Văn [Văn 12] Ôn thi Văn khối C & D (Lâu dài)

D

daibanggoichimse_ngherogatgu

1.Làm rõ đối tượng thứ nhất:
-Hình tượng bóng tối trong "Hai đứa trẻ": diễn tả sự tù đọng, bế tắc, ngột ngạt, nghèo đói, không lối thoát. Cả phố huyện giờ chỉ thu nhỏ vào cái ngọn đèn con leo lắt ấy, còn xung quanh, bóng tối làm chủ tất cả “tối
hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”, bên
cạnh có gánh phở bác Siêu, ngọn đèn Hoa Kỳ vặn nhỏ của Liên… Tất cả mấy đốm sáng, hột sáng thưa thớt tù mù.
Những hột sáng nhỏ nhoi ấy chẳng thể khiến cho đêm tối thêm mịt mùng dày đặc
-Hình tượng ánh sáng: nhỏ nhoi, yếu ớt, tàn lụi… biểu trưng cho một cuộc sống lạc hậu, tù đọng không biết đến ngày mai là gì tiêu biểu nhất là hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
2. Làm rõ đối tượng thứ 2:
- Hình tượng bóng tối trong Chữ người tử tù: sự tàn bạo, dơ bẩn của xã hội phong kiến suy đồi. Sự xấu xa của cái đê tiện cái thấp hèn.
-Hình tượng ánh sáng: biểu tượng cho cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiên Lương trong sáng của con người. Cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng.
3, So sánh
- Giống
+ Đều sử dụng bóng tối và ánh sáng để tạo ý đồ riêng cho sáng tạo nghệ thuật.
+ Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Bóng tối đều sử dụng để nói về cái âm u, tù túng, cái xấu xa của thế lực. Ánh sáng đều hướng con người vươn đến những điều tốt đẹp.
-Khác
+ Với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng.
+ Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật giá trị nhân văn của tác phẩm.
4, Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do hoàn cảnh, phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn là khác nhau
- Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác.
- Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

:D không biết đúng hẻm đề nay hơi khó à nha chắc không thi đâu
 
L

linhphoebe

Ánh sáng-bóng tối trong "Hai đưa trẻ" và "Chữ ng tử tù" :)


- cái đề này hay đấy ! nhưng mình đã nhìn thấy ở đề thi ĐH năm nào rồi ấy [ ko nhớ rõ ] câu hỏi dài hơn câu này . nhưng nd cũng là hỏi về AS và BT của 2 tp này .. nói chung ai muốn hiểu thêm thì làm chứ chắc chắn ko ra thi .. tớ thề tớ hứa tớ đảm bảo ! :)>-
 
Last edited by a moderator:
I

iamsunflower

Đề thi thử Đh khối C nà :)
C1: Nêu ngắn gọn thông điệp Lưu Quang Vũ gửi tới ng đọc qua cảnh 7 của vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (2đ)
C2: Trong "mùa lạc" Nguyễn khải viết:
" Sự sống nảy sinh từ trong cái chết. hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ, ở đời ko có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải đủ sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy.."
Hãy viết 1 bài văn khoảng 600 từ nêu suy nghĩ về vấn đề nhân sinh trong câu nói trên (3đ)
C3: Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con ng qua "Người lái đò sông Đà" (NT) và "Rừng xà nu" (NTT) (5đ )
Đề 1:
Hãy sống là chính mình !
 
S

svkthn102

giúp mình với : tình huống truyện trong chũ người tử tù? tình huống đó có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm
à cả câu này nữa này : so sánh bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài _ NHT và Trương Ba trong HTBDHT _LQV
 
Last edited by a moderator:
D

daibanggoichimse_ngherogatgu

bi kịch của vũ như tô và Hồn trương Ba :
* giống nhau :
-nội dung :
bi kịch của Hồn Trương Ba và vũ Như Tô đều là bi kịch của sự nhận thức , tức là bi kịch nội tâm của nhân vật.
+ với vũ Như Tô : đây là bi kịch giữa khát vọng to lớn của người nghệ sĩ và nghịch lý xã hội
+ với Hồn trương Ba : đó là bi kịch giữa một tâm hồn thanh cao và một thể xác phàm tục
=> đây là bi kịch giữa cái đẹp với cái thiên lương trong những cảnh ngộ đặc biệt
- nghệ thuật:
+ bi kịch đc xây dựng dựa trên mâu thuẫn kịch đặc sắc, gay cấn
+ ngôn ngữ và hành động nhân vật đạt cực điểm, cao trào

