[♥ Văn 9 ♥] Lớp Học Nhóm Môn Ngữ Văn 9

N

ngocdiep2000

mình cũng lam sơ đồ tư duy nhiều rồi.mình thấy rất hiểu bài và hay nữa.:)
 
F

flytoyourdream99


Câu hỏi: Nôi dung chính được thể hiện qua truyện "Những ngôi sao xa xôi" là gì?
A. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
B. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
C. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
D. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.

 
L

leo345

Câu hỏi: Nôi dung chính được thể hiện qua truyện "Những ngôi sao xa xôi" là gì?
A. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
B. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
C. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
D. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
 
L

lililovely

Nôi dung chính được thể hiện qua truyện "Những ngôi sao xa xôi" là vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

B.
 
L

lililovely

cho mình ra câu hỏi ôn tập nha, cái này rất cần thiết đó:
1, nêu ý nghĩa nhan đề :"sang thu", "Mùa xuân nho nhỏ"
2, văn nghị luận nè:
em có suy nghĩ gì về tình cảm ghia đình trong cuộc sống ngày nay (bài mây và sóng, con cò)
những đề NLXH này đang phổ biến cả thi cấp 3 đấy
 
F

flytoyourdream99

cho mình ra câu hỏi ôn tập nha, cái này rất cần thiết đó:
1, nêu ý nghĩa nhan đề :"sang thu", "Mùa xuân nho nhỏ"
2, văn nghị luận nè:
em có suy nghĩ gì về tình cảm ghia đình trong cuộc sống ngày nay (bài mây và sóng, con cò)
những đề NLXH này đang phổ biến cả thi cấp 3 đấy


mùa xuân nho nhỏ:
- Nhan đề bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.

sang thu:
nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảng cách thời gian bắc cầu giữa cái không và cái có. bằng hồn thơ tinh tế nhạy cảm sang thu đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. k chỉ là sang thu của đất trời mà còn là sự sang thu của đời người.
 
C

cherrynguyen_298

MÙA XUÂN NHO NHỎ

“Mùa xuân nho nhỏ” là 1 nhan đề lạ, một ẩn dụ sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người.

Tên bài thơ thể hiện nguyện ước chân thành, khiêm tốn của nhà thơ: muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là sống đẹp, sống có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình- làm một “mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm tươi đẹp thêm mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời. Đó phải chăng cũng chính là khát vọng được hòa nhập để cồng hiến của tác giả?
Nhan đề này đã thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Nó góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ: là tiếng lòng tha thiết yêu mến & gắn bó sâu nặng với đất nước, với cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trọn đời cống hiến, hy sinh vì hạnh phúc của mọi người.


SANG THU
Y nghia tieu de Sang Thu la de noi den mot khoanh khac tuyet dep giua mua he va mua dong.day la tkoi diem giao mua,rat kho pkan biet vi ko co nkung bieu hien ro rang.vi vay tieu de con muon noi len mot tam hon yeu tkien nkien cua tac gia khi piet duoc khi nao la sang tku.
 
S

sinichi__kudo

Các bạn cho mình hỏi tác dụng của ngôi kể và tình huống truyện của các tác phẩm truyện hiện đại VN và ý nghã nhan đề truyện ngắn Làng nhé !
 
F

firekem

Các bạn cho mình hỏi tác dụng của ngôi kể và tình huống truyện của các tác phẩm truyện hiện đại VN và ý nghã nhan đề truyện ngắn Làng nhé !

- Nhan đề "Làng" có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là :"Làng", Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước - trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.
 
V

vuonghao159357

- Nhan đề "Làng" có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là :"Làng", Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước - trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.

hình như bạn này giải thích nhầm rồi.......................................................................................
 
F

firekem

hình như bạn này giải thích nhầm rồi.......................................................................................

