Văn [Văn 12] Ôn thi Văn khối C & D (Lâu dài)

0

051904

cho mình góp một đề : hãy nêu điểm giống và khác nhau kết cấu truyện ''chí phèo'' và ''rừng xà nu''<đề thi thử tr mình>
 
G

greenstar131

cho mình góp một đề : hãy nêu điểm giống và khác nhau kết cấu truyện ''chí phèo'' và ''rừng xà nu''<đề thi thử tr mình>

Giống:
Kết cấu truyện
theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng.
- Ở Chí phèo, hình ảnh lò gạch xuất hiện đầu và cuối tác phẩm, tạo 1 cái vòng cho tác phẩm khiến người đọc phải suy nghĩ cái lối luẩn quẩn của đời người trong xã hội phong kiến.
- Ở Rừng xà nu, hình ảnh cánh rừng xà nu xuất hiện cả đầu và cuối, thể hiện cái xa xăm, cái hùng vĩ của lòng người. Mạnh mẽ đến kiêu hãnh, tràn trề sức sống như hình ảnh rừng xà nu.
Khác:
- Ở chí phèo, tác phẩm là 1 bi kịch, đời người cứ luẩn quẩn trong bi kịch ấy, không lối thoát và kết cục cũng là bi kịch. Ở rừng xà nu, tác phẩm là một bản anh hùng ca hùng tráng, tôn vẻ đẹp con người, vẻ đẹp trời đất...là một kết cấu trùng điệp đầy âm vang.

P/s: Tuấn cứ thể mà dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để làm;).
 
C

congchualolem_b

Đề: Về hình ảnh "hạt bụi vàng" trong tác phẩm "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải)
 
D

diema3

Đề: Về hình ảnh "hạt bụi vàng" trong tác phẩm "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải)

" Hạt bụi " là một vật thể nhỏ bé , đời thường thậm chí tầm thường , ít ai nhận ra và chẳng hề có giá trị nào . Nhưng ở đây , tác giả lại sử dụng hình ảnh " hạt bụi vàng " chứ không phải " hạt bụi " là có dụng ý chăng? Hạt bụi vàng ấy dù có nhỏ bé nhưng nó vẫn có giá trị quý báu , giá trị đích thực . Nhiều hạt bụi vàng góp lại sẽ làm nên ánh sáng chói sáng.

Tác giả viết :" Một người như cô phải chết đi thật tiếc , lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ " . Nguyễn Khải đã nâng cao giá trị của cô Hiền. Cô cũng giống như bao người sống ở Hà Nội cũng bình dị , đời thường. Nhưng ở cô thấm sâu những tinh hoa của người hà nội , thấm sâu những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Ở cố luôn có một ý thức giữ gìn những vẻ đẹp , những nét đẹp tưởng như đang bị mai một của mảnh đất kinh kì.

Từ một ' hạt bụi vàng " cụ thể , từ một con người cụ thể , nhà văn muốn nói tới nhiều người Hà Nội khác cũng như cô Hiền. Họ sẽ góp phần lưu giữ và truyền lại nét đẹp cho đời sau , họ sẽ góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội

:):)
 
D

diema3

@_@ : Congchualolem_b : tớ chờ không thấy cậu cm gì cái vấn đề hạt bụi vàng ấy cả ! Mà cũng không đưa vấn đề khác thêm . :):)

Thôi tớ có vẫn đề này tiện thể mọi người trao đổi nha :

Hình ảnh "sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh " trong mảnh trăng cuối rừng

Có ý kiến cho rằng : Tại sao tác giả lại không dùng sợi chỉ đỏ cho phù hợp với câu chuyện lứa đôi tuổi trẻ ? mà lại dùng hình ảnh sợi chỉ xanh ?


 
C

congchualolem_b

Màu xanh hi vọng. Hi vọng không chỉ cho t.y của đôi bạn trẻ mà còn là hi vọng cho ngày mai của dân tộc, sáng hơn, đầy niềm tin hơn, nhiều chiến thắng hơn và khao khát một ngày độc lập...

Đề: "Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã".

P/s: Vì thời gian hạn chế, mình k thể thường onl diễn đàn. Các bạn có thể vào blog của mình:

http://vn.360plus.yahoo.com/chuothapcom Để đưa ra các đề văn (nếu muốn) và yêu cầu sửa bài (nếu cần) hoặc là cần tài liệu, đưa ra lời khuyên môn Văn thì cứ pm, mình sẽ giúp hết sức trong tầm khả năng.
 