* khác nhau
- bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa nhưng ko giải quyết đc mối quan hệ giữa lí tưởng và hiện thực ; giữa người nghệ sĩ với người nông dân => đưa ra vấn đề về nghệ thuật,khẳng định nghệ thuật chân chính, có giá trị lâu dài phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân và lợi ích dân tộc.
- bi kịch của hồn Trương Ba là bi kịch giữa cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hồn và xác => Qua đây Lưu Quang Vũ muốn thể hiện quan điểm nhân sinh : cuộc sống thật đẹp, thật đáng sống nhưng ko phải sống thế nào cũng đc, néeuu sống vay mượn, chắp vá , sống ko hài hòa giữa xác và hồn thì con người ta chỉ gặp bi kịch. Cuộc sống của con người chỉ thực sự hạnh phúc khi đc sống là chính mình , một đời sống tự nhiên xác hồn thống nhất .

Cái này mình tìm trên mạng nhé :D
 
S

saintdane4x

Có bác nào pro làm giúp mình vs nhá: Cảm nhận về hình ảnh đĩa đèn và bếp lửa trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Đề thi thử đh lớp tớ đếy :D:D:D
 
G

greenstar131

giúp mình với : tình huống truyện trong chũ người tử tù? tình huống đó có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm

Truyện ngắn chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã vẽ ra một tình huống hết sức độc đáo và thú vị. Hai nhân vật chính của truyện đã được nhà văn đặt và một mối quan hệ cực kì éo le. Trước hết đó là sự đối lập giữa vị thể của những con người và hành động của họ. Quản Ngục – con ngừoi phục tùng cho triều đình, “ông trời con” trong chốn lao tù phải “khúm núm”, “xin lĩnh ý” trứoc Huấn Cao – một kẻ tử tù ngông ngạo chống lại triều đình mục ruỗng. Tất cả là vì viên Quản Ngục rất chuộng, và có ý thức trân trọng cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao. Rồi chính lí do đó cũng đã khơi ra một tình huống nghịch lí khác, đó là việc Huấn Cao cho chữ viên Quản Ngục ngay tại nhà lao. Quả là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”! Chữ là thứ nguời ta chỉ cho nhau ở những nơi trang trọng, hay vào những dịp đặc biệt, vậy mà giờ đây, trên cái nền xám xịt của chốn giam cầm – nơi mà sự sống cận kề cái chết, nơi bóng tối ngự trị, và đầy rẫy những phân gián, phân chuột, cảnh “cho chữ” lại diễn ra.

Rõ ràng ở hai con ngừoi mà vị thế hòan tòan trái ngược nhau này vẫn có chung một tâm hồn say mê, trân trọng cái đẹp và cái thiên lương. Kết thúc truyện là lời khuyên răn của Huấn Cao cùng với sự đáp trả một cách kính cẩn của viên Quản Ngục. Từ đó càng làm nổi bật thêm chủ đề của truyện về cái sức sống mãnh liệt của nét đẹp dân tộc: dù cho ở bất kì hòan cảnh nào cũng luôn rực sáng chứ không hề vụt tắt. “Chữ ngừoi tử tù” xứng đáng là một thiên truyện xuất sắc nhất tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
 
