[Vật Lí 9] Physic Warrior

N

nicelife

đúng là vô lí wa'
Rx = 0 thì 2 đầu Rx chập lại với nhau
mấy cái điện trở R1 và R2 còn mắc vào đâu nữa
????????
 
P

pyn.gianganh

Hình như là dây dẫn cũng có điện trở, rất có thể là bị đánh lừa ở chỗ ấy đấy, đề bài không cho dây dẫn lí tưởng mà.Có điều, nếu như vậy thì điện trở của dây dẫn sẽ là [TEX]3000 /omega[/TEX] àk, dây gì mà dài thế????????
 
Last edited by a moderator:
N

nicelife

Cho mạch điện như hình vẽ. [TEX]R_1=R_3=45\large\Omega , R_2=90\large\Omega. Uab=90V[/TEX]. Biết khi K mở lẫn K đóng thì đèn đều sáng bình thường. Hãy tính các giá trị định mức của đèn
46b4003363a4e7ef64d31906cb4a7f40_40874866.untitled.120x1.bmp

bạn ơi Uab có đổi ko vậy?
ko đổi thì mình giải luôn
Gọi cường độ dòng điện định mức của đèn là I
hđt định mức của đèn là U
Khi k mở: [TEX][(R_1 nt Đ) //R_2] nt R_3[/TEX]
Ta có; [TEX]U_ab = I.R_1 + U + (I + \frac{I.R_1+U}{R_2})R_3[/TEX]
\Leftrightarrow 90 = 45I + U + (I + \frac{45I+U}{90})45
\Leftrightarrow 60 = 75I + U (1)
Khi k đóng[TEX][(Đ // R_3) nt R_2] // R_1[/TEX Lại có: [TEX]Uab = U + (I + \frac{U}{R_3}).R_2[/TEX]
\Leftrightarrow 90 = 90.I + 3.U
\Leftrightarrow 30 = 30.I + U (2)
Trừ vế với vế của (1) và (2) ta có:
30 = 45.I \Rightarrow I = 2/3 A
các giá trị còn lại bạn tự tính
 
A

anhtrangcotich

Như thế sẽ không thể giải được vì ta chỉ có 2 phương trình trong khi đó có 3 ẩn.

Tóm lại gốc tọa độ có lẽ không phải là 0 mà là một giá trị nào đó.
 
P

pyn.gianganh

Không hẳn đâu anh, ta có thể dễ dàng tính được điện trở của dây dẫn khi [TEX]{R}_{x} = 0[/TEX] là:[TEX]{R}_{d}=\frac{U}{{I}_{1}}=\frac{6}{0,002}=3000 \Omega [/TEX]
Khi [TEX]{R}_{x}[/TEX] đạt max thì ta bỏ [TEX]{R}_{x}[/TEX] đi vì dòng điện không thể chạy qua [TEX]{R}_{x}[/TEX]. Gọi tổng điện trở của [TEX]{R}_{1}+{R}_{2}[/TEX] là [TEX]x[/TEX].
Cường độ dòng điện qua mạch chính lúc này là:
[TEX]{I}_{2}=\frac{U}{R}=\frac{U}{\frac{{x}^{2}}{2x}+{R}_{d}}=0,0015A[/TEX] (Do [TEX]({R}_{1}nt{R}_{2})//({R}_{1}nt{R}_{2})[/TEX] nên mình thay bằng [TEX]x[/TEX] luôn nhé).
[TEX]\Rightarrow x=2000\Omega [/TEX]
[TEX]\Rightarrow {R}_{1}+{R}_{2}=2000\Omega [/TEX]
Vậy nghiệm của [TEX]{R}_{1};{R}_{2}[/TEX] thỏa mãn: [TEX]0\leq {R}_{1};{R}_{2}\leq 2000[/TEX] và [TEX]{R}_{1}+{R}_{2}=2000\Omega [/TEX].
Tập nghiệm của [TEX]{R}_{1};{R}_{2}[/TEX] là:
[TEX]({R}_{1};{R}_{2})=(1;1999);(1999;1);(2;1998);(1998;2);....;(1000;1000)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Đã bảo không tính được mà không tin ;))

Không phải mọi giá trị của R1 và R2 cứ cộng lại bằng 2000 ôm là được đâu. Chỉ duy nhất 1 giá trị của R1 và một giá trị của R2 mà thôi, vì nó có đồ thị là một đường xác định mà.
 
