[ vật lí 10] lí thuyết + bài tập

V

viethoang1999

bài 3: một ca nô trong nuớc yên lặng chạy với vận tốc 30km/h. ca nô chạy xuôi dòng từ A về B mất 2 giờ và chạy ngược dòng từ B về A mất 3 giờ.

a, tính khoảng cách AB?
b, tính vận tốc của nước so với bờ?

bài 4: một hành khách ngồi trên một toa xe lửa đang chuyển động với vận tốc 54km/h, quan sát qua khe cửa thấy một đoàn tàu khác chạy cùng chiều trên đuờng sắt bên cạnh( coi xe lửa chạy nhanh hơn đoàn tàu) . từ lúc nhìn thấy điểm cuối đến lúc nhìn thấy điểm đầu của đoàn tàu mất 8s. biết đoàn tàu người ấy quan sát gồm 20 toa, mỗi toa dài 4m. hãy tính vận tốc của đoàn tàu?

3)
$30+v_n=\dfrac{AB}{2}$
$30-v_n=\dfrac{AB}{3}$
\Rightarrow $60=\dfrac{5}{6}AB$
\Rightarrow $AB=72$
\Rightarrow $v_n=6$
4) Quên cách làm, anh saodo làm đi :D
 
S

saodo_3

Anh có nhầm không ạ? Mà anh chỉ ra chỗ sai đi...............................

Sai ngay từ biểu thức đầu tiên đó.

Phương trình ở đây phải là: Tổng động lượng trước va chạm bằng tổng động lượng sau va chạm chứ không phải là độ tăng động lượng của vật này bằng độ giảm động lượng của vật kia.


Ừ, đây là va chạm mềm, anh đang nhầm với trường hợp va chạm đàn hồi.
 
P

phnglan



2)
Cano: 1
Nước: 2
Bờ: 3
a)
$v_{13}=v_{12}+v_{23}$
\Rightarrow $v_{12}=v_{13}-v_{23}=\dfrac{36}{1,5}-6=24-6=18$
b)
Sai đề, về $A$ chứ.
$v_{12}=24+6=30$ km/h
\Rightarrow $\Delta t=\dfrac{36}{30}=1,2$ (h)


b)

$v_{12}=24+6=30$ km/h
\Rightarrow $\Delta t=\dfrac{36}{30}=1,2$ (h)

ở đây $v_{13}$ thay đổi chứ nhỉ do ngược chiều mà

tính $v_{13}$---> thời gian = 3h
 
P

phnglan

bài tập:

bài 1: giải thích tác dụng của dây an toàn trên xe ô tô?

bài 2: giải thích tác dụng của đường băng trên sân bay đối với việc cất cánh và hạ cánh của máy bay.

bài 3: rất khó đóng đinh vào một tấm ván mỏng và nhẹ. nhưng nếu ta áp một vật nào đó vào phía bên kia tấm ván thì lại có thể dễ dàng đóng được đinh? vì sao?
 
S

saodo_3

bài tập:

bài 1: giải thích tác dụng của dây an toàn trên xe ô tô?

bài 2: giải thích tác dụng của đường băng trên sân bay đối với việc cất cánh và hạ cánh của máy bay.

bài 3: rất khó đóng đinh vào một tấm ván mỏng và nhẹ. nhưng nếu ta áp một vật nào đó vào phía bên kia tấm ván thì lại có thể dễ dàng đóng được đinh? vì sao?

1) Dây an toàn có tác dụng bảo vệ người khi ô tô bị va chạm. Nó không phải là một sợi dây được buộc chặt hai đầu mà một đầu gắn cố định, một đầu đàn hồi như lò xo. Vì sao như vậy?