G

greenstar131

Có bác nào pro làm giúp mình vs nhá: Cảm nhận về hình ảnh đĩa đèn và bếp lửa trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Đề thi thử đh lớp tớ đếy :D:D:D
* Đĩa đèn: khi Mị bước vào căn buồng tăm tối của mình là Mị xắn 1 miếng mỡ để vào trong đèn cho đèn sáng hơn. Đây ko còn là chi tiết sinh hoạt nữa mà nó trở thành 1 chi tiết có chiều sâu nghệ thuật bởi trước đây ko thiết sống nên căn buồng của Mị
tăm tối, hôi hám, luộm thuộm, ẩm thấp, bẩn thỉu… Mị cũng chẳng bận lòng. Hnay thì khác, lòng yêu đời vừa mới trở về với Mị. Mị muốn đời mình fải sáng sủa hơn.Thế nên hành động Mị xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho đèn sáng hơn cũng đồng nghĩa với việc Mị thắp lên ngọn lửa trong lòng mình. Mị thấy mình trẻ đẹp, Mị muốn đi chơi hội như bao người đàn bà có chồng khác ở Hồng Ngài. Mị chuẩn bị,sửa soạn đi chơi. Mị tìm cái váy hoa đẹp nhất của mình vắt tít trên vách. Khi 1 người đàn bà khổ đau sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, như cái bóng, cái xác vô hồn giữa địa ngục trần gian bỗng 1 hôm thấy mình trẻ ra, đẹp hơn, muốn ăn mặc đẹp, đó là dấu hiệu đầu tiên của sự tái xuân. Đó là lúc sức sống tiềm tàng trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong lòng Mị.
*Bếp lửa: Mị đã lạnh lùng vô cảm với người khác, cụ thể ở đây là với A Phủ. Nhưng dường như trong sâu thẳm, “trong vô thức Mị, điều này chính Mị cũng không thể hiểu được, vẫn mong manh một ước vọng, cái ước vọng được chút hơi ấm sưởi nóng cuộc đời lạnh lẽo của mình. Hằng đêm Mị trở dậy hơ lửa là vì thế. Ngọn lửa là hình ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vô cùng của cuộc đời Mị, dù rất mơ hồ nhưng nó níu kéo không để sự vô vọng lùa đi đến tuyệt cùng.
 
V

vjtran

Có cái này mềnh thắc mắc.
Ý nghĩa nội dung và nghệ thuật qua câu hát của nhân vật Từ cuối truyện ngắn Đời Thừa (Nam Cao ):

"Ai làm cho khói lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân..."

Cám ơn! :)
 
C

congchualolem_b

Cuộc đời là những mảnh ghép, mảng sáng tranh mảng tối, mảng hạnh phúc chen lẫn trong đau thương... Vì thế mà đôi lúc khoảng cách giữa sống - chết, nước mắt - nụ cười trở nên rất mong manh như những sợi tơ nhỏ và thậm chí là trở nên mờ nhạt, nhất là khi con người bị đẩy vào những tấn kịch mà ngay cả bản thân họ cũng không biết đó là vui hay buồn, đáng sầu hay đáng sướng. Nghe qua có vẻ như đó là một nghịch lí, nhưng lại là nghịch lí rất... lô - gic.



Cuộc đời Hộ sẽ là những ngày không chút lo âu phiền muộn, sẽ thoả sức bay bổng cùng đam mê nghệ thuật. Nhưng cũng vì lòng yêu nghệ thuật, yêu con người mà Hộ dang tay che chở cho Từ. Hạnh phúc phút chốc đơm hoa, tưởng thành hoa lành trái ngọt... bỗng chốc vỡ tan cũng chính vì lí tưởng cao đẹp ban đầu ấy, và câu hát kết truyện của Từ càng day dứt, chua xót, cay đắng cho những số phận bị thực tế xã hội vùi dập:



"Ai làm cho khói lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân..."