Last edited by a moderator:
T

tear.

Đề : Cảm nhận về nhân vật Huấn cao trong Chữ người tử tù và nhân vật ông lái đò trong Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân

Đề : Cảm nhận về chất thơ trong vợ chồng A phủ của Tô hoài và Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Đề : Cảm nhận về khổ cuối trong Sóng của Xuân Quỳnh và Vội Vàng của Xuân Diệu
Các bác làm thử :D:D:D
 
T

thuyhoa17

Đề : Cảm nhận về nhân vật Huấn cao trong Chữ người tử tù và nhân vật ông lái đò trong Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân

Cái đề này em có nghe cô nói mấy ý liên quan. :D

- Với "Chữ người tử từ" - một tác phẩm được viết trước Cm tháng Tám . Với Nguyễn Tuân lúc đó, quan niệm vè cái đẹp của ông chỉ có trong quá khứ , của "một thời vang bóng" , cái đẹp phải xuất phát từ những con ngừoi xuất chúng, hơn đời.

Cho nên, nhân vật Huấn Cao mà Nguyễn Tuân tạo hình nên cũng là một kiểu nhân vật như thế, (lấy hình tượng từ Cao Bá Quát), là con người có cả Dũng - Tâm - Tài. Là con người có chí lớn, anh dũng và hơn đời cũng bởi thế.

Ông còn ca ngợi những cái đẹp của những điều đã đi vào quá khứ, nhưng có giá trị cao, những thú vui tao nhã, điển hỉnh là Huấn Cao với khả năng viết chữ đẹp và nhanh. Và là người có "thiên lương" cao đẹp.

- Với "Người lái đò sông Đà" - tác phẩm được viết và xuất bản sau CM tháng Tám năm 1945.

Chính thời gian này, ông giác ngộ CM và từ đó, quan niệm nghệ thuật, quan niệm về cái đpẹ của ông cũng đã thay đổi.

Ông cho cái đẹp không chỉ là ở quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai.

Cái đẹp ko chỉ có ở trong những thứ cao siêu, sang trọng mà tất cả mọi thứ đều có cái đẹp của nó. Nhân vật tài hoa có thể tìm thấy ở đại quần chúng nhân dân lao động.

Và người lái đò sông Đà mà Nguyễn Tuân xây dựng cũng mang hơi hướng đó. COn người lao động chân chất, nhưng khi đi trên sông Đà cuồn cuộn chảy, ông cũng là một nghệ sĩ, và cách ông điều khiển qua con sông Đà cũng là một cái đẹp.

=> Từ đó cho thấy được sự chuyển biến trong phong cách sáng tác và quan điểm nghệ thuật của Nguễn Tuân.

Em chưa đọc "Người lái đò sông Đà" nên ko biết là mấy chi tiết đó nói có đúng ko nữa :D
 
T

tear.

Đề về cảm nhận nhân vật Huấn Cao và người lái đò sông Đà cũng là đề thi thử trường mình
Biểu điểm cụ thể cho mọi người tham khảo:

A: MB (0,5đ)
B: TB
Bước 1 : Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và 2 tác phẩm(0,5đ)
Bước 2: Làm rõ từng đối tượng
1. Nhân vật Huấn Cao (1,5đ)
- với vốn kiến thức uyên bác NT đã làm sống lại lhông khí cổ,khắc họa vẻ đẹp của 1 nhà nho trong quá khứ
- nghệ thuật gián tiếp. Qua thái độ,ước nguyện và hành động của viên quản ngục hiện lên hình tượng nhân vật HC vs 3 vẻ đẹp (phân tích)
+Tài hoa
+ Khí phách
+ Thiên lương
- NT tạo hình sống động : cảnh cho chữ ...
2. vẻ đẹp nhân vật ông lái đò (1.5đ)
- Nt tả bối cảnh dữ dội của sóng nứoc để lấy đó làm cái nền xuất hiện nhân vật. sử dụng vốn kiến thức uyên bác, vốn từ phong phú đa dạng....
- ông lái hiện lên 2 vẻ đẹp(phân tích):
+vẻ trí dũng
+vẻ tài hoa
NT: so sánh độc đáo, câu văn có nhịp ngắn, mạnh, lối viết sắc sảo,gây ấn tượng mạnh ....
Bước 3: so sánh
* tương đồng : vẻ đẹp tài hoa,bút pháp bậc thầy điêu luyện ...
* khác biệt
-Nhân vật :
+nhà nho trong quá khứ đối lập vs xã hội bằng thú chơi tao nhã thời xưa...
+người lao động gắn bó với xã hội
=> thay đổi trong quan niệm nhgệt huật của tác giả trước và sau cách mạng
-bút pháp nghệt thuật có sự kế thừa và phát triển
C. KB(0,5đ)

