vài câu trong đề thi hóa__lần 1

V

vit_capcap23456

cau 45 chac la A roi
21.gif
 
N

nhoc_maruko9x

hỗn hợp B gồm C3H4 M=40;C3H6:M=42;C3H8:M=44
M(B)=43=[44.4+442+40]/6
như vậy tỉ lệ C3H4:C3H6:C3H8=1:1:4
coi số mol mỗi chất bằng tỉ lệ luôn
như vậy số mol H2=1+4.2=9 mol
=>M(A)=[6.40+9.2]/15=17,2=>tỉ khối so với H2=8,6
Câu này bạn làm ra đúng đáp án nhưng kiểu 43 = (44.4 + 42 + 40)/6 thì có vẻ không ổn. Vì cái PT (44x + 42y + 40z)/(x + y + z) = 43 có vô số nghiệm, bạn chỉ chọn ra 1 TH nghiệm mà thôi.

Xét 43g hh B có số mol là 1. Đây là số mol của [tex]C_3H_4[/tex] luôn vì [tex]H_2[/tex] đã hết. Vậy [tex]C_3H_4[/tex] có 1 mol, [tex]H_2[/tex] có 1.5 mol (m ban đầu cũng là 43g) \Rightarrow tỉ khối là 8.6.
 
M

m4_vu0ng_001

Câu 30: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36g chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 150,88 gam B. 155,44 gam C. 167,38 gam D. 212,12 gam
Mgly=75
Mala=89
Mva=117
=>Mtetra=75.2+89+117-18.3=302
Mtri=75+89+117-2.18=245
khi cho tác dụng với KOH thì mấy thằng peptit thủy phân ra lại amino axit trước rồi sau đó mới td lại KOH
như vậy khối lượng rắn là khối lượng muối amino nên ta dùng tăng giảm khối lượng thôi:D
gọi số mol tetra là 4x,số mol tri là 3x
khối lượng rắn=khối lượng các amino thủy phân ra + khối lượng tăng
=356.4x+281.3x+4x.4.38+3x.3.38=257,36
giải ra x = 0,08
=>m=0,08.4.302+0,08.3.245=155,44gam
 
M

m4_vu0ng_001

Câu này bạn làm ra đúng đáp án nhưng kiểu 43 = (44.4 + 42 + 40)/6 thì có vẻ không ổn. Vì cái PT (44x + 42y + 40z)/(x + y + z) = 43 có vô số nghiệm, bạn chỉ chọn ra 1 TH nghiệm mà thôi.

Xét 43g hh B có số mol là 1. Đây là số mol của [tex]C_3H_4[/tex] luôn vì [tex]H_2[/tex] đã hết. Vậy [tex]C_3H_4[/tex] có 1 mol, [tex]H_2[/tex] có 1.5 mol (m ban đầu cũng là 43g) \Rightarrow tỉ khối là 8.6.
mấy bài như này trước g toàn làm kiểu như bạn tự nhiên nay quên khuấy mất,làm theo kiểu trên kia,may đáp án đúng
mà do mình thấy trong cuốn 16 phương pháp của thầy Vũ Khắc Ngọc thấy toàn nhẩm như vậy nên học thuội:D
p/s:cho mình hỏi sao cột life của mấy bạn toàn full hết mà sao mình toàn o là sao nhỉ???
 
M

m4_vu0ng_001

Câu 33: Trường hợp nào sau đây không thỏa mãn quy tắc bát tử:
A. NH3, HCl B. CO2, SO2 C. PCl5, SF6 D. N2, CO
câu này thì mình ko chắc ,nhưng theo phép loại trừ thì ra C:D
Câu 38: Phản ứng nào sau đây mạch polime được giữ nguyên?
A. PVA + NaOH B. Xenlulozơ + H2O
C. PS D. Nhựa Rezol
câu này là A
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Chọn đáp án C đúng rồi nhưng ko có liên kết phối trí ở đâu cả :)>-
Liên kết phối trí là nói theo tinh thần của qui tắc bát tử, vì dân ta có được học, chứ thực ra [tex]PCl_5[/tex] lai hoá [tex]sp^3d[/tex] còn [tex]SF_6[/tex] lai hoá [tex]sp^3d^[/tex]2.. Nhưng mấy cái này có học đâu mà nói ra chứ :|
 