ý nghĩa ko z thì nó sao? ông giỏi thì ông giải thích đi, nhầm bằng niềm tin + hi vọng ak

Vậy thì như thế nào mới đúng vậy bạn ? Bạn cho mình ý kiến nhé !


tui kiểm lại rồi, người ta ghi vầy, y xì ý tui, chỉ có nó chi tiết hơn, tin hay ko thì tuỳ ông ak

Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương ,với đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.
=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.

 
T

thuythumattroi1999

Nếu các bạn rơi vào hoàn cảnh như mình: bị ép học thuộc 1 đống bài văn. Thì mấy bạn sẽ học thuộc lòng như thế nào? Làm sao để từng con chữ nhớ như in vào đầu được? Mà phải học thuộc như thế nào cho nhanh?
 
F

flytoyourdream99

ý nghĩa ko z thì nó sao? ông giỏi thì ông giải thích đi, nhầm bằng niềm tin + hi vọng ak




tui kiểm lại rồi, người ta ghi vầy, y xì ý tui, chỉ có nó chi tiết hơn, tin hay ko thì tuỳ ông ak



mình thấy cậu làm đủ ý rồi đó firekem
cô giáo mình cũng cho bọn mình ý tương tự như cậu vậy?
 
F

flytoyourdream99

Nếu các bạn rơi vào hoàn cảnh như mình: bị ép học thuộc 1 đống bài văn. Thì mấy bạn sẽ học thuộc lòng như thế nào? Làm sao để từng con chữ nhớ như in vào đầu được? Mà phải học thuộc như thế nào cho nhanh?



bị ép buộc thì chắc là nản lắm
nhưng cậu phải học khi thật sự tập chung thì mới hiệu quả à
ngày nào cũng đọc...
mình học thuộc thì mỗi khổ thơ nhỏ cậu có thể chia ra..có thể học thuộc 2, 3 câu gì đó..nếu đã ghi nhớ rồi thì chuyển sang câu tiếp..rồi lại đọc lại cứ vậy.
có tổng số 11 bài thơ phải thuộc
học thuộc từng chữ cũng không khó lắm, nhưng còn phải nhớ dấu câu ngắt nghỉ mới lại thêm khó...
 
N

naniliti

Nếu các bạn rơi vào hoàn cảnh như mình: bị ép học thuộc 1 đống bài văn. Thì mấy bạn sẽ học thuộc lòng như thế nào? Làm sao để từng con chữ nhớ như in vào đầu được? Mà phải học thuộc như thế nào cho nhanh?

Cách học văn tốt nhất là học theo dàn bài. ..............................................................
 
Last edited by a moderator:
P

phamngochieu7a

Nếu các bạn rơi vào hoàn cảnh như mình: bị ép học thuộc 1 đống bài văn. Thì mấy bạn sẽ học thuộc lòng như thế nào? Làm sao để từng con chữ nhớ như in vào đầu được? Mà phải học thuộc như thế nào cho nhanh?

Tốt nhất là bạn đừng có học gì cả cần gì phải học thuộc 1 cách khô cứng như vậy.Bạn hãy lấy giấy bút ra viết 1 bài phân tích về bài thơ,văn đó xem sách giáo khoa cũng được.Khi bạn đã nắm được hồn thơ,văn thì dù bạn có ko học thì bạn cũng sẽ cứ nhớ được thôi.Cần gì phải ngồi ôm cuốn SGK để mà học thuộc từ cái dấu phẩy trở đi như thế.Ko hiệu quả đâu.:):)
 
F

flytoyourdream99



Cho đoạn thơ sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lứa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

(Theo Ngữ văn 9. tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giá?

b. Đoạn thơ trên là dòng hổi tưởng của nhân vật nào? Về ai?

c. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ được khơi nguồn từ hình ảnh nào? Đó là cảm xúc gì?



Nguồn bài viết: http://tin.tuyensinh247.com/de-thi-...m-2014-hai-duong-c31a16714.html#ixzz327OiTJ9g

 
Top Bottom