[Vật lý 11] Học nhanh - gọn chương trình

D

donquanhao_ub

CHUYÊN ĐỀ 3: PHỐI HỢP LỰC CU LÔNG - LỰC CƠ HỌC KHÁC. ĐLUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

1. Phối hợp lực Cu lông - Cơ học

* Phương pháp

- B1: Phân tích hiện tượng

- B2: Chỉ ra các lực t/dụng lên vật

- B3: Viết bthức đluật III Niu - tơn

[TEX]\vec{F_{hl}}=\vec{0}[/TEX]

\Rightarrow Vẽ hình

- B4: Tính


* Note

- Có thể use đlí cơ năng, động năng

- Các lực cơ học

+ Hấp dẫn

[TEX]F=\frac{G.m_1m_2}{r^2}[/TEX]

Đbiệt: Trọng lực

[TEX]\vec{P}=m\vec{g}[/TEX] \Rightarrow [TEX]g=\frac{G.M_{dat}}{(R+h)^2}[/TEX]

+ Lực ma sát

+ Lực đàn hồi

[TEX]F_{dh}=k.do bien dang[/TEX]

+ Lực đẩy Acsimet

[TEX]F_C=D_{CL}.V_L.g[/TEX]


2. Đluật bảo toàn điện tích

* Phương pháp

- B1: Chỉ ra hệ nào cô lập về điện

- B2: Xét điện tích của hệ trc và sau ([TEX]q_{ht} & q_{hs}[/TEX])

- B3: Viết [TEX]q_{ht} = q_{hs}[/TEX] \Rightarrow Tính


* Note

- Vật mang q \Rightarrow Sờ \Rightarrow Mất q

- 2 vật giống nhau \Rightarrow Sau va chạm \Rightarrow [TEX]q_1=q_2[/TEX]
 
D

donquanhao_ub

BÀI TẬP (Vì chưa có t/g nên tạm thời post 1 số btập cđề 3 thôi nhé ;) )

Bài 1: Có 2 giọt nước giống nhau, mỗi giọt nc chưa 1e dư. Hỏi bkính của mỗi giọt nc bằng bnhiêu, nếu lực tương tác giữa 2 giọt bằng lực hấp dẫn giữa chúng? Cho biết hằng số hấp dẫn [TEX]G= 6,67.10^{-11} (\frac{N.m^2}{kg^2})[/TEX] và khối lượng riêng của nc' [TEX]D=1000\frac{kg}{m^3}[/TEX]

Bài 2: Một quả cầu k.lượng 10g, đc treo vào 1 sợi chỉ cách điện. Quả cầu mag điện tích [TEX]q_1=0,1 \mu C[/TEX]. Đưa quả cầu thứ 2 mang điện tích [TEX]q_2[/TEX] lại gần thì quả cầu thứ nhất lệch khỏi vtrí bđầu, dây treo hợp vs đ.thẳng đứng góc [tex]\alpha=30^0[/tex]. Khi đó 2 quả cầu ở trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang và cách nhau 3cm. Hỏi độ lớn điện tích[TEX]q_2[/TEX] và lực căng sợi dây. Lấy [TEX]g = 10 \frac{m}{s^2}[/TEX]

Bài 3: Hai quả cầu kloại nhỏ như nhau mang các đtích [TEX]q_1;q_2[/TEX] đặt trong không khí cách nhau R = 2cm, đẩy nhau bằng lực [TEX]F_1=2,7.10^{-4} N[/TEX]. Cho 2 quả cầu t/xúc nhau rồi lại đưa về vtrí cũ. Chúng đẩy nhau bằng lực [TEX]F_2=3,6.10^{-4}[/TEX]. Tính [TEX]q_1;q_2[/TEX]

Bài 4: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m, điện tích q đc treo tại cùng 1 điểm bằng 2 sợi dây mảnh chiều dài l. Do lực đẩy tĩnh điện 2 quả cầu tách xa nhau 1 đoạn a = 3cm. Xđịnh góc lệch của các sợi dây so với phương thẳng đứng