Có người từng nói hạnh phúc là cho đi mà không cần nhận lại, nhưng thực tế thấy rằng nếu chỉ cho đi mà không lường trước kết cục thì thứ hạnh phúc đó cũng chỉ mong manh, dễ vỡ như những khối thuỷ tinh. Hộ cũng đã từng hạnh phúc, ít nhất là cũng thấy mình sống không cần lo toan bận bịu quá nhiều cho những thứ lo “tủn mủn” cho đến khi cứu vớt đời Từ. Hành động đó quả là cao đẹp, quả là cao thượng và càng đẹp hơn khi mà Hộ còn chấp nhận nuôi con của Từ, giúp đỡ gia đình Từ... Cái mà Hộ cho đi quả là quý giá. Nhưng mấy ai ngờ, cái đẹp ấy chẳng kéo dài được bao lâu khi mà trở lại với thực tế cuộc sống, với mấy đồng nhuận bút nhỏ nhoi mà Hộ lại phải gánh nuôi cả gia đình, cái ăn cái mặc cái nhà cái con cái nợ.... cứ lũ lượt kéo đến.... Hộ bắt đầu viết vội, viết những văn phẩm “đơn giản” mà chỉ cần “đọc qua là quên ngay”... Cho đến khi nhận ra điều đó, Hộ đau đớn cho lí tưởng từng ấp ủ, Hộ chìm trong men rượu và mỗi lần đến với rượu, thứ hơi cay men say ấy làm anh quên đi mình là một nhà văn, một con người trí thức, anh trở về với bản năng như bao người đàn ông khác, lúc bần cùng cũng đâm ra cáu gắt, anh đánh đập vợ con không thương tiếc... Để rồi khi tỉnh rượu lại tự đánh, tự trách mình đã ra tay nặng với Từ, với con... Anh cứ hứa mình bỏ nhưng vòng xoay cứ thế quay vòng vì bi kịch cứ nối vòng bi kịch khi mà anh cứ dần bất lực, không tìm ra định hướng cho mình giữa hai đường mâu thuẫn - một bên đạo - một bên là lí tưởng văn chương...



Trong khi đó, Từ - con người được cứu vớt, cưu mang luôn nghĩ mình là người mang lại cho Hộ những thảm kịch ấy, chị thấy mình có lỗi và đáng nhận đòn roi... Nhưng Từ cũng chỉ là một nạn nhân như Hộ. Bi kịch của Hộ đến từ xã hội và lí tưởng. Bi kịch của Từ lại đến từ bi kịch của Hộ, của cuộc sống buông thả , thiếu bản lĩnh, thiếu nghị lực, mất lí trí... Nhưng chung quy lại cũng chỉ là nạn nhân của chính cuộc đời và xã hội. Câu hát bắt đầu bằng từ “Ai” nghe sao mà não nuột, ai oán, ai trách, tiếng than kêu lên trời mà trời cao nào thấu, đó là lời than trách, nhưng Từ không nhằm vào Hộ vì với Từ, dù Hộ có như thế nào thì anh vẫn là ân nhân đã cứu vớt Từ.



“Ai làm cho khói lên giời”



Cái “khói lên giời” ấy bỗng chốc lại nhớ đến những mảng khói chiều bay lên từ sau những chái hè, từ bếp lửa của người phụ nữ, họ ấm iu, thổi bùng ngọn lửa sống để sưởi ấm gia đình, chuẩn bị bữa ăn... Cảm giác thật thanh bình, đơn sơ và giản dị nhưng cũng mong manh như “khói”... Và phải chăng, vì chỉ là “khói” nên chỉ cần chút cơn gió nhẹ, chút bão tố cuộc đời đi qua lại cuốn trôi làn “khói”, đánh tan và xoá nhoà. Hạnh phúc, mái ấm, tình cảm, cái đẹp mà Hộ và Từ lúc đầu từng vun đắp, ấm ủ cũng chỉ như làn khói ấy, lúc dạt dào, đầy ắp nhưng lại dễ vỡ, dễ mất, dễ bay...



Và rồi khi “khói” bay lên, hạnh phúc tan mất thì “mưa” lại kéo về:



“Cho mưa xuống đất, cho người biệt li”



“Mưa” là một quy luật của tự nhiên nhưng trong “mưa” còn là những nước mắt - của Từ - của Hộ - của tất thảy những con đường đang bị cuộc đời vùi dập, bị đè nặng những tấn bi kịch xã hội trên vai. Một người phụ nữ như Từ - vốn đã mất đi bến đỗ nay lại neo đậu, bám nhờ một người đàn ông tốt bụng, vì chịu ơn nên phải đền ơn, Từ cố gồng gánh, gượng mình để chịu đựng, biết bao lần bị Hộ hành hạ, hành động vũ phu, nhưng Từ không than trách một lời mà ngược lại còn giúp Hộ giã rượu, săn sóc, lo lắng cho anh, làm tròn trách nhiệm của một người vợ. Những ngày chợ búa, tiền nong eo hẹp, chị chẳng dám nói với chồng, chỉ biết lựa thời nói khéo vì chị sợ lại tăng thêm gánh nặng cho chồng. Phải chăng thực tế cuộc sống đã rèn giũa cho người phụ nữ sức chịu đựng quá lớn, họ sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng gánh chịu đau thương, cực nhọc cho những người đã yêu thương và chở che cho họ. Tiếng ru hò lẫn trong dòng nước mắt chua xót, đắng chát, mặn đắng những mùi đời, nhưng với Từ có lẽ bi thương ấy không là gì so với tấn kịch mà Hộ phải ngày ngày gánh lên đôi vai. Cơn “Mưa” ấy của Nam Cao quả là đẫm tình người...



