[Vật Lí 9] Physic Warrior

C

conan193

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả các bạn, mình lập pic này ra để chúng ta trao đổi riêng về phần điện.

Bài tập điên từ khó đến dã man cứ tung ra( mình học hơi dở nên muốn các bạn chỉ giáo nhiều hơn ^^! )

Tớ mở đầu 1 bài vậy:

------------ oOo_[TEX]\Omega[/TEX]_oOo------------​

Có 2 bóng đền [TEX]D_1 (6V- 2,4 W), D_2 ( 6V - 3,6 W )[/TEX], một nguồn điện có[TEX] U = 12V[/TEX].

Một biến trở[TEX] ( 50 \Omega - 3A )[/TEX] và các dây nối. Hãy vẽ các cách mắc để 2 bóng đèn sáng bình thường.

Chỉ ra các cách mắc có hiệu suất lớn nhất và tính điện trở của biến trở lúc đó.

Chúc cá chiến binh toàn thây trở về :))
 
Last edited by a moderator:
B

burningdemon

Tem... :))
Nhìn bài trên thấy lười giải quá... :mad:)
...
Cho mình hỏi về dạng bài tập mắc điện trở (cho các điện trở có giá trị là... mắc các điện trở với nhau sao cho điện trở tương đương là...) thì mò từng trường hợp hay cũng có phương pháp giải?
 
E

evilghost_of_darknight

Tem... :))
Nhìn bài trên thấy lười giải quá... :mad:)
...
Cho mình hỏi về dạng bài tập mắc điện trở (cho các điện trở có giá trị là... mắc các điện trở với nhau sao cho điện trở tương đương là...) thì mò từng trường hợp hay cũng có phương pháp giải?

có cách giải đó bạn
Xin chào tất cả các bạn, mình lập pic này ra để chúng ta trao đổi riêng về phần điện.

Bài tập điên từ khó đến dã man cứ tung ra( mình học hơi dở nên muốn các bạn chỉ giáo nhiều hơn ^^! )

Tớ mở đầu 1 bài vậy:

------------ oOo_[TEX]\Omega[/TEX]_oOo------------​

Có 2 bóng đền [TEX]D_1 (6V- 2,4 W), D_2 ( 6V - 3,6 W )[/TEX], một nguồn điện có[TEX] U = 12V[/TEX].

Một biến trở[TEX] ( 50 \Omega - 3A )[/TEX] và các dây nối. Hãy vẽ các cách mắc để 2 bóng đèn sáng bình thường.

Chỉ ra các cách mắc có hiệu suất lớn nhất và tính điện trở của biến trở lúc đó.

Chúc cá chiến binh toàn thây trở về :))
Theo ta là có 2 cách mắc
[TEX](D_1 // D_2)nt R[/TEX] với [TEX](D_1ntD_2)//R[/TEX] không biết có đúng ko ta
có gì xin chỉ giáo @-)
 
Last edited by a moderator:
T

thangprodk1997

Mở hàng cho em họ nè :D:D
Cđdđ của 2 bóng đèn lần lượt là [TEX]I_1=0,4A[/TEX] và [TEX]0,6A[/TEX]
=> Không thể mắc 2 đèn nối tiếp được
Vì [TEX]U_1=U_2=\frac{1}{2}U[/TEX]
Nên ta có thể mắc [TEX]D_1//D_2[/TEX]nt với R
Khi đó [TEX]R=\frac{U-U_1}{I_1+I_2}=6\Omega[/TEX]
Vì [TEX]I_1<I_2[/TEX] nên ta có thể mắc [TEX]D_1 // R[/TEX] nt [TEX]D_2[/TEX]
Khi đó [TEX]R=\frac{U_1}{I_2-I_1}=30\Omega[/TEX]
Coi công suất trên R là vô ích thì hiệu suất thì cách 2 cao hơn :)&gt;-:)&gt;-
 
C

conan193

Mở hàng cho em họ nè :D:D
Cđdđ của 2 bóng đèn lần lượt là [TEX]I_1=0,4A[/TEX] và [TEX]0,6A[/TEX]
=> Không thể mắc 2 đèn nối tiếp được
Vì [TEX]U_1=U_2=\frac{1}{2}U[/TEX]
Nên ta có thể mắc [TEX]D_1//D_2[/TEX]nt với R
Khi đó [TEX]R=\frac{U-U_1}{I_1+I_2}=6\Omega[/TEX]
Vì [TEX]I_1<I_2[/TEX] nên ta có thể mắc [TEX]D_1 // R[/TEX] nt [TEX]D_2[/TEX]
Khi đó [TEX]R=\frac{U_1}{I_2-I_1}=30\Omega[/TEX]
Coi công suất trên R là vô ích thì hiệu suất thì cách 2 cao hơn :)&gt;-:)&gt;-

Báo cáo e họ có 3 cách mắc.

Có thể tạm xem 2 cách mắc đầu đúng.

Nhưng cái khó là cái thứ 3, warrior ạ

Gợi ý: Đó là mạch cầu.