Biểu điểm trên theo mình thì cũng khá sát vs đáp án đề thi đại hoc cao đẳng của Bộ GD
-
 
B

bookho

Đề thi thử Đh khối C nà :)
C1: Nêu ngắn gọn thông điệp Lưu Quang Vũ gửi tới ng đọc qua cảnh 7 của vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (2đ)
C2: Trong "mùa lạc" Nguyễn khải viết:
" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết. hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ, ở đời ko có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải đủ sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy.."
Hãy viết 1 bài văn khoảng 600 từ nêu suy nghĩ về vấn đề nhân sinh trong câu nói trên (3đ)
C3: Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con ng qua "Người lái đò sông Đà" (NT) và "Rừng xà nu" (NTT) (5đ)
 
B

bookho

Đáp án luôn :D
C1:
-Ý 1 (0.25đ) Giới thiệu ngắn gọn vị trí và nội dung t/p: T/p xuất sắc viết về bi kịch của TB khi rơi vào nghịch cảnh hồn phải sống ngụ trong thân xác anh hàng thịt, khiến tâm hồn nhân hậu thanh cao bị tha hóa, để rồi cuối cùng TB nhận ra rằng "k thể bên trong 1 đằng bên ngoài 1 nẻo đc" và chấp nhận cái chết để giữ đúng bản chất con ng mình.
-Ý 2 (1.5đ) Nêu thông điệp nhà văn gửi cho ng đọc:
+Đc sống làm ng là vô cùng quý giá, nhưng cuộc sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sống nhờ sống gửi , sống bám là lối sống tầm thường đáng hổ thẹn (0.5đ)
+Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con ng đc sống tự nhiên hài hòa giữa thể xác và tâm hồn (0.5đ)
+Để sống thực sự có ý nghĩa, con ng phải biết chiến đấu, chiến tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình, biết chống lại sự dung tục, vươn tới những giá trị tinh thần cao quý (0.5đ)
-Ý 3 K/định giá trị của tác phẩm (0.25đ)

C2:
-Ý 1 Giới thiệu vấn đề và trích dẫn câu nói:
Nội dung câu văn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa triết lí nhân sinh về sự sống và hạnh phúc con ng, thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc đời (0.5đ)

-Ý 2 : "Sự sống nảy sinh....hi sinh, gian khổ"
+1 quan niệm vè sư sống, về hp của con ngưòi: sự sống và hp luôn nảy sinh ngay cả trong hnuwngx đau thương mất mát..
+Điều này ngớ như phi lý nhưng đó chính là hiện thực đã và đang hiện hữu trong đời sống con ng ( chứng minh)
+Từ trong cái chết, từ giữa hi sinh, gian khổ, con ng nhận thấy giá trị của sự sống, của hạnh phúc để trân trọng nâng niu và bảo vệ...
-Ý 3 :"Ở đời k có con đường cùng....ấy":
+1 khẳng định về quan niệm sống và hành động
+1 cái nhìn lạc quan về cuộc đời, 1 lối sống tích cực có trách nhiệm
+Lời khuyên lời động viên: đừng bao giờ chán nản, buông xuôi, phải luôn có nghị lực, có niềm tin trước những tình huống thử thách trong cuộc sống
+Sức mạnh giúp con ng biết sống và sống có ích, quan trọng là phải bắt ngồn từ bản thân mỗi người
-Ý 4 : Bài học nhận thức và hành động:
+con ng là vốn quý của xã hội, tự mỗi ngưòi phải biết nâng mình lên để xứng đáng với sự sống kì diệu để cuộc đời hữu ích ko hoài phí
+ phê phán những ng kém ý chí, kém nghị lực, và những ng tự ti
+ luôn có những hành động thiết thực trong học tập, rèn luyện trong lao động...
 
