Văn [Văn 12] Ôn thi Văn khối C & D (Lâu dài)

C

congchualolem_b

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là không còn mấy tháng nữa đã thi tốt nghiệp :D và rồi cũng k mấy tháng nữa là lại thi đh :D giờ là thời gian chạy nước rút :D T lập topic này nhằm trao đổi, thảo luận, chia sẽ cách làm đề, phương pháp làm bài, giúp đỡ nhau các kĩ năng cũng như giải quyết những khúc mắc còn vướng bận về bài học trên lớp cũng như một số đề thi mà bạn cho là khó :D Lẽ ra cái này phải có ở club nhưng tình hình là club k hoạt động nên mạn phép lập topic riêng :D Mong mod thông cảm. :D

Mở đầu là đề về tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân:


Đề: Nụ cười của Tràng trong buổi sớm đầu tiên khi có thị về nhà.
 
N

ninhcb01

Bạn ơi, lập dàn bài hay là viết cả bài vây.! Tớ là thành viên mới nên cũng chưa biết hix
 
C

congchualolem_b

Có thể là dàn ý, các ý chính hoặc là ý kiến riêng.v...v.. Nếu như cả bài viết càng tốt, mình có dịp đc nhận xét và đóng góp cho bạn nhiều hơn.
 
B

bookho

Có thể là dàn ý, các ý chính hoặc là ý kiến riêng.v...v.. Nếu như cả bài viết càng tốt, mình có dịp đc nhận xét và đóng góp cho bạn nhiều hơn.
tiện thể cho tớ hỏi luôn đề này ná :D
Trong t/p "Rừng xà nu" nhà văn NTT đã xây dựng đc nhiều chi tiết nghệ thuật gây ấn tượng trog lòng ng đọc, đặc biệt là hình ảnh đôi bàn tay của Tnu'-qua h/a này ng đọc có thể thấy hiện lên cả cuộc đời và tính cách, phẩm chất của nv. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Còn "nụ cười of Tràng trong buổi sáng đầu tiên sau khi có Vk" thì tớ có 1 số ý kiến:
+Trước hết đây là 1 trạng thái tâm lí hoàn toàn bình thường của 1 ng khi có Vk:khoan khoái, vui vẻ, hạnh phúc :D
+Nụ cười của Tràng thể hiện một niềm vui niềm hạnh phúc bất ngờ: vì Tràng xấu xí lại là dân ngụ cư, việc có Vk thật là "đáng ngạc nhiên"
+Mặt #, nó còn khẳng định việc Tràng có Vk là thật, ko phải mơ
+Đối vs Tràng, thì từ nay Tràng phải có trách nhiệm vs gđ này...

hix, ko nghĩ ra tiếp đc nữa, mọi ng góp ý tớ vs :-SS


Lưu ý: không sử dụng chữ màu đỏ nha bạn ^^
 
Last edited by a moderator:
N

ninhcb01

Ý kiến của tớ nhé :

Câu chuyện về đất nước ta những năm 1945 đã đc Kim Lân miêu tả thật chấn thực và sinh động. Trong bài có nhiều, thật nhiều những hình ảnh " những đoàn ng từ.....xanh xám như nhữg bóg ma"," quạ bay thành từng đàn"...Thật đáng thương và đáng để người đọc phải suy nghĩ. Nếu cả đoạn văn trước đó là một thảm cảnh thật u ám, xám xịt thì một hình ảnh có thể nói là "tươi tắn" của đoạn trích đó là nụ cười của Tràng, nụ cười khi có vợ(Thị), nụ cười của sự tươi mới, nụ cười của niềm tin và hi vọng.

