[ vật lí 10] lí thuyết + bài tập

H

hoatraxanh24

Câu 1: Định luật III Niu-tơn vẫn đúng, lí do tường vẫn đứng yên là do khối lượng của tường quá lớn nên gia tốc rất nhỏ dẫn đến ta không thể thấy độ dịch chuyển của tường.
Câu 2: Vì khi đó sợi dây chịu tác dụng của lực có độ lớn gấp đôi nên dây bị đứt.
 
P

phnglan

Câu hỏi : Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn ? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn ? Hãy giải thích ?

Câu 1. Một vật được cân bằng dưới tác dụng của ba lực, hai lực có độ lớn 6N và 4N. Lực thứ ba không thể có độ lớn bằng:
A.2N

B. 10N

C. 15 N

Câu 2. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 8N, 12N, 10N. Nếu bỏ đi lực 10N thì hợp lực của hai lực còn lại là:
A.20N

B. 4N

C.6N

D. 10N
 
C

congratulation11

Trả lời câu hỏi về vụ tai nạn thảm khốc.

- Chịu lực như nhau. Nhưng khi tai nạn rồi người ta chỉ quan tâm cái xe nào bị nát hơn, cái nào to hơn, ai phải đền, và cuối cùng người bị tai nạn giờ ra sao em ạ.

Lí do: Định luật III Niuton
- "Nhận gia tốc" nó cứ lạ thế nào ấy nhỉ.
-------------------

Bàn tiếp, ô tô nào nát hơn, theo chị nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng của cái xe ấy.
Khi đâm nhau, chú nào bị lùi về sau thì còn phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc khi đâm nhau của cả hai nữa...

Ôi, tào lao quá ...
 
P

phnglan

Trả lời câu hỏi về vụ tai nạn thảm khốc.

- Chịu lực như nhau. Nhưng khi tai nạn rồi người ta chỉ quan tâm cái xe nào bị nát hơn, cái nào to hơn, ai phải đền, và cuối cùng người bị tai nạn giờ ra sao em ạ.

Lí do: Định luật III Niuton
- "Nhận gia tốc" nó cứ lạ thế nào ấy nhỉ.
-------------------

Bàn tiếp, ô tô nào nát hơn, theo chị nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng của cái xe ấy.
Khi đâm nhau, chú nào bị lùi về sau thì còn phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc khi đâm nhau của cả hai nữa...

Ôi, tào lao quá ...

ý chị đúng rồi ạ
ta chỉ cần áp dụng công thức $F=ma$---> a= [TEX]\frac{F}{m}[/TEX]

do $m1< m2$

từ công thức thì xe con sẽ bị nặng hơn xe lớn
 
S

saodo_3

Không phải do gia tốc mà xe con bị nặng hơn xe lớn.

Lấy dao đâm vào người, dao bé hơn, gia tốc bé hơn nên dao bị nát còn người không sao à?
 
P

phnglan

ý chị đúng rồi ạ
ta chỉ cần áp dụng công thức $F=ma$---> a= [TEX]\frac{F}{m}[/TEX]

do $m1< m2$

từ công thức thì xe con sẽ bị nặng hơn xe lớn

em xin đính chính lại là:

theo công thức đó (định luật II Niu-tơn)
thì xe con sẽ nhận gia tốc lớn hơn

còn theo định luật III Niu-tơn thì
hai xe chịu lực như nhau
 
B

bebongvip_1999

Cho cơ hệ như hình vẽ,m1 = 3kg, m2 = 2kg, α =30độ.Ban đầu m1 được giữ ở vị trí thấp hơn m2 một đoạn h = 0,75 m .Thả cho 2 vật chuyển động. Bỏ qua ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây, lấy g = 10 m/s2 .
a, Hỏi 2 vật chuyển động theo chiều nào?
b, Kể từ lúc thả cho chúng chuyển động, sau bao lâu 2 vật cao ngang bằng nhau
index.php
 