C

congchualolem_b

Đề:

Đọc bài thơ sau:
QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ​

Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!”

Anh chị có suy nghĩ gì về triết lý của bài thơ trên trong cuộc sống của mỗi chúng ta.Hãy bình luận.
 
Last edited by a moderator:
G

greenstar131

Đề:

Đọc bài thơ sau:
Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ:
- Mời vào đây,
Ai muốn mua gì cũng có!
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong,
Phù thủy ló ra nhìn:
- Anh muốn mua gì?
Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...
- Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!

(Prađip - India)

Anh chị có suy nghĩ gì về triết lý của bài thơ trên trong cuộc sống của mỗi chúng ta.Hãy bình luận.

Mọi thứ con người mong muốn đều có, đều tồn tại và bất kì ai cũng có quyền nắm bắt. Nhưng không phải thứ gì cũng mua được bằng tiền. Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...là những giá trị tinh thần của cuộc sống, con người ta có thể sở hữu nó vĩnh viễn mà không cần bỏ ra một xu nào nếu họ biết cách cảm nhận và nắm bắt lấy trong cuộc sống hằng ngày.
Mọi điều đều có điểm bắt đầu, nhưng chưa chắc đã có sự kết thúc, nó chỉ kết thúc khi nó chết trong chính trái tim của con người. Như một cái cây non, nếu nó mọc cô đơn ở xa mạc hay móc trên mặt nước thì có thể mãi mãi ko thành cây lớn, đó là sự kết thúc của nó. Tình yêu, hạnh phúc, tình bạn, sự bình yên cũng vậy. Chúng tự nhiên có, nhưng không tự nhiên lớn lên và cũng ko tự nhiên mất đi, chúng lớn lên hay mất đi là do mỗi người, trái tim của mỗi người có đủ rộng, đủ bao la để nuôi dưỡng tất cả những điều ấy hay ko mới quyết định họ là người có tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên hay những điều ấy chỉ là khát khao hư vô họ ao ước tiền có thể mua được chúng...
 
M

meokon_buon

Lúc còn bé ta luôn mơ ước công bằng :) Nhưng lớn lên chúng ta sẽ hiểu rằng, nếu cuộc đời là công bằng, chúng ta sẽ không còn mục đích gì để sống nữa.

Thử nghĩ mà xem

Nếu mọi thứ đẹp như mơ, thì tớ và các bạn sẽ tự hỏi:

Sao chúng ta phải kiếm tiền ?

Sao chúng ta phải đi học. Mục đích xét cho cùng cũng chỉ là cống hiến một cách ích kỷ đấy ư ?

Sao chúng ta phải xin lỗi hay trả ơn ?

Sao chúng ta phải mắc nợ ?

Sao chúng ta phải khóc khi thất bại và cũng khóc khi thành công. Sao phải đổ mồ hôi và đổ máu bò lên từng bậc thang xã hội một ?

Sao chúng ta lại biết khâm phục những người quả cảm. Biết căm phẫn những điều chướng tai gai mắt, biết cảm giác nhục nhã khi bị khinh rẻ, phẫn nộ khi bị tước đi những cái phải thuộc về mình, để rồi trường thành & phấn đấu hơn.