Trước thảm cảnh đói kém, hoang tàn, bệnh tật, truước con mắt đầy ngạc nhiên của người dân xóm ngụ cư thì Tràng lại đưa về nhà một người phụ nữ. Trong hoàn cảnh đói kém như thế quyết định của Tràng khi đưa về một ng phụ nữ thật liều lĩnh. Cùng nhìn lại về chặng đường mà Thị theo Tràng về nhà, trước tiên là chỉ với mấy câu hò “chơi” vần mà Tràng quen Thị sau đó là với bốn bát bánh đúc là Thị đã theo tràg về nhà mà kô phải bận tâm suy nghĩ. Nhưng hành động của Tràng lại là hành động của lòng thương người, thương cho những số phận như mình…Sau khi đưa Thị về nhà Tràng vẫn chưa tin là mình có vợ ( D.chứng), chuyện Tràng có vợ kô chỉ là sự ngạc của xóm ngụ cư, của chính Tràng mà còn là của cả mẹ Tràg – Cụ Tứ. Trong căn cảnh đói kém Bà thương cho số phận của con mình ( D.Chứng). Cái đêm đầu tiên khi có vợ ( D.chứng) điều đó như chan chứa một cái gì đó thật thảm thương thật bất hạnh của Tràg và Thị đồng thời cũng là của cả nhân dân thời cảnh bấy giờ. Buổi sáng đầu tiên khi có người “ vợ nhặt” cuả Tràng xuất hiện với một nụ cười thật tươi vui và sảng khoái ( Dchứng). Nụ cười ấy cũng thật bình thường giản dị, cũng là một trạng thái bình thường của con người. Nhưng sao bỗng dưng hôm nay Tràng lại cảm thấy vui lạ thường? đó là vì Tràng có vợ có được 1 nửa còn lại của mình. Một chàng trai xấu xí “ là niềm vui của lũ trẻ con trong xóm ngụ cư” giờ đây lại có vợ, việc có vợ thật “đáng ngạc nhiên”. Khi bước ra sân “vươn vai một cái” Tràng bỗng thấy ngôi nhà mình tinh tươm ngăn nắp(D.chứng), thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn bao hết, mặt Khác Tràng cũng cảm thấy mình fải làm một cái gì đó cho gia đình này… Nụ cười của Tràng khi vủa tỉnh dậy có thể hiểu rằng đã bắt đầu một cuộc sốg mới tươi mới anh lành hạnh phúc hơn. Nụ cười đã xóa đi màn đêm, xóa đi cái lạnh lẽo, u ám của một môi trường ngột ngạt.. hướng về một ánh sáng bình minh đầy tin tưởng
Nụ cười ấy là kết tinh của tình thương, tình yêu đôi lứa khi vừa cảm nhận đc thì nó đã hóa những đau thương nước mắt nở ra một nụ cười rạng ngời, đẹp đẽ.
Kim Lân đã đưa người đọc đi từ một thực trạng đen tối với những hình ảnh đáng người đọc phải rơi nước mắt ( D.chứng) thì nụ cười của Tràng ở đoạn sau như một con người lột xác, bước ra từ bóng tối, khao khát sự sáng sủa của ánh mặt trời, khao khát sự tự do. Sự yên bình…. Nhà vân đã thật sự thành công khi đưa hình ảnh nụ cười của Tràng khi có vợ vào tphẩm mặc dù nó chỉ là đoạn ngắn ngủi nhưng cũng cho ta thấy đc tâm tư nỗi lòng của tác giả cũng như của dân tộc ta, tin tưởng lạc quan vào một tương lai tốt đẹp hơn “ ngày mai sẽ khác hôm nay”!

Một sự vui tươi hạnh phúc đc thể hiện qua nụ cười của mỗi con người, Tràng cũng vậy Tràng hạnh phúc khi có vợ, vui khi có gia đình, cảm thấy mình cần có trách nhiệm với gia đình. Quan trọng hơn cả đó là con người người dù trong bất cứ hòan cảnh nào dù khó khăn, dù vất vả cũng hãy tin tưởng vào một mai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn


Tớ viết không hay đâu. có gì mọi người đừng cười nhé!
 
C

congchualolem_b

Trước hết xin nói về đề mình đã nêu. Ý kiến của Bookho cũng khá hay, bạn đã thâu tóm đc nhiều ý quan trọng và tiêu biểu. Theo mình, với đề này có thể nêu các luận điểm như sau:

+Trước hết đây là 1 trạng thái tâm lí hoàn toàn bình thường của 1 ng khi có Vk:khoan khoái, vui vẻ, hạnh phúc
+Nụ cười của Tràng thể hiện một niềm vui niềm hạnh phúc bất ngờ: vì Tràng xấu xí lại là dân ngụ cư, việc có Vk thật là "đáng ngạc nhiên"
+Mặt #, nó còn khẳng định việc Tràng có Vk là thật, ko phải mơ
+Đối vs Tràng, thì từ nay Tràng phải có trách nhiệm vs gđ này...

