Câu 1: Hai điện tích [TEX]q_1 = 4q > 0; q_2=-q[/TEX] đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 9cm trong chân không. X/định điểm M để cường độ điện trường tổng hợp tại đó bằng 0
[/TEX]
M nằm trên đường thẳng AB.
vì 2 điện tích trái dấu và q1>q2 nên M nằm ngoài AB và gần với q2 hơn so với q1.
nl chồng chất:[tex]\frac{kq_1}{(a+x)^2}=\frac{kq_2}{x^2}[/tex]
thay số vào là ra thôi:)(với x là khoảng cách từ B đến M).
còn câu 2 dạng cũng tương tự câu 1=>khỏi giải nha:D
Câu 3 thì tương tự bài 6 trang 6.
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Câu 4: 3 điện tích điểm [TEX]q_1; q_2=-12,5.10^{-8} C; q_3[/TEX] đặt tại 3 đỉnh A, B, C của 1 HCN ABCD có AD = a = 3cm và AB = b = 4cm. Tìm [TEX]q_1; q_3[/TEX] nếu điện trường tổng hợp tại D = 0
để điện trường tổng hợp tại D=0 thì q1 và q3 phải trái dấu với q2(+)
theo nguyên lí chồng chất, ta rút ra:
[tex]E_B^2=E_C^2+E_A^2 \Leftrightarrow \frac{q_2^2}{(a^2+b^2)^2}=\frac{q_3^2}{b^4}+\frac{q_1^2}{a^4}[/tex]
ta có:[tex]tanADB=\frac{b}{a}=\frac{E_C}{E_A}=\frac{q_3a^2}{b^2.q_1}[/tex]
giải hệ 2 pt trên ta suy ra được q3 và q1
p/s:h đi học đã, mai giái tiếp;)
 
L

l94


Câu 5: 1 điện tích điểm Q đặt trong không khí. Gọi [TEX]\vec{E_A}, \vec{E_B}[/TEX] là cường độ điện trường tại A và B do Q gây ra, r là khoảng cách từ A đến Q. Để [TEX]\vec{E_A}[/TEX] có cùng phương và ngược chiều với [TEX]\vec{E_B}[/TEX] và [TEX]E_A=E_B[/TEX] thì k/cách giữa A và B là bao nhiêu?

Câu 6: Hai điện tích thử [TEX]q_1; q_2 (q_1=4q_2)[/TEX] theo thứ tự đặt vào hai điểm A và B trong điện trường. Lực tác dụng lên điện tích [TEX]q_1 \ la \ F_1[/TEX], lực tác dụng lên điện tích [TEX]q_2 \ la \ F_2[/TEX] (Với [TEX]F_1=3F_2[/TEX]). Cường độ điện trường tại A và B là [TEX]E_1;E_2[/TEX]. So sánh [TEX]E_1 vs E_2[/TEX]
[/TEX]

Câu 5:Q phải nằm giữa A và B.
[tex]E_A=E_B \Rightarrow AB=2r[/tex]
câu 6:[tex]F_1=3F_2 \Leftrightarrow \frac{q_1}{r_1^2}=\frac{3q_2}{r_2^2} \Rightarrow 4r_2^2=3r_1^2[/tex]
[tex]\frac{E_1}{E_2}=\frac{r_2^2}{r_1^2}=\frac{3}{4}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94


Câu 7: Cho [TEX]q_1=36.10^{-6} C; q_2=4.10^{-6} C [/TEX] đặt ở A và B trong không khí, AB = 100cm. Tìm điểm C tại đó cuờng độ điện trường tổng hợp bằng 0

Câu 8: Cho 2 điện tích [TEX]q_1;q_2[/TEX] đặt tại A và B với AB = 2cm. Biết [TEX]q_1+q_2=7.10^{-8} C[/TEX] và điểm C cách [TEX]q_1[/TEX] 6cm, cách [TEX]q_2[/TEX] 8cm có cường độ điện trường E = 0. Tính [TEX]q_1;q_2[/TEX]

Câu 9: Cho hình vuông ABCD, tại A và C đặt các điện tích [TEX]q_1=q_3=q[/TEX]. Hỏi phải đặt ở B điện tích bao nhiêu để cường độ điện trường ở D = 0