P

pyn.gianganh

Đã bảo không tính được mà không tin ;))

Không phải mọi giá trị của R1 và R2 cứ cộng lại bằng 2000 ôm là được đâu. Chỉ duy nhất 1 giá trị của R1 và một giá trị của R2 mà thôi, vì nó có đồ thị là một đường xác định mà.
Nhưng hình như đây là đồ thị của cường độ dòng điện và [TEX]{R}_{x}[/TEX] chứ; nó chỉ liên quan đến 2 cụm chứa [TEX]{R}_{1};{R}_{2}[/TEX] thui chứ anh, còn tổng điện trở trên 2 cụm này vẫn không đổi mà, 2 cụm ấy mắc song song thì cứ thay [TEX]{R}_{1};{R}_{2}[/TEX] bằng một cái điện trở R nào đó thì vẫn thế mà.
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Ừ nhỉ :confused:

R1 và R2 có thế nào đi chăng nữa thì điện trở tương đương của 4 đứa vẫn là 100 ôm =.=
 
P

pyn.gianganh

Đề cho gì mà buồn cười quá đi, mình tính dây dẫn có điện trở là 3000 ôm, chắc dây cũng phải dài từ Thanh Hóa tới Hà Nội đấy.:D:D:D
 
P

pyn.gianganh

Chán quá,không có ai post bài nữa àk? Vậy thì mình xin post một bài nhé.
Dạng toán mắc bóng đèn:
Cho mạch điện như hình vẽ, [TEX]{U}_{MN}=24V[/TEX], [TEX]r=1,5\Omega [/TEX].
a, Hỏi giữa 2 điểm AB có thể mắc tối đa bao nhiêu đèn loại 6V-6W để chúng sáng bình thường?
b, Nếu có 12 bóng đèn loại 6V-6W thì phải mắc thế nào để chúng sáng bình thường?
picture.php
 
N

nicelife

Chán quá,không có ai post bài nữa àk? Vậy thì mình xin post một bài nhé.
Dạng toán mắc bóng đèn:
Cho mạch điện như hình vẽ, [TEX]{U}_{MN}=24V[/TEX], [TEX]r=1,5\Omega [/TEX].
a, Hỏi giữa 2 điểm AB có thể mắc tối đa bao nhiêu đèn loại 6V-6W để chúng sáng bình thường?
b, Nếu có 12 bóng đèn loại 6V-6W thì phải mắc thế nào để chúng sáng bình thường?
picture.php
giải phát
Để các đèn sáng bình thường ta mắc x bóng đèn nối tiếp thành n dãy song song với nhau
Cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn: Iđm =Pđm/Uđm = 6/6 = 1(A)
Ta có: 6.x + 1.n.r = 24 \Rightarrow 4x + n = 16
mặt khác: 6x < 24
mà x là số tự nhiên lớn hơn 0 \Rightarrow 6x thuộc bội của 6
\Rightarrow 6x thuộc {6,12,18}
\Rightarrow x thuộc {1,2,3} \Rightarrow X max = 3
\Rightarrow n = 16 - 4.3 = 4
Vậy tổng số bóng tối đa là 3.4 = 12 bóng
mắc thành 4 dãy song song với nhau mỗi dãy 3 bóng
(LÀm luôn câu b rồi đấy)
Nhớ tks đấy
 
Last edited by a moderator:
M

mrbap_97

Giá trị của R có phải nguyên không mà tính chẵn thế ???
[TEX]R_1+R_2=2000[/TEX]
Vậy [TEX]R_1=1999.999999\Omega;R_2=0,000001\Omega[/TEX] cũng được mà @-)
Phương trình có vô số nghiệm
P/s: Trích dẫn bài giải của pyn.gianganh
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Nếu [TEX]R_x = 0[/TEX] thì cường độ dòng điện qua mạch sẽ là 2 mA.

Khi đó mạch điện sẽ là[TEX] [R_1 // R_2] nt [R_1 // R_2] [/TEX]



Khi [TEX]R_x[/TEX] vô cùng lớn, ta bỏ nó ra khỏi mạch. Cường độ dòng điện qua mạch sẽ là 1,5 mA.