+ Đó là nụ cười của khát khao, hi vọng về một hạnh phúc rất đỗi bình của con người Việt Nam.
+Thể hiện nét đẹp tâm hồn, sự chân thành, thanh khiết, sẵn sàng bảo bọc che chở lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn và dẫu rằng cái chết đang ngày càng cận kề thì cũng không thể nào làm mất đi hơi ấm tình thương vốn là truyền thống của dân tộc ta.
+Là nụ cười ấm áp xua tan bóng đêm lạnh lẽo của cái đói, cái chết đang đến gần, có ý nghĩa như ngọn đèn Tràng đã thắp trong đêm tân hôn, dẫu chỉ là nhỏ nhoi và yếu ớt,những khoảnh khắc thoáng qua của hạnh phúc cũng đủ khiến con người ta thấy rằng cuộc sống này vẫn còn hi vọng và còn nhiều niềm tin.
+Là sợi dây gắn kết giữa Tràng và thị. Nếu đêm hôm trước cả hai người còn e ngại, thị còn dè dặt thì phải chăng chính nụ cười khoan khoái và tự nhiên của Tràng đã góp phần đẩy khoảng cách giữa Tràng và thị ngày càng gần hơn, Tràng bắt đầu thấy gắn bó và thân thiết vs gia đình, với cái nhà và quan trọng nhất là người vợ mới: thị.


Còn về bài viết của Ninhcb01: Mình chưa đọc kĩ bài viết của bạn,, nhưng có vẻ bạn làm còn khá sơ sài, với những đề văn như thế này đòi hỏi ta phải khai thác sâu hơn và ý nghĩa của chi tiết. Việc bạn lọc lại cốt truyện cơ bản của tác phẩm cũng có hướng đúng, nhưng bạn cần đi sâu hơn nữa vào ý nghĩa của nụ cười của Tràng vì đó mới là yêu cầu mà đề đề cập đến. Mong bạn rút kinh nghiệm lần sau và hi vọng bạn có thêm nhiều bài viết đóng góp nữa.

Đề của Bookho, tớ có vài ý như thế này, các cậu đóng góp thêm cho hoàn chỉnh nhé:

- Khi còn lành, bàn tay ấy tập viết, rèn chữ, đưa thư liên lạc, bàn tay tự đập đá vào đầu khi học chữ không được, ôm lấy bụng khi bị kẻ thù tra khảo:

+ Bản chất anh hùng le lói ngay từ khi còn nhỏ tuổi, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hi sinh vì một lòng hướng đến cách mạng và hướng về Đảng.
+ Tự đập đá vào đầu cho thấy là một người có lòng tự trọng, biết cách nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm.

- Khi bị giặc đốt:
+ Mười đầu ngón tay bừng bừng ánh lửa của nhựa cây xà nu,tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù và chính hình ảnh đó đã làm kích động lòng căm thù của dân làng.
+ Mười ngón tay ánh rực lửa như mười ngọn đuốc ca ngợi tinh thần kiên trung của người anh hùng dân tộc, người thanh niên cách mạn.
+ Ngón tay sáng rực góp phần soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của dân làng Xô Man: phải đi theo Đảng, phải làm cách mạng vũ trang và như cụ Mết nói: “Chúng nó đã cầm súng, chúng ta phải cầm giáo”, là sự khởi nguồn của cuộc đấu tranh của người dân tộc miền núi.
+ Là hình ảnh của sự đau đớn khi Tnú phải chịu đồng thời nỗi đau mất vợ, mất con, không cứu được mình, với Tnú lúc này chỉ có lòng căm hờn giặc ngút ngàn và cháy bỏng như ngọn lửa đang cháy trên tay.
+ Chính ngọn lửa trên hai bàn tay đã thôi thúc, nuôi dưỡng chí căm thù giặc để Tnú sau này trở thành anh hùng của dân làng Xô Man, người luôn được yêu mến, hoan nghênh, ca ngợi.
+ Ngọn lửa sáng trên tay là ngọn đuốc soi xác giặc trong đêm đồng khởi, ca ngợi tinh thần chiến đấu của dân làng Xô Man nói riêng cũng như người dân tộc vùng núi nói chung. Mặt khác, đưa nhân vật Tnú lên tầm cao mới: là khởi điểm của đấu tranh, là người vực dậy lòng căm thù và lòng quyết tâm giết giặc.
- Sau khi bị đốt:
+ Vẫn có thể bóp cổ chết kẻ thù mặc dù chỉ còn hai ngón: bản chất anh hùng, tính sử thi, vẻ đẹp lãng mạn, tính cách mạnh mẽ và không bao giờ đầu hàng số phận của người dân tộc vùng núi.
+ Là bàn tay hồi sinh: dẫu cho không còn trọn vẹn hai bàn tay, nhưng Tnú vẫn làm người chiến sĩ, vẫn làm cách mạng, chính bàn tay đó đã giúp dân tộc hồi sinh trong bom mưa bão đạn.
+ Ngọn lửa sáng trên tay là ngọn đuốc soi xác giặc trong đêm đồng khởi, ca ngợi tinh thần chiến đấu của dân làng Xô Man nói riêng cũng như người dân tộc vùng núi nói chung. Mặt khác, đưa nhân vật Tnú lên tầm cao mới: là khởi điểm của đấu tranh, là người vực dậy lòng căm thù và lòng quyết tâm giết giặc.
- Bàn tay ấy theo Tnú từ nhỏ đến khi có vợ, có con, khi chứng kiến vợ con chết dưới tay kẻ thù lẫn khi Tnú trở thành người chiến sĩ cách mạng trực tiếp chiến đấu trên mặt trận quân sự: đó là bàn tay số phận, nó làm bật lên tính cách mạnh mẽ, phẩm chất anh hùng, cuộc đời đầy nước mắt, đau thương nhưng cũng rất anh dũng của người con làng dân tộc Tnú.


 
Last edited by a moderator:
V

vjtran

Đề tiếp theo: ý nghĩa chi tiết .

Theo Vi thì trước khi uống rượu một cơn sóng lòng đã trỗi dậy trong Mị nhờ tiếng sáo. Bây giờ Mị lại ý thức được và tủi hờn về số phận của mình sau những ngàu tháng dật dờ, cam chịu, sống như một cỗ máy lúc không tưởng đến cái chết dường như lại chính là lúc Mị không thiết sống nữa. Thì hành động uống rượu "Uống ừng ực từng bát" như muốn nuốt đi, nén xuống, đánh vở tan tành những uất hận, tủi hờn bấy lâu nay, không phải là nước, mà là rượu, mem rượu làm Mị say, lúc say nhất cũng là lúc tỉnh nhất, lúc khao khát nhất. Mị say, và lòng Mị thắm lại ngập tràn hồi ức của ngày trước.
Có thể nói không nhờ hành động uống rượu mà Tô Hoài tạo ra thì nhân vật Mị khó có thể có được "một cuộc khởi nghĩa nhân tính" đầy chân thực, và sâu sắc như thế.

p/s: Thúy có thể dùng font chữ khác được không? Chả hiểu sao không thấy rõ :( cứ muốn đọc phải cop ra word đổi font khác mới được :(
 
P

phamminhkhoi

Mị lén lấy hũ rượu. Cứ uống ực từng bát

Chú ý tới trạng thái thất thường của Mị khi uống rượu:

+ Rượu uống vào để say nhưng cách uống cho thấy Mị đang tỉnh lại. Đầu óc say nhưng tâm hồn thì đang tỉnh dần sau bao tháng ngày chịu câm nín, đày đoạ để hướng đến khát vọng thoát ly. Càng uống càng nhận ra rõ ràng hơn.

+ Cách "uống ừng ực": Là nuốt trôi đi bao đắng cay của những ngày đã qua và đón vào một cách vội vàng những gì sắp tới :)
 
B

bookho

-Bối cảnh nền cho tâm trạng của Mị là không khí nào nức của ngày hội mùa xuân. "Mị nghe tiếng sao vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của ng đang thổi". Tưởng như Mị đã khô héo từ lâu vì buồn khổ, nhưng tiếng sáo gọi bạn yêu đã đánh thức con tim của 1 ng con gái làm vợ mà ko có tình yêu, đưa cô trở về những mùa xuân quá khứ. từ đây mọi tâm trạng hành động của Mị đều theo logic hồi tưởng.
-uống rượu ko phải là điều xa lạ với Mị, các cô gái Mông về mùa xuân vẫn uống rượu:Uống ừng ực từng bát" như muốn nuốt đi, nén xuống, đánh vở tan tành những uất hận, tủi hờn bấy lâu nay, không phải là nước, mà là rượu, mem rượu làm Mị say, lúc say nhất cũng là lúc tỉnh nhất, lúc khao khát nhất. Mị say, và lòng Mị thắm lại ngập tràn hồi ức của ngày trước.
(theo như Vj nói :)). Chi tiết này cho thấy trong Mị đã có những thay đổi, ngọn lửa ham sống, khát khao hạnh phúc bình dị trước kia đã leo lét trở lại, cùng với tiếng sáo gọi bạn đêm ấy, men rượu làm cô thổn thức. Đó là nguyên nhân của hành động tiếp theo:"Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn 1 miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng", Mị có ý định thay đổi 1 cái gì đó, dù chỉ là làm cho căn phòng sáng lên. :D:D
 
Last edited by a moderator:
V

vjtran

Tiếp nhá :)!
Chi tiết "ấm nước đầy và ly nước hãy con ấm" trong truyện ngắn "Đời Thừa" của Nam Cao. So sánh với "bát cháo hành" ở truyện ngắn Chí Phèo.

:)
 
L

lyly27

Top pic này hay thật đấy! hai kì thi lớn trước mắt sắp đến rùi. ai thi khối c và thi trường đại học luật thì cho mình làm quen và chia sẻ kinh nghiệm với nhé!
Theo mình " uống ực từng bát" là mị đang uống cho cái đắng cay của phần đường đã qua và uống cho cái khát khao của phần đời chưa tới. rượu có thể làm cho đầu óc mị say, nhưng tâm hồn của mị đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm nín, mụ mị và bị đày đoạ.
 
C

congchualolem_b

mị đang uống cho cái đắng cay của phần đường đã qua và uống cho cái khát khao của phần đời chưa tới. rượu có thể làm cho đầu óc mị say, nhưng tâm hồn của mị đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm nín, mụ mị và bị đày đoạ.

Rất thích cách bn nói :) Hay :)

Đề của V đưa :| Nhớ k nhầm là đề thi đh năm r` :| Nhưng mà
ấm nước đầy và hãy con ấm"
nhá :D

Phần giải đề của đề thi năm rồi tớ thấy k vừa ý :| Còn hẹp và chưa sâu lắm. Xin trích lại phần giải đề và đồng thời góp thêm vài thiển ý. Mong mọi người đóng góp và cho ý kiến thêm

Cái chung:

- Đều thể hiện sự ân cần, chu đáo của người phụ nữ ở Từ và Thị Nở nói riêng, như ng phụ nữ Việt Nam nói chung.

- Đều làm sống dậy phần ý thức còn lại vốn đã bị khuất lấp từ lâu trong Chí Phèo và Hộ.
- Là hình ảnh thể hiện k khí ấm áp của một gia đình.

- Thể hiện tình thương, lòng nhân hậu, vị tha của con người, là cái tình giữa người và người.

- Vừa thể hiện sự ấm áp nhưng cũng vừa là nỗi đau mà con người phải chịu đựng trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Cái bình dị, cái thân quen, cái tình cảm là thứ mà ai cũng muốn có, nhưng hương vị của nó chỉ thoáng qua, như hơi ấm của ấm nước rồi cũng nguội lạnh và hương của cháo rồi cũng bay đi, chỉ còn lại trong lòng là những nuối tiếc và nỗi đau xót.

Cái riêng:

* "Ấm nước đầy và hãy còn ấm"

Theo như bài giải, chi tiết này có các ý nghĩa như sau:

- Đó là ấm nước Từ dành sẵn cho Hộ có cái uống khi tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút tận tâm của từ, dù trước đó Từ bị Hộ đối xử tệ bạc; biểu hiện của tình yêu thương sâu bền, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt; đánh thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh thấm thía về nghĩa tình, day dứt, ăn năn về những hành vi vũ phu với vợ khi say.

- Ý nghĩa nghệ thuật: giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá con người.

- Phù hợp với tâm lí người tri thức.

Chút thiển ý:

- Là chút hơi ấm yếu ớt trong bối cảnh sống đồng tiền là tất cả. Khẳng định rằng: tiền bạc chỉ là thứ phòng thân, tình thương vẫn luôn là giá trị bất hủ, là thứ duy nhất có thể đưa con người trở lại với bản chất tốt đẹp ban đầu.

- Là cảnh vui vầy của gia đình mà bấy lâu Hộ đã đánh mất đi, nay chính Từ đã tìm lại cho Hộ như càng làm tôn thêm nét đẹp gia đình Việt Nam và tình cảm vợ chồng sâu sắc.

- Là "ấm nước lí tưởng" mà Hộ đã ấp ủ bấy lâu nay về nghiệp văn chương đã bị đồng tiền phủ mất, giờ, Từ lại vun đắp trở lại, với bát nước ấm ấy, không chỉ Từ đưa Hộ trở về với lương tri ban đầu mà còn đánh thức cả giấc mộng văn chương, những hoài bão từng khao khát.

* "Bát cháo hành":

- Thể hiện sự chăm sóc ân cần của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.

- Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc tình yêu đến muộn mà Chí Phèo được hưởng.

- Đánh thức phần người đã bị vùi lấp bao lâu nay của Chí:

+ Gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình.

+ Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi ng; hi vọng vào một cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện.

+ Là chi tiết quan trọg thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc hoạ nét tính cách và tâm lí, bi kịch của nhân vật.

+ Thể hiện tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hoá con người.

+ Phù hợp với tâm lí người nông dân.

Chút thiển ý:

- Là đôi bàn tay thần kì vén bức màn phơi bày sự thật về bản chất con người Chí, rằng Chí vẫn từng là con người tốt và giờ đây vẫn còn mong muốn được sống tốt, sống bình thường.

- Tình yêu, sự quan tâm của Thị, bát cháo Thị dành cho Chí là sự đối lập với hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Ngoài kia biết bao cám dỗ, biết bao thế lực cường quyền chà đạp lên tình yêu thương con người, nhưng ở đây, dưới mái tranh nghèo vẫn có hai trái tim cùng hướng về một nét "thiên lương" (như Nguyễn Tuân đã nói), về tình yêu đích thực và giá trị làm người.

- Sự hoà quyện giữa "cháo" và "hành" tạo thành thứ hương vị đặc biệt cảnh tỉnh con người: là sự kết hợp giữa sự ân cần, chu đáo và tình yêu thương. Chỉ có tình yêu chân thật và sự quan tâm giữa con người với con người mới có thể đánh thức những giá trị nhân sinh vốn vẫn tiềm ẩn trong bản chất con người Chí. => Khẳng định giá trị nhân đạo của dân tộc.
 
A

anhmanngangnhucua

giúp em bài này với !!!!!!!!!!

một ngày tựa mạng thuyền rồng
còn hơn muôn kiếp nằm trong thuyền chày

để chứng minh tiếng việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, nghĩa phụ thuộc vào những từ đi cùng với nó trong câu


ai giúp em với !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!
 
C

congchualolem_b

Tiếp một đề nữa nhé :)

Đề: "Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)​

Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.
 
T

thuyhoa17

Tiếp một đề nữa nhé :)

Đề: "Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)

Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.

em thử ^^

Đời sống văn học cũng tương tự như cuộc sống hằng ngày. Mỗi con người luôn có 1 tính cách khác nhau, luôn có một cách để có thể đặt bàn chân ướm vừa vào dấu ấn riêng trên con đường đời, văn chương cũng thế - mỗi người một tiếng nói, một phong cách làm nên sự đa dạng và phong phú của nó.
Tại sao Nguyễn Minh Châu là nói là "những nhà văn có tài năng". Một thứ nước đục pha vào trong một chén nước trong sẽ khiến cho chén nước trở nên ko còn như cũ, một vết mực cũng đủ làm cho tờ giấy trắng ko còn là "tờ giấy trắng"; "một con sâu làm rầu nồi canh" - cho nên, những nhà văn mà ko đáng được gọi là nhà văn, Nguyễn Minh Châu <cá thể> ko đề cập đến. Và cũng bởi, đâu ra cái gọi là "dấu ấn riêng" trong những "nhà văn giấy" ấy.
Đóng góp một cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ, và những thứ rất nhỏ bé, đặc sắc mà giàu giá trị, tất cả những thứ đó, mỗi nhà văn đều luôn ẩn chứa trong bản thân và bộc lộ rõ ràng ở trong những tác phẩm của họ. Từ đó, chúng đến được với mọi người, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn học của dân tộc.
"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, suy nghĩ, tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" - Nam Cao. Một người đến trên đời, không phải chỉ để là sống mà còn phải biết cách sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho "đẹp". Và với văn chương, "anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến". Với hình ảnh những con người nghèo khổ trước cách mạng tháng 8, Thạch Lam cho họ một sự chờ đợi khắc khoải, một nỗi buồn trong bóng tối, những cái gần gũi mà ngày nào họ cũng đc trông thấy, để chờ một ánh sáng le lói ở phía xa kia, trông chờ vào 1 cái gì xa xăm sáng rực - Hai đứa trẻ - cùng với lỗi viết nhẹ nhàng êm ả, những buổi chiều êm ru như điệu hò, tiếng ếch nhái râm ran kèm theo tiếng muối ngày nào cũng có, những biến động trong cuộc sống dường như là một thứ hiếm hoi đối với họ. Nhưng Nam Cao lại biến những buổi chiều ấy trở nên dữ dội hơn khi Chí Phèo say khướt, rồi chửi trời chửi đất, chửi những ai ko chửi nhau với hắn, những lần rạch mặt ăn vạ khiến cả làng phải náo động - chí Phèo - và những dấu ấn khó phai làm nên thành công của tác phẩm - bát cháo hành , nhan sắc Thị Nở, cái chết dường như ko rõ lí do, rồi cái kết khiến người ta phải suy nghĩ. Cũng có thể đó là dấu ấn riêng!
...
Mọi thứ đóng góp đều là vô nghĩa nếu như nó chỉ là một thứ cóp nhặt.

:D
 
C

congchualolem_b

Sr thiên sứ. Chị post nhầm đề, đề này là đề thi hsg quốc gia em ạ, nó cao gấp mấy lần đề thi đh, đơn vị kiến thức rất rộng và thuộc về phạm trù lí luận văn học - một phạm trù vốn rất khó.

Khả năng chị có hạn, chị chỉ có thể nói 1 số ý sơ lược như sau, còn về bài giải chính thức thì... chị cũng bó tay. Em có thể tìm thêm tài liệu để tham khảo cho mình.

Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng của anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."


Những ý đầu có lẽ k quá khó, dễ dàng giải thích. Lolem chỉ xin được nói đến ở vế sau, vế quan trọng nhất của yêu cầu đề. Và cũng xin lấy ví dụ gần nhất với các bạn học sinh lớp 12: Chiếc Thuyền Ngoài Xa, nhằm giúp các bạn nắm lại những ý căn bản là những điều đáng lưu ý trong tác phẩm này.


Văn học cũng là 1 đời sống, ở đó mọi cảnh của cuộc sống đời thường như được thu nhỏ lại qua ống kính của người cầm bút, văn phẩm của nhà văn là một thế giới thu nhỏ, ở đó ta nhìn thấy đc mọi góc cạnh của cuộc sống một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất và cụ thể nhất.

"Nhà văn tài năng", nhà văn là người tài, nhưng không phải nhà văn nào cũng đạt đến mức độ của hai từ "tài năng", phải là người thực sự có khả năng, tâm hồn đa cảm, lòng vị tha, yêu nghề, yêu con người và có sự cảm nhận sâu sắc đối với cuộc sống, có cái nhìn tinh tế mới có thể được ng đời xướng danh hai chữ anh tài. Nguyễn Minh Châu, bản thân vừa là chiến sĩ vừa là văn sĩ, trong suốt mấy chục năm gắn bó với bút mực, hơn ai hết, ông hiểu về nghiệp văn tấm lòng người viết văn. Với ông, văn học k chỉ là những ngôn từ sáo rỗng, k chỉ là hoa mỹ và cái ĐẸP k chỉ là "cái đẹp về đạo đức" (Như ông đã viết trong tp Chiếc Thuyền Ngoài Xa), mà đó còn phải là cái đẹp về cuộc sống hiện thực, về những miền gập ghềnh, những nét khuất, góc tối của đời sống.

Thông qua cái nhìn tinh tế ấy, nhà văn phải là người thấu hiểu, cảm thông để rồi đưa vào trang viết của mình, hư cấu thành những nhân vật, những cuộc đời và số phận, tái hiện chân thực toàn bộ cuộc sống hai mặt này. Như chính trải nghiệm của nhân vật Phùng trong truyện, sẽ chẳng có một kiệt tác nhiếp ảnh nghệ thuật, sẽ chẳng có một Phùng nghệ sĩ đầy đa cảm, sẽ chẳng có một cái nhìn thấu đáo hiểu thêm đời, hiểu thêm người nào nếu như Phùng k bắt gặp đc cảnh ngộ éo le của người đàn bà cùng những cùng cực mà bà ấy phải chịu đựng. Đấy là gì? Đấy là cái nhìn của nhà văn, là một tiếng nói riêng của nhà văn.

Khi NMC viết CTNX, nc ta vừa đc độc lập, đời sống nhân dân còn khó khăn, sự quản lí của Nhà nước còn chưa thực sự đúng đắn cũng như cái nhìn, sự quan tâm của hầu hết những người làm quan như Đẩu chưa thực sự sau sắc đối vs nhân dân, có chăng đó chỉ toàn là lí thuyết suông mà trên thực tế, cuộc sống khắc nghiệt và khó khăn gấp trăm lần. CTNX của NMC đc đánh giá như 1 bc ngoặt k chỉ trong sự nghiệp sáng tác của ông mà đó còn như 1 bản tin thời sự ngắn quay lại toàn cảnh cuộc sống của người dân chài nói riêng cũng như của người dân lao động nói chung, đâu đó trong những cái đẹp toàn bích toàn thiện vẫn còn những con người ngày ngày bị đời vùi trong gian khó, sóng biển đánh mòn đôi bắp thịt săn chắc, nắng cháy da sạm đen....

Quản lí nhân dân, quản lí cuộc đời người lao động, k chỉ dựa vào sách vở, luật pháp, lí luận mà còn phải dựa tình dựa lí, phải biết cảm thông và chia sẽ với họ, giúp đỡ họ làm lại cuộc đời. Riêng với phận là một văn sĩ, một người cầm bút, hơn ai hết, nhà văn phải có cái nhìn thấu đáo hơn, nghệ thuật k chỉ là ĐẸP trong mắt người mà còn là cái ĐẸP trong tâm hồn người.
 
C

congchualolem_b

Hôm nay T đi ôn thi, có 1 vấn đề khiến T rất băn khoăn và muốn tham khảo ý kiến của mọi ng xem sao.

Trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ở đoạn cuối là cảnh đoàn tàu từ HN về mang theo chút hơi hướng, nhịp thở HN thổi vào lòng Liên, An cũng như những con ng ở phố huyện 1 luồng k khí mới. Tuy nhiên, sau khi đoàn tàu mất hút trong đêm, bóng tối lại bao trùm, có ý kiến của một bạn cho rằng cảnh tượng ấy tạo nên sự hụt hẫng, làm cho cảnh đêm, cảnh sống, cảnh ng mỗi ngày một trở nên ảm đạm hơn, buồn tẻ hơn, hụt hẫng hơn. Ngược lại, một số sách lại nói rằng đoàn tàu đi qua, để lại chút dư vị trong lòng ng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống tăm tối, khơi gợi nên những hi vọng trong con người. Vậy ý nào có lý hơn???

Cá nhân T, T luôn nghĩ rằng 1 tp văn học luôn phải hướng con người đến những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống, đề cao tình yêu thương, nâng tình thương và lòng nhân đạo lên 1 bậc cao hơn, k thể nào vùi dập con ng trong số phận đen tối, vì nó chỉ làm cho lòng ng thêm nản, buồn rầu và mất đi hi vọng. Liệu vậy có phải k?
 
G

girlbuon10594

Trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ở đoạn cuối là cảnh đoàn tàu từ HN về mang theo chút hơi hướng, nhịp thở HN thổi vào lòng Liên, An cũng như những con ng ở phố huyện 1 luồng k khí mới. Tuy nhiên, sau khi đoàn tàu mất hút trong đêm, bóng tối lại bao trùm, có ý kiến của một bạn cho rằng cảnh tượng ấy tạo nên sự hụt hẫng, làm cho cảnh đêm, cảnh sống, cảnh ng mỗi ngày một trở nên ảm đạm hơn, buồn tẻ hơn, hụt hẫng hơn. Ngược lại, một số sách lại nói rằng đoàn tàu đi qua, để lại chút dư vị trong lòng ng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống tăm tối, khơi gợi nên những hi vọng trong con người. Vậy ý nào có lý hơn???
\Rightarrow Theo em thì ý thứ 2 đúng. Liên và An dù sao vẫn chỉ là những đứa trẻ, cần một nhu cầu về cuộc sống để gửi gắn ước mơ hoặc nói một cách khác: chuyến tàu là một vật đồ chơi của những đứa trẻ để chúng gửi vào đó khát vọng sống. Điều này càng cho thấy Thạch Lam thật âm thầm mà tinh tế, nhìn thấy trong đôi mắt của những đứa trẻ không đơn giản là sự chờ đợi mà còn là ước vọng thay đổi cuộc sống hiện tại mà chúng đang sống

Cá nhân T, T luôn nghĩ rằng 1 tp văn học luôn phải hướng con người đến những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, mở ra một hướng mới cho cuộc sống, đề cao tình yêu thương, nâng tình thương và lòng nhân đạo lên 1 bậc cao hơn, k thể nào vùi dập con ng trong số phận đen tối, vì nó chỉ làm cho lòng ng thêm nản, buồn rầu và mất đi hi vọng. Liệu vậy có phải k?
\Rightarrow Điều này thì em cho là đúng
 
C

congchualolem_b

Thầy T khen ý kiến bn đó rất hay và mới. Bởi lẽ lúc đầu mọi ng đã mòn mỏi đợi chờ, tất cả đều chỉ mong đc thấy đoàn tàu đi qua dù chỉ trong phút chốc vì vậy khi tàu đi mới để lại cảm giác trống vắng????
 
Top Bottom