Tình người hay lòng nhân đạo của nhà văn càng được thể hiện sâu sắc ở câu “cho người biệt li”. Bắt đầu từ hạnh phúc gia đình vỡ tan, tiếp đó là những nước mắt và chịu đựng và giờ đây là sự “biệt li”. Hiểu theo một cách rộng hơn, “biệt li” không chỉ là sự cách xa, chia li, tách biệt, mất mát mà trong trường hợp này còn là sự ngang trái trong mối quan hệ Từ - Hộ. Vì chịu ân của Hộ nên Từ không oán trách một lời, chấp nhận cam chịu để đáp lại hành động cao thượng ấy. Hai chữ “biệt li” như càng làm rõ nét, sâu sắc hơn sự xa cách tình người giữa Từ và Hộ. Có chăng chính vì hoàn cảnh, vì miếng cơm, manh áo, vì những thứ lo “tủn mủn”, “vụn vặt” mà cả hai bắt đầu xa nhau, tình cảm vợ chồng rạn nứt, dù cho đã nhiều lần cố gắng chắp vá, hàn gắn nhưng rồi xung đột lại kéo đến, gây đau khổ cho nhau, cho khoảng cách ngày càng nới rộng:



“Ai làm cho Nam, Bắc phân kì”



Cuộc sống là những vòng xoay mà ranh giới và giới hạn của nó là không xác định. Cái gọi là “Nam, Bắc phân kì” ở đây phải chăng chính là sự tách biệt giữa một người phụ nữ đời thường, thiếu học với một người chỉ biết sống vì văn chương, vì lí tưởng nghệ thuật. Sự hòa hợp giữa hai hai đối tượng đối lập cũng dễ tạo nên bi kịch, và bi kịch chung ở đây là sự khó thấu hiểu cho nhau. Dù cho Từ cố gắng ít nói về tiền nong, dù cho Hộ có cố dàn xếp, phân định rằng “hãy lo cho gia đình trước rồi sau đó nghĩ đến văn chương”, dù Từ có cố gắng chịu đựng và Hộ lúc nào cũng tự kiềm chế mình không uống rượu, không bê tha, không buông thả thì... bi kịch vẫn diễn ra, nối tiếp và xoay vòng vì một lẽ Từ lúc nào cũng phải bận suy nghĩ cho miếng ăn hôm nay, cho bữa ăn ngày mai, còn Hộ, chỉ cần nghe nhắc đến hơi hướng văn chương, như “Đường về” là lại quên mất mình là ai, quên mất cái “kế hoạch vĩ đại” mà mình từng vạch ra, với anh lúc đó tất cả chỉ là số không, trong đầu chỉ có hai từ “nghệ thuật”. Và nào đâu chỉ có nỗi đau của hai người, đó còn là nỗi đau dằn xé, đau đớn, vật vã trong lòng Hộ, trong chính lí tưởng cao đẹp mà Hộ vẫn luôn hằng ấp ủ. Có chăng một nhà văn bắt đầu lạc lối? Có chăng một con người bắt đầu đi về những con đường không định hướng? Có chăng một người vốn sống vì nghệ thuật nay bắt đầu lung lay trước những ngả rẽ của cuộc đời? “Nam, Bắc phân kì” thì cũng có ngày liền một cõi, nhưng con người khi đã lạc mất chính mình thì bao giờ mới tìm lại được? Cũng vì thế mà kết câu hò lại là những giọt nước mắt:

“Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...”