Áp dụng bằng số: [TEX]m=0,1kg; q=10^{-8} C; g=10 \frac{m}{s^2}[/TEX]

Còn 6 bài nữa. Sẽ post sau :-*

Post xong mình sẽ làm 1 VD ;)
 
L

l94

BÀI TẬP (Vì chưa có t/g nên tạm thời post 1 số btập cđề 3 thôi nhé ;) )

Bài 1: Có 2 giọt nước giống nhau, mỗi giọt nc chưa 1e dư. Hỏi bkính của mỗi giọt nc bằng bnhiêu, nếu lực tương tác giữa 2 giọt bằng lực hấp dẫn giữa chúng? Cho biết hằng số hấp dẫn [TEX]G= 6,67.10^{-11} (\frac{N.m^2}{kg^2})[/TEX] và khối lượng riêng của nc' [TEX]D=1000\frac{kg}{m^3}[/TEX]
Lực hấp dẫn:[tex]F_{hd}=\frac{Gm^2}{l^2}[/tex](l là khoảng cách 2 giọt)
Lực tương tác:[tex]F=\frac{kq^2}{l^2}[/tex]
[tex]F_{hd}=F \Leftrightarrow Gm^2=kq^2 \Rightarrow m=q\sqrt{\frac{k}{G}}[/tex]
thể tích mỗi giọt:[tex]V=\frac{m}{D}=\frac{q}{D}\sqrt{\frac{k}{G}}[/tex]
Mỗi giọt coi như là hình cầu:[tex]V=\frac{4\pi.R^3}{3} \Leftrightarrow \frac{q}{D}\sqrt{\frac{k}{G}}=\frac{4\pi.R^3}{3} \Rightarrow R^3=\frac{3q}{4\pi.D}\sqrt{\frac{k}{G}}[/tex]
căn bậc 3 R lên rồi thay số vào là tính ra thôi:|
 
Last edited by a moderator:
X

xukapetixiu

Bài 3: Hai quả cầu kloại nhỏ như nhau mang các đtích q_1;q_2 đặt trong không khí cách nhau R = 2cm, đẩy nhau bằng lực F_1=2,7.10^{-4} N. Cho 2 quả cầu t/xúc nhau rồi lại đưa về vtrí cũ. Chúng đẩy nhau bằng lực F_2=3,6.10^{-4}. Tính q_1;q_2

Mình giải đc: [tex]q_1 = \pm2.10^{-9} q_2 = \pm 6.10^{-9} [/tex]
Mình ko biết gõ công thứ Vật lý trong này. Ai giải rồi thì cho mình so sánh kết quả nhé ^^
 
L

l94

Bài 3:
[tex]F_1=\frac{k|q_1q_2|}{r^2} \Rightarrow |q_1q_2| [/tex]
sau khi tiếp xúc:[tex]q_1'=q_2'=\frac{q_1+q_2}{2}[/tex]
[tex]F_2=\frac{k(q_1+q_2)^2}{4r^2} \Rightarrow q_1+q_2[/tex]
giải hệ phương trình tìm được 2 ẩn q1 và q2:
[tex]q_1q_2=1,2.1-^{-17}[/tex]
[tex]q_1+q_2=8.10^{-9}[/tex]
giải ra được [tex]q_1=+2.10^{-9}[/tex]
[tex]q_2=+6.10^{-9}[/tex]
lấy 2 giá trị dương vì tổng của nó dương và 2 điện tích cùng dấu(đẩy nhau).
2 bài này dễ giải trc, 2 bài kia mai post, lười post lên quá=.=
 