P

phnglan

Cho cơ hệ như hình vẽ,m1 = 3kg, m2 = 2kg, α =30độ.Ban đầu m1 được giữ ở vị trí thấp hơn m2 một đoạn h = 0,75 m .Thả cho 2 vật chuyển động. Bỏ qua ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây, lấy g = 10 m/s2 .
a, Hỏi 2 vật chuyển động theo chiều nào?
b, Kể từ lúc thả cho chúng chuyển động, sau bao lâu 2 vật cao ngang bằng nhau
index.php

chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai vật

xét từng vật:
+ vật 1: p1 -T1=m1a

+ vật 2: p2 -T2=m2a

cộng vế với vế: --> a

từ dấu của a---> chiều chuyển động

cho tới lúc 2 vật ở vị trí ngang nhau thì mỗi vật đều đi được đoạn đường : [TEX]\frac{h}{2}[/TEX]= [TEX]\frac{0,75}{2}[/TEX]

áp dụng công thức:

$S= Vot + [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]a$t^2$

mà Vo= 0

---> t=?
 
P

phnglan

bài 1: Một vật có khối lượng m1 = 3,0 kg được đặt trên một mặt bàn nằm ngang, nhẫn. Vật được nối với một vật khác có khối lượng m2 = 1,0 kg nhờ một sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc gắn ở mép bàn . Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Tính gia tốc của mỗi vật.

b) Nếu lúc đầu vật m1 đứng yên cách mép bàn 150 cm thì bao lâu sau nó sẽ đến mép bàn.

c) Tính lực căng của dây.
ScreenHunter_002.jpg


bài 2. Một vật có khối lượng m1 = 3,7 kg nằm trên một mặt không ma sát, nghiêng 300 so với phương ngang. Vật được nối với một vật thứ hai có khối lượng m2 = 2,3 kg bằng một sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc gắn ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng . Cho g = 9,8 m/s2.

a) Tính gia tốc và hướng chuyển động của vật.

b) Tính lực căng của dây.

hinh_bt2_7.gif
 
L

lp_qt

bài 1:
a.
* xét vật 1

$\vec{a_{1}}=\dfrac{\vec{N_{1}}+\vec{P_{1}}+\vec{T_{1}}}{m_{1}}$

$+/ Ox: a_{1}=\dfrac{T_{1}}{m_{1}}$

\Rightarrow $a_{1}.m_{1}=T_{1}$ (1)

* xét vật 2

$\vec{a_{2}}=\dfrac{\vec{P_{2}}+\vec{T_{2}}}{m_{2}}$

$+/ Oy: a_{2}= \dfrac{P_{2}-T_{2}}{m_{2}}$

\Rightarrow $a_{1}.m_{2}=P_{2}-T_{2}$ (2)

mà $a_{1}=a_{1};T_{2}=T_{2}$

cộng (1) và (2) theo vế ta được $a.(m_{2}+.m_{1})=P_{2}$

\Rightarrow $a=\dfrac{P_{2}}{m_{2}+.m_{1}}=2.45$

c.
$T_{1}=a_{1}.m_{1}=2,45.3=7,35$

 
P

phnglan



bài 2. Một vật có khối lượng m1 = 3,7 kg nằm trên một mặt không ma sát, nghiêng 300 so với phương ngang. Vật được nối với một vật thứ hai có khối lượng m2 = 2,3 kg bằng một sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc gắn ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng . Cho g = 9,8 m/s2.

a) Tính gia tốc và hướng chuyển động của vật.

b) Tính lực căng của dây.

hinh_bt2_7.gif

m1= 3,7 và m2= 2,3
giả sử: nếu m1 đi xuống và m2 đi lên

xét vật 1:
m2 trọng lực P2 , m1 trọng lực P1 và 2 lực thành phần là P1' và P1'' (P1'' song song với mặt phẳng nghiêng)
$\left\{\begin{matrix} N=P1'= P1.cos 30 & \\ T1 -P1'' = m1a & \end{matrix}\right.$
P1- T1= m1a (1)

xét vật 2:

T2- P2= m2a (2)

cộng theo vế của (1) và (2)
---> a

--> T1, T2
 
P

phnglan

Bài 1: Một toa xe khối lượng m1 = 3 tấn chạy với vận tốc v1 = 4m/s đều va chạm vào một toa xe đang đứng yên có khối lượng m2 = 5 tấn. Sau va chạm toa này chuyển động với vận tốc v2 = 3m/s. Hỏi toa 1 chuyển động như thế nào?
 
Top Bottom