Xh công bằng có lẽ chỉ tồn tại trong cổ tích thôi..............
đúg là xã hội luôn vô tình, cái đó k chối cãi đc nhưg ở đâu đây vẫn có 2 chữ công bằng.đúng là chất độc màu da cam vẫn là vấn đề nhức nhối ở việt nam nhưg là chúng ta fải cịu hậu quả của chiến tranh bởi chất độc của mĩ, nhưg hãy nhớ lại xem đó là trong thời kì nào? Thời kì của đế quốc và thuộc địa.Bạn đã từg nghe tất cả chúng ta đều là nô lệ của dư luận chưa? Nếu trong một cái xã hội đen tối mà bạn cố cho mình tỏng trắng theo cách công khai, chắc chắn bạn sẽ bị loại trừ khỏi cái xã hội đen tối đó.Mĩ cũg vậy, đc xem là đất nước tiên tiến, hùng mạnh, vậy nó fải ngẩng cao đầu hơn nữa, hách dịch hơn nữa, và cố gắng thu fục nhiều nhân tài để làm cho nó càng hùng mạnh.Đã có ai k muốn đến quyền lực chưa? đến thần tiên mà vẫn còn chiên tranh để chiếm quyền lực tối cao thì tại sao con ngươi lại k có đc.Vì vậy chuyện cá lớn nuốt cá bé là k thể k có nhưg đã có ai nhân thấy đâu đó, vẫn có nhưg con người yêu thương kẻ khó, yeu thường em bé, người già k.Nếu một xã hội k công bằng vậy đến người già trẻ nhỏ cũg fải lam lũ, k đc quyền y thương, và k đc y thường chứ j?k thể như thế đc.Đã có ai đọc về khoảng thời gian mà có nhóm người muốn tìm một chế dộ k có tư hữu, công bằng, y thương con ng chưa.Hình như trong fần lịch sự thế giới đó.nếu k có tư hữu là k thể, vì vậy chỉ có thể xuất hiện chế độ CNXH, để tương đối công bằng về vô sản và tư sản mà thôi.Vì vậy đừg fủ nhận tất cả.
Mình nhận thấy trong cuộc sống chúng ta k có cái j là tuyệt đối cả, hãy nhìn vào bản chất của sự việc bằng 2 mặt,tiêu cực và tích cực. đừg chỉ nhìn về 1 hướng.
Vì thế trong xã hội vô tình này mới rèn cho con người vữg bước và chai sạn hơn trong đường đời của mình.Đó chính là sự khác biệt jữa người lớn và trẻ con.Trẻ conthì vô tư, vô lo, vô nghĩ.còn người lớn thì đag dần đánh mất cái đó để đến một con người suy nghĩ chín chắn hơn, .........
Mà cũg chính xã hội vô tình cho chúng ta lí tưởng cao hơn, luôn cố gắng hơn....
 
T

thuyhoa17

Mà cũg chính xã hội vô tình cho chúng ta lí tưởng cao hơn, luôn cố gắng hơn....

Với vụ chất độc màu da cam đó thì Công bằng nó tồn tại ở đâu khi hàng nghìn, hàng nghìn đứa trẻ Việt Nam phải chịu cảnh chất độc màu da cam hành hạ, sự mất mát về cả thể chất lẫn tinh thần, những đứa trẻ, những con người Việt Nam vẫn hàng ngày đối mặt với nỗi đau thể xác ấy, và cả cái nguy cơ mắc bệnh ung thư đến rất dễ dàng với mỗi đứa trẻ ấy, trong khi 1 số người cha người mẹ chúng bỏ rơi chúng 1 mình giưã đường giữa chợ và chúng phải sống cảnh ko cha ko mẹ, sống nhờ vào lòng hảo tâm của nhiều người.

Thử hỏi, với tình trạng con người đạp nhau mà sống như hiện nay thì liệu những con người có tấm lòng nhận nuối những đứa trẻ dị tật ấy có tăng lên trong khi di chứng thì vẫn còn đó, trẻ em sinh ra dị tật rồi bị bỏ rơi vẫn hằng ngày tăng lên.

Chứng kiến - một lần nhìn lại hình ảnh những đứa trẻ phải chịu dị tật ấy thì người ta nghĩ sao!

Đau thương - được gì khi vác đơn đi kiện thì lại bảo là ko đủ bằng chứng - rồi bị bác bỏ.

(Nhạy cảm - vấn đề chính trị)

Vẫn thế, cái khó vẫn hoàn khó.

Công lý lúc ấy ở đâu?

Nhìn rộng thì nó thế, chứ chẳng ở đâu xa xôi, ngay chính trên con đường mà ta đi học hằng ngày. Cái sự vô lý nó đã tồn tại sẵn và chỉ chờ con người ta đưa đầu vào nó mà thôi.

Công lý ở đâu khi trẻ em thì thiếu trường mẫu giáo chất lượng để học mà biệt thự, khách sạn vẫn mọc đầy ra.

Công lý ở đâu khi những bậc phụ huynh học sinh dậy từ 3 - 4 h sáng để xin cho được cái đơn cho con vào học lớp 1 trong khi có những người phưỡn cái bụng ra đấy.

Xã hội vô tình đè bẹp những con người có tri thức, có tài, rồi chạy vạy chật vật cũng ko thể xin được 1 công việc ổn định. Cái bằng đại học bỏ xó về quê làm ruộng. Công lý ở đâu?

Cái sự vô lý nó chồng chất trên đầu, ko cho con người ta cái ngưỡng để mà thở thì lấy đâu ra chỗ để chui lên mà cố gắng cơ chứ!