Câu 10: Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành HCN ABCD, AD = a = 3cm; AB = b 4cm. Các điện tích điểm [TEX]q_1;q_2;q_3[/TEX] đặt lần lượt tại A, B, C. Biết [TEX]q_2=-12,5.10^{-8} C[/TEX] và cường độ điện trường tổng hợp ở D bằng 0. Tính [TEX]q_1; q_2[/TEX]
câu 7:
C nằm trên đường thẳng AB, q1 và q2 cùng dấu, q1>q2 nên C nằm giữa A và B và nằm gần q2 hơn.
[tex]E_A=E_B \Leftrightarrow \frac{q_1}{AC^2}=\frac{q_2}{CB^2}[/tex]
[tex]AC+CB=AB[/tex]
giải hệ tìm được vị trí của C.
câu 8:[tex]E_A=E_B \Leftrightarrow \frac{q_1}{AC^2}=\frac{q_2}{CB^2}[/tex]
[tex]q_1+q_2=7.10^{-8}[/tex]
giải hệ tìm q1 và q2
Vì C gần q1 hơn so với q2 nên q1<q2, C cũng nằm ngoài AB nên q1 và q2 trái dấu.
với các điều kiện trên tìm q1 q2 và kết luận.
câu 9:đặt ở B điện tích trái dấu với q để 3 vec tơ cân bằng và có độ lớn là q1.
[tex]E_B^2=E_A^2+E_C^2 \Leftrightarrow \frac{q_1^2}{4a^4}=\frac{q^2}{a^4}+\frac{q^2}{a^4} \Rightarrow q1[/tex]
bài 10:trùng dạng với bài 4.
 
M

mystory

1 electron với vận tốc ban đầu v0= 4.10^7 m/s trên đường nằm ngang và bay vào điện trường của 1 tụ điện vuông góc với các đường sức, bản tụ điện dài l=4cm cách nhau 1,6cm. Cho U=910V
a) Lập phương trình quỹ đạo và xác định quỹ đạo e trong điện trường.
b) Tính v0 sau khi ra khỏi điện trường và độ lệch so với phương chiều.
 
L

l94

1 electron với vận tốc ban đầu v0= 4.10^7 m/s trên đường nằm ngang và bay vào điện trường của 1 tụ điện vuông góc với các đường sức, bản tụ điện dài l=4cm cách nhau 1,6cm. Cho U=910V
a) Lập phương trình quỹ đạo và xác định quỹ đạo e trong điện trường.
b) Tính v0 sau khi ra khỏi điện trường và độ lệch so với phương chiều.
Đây coi như là chuyển động ném ngang chịu tác dụng của lực điện trường.
gia tốc:[tex]a=\frac{F}{m}=\frac{qU}{dm}[/tex]
a/pt theo phương 0x:[tex]x=v_0t[/tex]
pt theo 0y:[tex]y=\frac{at^2}{2}[/tex]
rút t từ pt trên thay vào pt dưới rồi thay biểu thức a vào là tìm được pt quỹ đạo.
b/[tex]v_x=v_0[/tex]
[tex]v_y=at[/tex]
[tex]v=\sqrt{v_x^2+v_y^2}[/tex]
gọi [tex]\alpha[/tex] là góc lệch.
[tex]tan\alpha=\frac{v_y}{v_x}[/tex](so với phương ngang).
bạn thay số vào là sẽ tính ra.
 
D

donquanhao_ub

Đang định làm mẫu thì chị L94 làm cả rồi :)

Sang chuyên đề mới ;) - Chuẩn bị học lý thuyết tiếp ;))


CHUYÊN ĐỀ 6: LỰC ĐIỆN TRƯỜNG PHỐI HỢP VỚI LỰC KHÁC

I. Phương pháp

+ B1: Vẽ hình

+ B2: Phân tích các lực tác dụng lên vật

+ B3: Viết biểu thức định luật NIU TƠN và tính toán



(Giống phương pháp CĐ 3 :) )

II. Chú ý

+ Một số lực cơ học cần nhớ

  • Lực hấp dẫn (Biểu thức)
  • Lực đhồi (Biểu thức)
  • Lực đẩy Ác-si-mét (Biểu thức)

+ Lực điện viết dưới dạng

[TEX]\vec{F}=q\vec{E}[/TEX]

  • Nếu q > 0 \Rightarrow Hai véctơ cùng chiều
  • Nếu q < 0 \Rightarrow Hai véctơ ngược chiều
 
D

donquanhao_ub

Bài tập

Bài 1: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 0,1Kg, đc treo ở đâu 1 sợi dây chỉ mảnh trong 1 điện trường đều có phương nằm ngang có cường độ điện trường đều có phương nằm ngang có cường độ điện trường [TEX]E = 10^3 (V/m)[/TEX]. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng 1 góc [TEX]10^0[/TEX]. Tính điện tích của quả cầu. Lấy [TEX]g=10 m/s^2[/TEX]

Bài 2: 1 hòn bi nhỏ kim loại đc đặt dàu có thể tích [TEX]10 mm^3[/TEX], khối lượng [TEX]9.10^{-5} kg[/TEX], dầu có KLR [TEX]D = 800 kg/m^3[/TEX]. Tất cả đc đặt trong 1 điện trường đều thẳng đứng hướng xuống dưới và [TEX]E = 4,1.10^5 V/m; Cho \ g = 10 (m/s^2) [/TEX]. Tìm điện tích của bi để nó lơ lửng trong dầu