Giọt nước mắt một lần nữa lại xuất hiện, đó không chỉ là nước mắt của đau thương, bi kịch, của những nỗi đau đời mà còn là... nước mắt thức tỉnh, là nỗi đau của Hộ. Mọi thứ đối với Hộ sẽ vẫn chỉ là ảo tưởng, ngay đến cả lí tưởng cũng chỉ là ảo tưởng nếu không có giọt nước mắt thực, câu hò thực của Từ đánh thức. Dù chỉ là lời ru của một người học thức kém nhưng lại đầy sự thấu hiểu và thông cảm cho cuộc đời và cho chồng. Tất cả bi kịch được xây dựng cuối cùng cũng kết thúc bằng nước mắt. Thật khó lòng quên được nước mắt của Hộ nghẹn ngào:



“- Anh... anh... anh chỉ là một ************** !”



Trong lúc đau khổ nhất con người ta chỉ biết khóc, để thoả lòng rơi dòng lệ. Nhưng trở về thực tại, màu xám vẫn là màu xám, những vòng xoay cứ mặc tình nối tiếp như dấu ba chấm ngân vang cuối cùng mà Nam Cao cố tình bỏ lửng, sẽ còn dài và còn nhiều những câu hò của Từ lại cất lên trong giọt nước mắt ân hận của Hộ, đó sẽ luôn là những dằn vặt, day dứt triền miên trong sâu thẳm tâm hồn con người trí thức để bắt đầu học cách cảm nhận về cuộc đời. Có cảm giác khi viết nên những dòng này Nam Cao cũng rất đau đớn, xót xa cho đời một văn sĩ và tự hỏi liệu rằng đó có phải là lời nhắc nhở cho những nhà văn đang ngủ say trên lí tưởng mà quên đi rằng cuộc đời là nghệ thuật của văn chương.



Đọc văn phẩm Nam Cao lúc nào cũng vương lại dư âm chua xót khôn tả. “Đời Thừa” đã xuất hiện trên văn đàn từ lâu nhưng mỗi lần đọc lại, tự ngân nga lời ru của Từ vẫn thấy mặn đắng sâu tận cõi lòng. Hẳn sẽ khó có áng văn nào xúc động và sâu sắc đến thế về con người và cuộc sống. Văn phẩm này luôn là lời nhắc nhở và là kim chỉ nam hướng những ngòi bút trẻ đến với lí tưởng đúng đắn của văn chương.

p/s: Lâu r` cũng k động tay động chân tới Văn, hình như ngòi bút của mình đang bị bào mòn thì phải, cứ thấy sao sao... Mọi người đóng góp giúp với nhé ! :)
 
M

maihuyenmin

cậu ơi, cho tớ hỏi cậu đang phân tích câu hát ru của Từ hay là phân tích tâm trạng nhân vật Hộ thế? :D
 
C

congchualolem_b

Tớ phân tích lời hát ru mà :|. Tâm trạng nhân vật Hộ thì lại là theo chiều hướng khác. Trong câu hát ru của Từ là sự tóm lược cả nội dung truyện, gắn liền với truyện, nên khi phân tích câu hát ru cũng phải gắn liền với truyện, đặc biệt là liền với Từ và Hộ. Tớ đi theo hướng khai thác các lớp nghĩa của câu hát đồng thời liên hệ với tác phẩm để rõ nét hơn và tìm ra nhiều lớp nghĩa sâu hơn.
 
M

maihuyenmin

hjc
tớ chưa bao giờ đi phân tích cái lời hát này cả :(
có thi vào chắc lại ngồi chém gió :D
 