Ê tụi bay, tks tao cái koi :|

 
T

thangprodk1997

À ừ đúng rồi. Cho biến trở có 2 phần x và 50-x thì ta có thể mắc [TEX]D_1 // x[/TEX] nt [TEX]D_2 // (50-x)[/TEX]
Để 2 đèn sáng bình thường thì điện trở 2 cụm phải như nhau. Tức là
[TEX]\frac{R_1.x}{R_1+x}=\frac{R_2.(50-x)}{R_2+50-x}[/TEX]
Giải phương trình 1 ẩn là ra
p/s: K thanks ta à b-(b-(
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

À ừ đúng rồi. Cho biến trở có 2 phần x và 50-x thì ta có thể mắc [TEX]D_1 // x[/TEX] nt [TEX]D_2 // (50-x)[/TEX]
Để 2 đèn sáng bình thường thì điện trở 2 cụm phải như nhau. Tức là
[TEX]\frac{R_1.x}{R_1+x}=\frac{R_2.(50-x)}{R_2+50-x}[/TEX]
Giải phương trình 1 ẩn là ra
p/s: K thanks ta à b-(b-(


Ý tưởng đúng rồi, còn điện trở giải đi, cho rạch ròi ra.
Có tks tao ko thì bảo, thằng khỉ đột :|
 
Last edited by a moderator:
M

mrbap_97

Híc, điện hơi dốt hông dám cho: Bài này tui cũng đã từng cho từ rất lâu rồi:
Cho [TEX]\vec P=30N[/TEX] và [TEX]\vec Q=70N[/TEX] hợp với nhau một góc [TEX]54^o[/TEX]. Tính độ lớn của hợp lực.
P/s: K biết conan nhớ k?
 
B

burningdemon

Híc, điện hơi *** hông dám cho: Bài này tui cũng đã từng cho từ rất lâu rồi:
Cho [TEX]\vec P=30N[/TEX] và [TEX]\vec Q=70N[/TEX] hợp với nhau một góc [TEX]54^o[/TEX]. Tính độ lớn của hợp lực.
P/s: K biết conan nhớ k?

[TEX]\vec F=\sqrt{\vec P^2+\vec Q^2-2cos(180-\alpha).\vec P.\vec Q}[/TEX]
[TEX]=\Rightarrow \vec F=91N[/TEX]
Cái này công thức mình tự chế thôi, không biết có phải là tối ưu không 8-}
 
C

conan193

Híc, điện hơi *** hông dám cho: Bài này tui cũng đã từng cho từ rất lâu rồi:
Cho [TEX]\vec P=30N[/TEX] và [TEX]\vec Q=70N[/TEX] hợp với nhau một góc [TEX]54^o[/TEX]. Tính độ lớn của hợp lực.
P/s: K biết conan nhớ k?


Học điện mừ :|

Lần sau cho điện nha đt :-*

842a630c6dd69723caaceec559183d28_40711887.untitled.700x0.bmp


Vì 2 lực cân bằng nên ta có hệ cân bằng, gọi[TEX]\vec F[/TEX]là hợp lực của 2 lực [TEX]\vec P[/TEX]và [TEX]\vec Q[/TEX]:

ta có :

[TEX] \hat{FPQ} = 180^o - \hat{POQ} = 180^o - 54 = 126 ^o[/TEX]

\Rightarrow[TEX] \vec F = 58,04 (N)[/TEX]

Bấm máy tính đi bay, ko sài công thức lượng giác đi.





 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

dùng một vôn kế lý tưởng mắc vào 2 chốt A&B của một ổ cắm điện ta thấy vôn kế chỉ 120V .Giữ nguyên vôn kế và mắc bóng đèn có công suất định mức 100W vào hai chốt A và B thì vôn kế thì vôn kế chỉ 110 V .Nếu mắc thêm một bếp điện nhỏ có cùng hđt định mức với đèn vào chốt A và B thì vôn kế chỉ 90V.Giải thích tại sao số chỉ của vôn kế giảm dần và xát định công suất định mức của bếp điện .(Bỏ qua điện trở dây nối , điện trở không thay đổi theo nhiệt độ )
 
T

thangprodk1997

Cho mạch điện như hình vẽ. [TEX]R_1=R_3=45\large\Omega , R_2=90\large\Omega. Uab=90V[/TEX]. Biết khi K mở lẫn K đóng thì đèn đều sáng bình thường. Hãy tính các giá trị định mức của đèn
46b4003363a4e7ef64d31906cb4a7f40_40874866.untitled.120x1.bmp
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

Cho mạch điện như hình vẽ. [TEX]R_1=R_3=45\large\Omega , R_2=90\large\Omega. Uab=90V[/TEX]. Biết khi K mở lẫn K đóng thì đèn đều sáng bình thường. Hãy tính các giá trị định mức của đèn
46b4003363a4e7ef64d31906cb4a7f40_40874866.untitled.120x1.bmp

Cho mạch điện như hình vẽ. [TEX]R_1=R_3=45\large\Omega , R_2=90\large\Omega. Uab=90V[/TEX]. Biết khi K mở lẫn K đóng thì đèn đều sáng bình thường. Hãy tính các giá trị định mức của đèn
8nh91d7r0yo.htm

35c8e913dfe7e0a8c78cfaa1825d9065_40874866.untitled.700x0.bmp


Ảnh đây
 
A

anhtrangcotich

Hình vẽ chính xác không đấy.

Làm gì có chuyện Rx = 0 mà I = 2 mA được. Trong khi Ampe kế lí tưởng!
 
A

anhtrangcotich

Đáng tiếc, nếu Rx = 0 thì nó sẽ thành một dây dẫn, khi đó R_1 và R_2 (hoặc tất cả các điện trở song song với nó) coi như bỏ.
 
A

anhtrangcotich

Rx lớn vô cùng thì I = 1,5 mA. Khi đó ta có thể bỏ Rx ra khỏi mạch điện .
 
Top Bottom