Văn [Văn 12] Ôn thi Văn khối C & D (Lâu dài)

T

thuyhoa17

"Đoàn tàu đi qua, để lại chút dư vị trong lòng ng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống tăm tối, khơi gợi nên những hi vọng trong con người."

Nó để lại cho những con người nơi phố huyện nghèo những niềm hi vọng: hi vọng về tương lai tốt đẹp, hi vọng về những luồng ánh sáng sẽ đến nơi phố huyện vẫn đang chìm trong bóng tối này.
Em nghĩ Thạch Lam đã tạo ra được một "chuyến tàu" chở đến những niềm hi vọng như thế, rồi khi xét rằng nó chỉ tạo một sự hụt hẫng khi chuyến tàu đi, như thế chẳng phải là "hãy cứ ước mơ đi, hi vọng về một tương lai tốt đẹp đi, rồi nó cũng sẽ chỉ là ước mơ thôi, là hi vọng thôi, rồi nó cũng sẽ đi, và con người ta sẽ phải hụt hẫng khi biết ước mơ chỉ là ước mơ".

Rồi có yếu tố là "chuyến tàu đó ngày nào cũng đi qua phố huyện nghèo này" - một sự tuần hoàn. Đi qua không phải là hết, ko phải là ko bao giờ trở lại, dù có chuyện gì xảy ra trên con đường ước mơ thì cứ ước mơ và hi vọng - rồi nó sẽ trở lại.

Dù sao thì em cũng ko nghĩ rằng "đoàn tàu mất hút là tạo 1 sự hụt hẫng..." .

Một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc ko lẽ lại nâng người ta lên cao với những ước mơ và hi vọng về tương lai tốt đẹp, sau đó lại dìm người ta xuống bằng những điều phũ phàng như thế.
 
V

vjtran

Hôm nay T đi ôn thi, có 1 vấn đề khiến T rất băn khoăn và muốn tham khảo ý kiến của mọi ng xem sao.

Trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ở đoạn cuối là cảnh đoàn tàu từ HN về mang theo chút hơi hướng, nhịp thở HN thổi vào lòng Liên, An cũng như những con ng ở phố huyện 1 luồng k khí mới. Tuy nhiên, sau khi đoàn tàu mất hút trong đêm, bóng tối lại bao trùm, có ý kiến của một bạn cho rằng cảnh tượng ấy tạo nên sự hụt hẫng, làm cho cảnh đêm, cảnh sống, cảnh ng mỗi ngày một trở nên ảm đạm hơn, buồn tẻ hơn, hụt hẫng hơn. Ngược lại, một số sách lại nói rằng đoàn tàu đi qua, để lại chút dư vị trong lòng ng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống tăm tối, khơi gợi nên những hi vọng trong con người. Vậy ý nào có lý hơn???

Cá nhân T, T luôn nghĩ rằng 1 tp văn học luôn phải hướng con người đến những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống, đề cao tình yêu thương, nâng tình thương và lòng nhân đạo lên 1 bậc cao hơn, k thể nào vùi dập con ng trong số phận đen tối, vì nó chỉ làm cho lòng ng thêm nản, buồn rầu và mất đi hi vọng. Liệu vậy có phải k?

Vi cũng đã từng thắc mắc cái này, nhưng sau Vi tự trả lời như thế này:D
Theo Vi thì hình ảnh bóng tối ở đoạn cuối tác phẩm gợi nhớ lại hình ảnh bóng tối trong Tắt Đèn (NTT), Nam Cao... và các nhà văn cùng thời. Dù không rõ nét nhưng đọc tác phẩm ta vẫn cảm nhận được 1 cái vòng luẩn quẩn, ngày này như ngày kia ở phố Huyện nhỏ đó, đoàn tàu đi qua mang ánh sáng chói lọi nhất ngày rồi cả phố huyện lại chìm trong bóng tối... Dường như Thạch Lam cũng như Ngô Tất Tố, Nam Cao...vẫn không biết có cách gì để thoát khỏi cảnh đó, dù rằng trong con mắt trẻ thơ vẫn luôn hi vọng, tin tưởng vào tương lai, nhưng chính Liên đã từ chối những vầng sáng trên cao của những ánh sao, mà quanh về thực tế với những ánh đèn nhỏ trong phố. Có lẽ Thạch Lam vẫn chưa tìm ra được một lối thoát cho mình trong tác phẩm, và cũng không thể tạo bạo như Tản Đà trong "Muốn làm thằng cuội" được. Xuyên suốt tác phẩm, Thạch Lam viết như bằng chính dòng hồi tưởng của tác giả, của quê hương chính mình, và cậu bé An là hiện thân của Thạch Lam, ngày đó cậu bé vẫn không biết làm gì ngoài việc ngóng trời tối để thắp đèn, và đợi tới khuya để được nhìn thấy đoàn tàu ánh sáng vụt qua.
 
V

vjtran

Dù sao thì em cũng ko nghĩ rằng "đoàn tàu mất hút là tạo 1 sự hụt hẫng..." .

Một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc ko lẽ lại nâng người ta lên cao với những ước mơ và hi vọng về tương lai tốt đẹp, sau đó lại dìm người ta xuống bằng những điều phũ phàng như thế.

Nhưng chính nó lại tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm em à. Hơn nữa giá trị nhân đạo không phải chỉ thể hiện ước mơ, khao khát tốt đẹp... mà nó còn thể hiện ở tình yêu thương, những trắc trở của chính tác giả, và họ muốn người đọc cảm nhận được. Nhất là những truyện ngắn giai đoạn này. :)
Hãy tự hỏi: Tại sao Chí Phèo, Lão Hạc phải chết? Tại sao trước mặt chị Dậu lại tối đen? Cuộc đời của Hộ sao phải thế?
Liệu em có một lần nào hụt hẫn khi đọc đoạn kết của những tác phẩm trên không :)
 
Last edited by a moderator:
T

tranbuibichthuan

Hôm nay T đi ôn thi, có 1 vấn đề khiến T rất băn khoăn và muốn tham khảo ý kiến của mọi ng xem sao.

Trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ở đoạn cuối là cảnh đoàn tàu từ HN về mang theo chút hơi hướng, nhịp thở HN thổi vào lòng Liên, An cũng như những con ng ở phố huyện 1 luồng k khí mới. Tuy nhiên, sau khi đoàn tàu mất hút trong đêm, bóng tối lại bao trùm, có ý kiến của một bạn cho rằng cảnh tượng ấy tạo nên sự hụt hẫng, làm cho cảnh đêm, cảnh sống, cảnh ng mỗi ngày một trở nên ảm đạm hơn, buồn tẻ hơn, hụt hẫng hơn. Ngược lại, một số sách lại nói rằng đoàn tàu đi qua, để lại chút dư vị trong lòng ng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống tăm tối, khơi gợi nên những hi vọng trong con người. Vậy ý nào có lý hơn???

Cá nhân T, T luôn nghĩ rằng 1 tp văn học luôn phải hướng con người đến những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống, đề cao tình yêu thương, nâng tình thương và lòng nhân đạo lên 1 bậc cao hơn, k thể nào vùi dập con ng trong số phận đen tối, vì nó chỉ làm cho lòng ng thêm nản, buồn rầu và mất đi hi vọng. Liệu vậy có phải k?
Theo mình thì ánh sáng chỉ mang lại niềm tin, hi vọng khi vạch ra con đường đi rõ ràng cho c/s của n~ ng` dân phố huyện nói chung và chị em An-Liên nói riêng.Ở đây ánh sáng chỉ vụt đến rồi lại vụt đi , xuất hiện trong tích tắc và cuộc sống của họ lại trở nên tăm tối.Ánh sáng đấy soi đậm, khắc hoạ rõ thêm c/s tăm tối, mù mịt của họ, của cả cái XH trước năm 1945 và của cả chính tác giả.Khi tàu đi hình ảnh ngọn đèn chính là biểu hiện cho cuộc đời tăm tối.Đây cũng chính là hạn chế của VHVN giai đoạn 1930-1945: phụ thuộc vào ngoại cảnh , k tìm ra lối đi riêng cho nhân vật của mình.Tác giả Thạch Lam cũng giống như Ngô Tất Tố, Nam Cao khi không tìm ra lối thoát cho Chị Dậu hay Chí Phèo.Nhưng tác giả Thạch Lam lại chọn điểm nhìn từ nhân vật Liên, qua đó ông thể hiện tình cảm sâu sắc với nhân vật của mình & khát vọng sống của ng` dân VN giai đoạn 1903-1945.Chính Điều này làm nên giá trị to lớn và sức sống lâu bền của tác phẩm
 
Last edited by a moderator:
C

caub7y_funny

hi,all you.....
Các bạn gớp ý kiến giúp mình phân tích bài tổng hợp này......
hình ảnh người phụ nữ việt nam qua 2 tp vợ nhặt (kim lân) & người đàn bà trong tp chiếc thuyền ngoài xa của (nguyễn minh châu).
 
P

phamminhkhoi

củ cà rốt và triết lí sống

Lâu lắm rồi không viết lách gì (bài viết cuối cùng cho ra hồn hình như từ tháng 7 năm ngoái :\"> )

Anh thấy nên lập một topic để tập hợp lại những đề văn hay và đò hỏi suy tư.


Đê bài có vẻ là một câu nói vô nghĩa. Củ cà rốt và triết lý sống. Khi Vịt em hỏi cái đề này mình đã nghĩ là ẻm nói đùa :\"> ). Vì cà rốt và sống thì liên quan cái khỉ gì ?

Ấy vậy mà liên quan đấy ạ.

Sau hôm ấy mình thử search goolge, kết quả, chẳng có một câu nói nào, và một cái đề vu vơ chẳng nằm trong tác phẩm nào, thế thì có ý nghĩa gì nhỉ

Ấy vậy mà cũng có liên quan đấy ạ.

Và đây là kết quả sau một hồi ngẫm nghĩ vu vơ mà cũng chẳng hiểu mình đang lảm nhảm cái khỉ gì =))


_ Cây cà rốt là một loại cây rất bình dị, nhìn qua như một loài cây dại, kỳ thực rễ của nó mới là thứ bán được ra tiền----> Giá trị thực sự của một con người, của một điều không năm ở cái lộ ra bên ngoài mà ở bên trong, dưới đất, phải đến một lúc nào đấy mới có thể thấy được.

_ Cây cà rốt mọc lên rất còi cọc, kỳ thực những gì nó hấp thụ được đều dành cho rễ----> Nếu bạn không có được nét đẹp và hình thể, hãy nuôi dưỡng giá trị tâm hồn.

_ cà rốt không thể ăn sống mà phải nấu chín, khi nấu chín thì cà rốt mới thực sự là một thứ thực phẩm ----------------> Tâm hồn đẹp phải được tôi luyện qua chông gai thử thách, mới giúp ích được cho đời.
Nếu ngại sức nóng 200 độ C của nước đang sôi, bạn mãi mãi chỉ là một củ cà -rốt -vô -dụng, để trưng chơi.

_ Có câu hỏi là: tại sao thỏ thích ăn cà rốt-----> đơn giản vì cà rốt có màu sắc đẹp. Nếu mải mê phô trương tâm hồn mình với người khác thì rồi cái giá bạn phải trả sẽ là rất đắt.

_ Nhưng người cũng ăn cà rốt ? ----> Cà rốt sinh ra để nuôi sống con người, con người sinh ra là để hy sinh và hy sinh, được hy sinh đó cũng là nghĩa vụ và lý do loài người sinh ra. Nếu ích kỷ, bạn mãi là một củ cà rốt bị bỏ quên dưới đất. Nếu ngược lại, mải miết bày biện lòng mình cho người qua đường thấy, bạn sẽ trở thành vật tế cho một con thỏ hoang. Sự hy sinh đó là vô dụng.

_ Củ cà rốt nếu trồng dưới đất có thể mọc thành những cây cà rốt mới. Nếu gieo trồng tấm lòng bạn sẽ nhận lại được những tấm lòng.

_ cà rốt bình thường rất cứng cáp nhưng khi ở nhiệt độ vừa phải, nó nhũn ra, vừa phải. Có những củ cà rốt mềm và khi gặp nhiệt độ cao nó nhũn ra như cháo.-----> Hãy sống vì lý trí cho đến khi bạn thấy trái tim mình thực sự rung lên, nếu quá nghiêng về tình cảm, khi gặp thử thách thực sự bạn sẽ trở thành một đống hổ lốn không có hình thù.

_ Cuối cùng, một triết lý mà ai cũng biết, nếu đưa cho mõi con thỏ một củ cà rốt, chúng sẽ không bao giờ có thể làm việc


=))=))=))
 
V

vjtran

=)) em cũng thử tý :))

cà rốt không thể ăn sống mà phải nấu chín, khi nấu chín thì cà rốt mới thực sự là một thứ thực phẩm ----------------> Tâm hồn đẹp phải được tôi luyện qua chông gai thử thách, mới giúp ích được cho đời.
Nếu ngại sức nóng 200 độ C của nước đang sôi, bạn mãi mãi chỉ là một củ cà -rốt -vô -dụng, để trưng chơi.
~~~> em đã từng ăn cà rốt sống (và em chắc chắn không phải chỉ có mình em đã từng ăn nó) :)) kết quả là: không chết được, cũng không đau bụng anh à :">

Có câu hỏi là: tại sao thỏ thích ăn cà rốt
và:
Nhưng người cũng ăn cà rốt ?
Điều khác nhau là thỏ không bao giờ nấu ca rốt trước khi ăn ~~~> Nếu bạn chỉ hành động lỗ mãn, tức thời, không hề suy nghĩ, gọt dũa câu nói mà hành động bạn sẽ chỉ là một CON chứ chưa là NGƯỜI (như lúc gặm cà rốt sống bạn chỉ có thể cảm nhận hương vị của cà rốt như 1 chú thỏ mà thôi :))~~~> chết =)) mình suy hơi quá :)))

Củ cà rốt được chôn chặt và nuôi dưỡng dưới đất, không hề tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng nó lại có một màu sắc tươi sáng mà ngay các loại quả trên cây cũng không mấy quả sánh bằng ~~~~> môi trường không quyết định bản chất con người, không thể thay đổi bản chất nếu người ta hiểu rõ bản chất của chính mình.

...(chưa nghĩ ra tiếp cái gì :)))

p/s:
_ cà rốt bình thường rất cứng cáp nhưng khi ở nhiệt độ vừa phải, nó nhũn ra, vừa phải. Có những củ cà rốt mềm và khi gặp nhiệt độ cao nó nhũn ra như cháo.-----> Hãy sống vì lý trí cho đến khi bạn thấy trái tim mình thực sự rung lên, nếu quá nghiêng về tình cảm, khi gặp thử thách thực sự bạn sẽ trở thành một đống hổ lốn không có hình thù.
Em thích câu ni :))

 
C

congchualolem_b

Thật ra đề này em chỉ nảy ra trong phút chốc thôi. Chả là đi tỉa cà rốt, thấy lạ lạ một vài điều, chợt lại nảy ra ý đề này. Mấy hôm nay lại bận tối mũi nên k có dịp nêu ý kiến, nay anh Khôi đã nói vậy, em cũng xin đc góp thêm chút thiển ý, anh xem thử và đánh giá giúp em nhé!

- Cà rốt ngoài đỏ, bên trong có màu vàng sẫm, như nhuỵ hoa: như chính nét đẹp dịu dàng của ng phụ nữ, bên ngoài là tình thương ấm áp, nồng nàn và mãnh liệt, bên trong lại là ánh vàng nhẹ nhàng, sắc sẫm sâu lắng, vẻ đẹp trong tâm hồn con ng phải khám phá, có thời gian, từ từ xoáy nhẹ mới có cái nhìn thấu đáo. Như cà rốt kia... phải cắt vào tận trong mới thấy sắc sẫm ấy.

- Cà rốt khi mọc thì để phần nhỏ ở phía dưới làm rễ, phần to ở trên làm lá. Làm ng khi sống cũng cần phải ngẩng cao đầu, vươn lên những tầm cao mới, k bao h` cúi mặt trc' thất bại, dẫu thân phận có nhỏ bé cũng kiêu hãnh vươn mình sống với đời.

- Cà rốt quen sống ở những vùng đất cằn, một sức sống mãnh liệt nuôi dưỡng nó để nó k bao h` gục ngã. Như ng, khi sống, k bao h` gục ngã tr'c số phận, bước lên, sống tốt và sống đẹp vs đời.
 
P

police92

-Theo mình nghĩ,trong dem hoi mua xuan tran ngap su song,niem vui va hanh phuc nhung rieng doi voi mị deu la bong toi,su tuyet vong va noi buon trai dai khap coi long.Noi buon tui khi qua khu dep de ,hanh phuc ben gia dinh,ban be ,nguoi
yeu xua kia dang hien ve,noi buon tui ey manh me trao dâng nhu ngon lua dang bùng bùng thieu chay tam can mị.Mị thay tui cho chinh ban than minh,cho cuoc đoi ,so kiep minh.Hanh dong uong ruou ừng ực cua mi chung to mi dang rat dau kho tuet vong.trong tam tri mi gio chi hien len nhung ki niem tuoi dep cua ngay xua,tieng sao goi nguoi yeu dang vang vong manh liet trong tam tri mị.cang nghi cang thay tui phan minh mi cang uong cang thay đau,noi khat khao manh liet duoc song,duoc hoa minh vao khong khi vui tuoi.nao dong cua mua xuan cang ngay cang chay bong dan len.Boi lau lam roi mi khong doc song trong ngay thang hanh phuc,vui tuoi cua 1 co gai tre tran tre nhựa song.THAM CHI MI CON PHAI SONG 1 KIEP NGUOI khong duoc lam nguoi ma con khong bang con trau con ngua.Nhu the thi khong đau sao duoc?

Bạn chú ý dùng tiếng Việt có dấu nhé!
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Có một điều T vẫn luôn phải suy nghĩ :) Và trong các bài giảng về Lịch Sử, thầy của T vẫn thường đề cập đến vấn đề này, dạy T cách sống và 1 quy luật cuộc sống.

Trên đời này liệu có cái gọi là CÔNG BẰNG hay k? Và như thế nào là CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ? Cái gọi là BÌNH ĐẲNG trong TBCN lẫn XHCN có tồn tại?
 
T

thuyhoa17

Công bằng ư? Em đã từng, đã từng tin là trên đời này luôn tồn tại công bằng, mọi thứ dù tệ hại đến đâu vẫn sẽ có công lý đứng ra làm chủ, người yếu hơn sẽ ko cần phải sợ hãi trước những kẻ mạnh hơn. Nhưng đến bây giờ, khi nghĩ lại, thì em lại nhận thấy 1 sự hụt hẫng, một sự hụt hẫng khiến em phải sợ hãi.
Vẫn còn tồn tại 1 điều là CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ.

Nhiều lúc em tự tìm trên đời này những NGƯỜI TỐT. Có đôi lúc em thấy vui vì đã thấy được 1 người, và rồi lại hụt hẫng khi chứng kiến cảnh: khi ta tìm kiếm được 1 người tốt thì trước mặt ta đã xuất hiện hàng loạt những kẻ nhẫn tâm, xấu xa rồi. Chính điều đó đôi khi khiến em sợ, em sợ phải lớn, phải ra đời, phải xa cảnh bao bọc của ba mẹ và thầy cô, bạn bè, em sợ em sẽ phải 1 mình đối mặt với cái bất công vô lý mà ko biết đến khi nào mới có thể tìm ra được công bằng.

Chính điều ấy xuất hiện trong chính trường học, nơi mà em tin rằng luôn có những thầy cô cho chúng em những sự công bằng cần thiết nhất, nhưng ko, em đã phải thất vọng. Khi mà có những kẻ ngồi không hưởng lợi trong khi có những người vô can thì lại phải còng lưng phục tùng cho chúng, khi mà sự việc chẳng ra đâu vào đâu mà người ta chỉ vì muốn có lợi cho bản thân mà dùng quyền lực và lợi dụng sự nhẹ lòng của bọn học sinh mà bắt ép chúng phải làm đầy cho họ....

Đã nhiều lần em tự nghĩ: Không ngờ là trong cái xã hội chủ nghĩa với băng rôn khẩu hiệu hô hào công bằng bình đẳng này nọ, vẫn tồn tại những điều vô lý chẳng thể ngờ được. Xã hội chủ nghĩa - công bằng dân chủ văn minh đây ư!Rồi tự trả lời: Bởi xã hội công bằng văn minh chỉ là điều mà ta đang hướng đến mà thôi.

Một lần gặp cái đề về bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" nói về nhân vật Ngô Tử Văn, về những điều mà ông ấy làm cho nhân dân. Rồi tự nhiên em có 1 cảm giác lạ, và cũng đi từ câu chuyện đó ra, và biết rằng: những điều ông ấy làm chỉ có ở trong truyện mà thôi.

Công bằng ư! Bình đẳng ư! Em nghĩ nó cũng chỉ là những cây bụi nhỏ giữa sa mạc cát mênh mông mà thôi. :(



p/s: em xin lỗi nếu như bài này của em chỉ nói lên suy nghĩ của bản thân mà đi xa chủ đề.

 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Em k xa chủ đề :) Chính thầy giáo chị cũng k bao h` tin cái gọi là CÔNG BẰNG (Cái này có hơi nhạy cảm đến chế độ xã hội tí) nhưng thực tế cuộc sống k bao h` có hai từ CÔNG BẰNG cho mỗi chúng ta :).

Giả sử như có công bằng, ta đã k có thêm cuộc kháng chiến trường kì chống Mỹ. Và giả sử có công bằng thì ngay sau khi kí Hiệp định Pari các nạn nhân chất độc da cam hay nói rộng ra là toàn thể dân tộc VN đã phần nào đc xoa dịu những nỗi đau mà đến tận hôm nay nó vẫn làm nhức nhối bao thế hệ....

Như chị :) Một ng từng trải qua cảnh CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ :) Giả sử như có công bằng :) ngày hôm nay người viết cm này k phải là một hsg tỉnh nữa mà là quốc gia k chừng :) tất cả cơ hội của con ng mất đi chỉ vì hai từ địa vị... Cảm giác k phải vì bị chạm vào kiêu hãnh, chỉ là thấy mình mất đi thứ vốn k đáng để mất, lẽ ra phải có cái mà mình đc quyền có.
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

Lúc còn bé ta luôn mơ ước công bằng :) Nhưng lớn lên chúng ta sẽ hiểu rằng, nếu cuộc đời là công bằng, chúng ta sẽ không còn mục đích gì để sống nữa.

Thử nghĩ mà xem

Nếu mọi thứ đẹp như mơ, thì tớ và các bạn sẽ tự hỏi:

Sao chúng ta phải kiếm tiền ?

Sao chúng ta phải đi học. Mục đích xét cho cùng cũng chỉ là cống hiến một cách ích kỷ đấy ư ?

Sao chúng ta phải xin lỗi hay trả ơn ?

Sao chúng ta phải mắc nợ ?

Sao chúng ta phải khóc khi thất bại và cũng khóc khi thành công. Sao phải đổ mồ hôi và đổ máu bò lên từng bậc thang xã hội một ?

Sao chúng ta lại biết khâm phục những người quả cảm. Biết căm phẫn những điều chướng tai gai mắt, biết cảm giác nhục nhã khi bị khinh rẻ, phẫn nộ khi bị tước đi những cái phải thuộc về mình, để rồi trường thành & phấn đấu hơn.



Xh công bằng có lẽ chỉ tồn tại trong cổ tích thôi..............
 
T

tranbuibichthuan

Mình muốn thảo luận về 1 khổ trong bài thơ "Sóng'' của Xuân Quỳnh mà mình vẫn băn khoăn
''Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau''
Có 2 quan điểm như thế này
Quan điểm 1: Nhân vật ''em'' bất lực trong việc tìm ra cội nguồn của sóng, của gió, của thiên nhiên cũng như cội nguồn của t.y.Tác giả bất lực trong việc tìm ra quy luật, ngọn nguồn của t.y
Quan điểm 2: Nhân vật em có thể tìm ra quy luật của tự nhiên ,của sóng, của gió nhưng bất lực trong việc tìm ra quy luật của t.y bởi t.y là đầy sự bí ẩn, không mang 1 quy luật riêng nào cả
Theo các bạn thì quan điểm nào phản ánh đúng hơn suy nghĩ của tác giả khi sáng tác ra bài thơ ''Sóng'' và Vì sao??
 
C

congchualolem_b

Mình đồng ý với quan điểm 2 :) Thiên nhiên có quy luật riêng của nó, nhưng tình yêu thì k, ta k thể nào giải thích đc vì sao ta thấy nhớ 1 ng, vì sao ta cứ đợi 1 ng trong vô vọng hay vì sao ta vẫn nhớ 1 ng dù họ đã xa ta lâu lắm r`....

Chính vì có thể hiểu đc tự nhiên vô hạn nhưng k thể hiểu đc tình yêu gói gọn trong lòng mình mới càng làm tăng thêm chất vị "yêu" trong Xuân Quỳnh và trong "Sóng". Tình yêu bắt nguồn từ trái tim, trái tim có thể nhỏ bé, hạn định nhưng tình yêu k hạn định, giới hạn của nó là vô tận, sức mạnh của nó vượt qua mọi ranh giới và hơn thế nó k thể nào đoán trc', k thể nào giải thích bằng lý lẽ, k thể điều khiển bằng lý trí, chỉ có trái tim mới có thể chế ngự và hiểu đc trái tim, chỉ có chân thành mới hiểu đc tình yêu đích thực là gì.
 
C

congchualolem_b

T xin đc nêu 1 cách ngắn gọn các ý như sau:

- Con người là tinh hoa của tạo hoá, người là hoa, tô điểm cho đời.

- Con người làm nên cái đẹp nhân tâm, cái đẹp thiện mỹ.

- Hoa nở từ đất, con người bắt đầu từ nguồn cội, hoa về đất như người trở về vs mẹ.

- Hoa của đất tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của con người luôn biết vươn lên trong cảnh khó khăn và sóng gió, là nghị lực mạnh mẽ.

Còn 2 ý nữa nhưng xem ra k hợp nghĩa nên T bỏ đi, tạm thời T nghĩ đc đến đấy, mọi ng đóng góp thêm ;)
 
C

congchualolem_b

Xin chia sẽ với mọi ng 1 bài viết khá sâu về "Đàn ghi-ta của Lor-ca" vừa đọc đc:

"Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản
TS. Phan Huy Dũng
Đại học Vinh


Theo lí thuyết văn học liên văn bản, bất cứ văn bản nào cũng là một liên văn bản, không phụ thuộc vào việc tác giả của văn bản có ý thức được điều đó hay không. Đọc Đàn ghi ta của Lorca, có thể thấy, mỗi từ, mỗi chi tiết, hình ảnh và cả hình tượng trung tâm trong đó đều là đầu mối của một quan hệ giao tiếp nghệ thuật rộng lớn, mà nếu thiếu tri thức về các văn bản (hiểu theo nghĩa rộng) có trước đó thì độc giả không thể cảm nhận được, hiểu được ý nghĩa của chúng. Lorca là nhà thơ như thế nào? Đàn ghi ta của ông có cái gì đặc biệt? Vầng trăng, yên ngựa, bước chân lang thang, tiếng hát nghêu ngao, bãi bắn, tấm áo choàng bê bết đỏ, giọt nước mắt vầng trăng trong đáy giếng, lá bùa cô gái di gan... là những cái gì đây? Đó có thể là những câu hỏi thầm vang lên trong tâm trí độc giả bình thường khi tiếp nhận bài thơ. Nếu không chịu bỏ cuộc trên hành trình giải mã văn bản này và quyết tìm tới những văn bản khác đã làm nền cho nó (theo sự chỉ dẫn của các câu thơ trong bài), độc giả sẽ thực sự được đền bù. Trước mắt chúng ta lúc đó sẽ là một thế giới thi ca chói loà của thiên tài Lorca, là bức tranh bi tráng về thân phận người nghệ sĩ trong một thời đại biến động như bão táp, là vẻ đẹp lung linh của nghệ thuật vượt lên trên mọi sự đe doạ của các thế lực bạo tàn, nguy hiểm. Từ những điều vừa thấy, nhìn ngược lại văn bản thơ đã tạo cơ hội mở rộng chân trời hiểu biết cho mình – bài Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo – ta sẽ nhận ra từ đây một sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp.


Trong nửa đầu bài thơ, một không gian Tây Ban Nha đặc thù, nhất là không gian miền quê Andalucía yêu dấu của Lorca đã được gợi lên. Giữa không gian đó, nổi bật hình tượng người nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu người, yêu đời, nhưng nghịch lí thay, lại không ngừng đi theo một tiếng gọi huyền bí nào đó hướng về miền đơn độc:

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
...
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

Tại sao tác giả lại có thể gợi lên được những điều ấy? – Trước hết là nhờ "đàn ghi ta của Lorca". Tất nhiên, ở đây ta không nói tới một cây đàn cụ thể, dù vẫn biết Lorca là nghệ sĩ trình tấu rất xuất sắc ghi ta và dương cầm. Đàn ghi ta ở đây chính là thơ Lorca, là bản mệnh của Lorca. Đọc thơ Lorca, ta thường bắt gặp hình tượng một chàng kị sĩ đi mải miết, vô định dưới vầng trăng khi đỏ, khi đen, khi rạng ngời, khi u tối, khi nồng nàn, khi buốt lạnh,... Ta cũng thường được ngập mình trong phong vị, hương sắc riêng không thể nào quên được của miền quê Granada thuộc xứ Andalucía, nơi ngày xưa từng được xem là "một trong những vương quốc đẹp nhất của châu Phi" do người Ả Rập dựng nên. Ở đó có những chàng hiệp sĩ đấu bò tót khoác trên mình tấm áo choàng đỏ, có những cô gái di gan