Last edited by a moderator:
L

l94


Bài 2: Một quả cầu k.lượng 10g, đc treo vào 1 sợi chỉ cách điện. Quả cầu mag điện tích [TEX]q_1=0,1 \mu C[/TEX]. Đưa quả cầu thứ 2 mang điện tích [TEX]q_2[/TEX] lại gần thì quả cầu thứ nhất lệch khỏi vtrí bđầu, dây treo hợp vs đ.thẳng đứng góc [tex]\alpha=30^0[/tex]. Khi đó 2 quả cầu ở trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang và cách nhau 3cm. Hỏi độ lớn điện tích[TEX]q_2[/TEX] và lực căng sợi dây. Lấy [TEX]g = 10 \frac{m}{s^2}[/TEX]
Các lực tác dụng:[tex]\vec{P}+\vec{T}+\vec{F}=\vec{0}[/tex]
chiếu lên phương thẳng đứng hướng lên trên:
[tex] -P+Tcos\alpha =0 \Leftrightarrow T=\frac{P}{cos\alpha }[/tex]
Chiếu lên phương nằm ngang chiều F[tex]F-sin\alpha T=0 \Leftrightarrow F=tan\alpha P \Leftrightarrow \frac{k|q_1q_2|}{r^2}=tan\alpha P \Rightarrow q_2[/tex]
Hình:
6.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài 4:Làm như bài 3:[tex]tan\alpha=\frac{F}{P}[/tex]
với [tex]F=\frac{kq^2}{a^2}[/tex]
[tex]P=mg[/tex]
thay vào là ra thôi:D.
 
D

donquanhao_ub

Bài tập chuyên đề 3 (Tiếp)

Bài 5: Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng [TEX]m=0,6g[/TEX] đc treo trong không khí bằg 2 sợi dây nhẹ cùng chiều dài [TEX]l=50cm[/TEX] vào cùg 1 điểm. Khi 2 quả cầu nhiễm điện giống nhau, chúng đẩy nhau và cách nhau 1 khoảng [TEX]R=6cm[/TEX]

a. Tính điện tích mỗi quả cầu. Lấy [TEX]g=10\frac{m}{s^2}[/TEX]

b. Nhúng hệ thống vào rượu Etylic (E=27). Tính khỏang cách R giữa 2 quả cầu, bỏ qua lực đẩy Acsimet. Cho biết khi góc [TEX]\alpha[/TEX] nhỏ thì [TEX]Sin \alpha \approx tan \alpha[/TEX]

Bài 6: Hai quả cầu kim loại nhỏ khối lượng giống nhau, mỗi quả có điện tích q, khối lượng [TEX]m=10g[/TEX] treo bởi 2 dây cùng chiều dài[TEX]l=30cm[/TEX] vào cùng 1 điểm. Giữ quả cầu thứ nhất cố định theo phương thẳng đứng, dây treo thứ 2 sẽ lệch 1 góc [TEX]\alpha = 60^0[/TEX] so vs phương thẳng đứng. Tìm q

Bài 7: 2 quả cầu nhỏ khối lượng giống nhau treo vào 1 điểm bởi 2 dây [TEX]l=20cm[/TEX]. Truyền cho 2 quả cầu điện tích tổng cộng [TEX]q=8.10^{-7} C[/TEX], chúng đẩy nhau, các dây treo hợp thành [TEX]2\alpha = 90^0[/TEX]. Cho [TEX]g=10\frac{m}{s^2}[/TEX]

a. Tìm khối lượng mỗi quả cầu

b. Truyền thêm cho quả cầu 1 điện tích q, 2 quả cầu vẫn đẩy nhau nhưng góc giữa 2 dây treo giảm còn [TEX]60^0[/TEX]. Tính q

Bài 8: Hai quả cầu nhỏ bằng kloại giống nhau, treo trên 2 sợi dây dài vào cùg 1 điểm, đc tích điện bằng nhau và cách nhau 1 đoạn [TEX]a=5cm[/TEX]. Chạm nhẹ tay vào 1 quả cầu. Tính khoảng cách giữa chúng sau đó