Khi ô tô gặp tai nạn, nó sẽ bị dừng đột ngột. Theo quán tính, cơ thể sẽ lao về phía trước với tốc độ cao và nếu va chạm với vật cứng phía trước sẽ bị thương rất nặng. Dây an toàn giữ cho cơ thể không bị lao đi. Nhưng nếu là một sợi dây đươc buộc chăt hai đầu, khi cơ thể người lao tới trước, chính sợi dây lại là một "vật cứng" siết chặt cơ thể gây tổn thương nội tạng, vì vậy người ta mới phải làm một đầu đàn hồi để người bị lao đi trong một phạm vi an toàn, và lực ép của sợi dây tác dụng lên cơ thể người không quá lớn.

2) Vận tốc của máy bay có thể đạt đến 900 km/h. Để có được vận tốc đó, máy bay cần có một quãng đường dài để tăng tốc và cất cánh và giảm tốc khi hạ cánh. Nếu có sự cố phải hạ cánh khẩn cấp, phi công cũng phải lựa chọn những đường băng có đủ chiều dài mới dám hạ cánh.

3) Khi đóng đinh vào ván mỏng, lực búa truyền vào đinh và đinh truyền vào ván. Nếu ván không đủ độ cứng, nó sẽ bị biến dạng lớn. Biến dạng này làm giảm áp lực của đinh lên ván nên đinh khó ghim vào ván.
 
P

phnglan

Hãy xác định gia tốc của một vật trượt từ mặt phẳng nghiêng xuống. Cho biết góc nghiêng , hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là . Lấy g=9,8$m/s^2$.
 
V

viethoang1999

Hãy xác định gia tốc của một vật trượt từ mặt phẳng nghiêng xuống. Cho biết góc nghiêng , hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là . Lấy g=9,8$m/s^2$.

attachment.php

$\overrightarrow{F}_{hl}= \overrightarrow {P}_x+ \overrightarrow {P}_y+ \overrightarrow{N} + \overrightarrow {F}_{ms}= m \overrightarrow{a}$
Chiếu xuống
Ox: $P_x-F_{ms}=ma$
Oy: $N-P=0$
\Rightarrow $\begin{cases}
& mg\sin \alpha- \mu N=ma\\
& N=P_y\cos \alpha=mg\cos \alpha
\end{cases}$
\Rightarrow $mg\sin \alpha - \mu mg\cos \alpha=ma$
\Rightarrow $a=g(\sin \alpha - \mu\cos \alpha)$

P/s: Nếu là kéo lên dốc thì tương tự tìm được
$a=-g(\sin \alpha + \mu \cos \alpha)$
 

Attachments

  • h.jpg
    h.jpg
    7.6 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
P

phnglan

bài tập:

hai lò xo l1, l2 có độ cứng k1, k2 được mắc nối tiếp vào nhau thành 1 hệ tương đương với 1 lò xo có độ cứng k. tính độ cứng k?
 
S

saodo_3



Giống điện trở
+ Ghép nối tiếp:
$\dfrac{1}{k_{nt}}=\dfrac{1}{k_1}+\dfrac{1}{k_2}+...+\dfrac{1}{k_n}$
+ Ghép song song:
$k_{ss}=k_1+k_2+...+k_n$

Khi treo vật P vào một hệ lò xo mắc nối tiếp, mỗi lò xo đều chịu một lực P.

Lò xo 1 sẽ có độ dãn: [TEX]x_1 = \frac{P}{k_1}[/TEX]

Lò xo 2 lại có độ dãn: [TEX]x_2 = \frac{P}{k_2}[/TEX]

Lò xo tương đương của chúng ta có độ dãn bằng tổng độ dãn của hai lò xo trên.