Lý tưởng để làm gì khi chỉ cần vài chục triệu là được cái bằng, lý tưởng làm gì khi làm cật lực, bán mặt cho trời bán lưng cho đất mà chẳng thu được cái gì ngoài cái nghèo đeo bám.

Muốn có lý tưởng lắm chứ! Nhưng nó đâu có cho phép, nó đâu có tạo điều kiện, tạo cơ hội!

Càng ngày chuyện vô lý thì đầy rẫy mà công lý thì chẳng thấy đâu.
 
Last edited by a moderator:
M

meobachan

Vì không có công lý nên càng phải đấu tranh, đấu tranh đến cùng!

Vụ chất độc màu da cam, VN đang khởi kiện để đòi lại sự công bằng cho những nạn nhân thiệt thòi ấy cho dù có đến bù bao nhiêu cũng không thể nào bù đắp được những thương tổn, khổ đau mà chiến tranh mang lại... Nhưng nếu không khởi kiện, nếu thấy bất công mà vẫn cứ im lặng chẳng khác nào ta chịu thua, sợ hãi trước cái tội ác; đấu tranh để thế giới biết được, nhận thức đựơc những hậu quả, di chứng thương tâm mà chiến tranh mang lại, để thấy được cái sai lầm của một cường quốc!

Đúng, xã hội bây giờ thật khó để mà tìm thấy hai từ "công lý". Nhưng không phải vì thế mà ta chịu thua, giương mắt làm ngơ trước những cái bất công đang hoàng hành. Chỉ vì có bất công mà xuất hiện 1 lý tưởng để mỗi người luốn hướng đến: đấu tranh để đòi lại công bằng. Nothing is impossible!
 
C

congchualolem_b

Cuộc sống vừa có quy luật :) Nhưng những quy luật đó sẽ bị phá vỡ khi nó k còn hợp vs thời đại nữa.

"Các em phải cố gắng học để đòi lại công bằng" là lời thầy nói :)

Đề: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân.
 
Last edited by a moderator:
T

thuha193


Đề: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân.

Đề này hơi dài nên tớ post những luận điểm chính nhé. Vừa làm thi thử xong, mọi người cho ý kiến nha:)

* Giải thích thế nào là tình huống truyện
Tình huống truyện là hạt nhân của thể loại truyện ngắn, là lát cắt của đời sống nhưng qua đó ng đọc thấy đc cả HX, con người. Những người cầm bút qan niệm rằng: Tình huống là 1 sự kiện đặc iệt mà ở đó tính cách nv, tư tưởng nhân văn đc bộc lộ rõ nét. Hay nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: "Tình huống truyện như 1 thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật". Đối vs người viết, tạo ra đc tình huống đặc sắc tức là đã có 1 tiền để chắc chắn cho truyện ngắn thành công. Đối vs người đọc, tình huống truyện giống như chiếc chìa khoá tin cậy để mở ra thế giới huyền bí của câu truyện.

a, Giải thích nhan đề "vợ nhặt" ==> Nhan đề cứa đựng tình huống độc đáo, hấp dẫn, éo le, cảm động.

b, Tràng lấy vợ

* Hoàn cảnh chung (XH): bối cảnh nạn đối năm 1945 vô cùng thể thảm
- Hơn 2 triệu dân VN phải chết đối
- "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào". Vs từ "tràn" t/g đem đến cho chúng ta nhwngx hình dung về nạn đói như cơn đại hồng thuỷ có sức tàn phá dữ dội, nhanh chóng quét đi bao ước mơ, khát vọng cũng như sinh mạng của con ng.
- K gian năm đói vẩn lên mùi gây của xác ng gợi ra sự chết chóc, tang thương: "mỗi sáng sớm người đi làm đồng gặpvaif 3 cái tây nằm còng queo bên đg"
- H/a những ng sống "lũ lượt bồng bế dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma", "dưới góc cây gạo xù xì bóng những ng đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma". Nhà văn 2 lần so sánh ng vs ma để thể hiện ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc, cõi âm đang tràn vào cõi dương, thời gian mấp mé miệng vực âm phủ.
- Người chết như ngả rạ, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết như đưa tiễn buổi hoàng hôn của đời ng vào đêm tối của địa ngục.
==> Trong h/c ấy, người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn để níu giữ sự sống, hạnh phúc là 1 điều quá xa xỉ. Việc Tràng dám lấy vợ trong h/c đói khổ ấy đã tạo nên tình huống truyện độc đáo