Khi đó mạch điện là [TEX][R_1 nt R_2] // [R_1 nt R_2][/TEX]
 
P

pyn.gianganh

Nếu đề thế này thì mình sẽ giải như sau:
Gọi điện trở của [TEX]{R}_{1}[/TEX] là [TEX]a[/TEX]; [TEX]{R}_{2}[/TEX] là [TEX]b[/TEX].
Khi [TEX]{R}_{x}=0[/TEX], Ta chập hai đầu [TEX]{R}_{x}[/TEX] lại. Lúc này, mạch điện sẽ là:[TEX][{R}_{1}//{R}_{2}]nt[{R}_{2}//{R}_{1}][/TEX] . Vậy ta có phương trình:[TEX]R=2\frac{a.b}{a+b}=\frac{6}{0,002}=3000\Omega [/TEX]
[TEX]\Rightarrow 3000(a+b)=2a.b[/TEX]
Khi [TEX]{R}_{x}[/TEX] đạt max, ta bỏ [TEX]{R}_{x}[/TEX] đi, lúc này sơ đồ mạch điện là:
[TEX][{R}_{1}nt{R}_{2}]//[{R}_{2}nt{R}_{1}][/TEX]. Vậy ta có phương trình:
[TEX]R=\frac{{(a+b)}^{2}}{2.(a+b)}=\frac{6}{0,0015}=4000\Omega [/TEX]
Từ hai phuơng trình này dễ dàng tính được [TEX]a[/TEX] và [TEX]b[/TEX], suy ra được [TEX]{R}_{1}[/TEX] và [TEX]{R}_{2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
E

evilghost_of_darknight

Lâu lắm mới vào học mãi, đóng góp 1 bài
Cho 2012 điểm trong không gian. cứ mỗi 2 điểm đc nối với nhau bởi 1 điện trở, mỗi điện trở có giá trị là 2012 ôm. Hỏi công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch này là bao nhiêu nếu đặt vào đoạn mạch này [TEX]U=12V[/TEX]
p/s: bài này đơn giản. hì. post theo yêu cầu ai đó thôi ạh;)
 
P

pyn.gianganh

Anh em thử bài này của mình nha:
Một máy phát điện công suất 500kW, hiệu điện thế 10kV, cung cấp cho hộ tiêu thụ cách đó 5 km.
a)Tính tiết diện tối thiểu của dây đồng để độ sụt thế trên đường dây không vượt quá 2%. Cho điện trở suất của đồng là [TEX]1,7.{10}^{-8}\Omega m[/TEX]
b)Muốn công suất hao phí giảm 100 lần thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu lần?
 
A

anhtrangcotich

Lâu lắm mới vào học mãi, đóng góp 1 bài
Cho 2012 điểm trong không gian. cứ mỗi 2 điểm đc nối với nhau bởi 1 điện trở, mỗi điện trở có giá trị là 2012 ôm. Hỏi công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch này là bao nhiêu nếu đặt vào đoạn mạch này [TEX]U=12V[/TEX]
Vậy là có 2 để lắp nguồn điện vào và 2010 điểm còn lại chứ gì.

Ta xếp 2010 điểm còn lại trên 1 vòng tròn. Mỗi điểm trên 1 vòng tròn này sẽ nối với 2 điểm nguồn và nối với các điểm khác trên vòng tròn đó bằng điện trở.

Ta dễ dàng thấy rằng vì tính chất đối xứng mà điện thế của tất cả các điểm trên vòng tròn này bằng nhau, do đó sẽ không có dòng điện chạy giữa 2010 điểm với nhau.

Như vậy, ta có thể bỏ hết tất cả các điện trở giữa các cặp điểm trên vòng tròn.

Vật mạch điện còn lại gồm 2010 dải điện trở song song nhau, mỗi dải gồm 2 điện trở nối tiếp. Điện trở tương đương là [TEX]R = 2.\frac{2012}{2010} \Omega[/TEX]


 
E

evilghost_of_darknight

@burningthedemon
cái U ở đó là U hao phí trên đường dây tải điện nha bạn
còn mắc điện trở thì giả sử gọi số điện trở lần lượt là x,y,z.... rồi biểu diễn Rtđ qua đó rồi giải, lập bảng giá trị
 
Top Bottom