[TEX]x = \frac{P}{k} = x_1 + x_2[/TEX]
 
P

phnglan

cho 1 cơ hệ như hình vẽ:
vật 1: m1= 200g, vật 2:m2= 300g, hệ số ms trượt giữa vật 1 và mặt bàn là 0,2. hai vật được thả cho chuyển động vào lúc vật 2 cách mặt đất 50cm.
a, tính gia tốc của mỗi vật?
b, tính lực căng của dây?
c, kể từ lúc vật hai chạm đất thì vật 1 chuyển động thêm 1 đoạn đường bằng bao nhiêu?


picture.php


xem thêm tại đây
 
V

viethoang1999

cho 1 cơ hệ như hình vẽ:
vật 1: m1= 200g, vật 2:m2= 300g, hệ số ms trượt giữa vật 1 và mặt bàn là 0,2. hai vật được thả cho chuyển động vào lúc vật 2 cách mặt đất 50cm.
a, tính gia tốc của mỗi vật?
b, tính lực căng của dây?
c, kể từ lúc vật hai chạm đất thì vật 1 chuyển động thêm 1 đoạn đường bằng bao nhiêu?


picture.php


xem thêm tại đây

Mình nghĩ nên đi từ hệ vật kéo bình thường, ròng rọc treo bình thường trước
a) $P_2=3N$
$F_{ms1(max)}=\mu_1 m_1 g=0,4N$
Thấy $P_2>F_{ms_1(max)}$ nên sau khi buông $m_1;m_2$ chuyển động (tất nhiên là $m_1$ sang phải, $m_2$ xuống dưới chứ không đi ngược lại được)
Viết các pt và chiếu là ra ...
Mẹo (đối với chuyển động ròng rọc cố định, không áp dụng cho ròng rọc động)
$\boxed{a=\dfrac{F_k-F_c}{\sum m}}$
nên $a=\dfrac{P_2-F_{ms1}}{m_1+m_2}=\dfrac{m_2g-\mu_1 m_1 g}{m_1+m_2}$
Thay số $a=5,2$ m/s
b) Chiếu $m_2$ ta được $T=P_2-m_2a$ (Do $T=T_1=T_2;a=a_1=a_2$)
Thay số $T=1,44$ N
c) Chịu không biết làm

Mở rộng
d) Tính lực nén lên trục ròng rọc
$\overrightarrow{F_n} = \overrightarrow{T_3} + \overrightarrow{T_4} $
nên $F_n=\sqrt{T^2+T^2}=T\sqrt{2}$
 
P

phnglan



Mình nghĩ nên đi từ hệ vật kéo bình thường, ròng rọc treo bình thường trước
a) $P_2=3N$
$F_{ms1(max)}=\mu_1 m_1 g=0,4N$
Thấy $P_2>F_{ms_1(max)}$ nên sau khi buông $m_1;m_2$ chuyển động (tất nhiên là $m_1$ sang phải, $m_2$ xuống dưới chứ không đi ngược lại được)
Viết các pt và chiếu là ra ...
Mẹo (đối với chuyển động ròng rọc cố định, không áp dụng cho ròng rọc động)
$\boxed{a=\dfrac{F_k-F_c}{\sum m}}$
nên $a=\dfrac{P_2-F_{ms1}}{m_1+m_2}=\dfrac{m_2g-\mu_1 m_1 g}{m_1+m_2}$
Thay số $a=5,2$ m/s
b) Chiếu $m_2$ ta được $T=P_2-m_2a$ (Do $T=T_1=T_2;a=a_1=a_2$)
Thay số $T=1,44$ N
c) Chịu không biết làm
Mở rộng
d) Tính lực nén lên trục ròng rọc
$\overrightarrow{F_n} = \overrightarrow{T_3} + \overrightarrow{T_4} $
nên $F_n=\sqrt{T^2+T^2}=T\sqrt{2}$

ừ..thanks ý kiến của cậu

nhưng phần đầu cậu nói có cần thiết không
như cậu nói thì tất nhiên m1 sẽ sang phải , m2 xuống dưới

c, tính vận tốc khi vật 1 khi vật 2 chạm đất

$vo$= $\sqrt[]{2ah}$ = 2,28(m/s)

gia tốc của vật 1 sau khi vật 2 chạm đất:

a'= -2(m/s)

denta S= 1,3m
 
P

phnglan

một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng goc alpha= 30* . hệ số ms trượt là 0,3464. chiều dài mp nghiêng là l=1m. lấy g=10 $m/s^2$.