G

greenstar131

giúp mình câu 2d về chi tiết mị sắn mỡ ý

ffffffffffffffffffffffffffffffff

Mình có phân tích bên trang kia rồi nè^^
Có cả hình ảnh bếp lửa nữa đó.;)
* Đĩa đèn: khi Mị bước vào căn buồng tăm tối của mình là Mị xắn 1 miếng mỡ để vào trong đèn cho đèn sáng hơn. Đây ko còn là chi tiết sinh hoạt nữa mà nó trở thành 1 chi tiết có chiều sâu nghệ thuật bởi trước đây ko thiết sống nên căn buồng của Mị tăm tối, hôi hám, luộm thuộm, ẩm thấp, bẩn thỉu… Mị cũng chẳng bận lòng. Hnay thì khác, lòng yêu đời vừa mới trở về với Mị. Mị muốn đời mình fải sáng sủa hơn.Thế nên hành động Mị xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho đèn sáng hơn cũng đồng nghĩa với việc Mị thắp lên ngọn lửa trong lòng mình. Mị thấy mình trẻ đẹp, Mị muốn đi chơi hội như bao người đàn bà có chồng khác ở Hồng Ngài. Mị chuẩn bị,sửa soạn đi chơi. Mị tìm cái váy hoa đẹp nhất của mình vắt tít trên vách. Khi 1 người đàn bà khổ đau sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, như cái bóng, cái xác vô hồn giữa địa ngục trần gian bỗng 1 hôm thấy mình trẻ ra, đẹp hơn, muốn ăn mặc đẹp, đó là dấu hiệu đầu tiên của sự tái xuân. Đó là lúc sức sống tiềm tàng trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong lòng Mị.
*Bếp lửa: Mị đã lạnh lùng vô cảm với người khác, cụ thể ở đây là với A Phủ. Nhưng dường như trong sâu thẳm, “trong vô thức Mị, điều này chính Mị cũng không thể hiểu được, vẫn mong manh một ước vọng, cái ước vọng được chút hơi ấm sưởi nóng cuộc đời lạnh lẽo của mình. Hằng đêm Mị trở dậy hơ lửa là vì thế. Ngọn lửa là hình ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vô cùng của cuộc đời Mị, dù rất mơ hồ nhưng nó níu kéo không để sự vô vọng lùa đi đến tuyệt cùng.
 
M

maihuyenmin

mọi người ko thấy trao đổi đề so sánh nhỉ ? :D
khối C đề so sánh mak :D
tớ đang viết bài so sánh quan niệm nghệ thuật về con người trong hai tác phẩm "Một người Hà Nội" và "Chiếc thuyền ngoài xa" :D
mọi người có hứng thú thì viết cùng rồi cùng trao đổi đi :)
 
G

gaconthaiphien

Chào các bạn, mình học ôn khối A nhiều nhưng vẫn thi cả 2 khối A và D và cũng hi vọng ở cả 2 khối này. Khối D mình nhân đôi Tiếng anh nên mình chỉ hi vọng văn khoảng 5 điểm là ổn. Các bạn có thể tham khảo cho mình với mức điểm như vậy thì:
- viết độ dài cả bài thi khoảng mấy trang ?
- Trong đó câu 2 viết độ dài thế nào ?(đề có nói mấy trăm chữ nhưng mình chẳng ước lượng được).
- Câu 1 và 3 có phải chỉ cần đảm bảo đủ ý cơ bản, không sai kiến thức là được phải không ? (có thể diễn đạt hơi kém).
- Sai kiến thức sẽ bị trừ điểm còn nếu thiếu kiến thức thì có bị trừ không hay là chỉ không tính điểm phần đó ?
Mấy đứa lớp D trường mình bảo 5 điểm văn đại học cũng khó xơi đấy nên mình thấy lo. Mong các bạn tham vấn!
 
M

meobachan




“Ai làm cho Nam, Bắc phân kì”


Cái gọi là “Nam, Bắc phân kì” ở đây phải chăng chính là sự tách biệt giữa một người phụ nữ đời thường, thiếu học với một người chỉ biết sống vì văn chương, vì lí tưởng nghệ thuật. Sự hòa hợp giữa hai hai đối tượng đối lập cũng dễ tạo nên bi kịch, và bi kịch chung ở đây là sự khó thấu hiểu cho nhau.