* Hoàn cảnh riêng
- Xuất thân
- Gia cảnh
- Ngoại hình
- Tính cách
==> hội tụ đủ 4 yếu tố lí tưởng để ế vợ mà lại lấy đc vợ tạo nên sự hấp dẫn cho tình huống truyện

c, Thái độ cả tất cả các nv trc tình huống nhặt vợ của Tràng
- Tràng
- Người vợ nhặt
- Dân xóm ngụ cư
- baf cụ Tứ
==> Tất cả mọi ng đều mang tâm trạng đan xen giữa ngạc nhiên, vui mừng vs buồn tủi, thương lo và niềm hi vọng ==> tạo nên tình huống truyện éo le, cảm động.

d, Qua tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, éo le, cảm động ta thấy GTHT và GTNĐ của tác phẩm
 
0

051904

Mình xin đưa ra một số đê
'' cảm nhận hai cái kết cuả hai đứa trr và cn tử tù''
'' cảm nhận về nhân vật dít và chiến''
 
B

bookho

Lâu k sờ đến văn r` :D
Câu 2: cảm nhận về 2 nhân vật Dít và Chiến

Câu này tớ xyn đưa ra 1 số ý :D
Dít:
*Khi còn nhỏ: Gan dạ, dũng cảm (d/c) và lì lợm: trước cái chết của Mai, Dít k khóc, cái chết của Mai càng làm cho lòng căm thù giặc của Dít thêm quyết liệt...
*Càng lớn Dít càng giống Mai, làm chính trị viên, xã đội trưởng
-1 lòng vs Đảng, vs C/m
=> Dít rất giống Mai, là 1 ng sống tìh cảm, nhưng rất nghiêm khắc và nguyên tắc trong công việc
Chiến:
-Dáng vóc: 2 bắp tay tròn vo sạm đỏ cháy nắng, "giống in má", thân ng to chắc nịch -> dáng vóc khỏe mạh rắn giỏi của những con ng sih ra để gáh vác, chống chọi và giàh chiến thắng
-cử chỉ, điệu bộ, tíh cách: khi 2 chị e sắp đi bộ đội: Chiến tỏ ra là ng biết tíh toán sắp đặt việc nhà -> tần tảo đảm đang, lo toan việc nhà việc nước....
So sánh:
*Giống: -Đều là những cô gái mới lớn, ngây thơ trong sáng
-Đều kế thừa những truyền thống của những thế hệ trước
-Chug 1 mối thù với bọn giặc Mĩ xâm lược, cả 2 cô đều có lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm giàh độc lập bảo vệ quê hương đất nc
-Đều hiện lên trên nền cảm hứng sử thi và anh hùng c/m.
*Khác:
-Dít mag đậm nét tíh cách của 1 cô gái dân tộc miền núi. Ở Dít có 1 nét rất riêng, rất đặc biệt đó là cách thể hiện tìh cảm: Cặp mắt mở to, trong suốt, bìh thản của Dít khi gặp Tnu' và giọng lạh lùng hỏi: "đòng chí về có giấy ko?" Khi biết Tnu' về có phép, Dít mới vồn vã.. ->Trong sự lạh lùng của nguyên tắc đó chứa đựng 1 nguyên cớ đẹp: Dít muốn Tnu' phải là 1 chiến sĩ giải phóng quân mẫu mực
=> Ở Dít, tìh cảm cá nhân đã gắn liền 1 cách hài hòa vs sự nghiệp cách mạng
-Chiến: suy nghĩ và hàh động của Chiến bộc lộ nét đẹp của con ng vì cộng đồng: "nhà cho xã mượn mở trường học", giường ván cũng cho xã mượn, rượng đất trao trả lại cho cán bộ để chia cho bà con cô bác #....Cuộc sống thiếu má đã tôi luyện Chiến già dặn, chắc chắn
Đánh giá chung: Đây là 2 mẫu nhân vật tiêu biểu của thời kì k/c chỗng Mĩ. Khẳng địh vẻ đẹp và tih thần của con ng VN nói chung và phụ nữ VN nói riêng...



Trời ơi kiến thức rơi rớt nhìu quá:-SS

 
Top Bottom