Bài 9: Một quả có KLR D, bán kính R, tính điện âm q đc treo vào đầu 1 sợi dây dài [TEX]l[/TEX]. Tại điểm treo có đặt 1 điện tích âm [TEX]q_0[/TEX]. Tất cả đặt trong dầu có KLR d và hằng số điện môi E. Tính lực căng của sợi dây treo. Áp dụng hằng số [TEX]q=q_0=-10^{-6} C; R=1cm; l=10cm; E=3; g=10\frac{m}{s^2}; d=0,8.10^3 \frac{kg}{m^3}; D=9,8.10^3 \frac{kg}{m^3}[/TEX]

Bài 10: Hai quả cầu nhỏ giống nhau có cùng khối lượng m, bán kính R, điện tích q, đc treo vào 2 sợi dây mảnh có chiều dài bằng nhau trong không khí. Do lực đẩy tĩnh điện, các sợi dây lệch theo phương thẳng đứng 1 góc [TEX]\alpha[/TEX]. Nhúng 2 quả cầu vào trong dầu có hằng số điện môi [TEX]\mathscr{E}=2[/TEX], ngta thấy góc lệch của mỗi sợi dây vẫn là [TEX]\alpha[/TEX]. Tìm KLR D của quả cầu. Biết KLR của dầu [TEX]d=0,8.10^3 \frac{kg}{m^3}[/TEX]
_________________________

Vì anh L94 đã giải kha khá bài rồi nên tớ k cần làm bài mẫu nữa nhé ;)
 
D

donquanhao_ub

Sang phần mới ;))

____________________________

B/ Điện trường (Môi trường vật chất xung quanh điện tích)

I. Lý thuyết


1. Định nghĩa - Tính chất

- Định nghĩa: Điện trường là MT vật chất tồn tại xung quanh 1 điện tích

- Tính chất: Tác dụng ngay lập tức lên 1 điện tích đặt trong nó

2. Các đại lượng đặc trưng

a. Cường độ điện trường

* Xây dựng (Khá trừu tượng =(( - Nhưng chỉ biết như thế, k giải thích đc hơn)

- Xét điện trường của [TEX]Q_o > 0[/TEX] tại M

- Đặt lần lượt các điện tích thử [TEX]q_1;q_2;...;q_n[/TEX] dương (chọn âm cũng đc ;) nhưg chọn dương cho dễ ;)) ) vào M \Rightarrow Nó chịu tác dụng của [TEX]F_1;F_2;....;F_n[/TEX]

- Kết quả thấy

[TEX]\frac{F_1}{q_1}=\frac{F_2}{q_2}=....=\frac{F_n}{q_n}=Const[/TEX]

Biểu thức trên [TEX]\notin F; \notin q; \in Q_o[/TEX], vị trí M và môi trường

\Rightarrow Tại sao lại nvậy?

Chứng minh luôn ;)) - Tổng quát

[TEX]\frac{F}{q}[/TEX] = [TEX]\frac{k|Q_o|}{r^2} [/TEX]

NOTE:

* 1 định lí, định luật cần 2 yếu tố là điều kiện và biểu thức để đọc thành lời

* 1 định nghĩa cũng cần 2 yếu tố là ý nghĩa và biểu thức

Thử nhé ;)

\Rightarrow Định nghĩa

+ Ý nghĩa: Đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực

+ Biểu thức

[TEX]\vec{E_M}=\frac{\vec{F}}{q}[/TEX] (Cường độ điện trường)

- Cường độ điện trường do [TEX]Q_o[/TEX] gây ra tại 1 điểm

+ Với [TEX]Q_o>0[/TEX] \Rightarrow Cường độ điện trường hướng ra ngoài

+ Với [TEX]Q_o<0[/TEX] \Rightarrow Cường độ điện trường hướng vào trong

+ Nglí chồng chất điện trường

[TEX] Q_1; Q_2;....;Q_n gay \vec{E_{1M}};\vec{E_{2M}};....;\vec{E_{nM}}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\vec{E_M}=\vec{E_{1M}}+\vec{E_{2M}}+....+\vec{E_{nM}}[/TEX]