Cá nhân em không đồng ý ở điểm này cho lắm. Nếu nói bi kịch chung là sự khó thấu hiểu nhau thì em lại nghĩ rằng Từ là 1 người phụ nữ rất hiểu niềm say mê văn chương của chồng, hiểu và tôn trọng. Bằng chứng là những khi Hộ đọc sách "chăm chú quá." thì Từ ngồi bên cạnh, muốn nói đến chuyện phả đóng tìên nhà, tiền ăn, ở nhưng lại không dám nói vì sợ làm mất đi hứng thú của chồng. Sự cảm thông của Từ thể hiện rõ nhất ở đoạn: "Hắn vừa gặp 1 đoạn hay lắm nên ngừng đọc và ngẫm nghĩ... Đôi mắt hắn tuy mới rời trang sách đã nhìn ngay lại phía Từ. Hắn mỉm cười, Từ cũng mỉm cười. [...] Hắn đọc lại đoạn văn. Hắn định nghĩa cho Từ nghe. Hắn giảng giải cho Từ. Tuy Từ chẳng hiểu được bao nhiêu nhưng cũng tin lời hắn lắm. Từ giữ mãi nụ cười hiền dịu trong khi nghe hắn nói."

Rõ ràng qua những câu văn trên cho thấy Từ tuy là 1 người phụ nữ đời thường, thiếu học nhưng cô vẫn cố gắng để hiểu chồng và tôn trọng sự say mê lý tưởng của chồng. Chính vì có người vợ làm hậu phương vững vàng như vậy nên Hộ mới có thể giữ mãi lý tưởng nhiệt tình trong mình và dẫn đến bi kịch đầy đau đớn.


Có cảm giác khi viết nên những dòng này Nam Cao cũng rất đau đớn, xót xa cho đời một văn sĩ và tự hỏi liệu rằng đó có phải là lời nhắc nhở cho những nhà văn đang ngủ say trên lí tưởng mà quên đi rằng cuộc đời là nghệ thuật của văn chương.


Em thấy Hộ tuy ngủ say trên lý tưởng nhưng bản thân Hộ ý thức rõ cuộc đời là nghệ thuật của văn chương qua lời tuyên ngôn về một tác phẩm có giá trị.
 
C

congchualolem_b

@Mèo: T biết điều Mèo nói. T cũng đã cân nhắc khi viết ra quan điểm đó. Đồng ý với Mèo là ở Từ luôn có sự thấu hiểu cho chồng, nhưng điều đó k có nghĩa là cả Hộ cũng vậy. Nếu cả 2 cùng hiểu cho nhau vậy sao bi kịch cứ liên tiếp xảy ra xoay vòng? Phải chăng là sự thấu hiểu đó chưa thể vượt qua đc cái gọi là rào cản cuộc sống ? Từ hiểu cho Hộ, nhưng thực tế đời sống luôn bắt Từ phải nhìn lại. Hộ hiểu đức hi sinh của Từ, nhưng cái máu văn chương trong anh không ngừng sống dậy, vậy là hai người cứ bị kéo về phía đường khác nhau mặc dù cứ cố hàn gắn, nối kết những vết rạn.

Ở ý thứ 2 mà Mèo thắc mắc. Thật ra, T cũng đồng ý với Mèo rằng trong "Đời thừa" có khá nhiều tuyên ngôn về nghệ thuật nhưng ý T nói không phải là những tuyên ngôn đó mà là hành động của nhân vật. Hộ say đắm nghệ thuật, cứ chăm chăm nhìn vào nghệ thuật, mỗi lần đến với văn chương là như quên đi tất thảy những gì đang diễn ra quanh mình, anh quên những thứ vẫn luôn sống và tồn tại, vẫn luôn đi bên cạnh anh từng giờ từng phút, quên rằng cuộc đời vẫn luôn sống với mình, chính sự lãng quên đó đã là một sự ngủ quên rồi, nếu Hộ luôn nhớ về cuộc đời, về thực tiễn như vẫn nhớ về văn chương thì mấy đời cái bi kịch ấy lại xảy đến với Hộ, hẳn Hộ sẽ không quá dằn vặt, tự trách bản thân trong hoàn cảnh bế tắc, không tìm được lối thoát ?

Cũng chính vì điều đó mà hướng nghĩ của Từ và Hộ lại nhằm vào những đích đến khác nhau, rồi dần dần chúng cứ đầy lên, dồn nén lên tạo thành những bi kịch không tháo gỡ đc.

Cũng có lẽ Mèo đúng. Vì cá nhân T cũng chưa từng đọc kĩ tác phẩm này. T chỉ lướt sơ qua. Cám ơn nhận xét của Mèo !
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom