Văn [Văn 12] Ôn thi Văn khối C & D (Lâu dài)

F

fany_unnie

1 cho mình hỏi là bài văn đề nâng cao là thơ hay văn thì chưa biết đc phải ko? khối d á
mình định học thơ thui,k học văn
mấy bạn thấy nếu bỏ 1 phần,văn or thơ thì nên chọn bỏ cái nào?

2 vs cho mình hỏi thơ thì có bài nào là liên kết vs nhau đc,cho mấy cái dạng đề lun á?

3 phân tích cách vận dụng chất liệu văn học dân gian của Việt Bắc và ĐN của nguyễn khoa điềm?
 
C

congchualolem_b

Thơ có nhiều dạng chủ đề.

Ví dụ chủ đề Đất Nước: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên...v..v...

Lật lại nhìn là thấy :|
 
C

congchualolem_b

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một thiên truyện ngắn không có cốt truyện, nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Anh (chị) cảm nhận điều gì đã làm nên sức hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc chúng ta những suy nghĩ gì về những cảnh đời cũ (trước Cách mạng tháng Tám)?
 
F

fany_unnie

giúp mình chi tiết 1 lá cờ đỏ sao vàng trong vợ nhặt
2. lò than rực hồng trog bài mộ vs nhé
 
T

thuyhoa17

2. lò than rực hồng trog bài mộ vs nhé
- Lò than rực hồng trong bài thơ "Mộ" đó là 1 chi tiết báo hiệu thời gian.
Khi trời tối thì lò than sẽ đỏ rực lên. Nó góp phần cho việc diễn tả cái tối dù trg bài thơ , HCM ko hề nhắc đến một chữ "tối" nào.

- Và đó cũng 1 là h/ả báo hiệu cho không gian, không gian với ánh lửa nơi xóm núi sau khi cô "thiếu nữ" xay ngô xong.

- "Lò than rực hồng" như tâm hồn người tù HCM sáng rực lên với cảnh sinh hoạt nơi xóm núi, cuộc sống vẫn tiếp diễn và chữ "hồng" ánh lên như 1 điều gì đó tràn trề sức sống.

- chữ "hồng" - nhãn tự của toàn bài thơ - chất cổ điển. Một niềm tin về 1 điều tươi sáng, 1 ánh hồng cho cuộc sống người dân và cuộc đời người chiến sĩ CM.

:D
 
T

thuyhoa17

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một thiên truyện ngắn không có cốt truyện, nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Anh (chị) cảm nhận điều gì đã làm nên sức hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc chúng ta những suy nghĩ gì về những cảnh đời cũ (trước Cách mạng tháng Tám)?

** "Hai đứa trẻ" - một thiên truyện ngắn không có cốt truyện:
Một buổi chiều đến với "tiếng trống thu không" với tiếng ếch nhái kêu râm ran, .... rồi buổi tối với ánh sáng bao trùm "từ các ngõ vão làng, qua chợ ra sông,...", rồi những con ngưòi, những cảnh đời, chị em Liên với gian hàng nhỏ, mẹ con chị Tí chõng nước như 1 việc làm thêm, cụ Siêu với gánh phở quá ư là xa xỉ với lũ trẻ nơi phố huyện nghèo này, cụ Thi điên uống rượu cười sằng sặc, vợ chồng bác Sẩm cùng đứa con bò lê ra đất,.... Những con ngưòi cùng chờ đến đêm để đợi một con tàu từ Hà Nội về, mang theo một chút ánh sáng, một chút âm thanh, một chút Hà Nội khuấy động nơi đây trong một khoảnh khắc ngắn. Không hề có xung đột, chỉ có những lời chào hỏi, không hề có tình huiống gây cấn éo le, một "truyện ngắn ko có cốt truyện" nhưng lại gợi lên trong lòng ngưòi đọc nhiều suy nghĩ.

** Hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ:
- Truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, mỗi cảnh đời được hiện lên qua giọng kể tâm tình mà đi sâu vào trong lòng người đọc.
- Với những quàng sáng, vệt sáng, hột sáng,... nhỏ bé đang chống chọi với bóng tối bao trùm, như số phận củănhũng con người nơi đây, cũng leo lét và lênh đênh.
- Chính những điều đó ám ảnh, bủa vây lấy tâm hồn ngưòi đọc, khiến ta rung lên xúc động khi đưa mắt đến những chi tiết nhỏ nhưng chứa đựng cả một tấm lòng nhân đọa Thạch Lam.

** Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc chúng ta những suy nghĩ gì về những cảnh đời cũ (trước Cách mạng tháng Tám)?

- Đó là số phận của những con ngưòi trước CM tháng Tám, họ là đồng bào ta, những kiếp người khổ sở, lay lắt, chìm khuất trong bóng tối, ... đồng điệu cùng THạch Lam với một niềm cảm thương cho những tâm hồn cô đơn và cái nghèo luôn bao vây ấy.

- Họ, sống khốn khó, nhưng luôn chờ đợi, luôn mong mỏi, dù biết là chẳng có gì lợi lộc, dù biết là sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu, nhưng họ vẫn đến đó - phố huyện nghèo, để chờ đợi một chuyến tàu mang theo ánh sáng, những hột sáng , vệt sáng kia vẫn ngày ngày thắp lên - dù yếu ớt - để những mong có thể xua tan cái bóng tối bao trùm. Thức tỉnh những con ngưòi có tâm hồn đang chìm đắm, uẻ oải, thức tỉnh cho con người ta phải biết hi vọng chừng nào vẫn còn ước mơ, phải biết khát khao để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn,... .

Ngay cả những đứa trẻ nhỏ chúng cũng có ước mơ, hi vọng, khao khát thì tại sao những con ngưòi sống trong xã hội hiện đại này vẫn cứ ngủ vùi với những mặc cảm, tự ti? Phải biết vực dậy mà sống và hi vọng chừng nào ánh sáng vẫn còn tồn tại.
 
C

congchualolem_b

Về chi tiết: Thị điềm nhiên đưa bát cháo và vào miệng.

Cái này trích dẫn chắc k chính xác lắm vì mình k còn giữ sách giáo khoa nữa, các bạn có thể lật lại xem thử chi tiết này cụ thể như thế nào. Mình có chút băn khoăn về chi tiết này, có cảm giác gì đó rộn lên trong lòng khi đọc đến đây nhưng không rõ lắm, cứ mơ màng mà không định hình được, cứ như nó là một điểm nhấn "ẩn mình" vậy.
 
T

thuyhoa17

Về chi tiết: Thị điềm nhiên đưa bát cháo và vào miệng.

Cái này trích dẫn chắc k chính xác lắm vì mình k còn giữ sách giáo khoa nữa, các bạn có thể lật lại xem thử chi tiết này cụ thể như thế nào. Mình có chút băn khoăn về chi tiết này, có cảm giác gì đó rộn lên trong lòng khi đọc đến đây nhưng không rõ lắm, cứ mơ màng mà không định hình được, cứ như nó là một điểm nhấn "ẩn mình" vậy.

Để ý trong "Vợ nhặt" đoạn sáng hôm sau khi Tràng có vợ trong bữa ăn sáng, sẽ thấy rằng bà cụ Tứ đã múc chén chè cám đầu tiên ko phải là cho Tràng mà là cho Thị, rồi sau đó mới múc chén thứ 2 cho Tràng. => sự trân trọng tình cảm của bà cụ Tứ, và Thị là một người phụ nữ có ý tứ và biết trân trọng những tình cảm mà mình đã nhận được từ bà cụ Tứ và Tràng, đồng thời với hành động của bà cụ Tứ thì cũng góp phần làm cho Thị cảm thấy có chút gì đó là mang ơn và trân trọng đối với tình cảm của bà cụ Tứ dành cho mình. Thị "điềm nhiên và vào miệng" miếng cháo cám đắng xít, sự ý tứ của một người phụ nữ đồng thời là SỰ CHẤP NHẬN của Thị, sự chấp nhận tình cảm và chấp nhận mình chính là con dâu của bà cụ Tứ, chấp nhận là vợ Tràng và việc "điềm nhiên và vào miệng" một thứ ko dễ dàng để cho vào miệng ấy KHẲNG ĐỊNH Thị đã nguyện và quyết gắn bó cuộc đời mình với cuộc sống của 2 con người đã cho Thị cảm giác được yêu thương và cảm giác hạnh phúc giá đình.

Chi tiết này có thể liên hệ với chi tiết "Thị NÉN một tiếng thở dài" ở đoạn Thị vừa về nhà Tràng và thấy cảnh tượng căn nhà xơ xác. Thị NÉN tiếng thở dài đi, ý tứ và kín đáo, Thị biết rằng mình mang ơn Tràng và thấy cần phải gắn bó; để đến trong tình huống sáng hôm sau ấy thì suy nghĩ của Thị đã trở thành một sự QUYẾT TÂM.

^^
 
T

truongvanthokd

Không phải Mị uống ừng ực mà :"Mị uống ực từng bát". Mị uống rược mà như uống tâm trạng nỗi niềm mình; uống cho những cay đắng của phần đời đã qua và uống cho những khát khao của phần đời đang đến
 
T

truongvanthokd

Về chi tiết người vợ nhặt nuốt miếng cháo cám... Các em cần thấy thêm: Chi tiết này thể hiện sự ý tứ, tế nhị của người vợ nhặt. Chị ta không muốn cắt đứt niềm vui của bà mẹ chồng khốn khổ -> vẻ đẹp khuất lấp.....
 
T

truongvanthokd

1. Về chi tiết lá cờ trong truyện ngắn Vợ nhặt: Đó là lá cờ Việt Minh, là biểu tượng của sự giải phóng cho con người khỏi bất công nghèo đói. Để cho chi tiết này xuất hiện trong suy nghĩ của Tràng, Kim Lân như ngầm chỉ ra con đường giải phóng cho nhân vật - đến với cách mạng, đến với cuộc đời tự do. Đó chính là một biểu hiện của giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm.
 
T

truongvanthokd

năm nay thi khối D câu hỏi nâng cao chắc sẽ vào văn, câu cơ bản vào thơ đấy
 
M

mandarin_jazz

Ai có thể phân tích thành văn giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật từng khổ một của bài Đây thôn vĩ dạ và Tiếng hát con tàu được không ?
 
C

coolbabelucky

ai làm hộ câu nghị luận vs ' Ko phải nghề nghiệp tạo nên danh dự cho con người mà chính con người tạo nên dạnh dự cho nghề nghiệp.. THANK ALL nha
 
Top Bottom