[TEX]\vec{E}[/TEX]: Là 1 đại lượng véctơ

[TEX]\vec{E}[/TEX]: Đơn vị [TEX]\frac{V}{m}[/TEX]

Vì đánh TEX hơi lâu nên mai tớ post tiếp ;)

Bh đi học đã :x
 
L

l94

Bài 5: Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng [TEX]m=0,6g[/TEX] đc treo trong không khí bằg 2 sợi dây nhẹ cùng chiều dài [TEX]l=50cm[/TEX] vào cùg 1 điểm. Khi 2 quả cầu nhiễm điện giống nhau, chúng đẩy nhau và cách nhau 1 khoảng [TEX]R=6cm[/TEX]

a. Tính điện tích mỗi quả cầu. Lấy [TEX]g=10\frac{m}{s^2}[/TEX]

b. Nhúng hệ thống vào rượu Etylic (E=27). Tính khỏang cách R giữa 2 quả cầu, bỏ qua lực đẩy Acsimet. Cho biết khi góc [TEX]\alpha[/TEX] nhỏ thì [TEX]Sin \alpha \approx tan \alpha[/TEX]

a.góc lệch [tex]sin\alpha =\frac{R}{2l}=tan\alpha[/tex](vì alpha nhỏ)

Chiếu như bài 3 ta được [tex]F=tan\alpha.P[/tex],từ đó tính được F, có F tính điện tích.

b.như trên[tex]tan\alpha=\frac{R'}{2l}[/tex]

[tex]F=tan\alpha.P \Leftrightarrow \frac{kq^2}{ER'^2}=\frac{R'}{2l} \Rightarrow R'[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài 6: Hai quả cầu kim loại nhỏ khối lượng giống nhau, mỗi quả có điện tích q, khối lượng [TEX]m=10g[/TEX] treo bởi 2 dây cùng chiều dài[TEX]l=30cm[/TEX] vào cùng 1 điểm. Giữ quả cầu thứ nhất cố định theo phương thẳng đứng, dây treo thứ 2 sẽ lệch 1 góc [TEX]\alpha = 60^0[/TEX] so vs phương thẳng đứng. Tìm q

phân tích các lực tác dụng lên quả cầu 2 và lần lượt chiếu ta có hệ phương trình:

[tex]Tcos60^o+Fsin60^o=P[/tex]

[tex] -Tsin60^o+Fcos60^o=0 [/tex]

giải hệ tìm được T và F

ta có:[tex]sin\alpha=\frac{R}{2l} \Leftrightarrow R[/tex]

Có F có R tìm q dễ dàng:p
p/s:bài này có vấn đề gì à, sao k thanks nốt lun:D
 
Last edited by a moderator:
L

l94


Bài 7: 2 quả cầu nhỏ khối lượng giống nhau treo vào 1 điểm bởi 2 dây [TEX]l=20cm[/TEX]. Truyền cho 2 quả cầu điện tích tổng cộng [TEX]q=8.10^{-7} C[/TEX], chúng đẩy nhau, các dây treo hợp thành [TEX]2\alpha = 90^0[/TEX]. Cho [TEX]g=10\frac{m}{s^2}[/TEX]

a. Tìm khối lượng mỗi quả cầu

b. Truyền thêm cho quả cầu 1 điện tích q, 2 quả cầu vẫn đẩy nhau nhưng góc giữa 2 dây treo giảm còn [TEX]60^0[/TEX]. Tính q

Vì 2 quả cầu treo cùng 1 điểm nên chúng tiếp xúc vs nhau [tex] \Rightarrow q_1=q_2=\frac{q}{2}[/tex], mỗi quả lệch phương thẳng đứng 45 độ, vec tơ lực tương tác có phương nằm ngang.

Áp dụng phép chiếu:

[tex]Tcos45^o=P[/tex]

[tex]F=Tcos45_o[/tex]

vậy [tex]P=F[/tex].

Khoảng cách R[tex]R=2l.sin45^o[/tex].Có R, có q thì tìm được F, từ F suy ra được P.

b/áp dụng phép chiếu cho quả cầu 1:

[tex]tan\alpha=\frac{F}{P}[/tex]

Áp dụng cho quả cầu 2:

[tex]tan(60- \alpha )=\frac{F}{P}[/tex]

[tex] \Rightarrow \alpha=60-tan\alpha [/tex].vậy alpha bằng 30 độ.(alpha là góc dây quả cầu 1 hợp với phương thẳng đứng.)

Khoảng cách R[tex]R^2=2l^2(1-cos60)[/tex](vì lúc này tam giác chứa R là tam giác cân)

Có được alpha thế vào suy ra được F, kết hợp với R và q2 để tính ra q:

[tex]F=\frac{k(q_1+q)q_1}{R^2}[/tex](vì q1=q2 và góc alpha giảm nên q ra kết quả sẽ âm)
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài 8: Hai quả cầu nhỏ bằng kloại giống nhau, treo trên 2 sợi dây dài vào cùg 1 điểm, đc tích điện bằng nhau và cách nhau 1 đoạn [TEX]a=5cm[/TEX]. Chạm nhẹ tay vào 1 quả cầu. Tính khoảng cách giữa chúng sau đó
[/TEX]
Chạm nhẹ tay vào 1 quả cầu thì quả cầu đó mất điện.
Vật mang điện sẽ hút vật không mang điện nên chúng sẽ chạm vào nhau.sau đó chúng lại có điện tích bằng nhau.
Điện tích mỗi quả khi đó:[tex]q'=q/2[/tex]
Điện tích giảm một nửa thì lực điện yếu đi, nên khoảng cách của chúng giảm 2 lần(2,5cm).(mình không chắc lắm chỗ khoảng cách này:D)
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài 9: Một quả có KLR D, bán kính R, tính điện âm q đc treo vào đầu 1 sợi dây dài [TEX]l[/TEX]. Tại điểm treo có đặt 1 điện tích âm [TEX]q_0[/TEX]. Tất cả đặt trong dầu có KLR d và hằng số điện môi E. Tính lực căng của sợi dây treo. Áp dụng hằng số [TEX]q=q_0=-10^{-6} C; R=1cm; l=10cm; E=3; g=10\frac{m}{s^2}; d=0,8.10^3 \frac{kg}{m^3}; D=9,8.10^3 \frac{kg}{m^3}[/TEX]

[tex]V=\frac{4}{3}.\pi.R^3[/tex]

[tex]m=DV \Rightarrow P=gDV[/tex]

[tex]F=\frac{k|q_0q|}{El^2}[/tex]

[tex]F_A=dV[/tex]

[tex]T=P+F-F_A[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài 10: Hai quả cầu nhỏ giống nhau có cùng khối lượng m, bán kính R, điện tích q, đc treo vào 2 sợi dây mảnh có chiều dài bằng nhau trong không khí. Do lực đẩy tĩnh điện, các sợi dây lệch theo phương thẳng đứng 1 góc [TEX]\alpha[/TEX]. Nhúng 2 quả cầu vào trong dầu có hằng số điện môi [TEX]\mathscr{E}=2[/TEX], ngta thấy góc lệch của mỗi sợi dây vẫn là [TEX]\alpha[/TEX]. Tìm KLR D của quả cầu. Biết KLR của dầu [TEX]d=0,8.10^3 \frac{kg}{m^3}[/TEX]

làm như bài 3 ta được:[tex]tan\alpha =\frac{F}{P} \Rightarrow F=tan\alpha.P[/tex]

KHi cho vào dầu các lực tác dụng có:

[tex]\vec{P}+\vec{T}+\vec{F'}+\vec{F_A}=\vec{0}[/tex]

phép chiếu:

[tex]P=Tcos\alpha+F_A \Rightarrow F_A=mg-Tcos\alpha[/tex]

[tex]F'=Tsin\alpha \Rightarrow T=\frac{F'}{sin\alpha }[/tex]

thay vào:

[tex]F_A=mg-cotg\alpha.F'=mg-cotg\alpha.\frac{kq^2}{ER^2}=mg-cotg\alpha.\frac{F}{E}=mg-cotg\alpha.tan\alpha.mg/E=mg-\frac{mg}{E}=mg(1-\frac{1}{E})[/tex]

hay [tex]dV=mg(1-\frac{1}{E}) \Leftrightarrow \frac{m}{V}=\frac{d}{g(1-\frac{1}{E})}[/tex]

[tex]D=\frac{d}{g(1-\frac{1}{E})}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

b. Cách biểu diễn điện trường (Đường sức điện)

- Định nghĩa: Là những đường cong mà tiếp tuyến vs nó tại 1 điểm có phương bằng với phương của của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. Chiều của đường sức trùng với chiều của [TEX]\vec{E}[/TEX] tại điểm đó

- Tính chất

+ Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ đc 1 và chỉ 1 đường sức

+ 2 đường sức không bh cắt nhau

+ Mật độ đường sức càng lớn thì cường độ điện trường càng mạnh và ngược lại

- Điện trường đều

+ Véctơ E như nhau tại mọi điểm

+ Đường sức song song cách đều

- Đường sức điện của điện tích

(Tất cả mình sẽ Scan sau. Bố đi vắng nên chưa học đc Scan ;) )

\Rightarrow Đường sức điện trường là những đường cong không khép kín


c. Điện thế. Hiệu điện thế

* Nhắc lại kiến thức lớp 10

- Năng lượng

+ Ý nghĩa: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công

+ Biểu thức: Giá trị của năng lượng [TEX]= A_{Max}[/TEX] trong 1 quá trình biến đổi nhất định

-

+ Động năng (1)


+ Thế năng (2)

Từ (1) và (2) \Rightarrow Cơ năng

- Lực thế

[TEX]A \notin[/TEX] dạng quỹ đạo

[TEX]A \in[/TEX] vào vtrí điểm đầu, điểm cuối của quỹ đạo

- [TEX]A_{\vec{F}}=\vec{F}.\vec{s}.Cos(\vec{F};\vec{s})[/TEX]

[TEX]P=\frac{\vec{A_F}}{t}[/TEX]

- Đluật bảo toàn năng lượng

Trong hệ kín [TEX]\sum_{NL}=Const[/TEX]

+ Đlí cơ năng

+ Đlí động năng

+ Đlí thế năng

(3 định lí phải nhớ biểu thức nhé :x)
____________________

Còn nữa nhưng post sau ;)

Đi học :">

Cũng có thể ngày mai chưa post đc vì còn fải đi cổ vũ Olympia :x
 
Last edited by a moderator:
X

xukapetixiu

Chạm nhẹ tay vào 1 quả cầu thì quả cầu đó mất điện.
Vật mang điện sẽ hút vật không mang điện nên chúng sẽ chạm vào nhau.sau đó chúng lại có điện tích bằng nhau.
Điện tích mỗi quả khi đó:[tex]q'=q/2[/tex]
Điện tích giảm một nửa thì lực điện yếu đi, nên khoảng cách của chúng giảm 2 lần(2,5cm).(mình không chắc lắm chỗ khoảng cách này:D)
Chỗ khoảng cách này mình nghĩ R^2 sẽ giảm đi 2 lần
 
L

l94

q giảm 1 nửa mà 2 quả bằng q nên F giảm 4 lần, như vậy r^2 phải giảm 4 lần, suy ra r giảm 2 lần:D
 
Top Bottom