tính gia tốc chuyển động của vật?


xem hình tại đây
 
V

viethoang1999

một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng goc alpha= 30* . hệ số ms trượt là 0,3464. chiều dài mp nghiêng là l=1m. lấy g=10 $m/s^2$.

tính gia tốc chuyển động của vật?


xem hình tại đây

Làm mở rộng nhé @@
Kí hiệu:
+ Vật trên máng nghiêng chịu tác dụng của các lực: (Ox là chiều chuyển động, Oy hướng lên)
$\overrightarrow{P}=\overrightarrow{P_x}+ \overrightarrow{P_y} $; $\overrightarrow{N}$; $\overrightarrow{F_{ms}}$
ma sát $\mu $
+ Vật trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của các lực: (Ox là chiều chuyển động, Oy hướng lên)
$\overrightarrow{P}; \overrightarrow{N'} ; \overrightarrow{F_{ms}'} $
Ma sát $\mu ' $
a) Tính vận tốc chân máng nghiêng, gia tốc ở 2 mặt phẳng.
b) Tính quãng đường đi
c) Tính lực ma sát trên 2 mặt phẳng


* Trên máng nghiêng:
$\overrightarrow{F_{hl}}= \overrightarrow{P_x} + \overrightarrow{P_y} +\overrightarrow{F_{ms}} + \overrightarrow{N} =m\overrightarrow{a}$
Chiếu xuống Ox: $P_x-F_ms=ma$
Chiếu xuống Oy: $N-P=0$
\Rightarrow $\begin{cases}
&mg \sin \alpha - \mu N=ma\\
N=P_y \cos \alpha=mg \cos \alpha
\end{cases}$
\Rightarrow $mg \sin \alpha - \mu mg \cos \alpha =ma$
\Rightarrow $\boxed{a=g(\sin \alpha - \mu \cos \alpha)}$
(công thức áp dụng đối với Ox hướng xuống dưới)

+) $F_{ms}=\mu mg \cos \alpha$
+) Vận tốc chân máng nghiêng:
$\boxed{v=\sqrt{2aS}=\sqrt{2gl(\sin \alpha -\mu \cos \alpha)}}$


* Trên mặt phẳng ngang:
$\overrightarrow{F_{hl}}= \overrightarrow{P} + \overrightarrow{N'} + \overrightarrow{F_{ms}'}$
Chiếu xuống Ox: $-F_{ms}'=ma'$
Chiếu xuống Oy: $N'-P=0$\Rightarrow $N'=mg$
\Rightarrow $-\mu N'=ma'$
\Rightarrow $-\mu mg=-m a'$
\Rightarrow $\boxed{a'=-\mu g}<0$

+) $v^2-v_0^2=2a'S$
Mà $v_0=0$
\Rightarrow $\boxed{S=\dfrac{l(\sin \alpha - \mu \cos \alpha)}{\mu '}}$

+) $F_{ms}=\mu' m g$

Tự thay số
P/s: Làm cái này được gì không nhỉ :p
 
Last edited by a moderator:
P

phnglan

Câu hỏi 1. Một quả bóng bay đến đập vào tường. Bóng bị bật trở lại, còn tường thì vẫn đứng yên. Như vậy có trái với định luật III Niu-tơn không ? Giải thích.

Câu hỏi 2. Khi Dương và Thành kéo hai đầu dây (mỗi người kéo một đầu) với độ lớn lực kéo bằng nhau, thì dây không đứt; nhưng khi hai người cầm chung một đầu dây mà kéo, đầu kia buộc vào thân cây, thì dây lại bị đứt. Hãy giải thích tại sao ?
 
Top Bottom