Bài 3: Electron đang chuyển động với vận tốc [TEX]v_0=4.10^6 (m/s)[/TEX] thì đi vào 1 điện trường đều có E = 910 (V/m), vận tốc cùng hướng điện trường. Tính gia tốc và quãng đường chậm dần của Electron

Bài 4: 1 điện tích điểm [TEX]q=3.10^{-8} C[/TEX] đặt trong điện trường của 1 điện tích điểm Q chịu tác dụng của lực [TEX]F = 3.10^{-4} N[/TEX]

a, Tính cường độ điện trường E tại điểm đặt điện tích q

b, Tinh độ lớn của điện tích Q biết rằng hai điện tích đặt cách nhau r = 30 cm trong chân không

Bài 5: Proton đc đặt trong điện trường đều có [TEX]E = 1,7.10^6 (V/m)[/TEX]. Cho khối lượng Proton là [TEX]1,7.10^{-27} kg[/TEX]. Tìm gia tốc hạt và vận tốc Proton khi nó đi được quãng đường 20 cm từ khi đứng yên

Bài 6: Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 0,25g, điện tích của 2 quả cầu là [TEX]q = 2,5.10^{-9} C[/TEX], đc treo bởi sợi dây mảnh và đặt trong điện trường đều [TEX]\vec{E}[/TEX] nằm ngang và có độ lớn [TEX]E=10^6 (V/m)[/TEX]. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là?

Bài 7: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 20g mang điện tích [TEX]q=10^{-7} C[/TEX] đc treo trong điện trường có phương nằm ngang bằng 1 sợi dây mảnh thì dây treo hợp với phương thẳng đứng 1 góc [TEX]\alpha = 30^0[/TEX]. Độ lớn của cường độ điện trường là?
 
T

thien_nga_1995

Bài tập


Bài 4: 1 điện tích điểm [TEX]q=3.10^{-8} C[/TEX] đặt trong điện trường của 1 điện tích điểm Q chịu tác dụng của lực [TEX]F = 3.10^{-4} N[/TEX]

a, Tính cường độ điện trường E tại điểm đặt điện tích q

b, Tinh độ lớn của điện tích Q biết rằng hai điện tích đặt cách nhau r = 30 cm trong chân không
a, Cường độ điện trường E=[TEX]3.10^{-4}[/TEX].[TEX]3.10^{-8}[/TEX]=[TEX]9.10^{-12}[/TEX]
b,Q=[TEX]\frac{F.r^2}.{q}[/TEX]=[TEX]\frac{3.10^{-4}.0,3^2}{3.10^{-8}[/TEX]=900.
Chém bài dễ nhất không biết có đúng không.....................
 
L

l94

Bài 1: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 0,1Kg, đc treo ở đâu 1 sợi dây chỉ mảnh trong 1 điện trường đều có phương nằm ngang có cường độ điện trường đều có phương nằm ngang có cường độ điện trường [TEX]E = 10^3 (V/m)[/TEX]. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng 1 góc [TEX]10^0[/TEX]. Tính điện tích của quả cầu. Lấy [TEX]g=10 m/s^2[/TEX]
[tex]tan\alpha=\frac{F}{mg} \Rightarrow F \Rightarrow q[/tex]
 
L

l94


Bài 2: 1 hòn bi nhỏ kim loại đc đặt dàu có thể tích [TEX]10 mm^3[/TEX], khối lượng [TEX]9.10^{-5} kg[/TEX], dầu có KLR [TEX]D = 800 kg/m^3[/TEX]. Tất cả đc đặt trong 1 điện trường đều thẳng đứng hướng xuống dưới và [TEX]E = 4,1.10^5 V/m; Cho \ g = 10 (m/s^2) [/TEX]. Tìm điện tích của bi để nó lơ lửng trong dầu

Bài 3: Electron đang chuyển động với vận tốc [TEX]v_0=4.10^6 (m/s)[/TEX] thì đi vào 1 điện trường đều có E = 910 (V/m), vận tốc cùng hướng điện trường. Tính gia tốc và quãng đường chậm dần của Electron
bài 2:[tex]F_A=D_dV=8.10^{-6}[/tex],[tex]P=mg=9.10^-4[/tex]
vì [tex]F_A<P[/tex] nên lực điện trường phải hướng lên để hòn bi cân bằng.
chiếu lên phương thẳng đứng:[tex]P=F_A+|q|E \Leftrightarrow |q|[/tex]
vì lực điện trường ngược chiều điện trường nên q âm.
bài 3:[tex]a=\frac{|q|E}{m}[/tex]
[tex]S=\frac{-v_0^2}{2a}[/tex]
 
Top Bottom