nước da nâu gợi tình tràn trề sức sống, có những vườn cam, những rặng ô liu xanh một màu xanh huyền hoặc. Đặc biệt, ở đó luôn vang vọng tiếng đàn ghi ta – âm thanh nức nở, thở than làm vỡ toang cốc rượu bình minh, tựa tiếng hát của một con tim bị tử thương bởi năm đầu kiếm sắc, không gì có thể bắt nó im tiếng (ý thơ trong bài Đàn ghi ta)... Thanh Thảo quả đã nhập thần vào thế giới thơ Lorca để lẩy ra và đưa vào bài thơ của mình những biểu tượng ám ảnh bồn chồn vốn của chính thi hào Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề không đơn giản chỉ là sự "trích dẫn". Tất cả những biểu tượng kia đã được tổ chức lại xung quanh biểu tượng trung tâm là cây đàn, mà xét theo "nguồn gốc", vốn cũng là một biểu tượng đặc biệt trong thơ Lorca – người mê dân ca, "chàng hát rong thời trung cổ", "con sơn ca xứ Andalucía". Cây đàn từ chỗ mang hàm nghĩa nói về một định hướng sáng tạo gắn thơ với dòng nhạc dân gian, rộng ra, nói về một tình yêu vô bờ và khắc khoải đối với quê hương, đến Thanh Thảo, nó đã nhập một với hình tượng Lorca, hay nói cách khác, nó đã trở thành hình tượng "song trùng" với hình tượng Lorca. Cây đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là tinh thần thơ Lorca, là linh hồn, và cao hơn cả là số phận của nhà thơ vĩ đại này. Bởi thế, trên những văn bản thơ trước đây của Lorca là một văn bản mới của nhà thơ Việt Nam muốn làm sống dậy hình tượng người con của một đất nước, một dân tộc yêu nghệ thuật, ưa chuộng cuộc sống tự do, phóng khoáng. Hơn thế nữa, tác giả muốn hợp nhất vào đây một "văn bản" khác của đời sống chính trị Tây Ban Nha mùa thu 1936 – cái "văn bản" đã kể với chúng ta về sự bạo ngược của bọn phát xít khi chúng bắt đầu ra tay tàn phá nền văn minh nhân loại và nhẫn tâm cắt đứt cuộc đời đang ở độ thanh xuân của nhà thơ được cả châu Âu yêu quý:


Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
...
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

Ở trên, bài thơ của Thanh Thảo đã được (hay bị) trích theo lối cắt tỉa, phục vụ cho việc làm tường minh các ý thơ có trong đó. Trên thực tế, Đàn ghi ta của Lorca có một cấu trúc đầy ngẫu hứng, với sự tương tác, xô nhau, đan cài nhau của các văn bản (đã nói). Chính nhờ vậy, tiếng hát yêu đời của Lorca được Thanh Thảo gợi lại, càng trở nên tha thiết hơn giữa tan nát dập vùi và những ám ảnh tưởng phi lí luôn dày vò nhà thơ Tây Ban Nha bỗng trở thành sự tiên tri sáng suốt. Sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo được bộc lộ rõ trên các giao điểm này. Những hình ảnh, biểu tượng vốn có trong thơ Lorca được làm mới để chuyên chở những cảm nhận về chính thơ Lorca và về thân phận các nhà thơ trong thời hoành hành của bạo lực. Câu thơ những tiếng đàn bọt nước ở đầu bài nếu được nối kết với các câu thơ khác là tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan và tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy, sẽ bộc lộ một tiềm năng ý nghĩa lớn hơn nhiều so với ý nghĩa dễ nhận thấy gắn liền với việc diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. Tiếng đàn giống như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp trong thời khắc bị đẩy tới chỗ tuyệt diệt. Không có gì khó hiểu khi dưới ngòi bút Thanh Thảo, tiếng đàn cũng có màu (nâu, xanh), có hình thù (tròn), có sinh mệnh (ròng ròng máu chảy), bởi tiếng đàn ở đây chính là sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Theo đó, tiếng đàn không còn là tiếng đàn cụ thể nữa, nó là sự sống muôn màu hiện hình trong thơ Lorca và là sinh quyển văn hoá, sinh quyển chính trị – xã hội bao quanh cuộc đời, sự nghiệp Lorca. Rồi màu đỏ gắt của tấm áo choàng, không nghi ngờ gì, là sáng tạo của Thanh Thảo. Nó không đơn thuần là màu của một trang phục. Nó có khả năng ám gợi một điều kinh rợn sẽ được nói rõ ra trong khổ thơ sau: áo choàng bê bết đỏ ¬– tức là tấm áo choàng đẫm máu của Lorca, của bao con người vốn chỉ biết hát nghêu ngao niềm yêu cuộc đời với trái tim hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng, khi bị điệu về bãi bắn một cách tàn nhẫn, phũ phàng, phi lí (câu thơ chàng đi như người mộng du có phần thể hiện sự phi lí không thể nào nhận thức nổi này). Cùng một cách nhìn như thế, độc giả sẽ thấy những thi liệu của thơ Lorca (mà truy nguyên, một phần không nhỏ vốn là thi liệu của những bài dân ca Andalucía) như hình ảnh người kị sĩ đi lang thang, yên ngựa, vầng trăng đã thực sự được tái sinh lần nữa trong một hình hài mới và gây được những ấn tượng mới. Các từ miền đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn gắn với chúng đã tạo ra một trường nghĩa chỉ sự mệt mỏi, bất lực, bồn chồn, thắc thỏm không yên của con người khi đối diện thực sự với cái bản chất phong phú vô tận của cuộc sống. Với kiểu tạo điểm nhấn ngôn từ của Thanh Thảo, ta hiểu rằng cảm giác đó không chỉ có ở Lorca. Nó là một hiện tượng có tính phổ quát, không của riêng ai, không của riêng thời nào, tất nhiên, chỉ được biểu hiện đậm nét và thực sự trở thành "vấn đề" trong thơ của những nhà thơ luôn thắc mắc về ý nghĩa của tồn tại. Gồm một chuỗi âm thanh mơ hồ khó giải thích, dòng thơ li-la li-la li-la xuất hiện hai lần trong thi phẩm một mặt có tác dụng làm nhòe đường viền ý nghĩa của từng hình ảnh, biểu tượng đã được ném ra chừng như lộn xộn, mặt khác, đảm nhiệm một phần chức năng liên kết chúng lại thành một chỉnh thể, nhằm biểu hiện tốt nhất cái nhìn nghệ thuật của tác giả và giải phóng bài thơ khỏi sự trói buộc của việc thuật, kể những chuyện đã xảy ra trong thực tế. Quả vậy, dù không có sự kiện nào của cuộc đời Lorca được kể lại một cách rành mạch, chi tiết, nhưng độc giả hiểu thơ không vì thế mà cho rằng thiếu. Cái người ta thấy đáng quan tâm lúc này nằm ở chỗ khác. Đó là sự tự bộc lộ của chủ thể sáng tạo khi ráo riết suy nghĩ về số phận đầy bất trắc của nghệ thuật và khả năng làm tan hoà những suy nghĩ ấy trong một thứ nhạc thơ tác động vào người tiếp nhận bằng hình thức ám gợi tượng trưng hơn là hình thức giãi bày, kể lể kiểu lãng mạn. Tất nhiên, chúng ta có quyền cắt nghĩa tại sao lại li la chứ không phải là cái gì khác. Hoa li la (tử đinh hương) với màu tím mê hoặc, nao lòng, từng là đối tượng thể hiện quen thuộc của nhiều thi phẩm và hoạ phẩm kiệt xuất trong văn học, nghệ thuật phương Tây chăng? Hay đó là âm thanh lời đệm (phần nhiều mang tính sáng tạo đột xuất) của phần diễn tấu một ca khúc, hoặc nữa là âm thanh mô phỏng tiếng ngân mê đắm của các nốt đàn ghi ta dưới tay người nghệ sĩ?... Tất cả những liên hệ ấy đều có cái lí của chúng!

 
C

congchualolem_b

. .
ở nửa sau của bài thơ, tác giả suy tưởng về sức sống kì diệu của thơ lorca nói riêng và về sự trường tồn của nghệ thuật chân chính nói chung, vốn được sáng tạo bằng chính trái tim nặng trĩu tình yêu cuộc sống của các nghệ sĩ:
Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la...
Câu thơ không ai chôn cất tiếng đàn có lẽ đã được bật ra trong tâm thức sáng tạo của thanh thảo khi ông nghĩ tới lời thỉnh cầu của lorca trong bài ghi nhớ – lời thỉnh cầu đã được dùng làm đề từ cho bài thơ đàn ghi ta của lorca. Không, ở đây không có thao tác đối lập sắc lẻm của lí trí mà nhiều thi sĩ ưa dùng trong các bài thơ "chân dung" hay "ai điệu", nhằm làm nổi bật những tứ thơ "mới" mang tính chất "ăn theo". Chỉ có sự đau đớn trước cái chết thảm khốc của một thi tài mãnh liệt, mà xác bị quăng xuống một giếng sâu (hay vực?) gần granada. Dĩ nhiên, ý nguyện của lorca – một ý nguyện thể hiện phẩm chất nghệ sĩ hoàn hảo của nhà thơ, nói lên sự gắn bó vô cùng sâu nặng của ông đối với nguồn mạch dân ca xứ sở – đã không được thực hiện. Nhưng nghĩ về điều đó, những liên tưởng dồn tới và ta bỗng vỡ ra một chân lí: Không ai chôn cất tiếng đàn và dù muốn chôn cũng không được! đây là tiếng đàn, một giá trị tinh thần, chứ không phải là một cây đàn vật thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn không ngừng vươn lên, lan toả, ngay khi người nghệ sĩ sáng tạo ra nó đã chết. Dù thật sự thấm thía chân lí nói trên, tác giả vẫn không ngăn nổi lòng mình khi viết ra những câu thơ đau xót hết mực, thấm đượm một cảm giác xa vắng, bơ vơ, côi cút, như cảm giác của ta khi thấy cỏ mọc hoang đang hát bài ca vắng người giữa mang mang thiên địa. Không phải ngẫu nhiên mà trong ít nhất hai phương án ngôn từ có thể dùng, thanh thảo đã lựa chọn cách diễn đạt không ai chôn cất chứ không phải là không ai chôn được! đến lượt độc giả, giọt nước mắt vầng trăng cứ mãi làm ta thao thức, dù nó long lanh trong im lặng, và hình như càng im lặng trong thăm thẳm đáy giếng, nó lại càng long lanh hơn bao giờ hết(1).


Từ câu đường chỉ tay đã đứt đến cuối bài, nhịp điệu, tiết tấu của thi phẩm không còn gấp gáp và dồn bức nữa. Nó chậm rãi và lắng sâu. điều này tuân theo đúng lô gích tái hiện và suy ngẫm (tạm quy về phạm trù "nội dung") mà tác giả chọn lựa. Nhưng quan trọng hơn, nó tuân theo lô gích tồn tại của chính cuộc đời : Tiếp liền cái chết là sự sinh thành, sau bộc phát, sôi trào là tĩnh lặng, trầm tư, nối theo sự mù loà, khủng hoảng (của xã hội loài người) là sự khôn ngoan, chín chắn... Trong muôn nghìn điều mà con người phải nghĩ lại khi đã "khôn dần lên", sự hiện diện của nghệ thuật trong đời sống là một trong những điều khiến ta trăn trở nhiều nhất. Việc quy tội, kết tội cho một đối tượng cụ thể nào đó đã đối xử thô bạo với nghệ thuật không còn là chuyện thiết yếu nữa. Hãy lắng lòng để chiêm ngưỡng một sự siêu thoát, một sự hoá thân. Trên dòng sông của cuộc đời, của thời gian vĩnh cửu mà trong khoảnh khắc bừng tỉnh thoát khỏi mê lầm, ta tưởng thấy nó hiện hình cụ thể và dăng chiếu ngang trời, có bóng chàng nghệ sĩ lorca đang bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc. Chàng đang vẫy chào nhân loại để đi vào cõi bất tử. Chiếc ghi ta, cũng là con thuyền thơ chở chàng, có ánh bạc biêng biếc, hư ảo một màu huyền thoại...


Trên thực tế, cái chết của lorca là cái chết tức tưởi do bọn phát xít franco gây nên. Nhưng nhìn suốt chiều dài lịch sử, ta thấy lorca không phải là trường hợp nghệ sĩ đầu tiên hay cuối cùng chịu kết cục bi thương bởi các thế lực thù địch với cái đẹp. Vậy phải chăng có thể xem những khổ nạn liên tục là một phần tất yếu trong định mệnh của họ? Hẳn thanh thảo đã nghĩ vậy khi viết tiếp những câu thơ thật gọn nghẽ, "nhẹ nhõm" và "mênh mang" (ta hãy chú ý tới điểm rơi cuối dòng thơ của các từ, cụm từ như đã đứt, vô cùng, sang ngang). Dù ai tiếc thương mặc lòng, đối với người nghệ sĩ như lorca, khi đường chỉ tay đã đứt (đường chỉ tay như dấu ấn của số mệnh đóng lên cơ thể con người), chàng đã dứt khoát được giải thoát. Còn nuối làm chi lá bùa hộ mệnh được xem là vật tàng trữ những sức mạnh thần diệu mà cô gái di gan trao cho. Chàng, dứt khoát và mạnh mẽ, ném nó "chìm lỉm" (chữ của hàn mặc tử) vào xoáy nước hư vô, như ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt – cái lặng yên của sự "đốn ngộ", cái lặng yên sâu thẳm, anh minh, mà ở đó, lời nói đã tan đi trong chính nó. Chàng đã đoạt lấy thế chủ động trước cái chết của mình. Chàng đã thắng không chỉ lũ ác nhân mà còn thắng cả chính định mệnh và hư vô nữa. Từ điểm này nhìn lại, ta bỗng thấy câu thơ chàng đi như người mộng du ở phần trên có thêm tầng nghĩa mới. Bị lôi đến chỗ hành hình, lorca vẫn sống như người trong cõi khác. Chàng đang bận tâm đuổi theo những ý nghĩ xa vời. Chàng đâu thèm chú ý tới máu lửa quanh mình lúc đó. Chàng đã không chấp nhận sự tồn tại của bạo lực. Chàng chết, nhưng kẻ bất lực lại chính là lũ giết người! ở đây, có một cái gì gợi ta nhớ tới sự tuẫn nạn của chúa giê su trên núi golgotha (núi sọ). Lại thêm một "văn bản" nữa ẩn hiện tỏ mờ dưới văn bản thơ của thanh thảo(2)!...


Trong đoạn thơ cuối bài vừa phân tích, người đọc càng nhìn thấy rõ hơn sự vững vàng của tác giả trong việc phối trí các hình ảnh, biểu tượng lấy từ nhiều "văn bản" khác nhau vào một tổng thể hài hoà. Tưởng không có gì chung giữa đường chỉ tay, lá bùa, xoáy nước và cả lặng yên nữa. Vậy mà, nhờ được "tắm" trong một "dung môi" cảm xúc có cường độ mạnh cùng sự suy tư có chiều sâu triết học, tất cả chúng trở nên ăn ý với nhau lạ lùng để cùng cất tiếng khẳng định ý nghĩa của những cuộc đời dâng hiến hoàn toàn cho nghệ thuật, cũng là cho một nhu cầu tinh thần vĩnh cửu của loài người. Là sản phẩm tinh tuý của những cuộc đời như thế, thơ ca làm sao có thể chết? Nó tồn tại như là hơi thở xao xuyến của đất trời. Nó gieo niềm tin và hi vọng. Nó khơi dậy khát khao hướng về cái đẹp. Nó thanh lọc tâm hồn để ta có được tâm thế sống an nhiên giữa cuộc đời không thôi xáo động, vĩnh viễn xáo động. Muốn mô tả nó ư? Chỉ có thể, như thanh thảo, sau một thoáng mặc tưởng, bật thốt lên: Li-la li-la li-la...


để lòng mình ngân theo chuỗi âm thanh ấy, ta hiểu rằng trong cuộc tương tranh không ngừng và hết sức thú vị giữa những cách diễn tả "đặc hữu" của văn học và cách diễn tả mang tính chất ám gợi huyền hồ của âm nhạc, cuối cùng, ở bài thơ của thanh thảo, cách diễn tả của âm nhạc đã chiếm ưu thế. điều này hiển nhiên là một sự lựa chọn có ý thức. để nói về nỗi cô đơn, cái chết, sự lặng yên, "lời" vẫn thường gây vướng víu, gây nhiễu. Chỉ có nhạc với khả năng thoát khỏi dấu ấn vật chất của sự vật khi phản ánh nó, trong trường hợp này, là phương tiện thích hợp. Tất nhiên, thanh thảo không phải đang làm nhạc mà là làm thơ. Nói nhạc ở đây không có gì khác là nói tới cách thơ vận dụng phương thức của nhạc – cái phương thức ám thị, khước từ mô tả trực quan – để thấu nhập bề sâu, "bề xa" của sự vật. Từ lâu, các nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa đã hướng tới điều này. Dù không nhất thiết phải quy đàn ghi ta của lorca vào loại hình thơ nào, ta vẫn thấy nó đậm nét tượng trưng. Chẳng có gì lạ khi với bài thơ này, thanh thảo muốn thể hiện mối đồng cảm sâu sắc đối với lorca –. Cây đàn thơ lạ lùng trong nền thi ca nhân loại ở nửa đầu của thế kỉ xx đầy bi kịch
 
Top Bottom