bài của kienduc làm tốt, có điều khi tính U CE = - U EC = - U6 = - I6 R6 vậy là xong.
trong bài làm có sử dụng công thức của sách nâng cao, trong SGK không biết có giới thiệu không (sách SGK củ thì không có nên pé nom không hiểu) công thức này để tính dòng điện I đi qua 1 mạch điện gồm 2 điện trở // với nhau.
nếu trong SGK không giới thiệu thì chỉ dùng nó khi làm trắc nghiệm, chứ làm tự luận mà không chứng minh bị trừ điểm thì ráng chịu nhá
sẵn nói luôn công thức cho nom hiểu luôn:
cho mạch R1//R2, dòng I đi qua mạch, U 2 đầu.
ta có R = R1.R2/(R1+R2)
U = I1 . R1 = I2 . R2 = I . R1.R2/(R1+R2) (1)
từ (1) suy ra: I1 . R1 = I . R1.R2/(R1+R2) => I1 = I . R2/(R1+R2)
tương tự ta có: I2 = I. R1/(R1+R2) (2)
đây là công thức cần chứng minh khi sử dụng nếu SGK không đề cập tới lúc làm bài tự luận.
bài của pé nom tuy kết quả sai nhưng cách làm đúng, kienduc và nom xem bài của nhau rồi rút ra bài học, cái nào hay thì học, thấy không thích thì thôi
ak, còn nữa, cái bài của nom củng trả lời cho kienduc tại sao lại phải tính Rtđ luôn rồi đó
PS:
dễ thấy I2/R1 = I1/R2 <=> I2 R2 = I1 R1 = U
từ công thức trên ta thấy ngay trong mạch song song, dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở. đó củng là tính chất của mạch điện mắc //