M

m4_vu0ng_001

Câu 42: Để phân biệt SO2, CO2 và SO3 có thể dùng:
A. Dung dịch BaCl2 và dung dịch Br2 B. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch thuốc tím
C. Dung dịch Br2, nước vôi trong. D. Dung dịch BaCl2 và nước vôi trong
câu này A lúc đầu,chỉ có SO3 phản ứng tạo kết tủa,về sau thì SO2 bị oxh,làm mất màu brom còn CO2 thì không
Câu 43: Pb tan dễ dàng trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 đậm đặc B. Dung dịch HNO3 đặc
C. Dung dịch HCl loãng D. Dung dịch H2SO4 loãng
câu này mình tìm hiểu đc như này
( nguyên văn sgk chì không ta được trong các dd axit loãng như HCl, H2SO4 loãng do tạo các muối chì không tan bao bọc KL .chì tan nhanh trong dd H2SO4 đặc nóng tạo thành muối tan Pb(HSO4)2 . chì dễ dàng tan trong dd HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc)
đáp án A nhớ bạn
Câu 50: Dãy nào sau đây gồm các polime nhân tạo?
A. Tơ visco, tơ axetat, xenlulozơ trinitrat B. Xenlulozơ, tinh bột, tơ tằm
C. Tơ lapsan, PVA, thủy tinh hữu cơ. D. Tơ nilo-6,6; bông, tinh bột, tơ capron
đáp án A,có hết trong sgk mà bạn
 
Last edited by a moderator:
M

md5

Liên kết phối trí là nói theo tinh thần của qui tắc bát tử, vì dân ta có được học, chứ thực ra [tex]PCl_5[/tex] lai hoá [tex]sp^3d[/tex] còn [tex]SF_6[/tex] lai hoá [tex]sp^3d^[/tex]2.. Nhưng mấy cái này có học đâu mà nói ra chứ :|
Cái này của lớp 10 định ôn lại, nhưng tui nhớ liên kết phối trí thì P nhuờng 2e,cl có 7 e lớp ngoài cùng, ko theo qui tắc bát tử?
 
M

m4_vu0ng_001

Câu 44: Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 15,81 B. 18,29. C. 31,62 D. 36,58
bài này mình cũng giải rồi,ở topic đề Nguyễn Huệ ấy
đáp án là 31,62
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam một este X đơn chức thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 12,96 gam nước. Mặt khác nếu cho 21g X tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1,2M sau đó cô cạn dung dịch thu được 34,44 gam chất rắn khan. Công thức phân của axit tạo ra X là :
A. C5H6O3. B. C5H8O3. C. C5H10O3 D. C5H10O2
nCO2=0,9;nH2O=0,72<nCO2
=>este ko no,có thêm 1 liên kết pi nữa,hoặc là este vòng
=>neste=nCO2-nH2O=0,18
=> Meste=100

phản ứng sau
neste=0,21,nKOH=0,24
=>nKOH dư=0,03
34,44=m(muối)+mKOH dư
=>khối lượng muối =34,44-0,03.56=32,76g
M(muối)=32,76/0,21=156
nếu là este ko no thì phân tử khối của axit là 156-39+1=118(không có axit thỏa mãn)
=>X là este vòng
M(gốc HC của axit)=156-44-17=56<=>C4H8
vậy axit là C5H10O3
 
Y

yacame

:)) bạn làm đúng hết rùi ngoại trừ câu 19: đáp án ra 7 chất.
Mình mún hỏi có C4H10O (butan-2-ol nhé) + H2SO4 --> C4H9OSO3H ko thế
thanks mấy panj nhìu :D
 
X

xathuvotinh

Có chứ cái đấy trong sách giáo khao có mà nhân tiện các bạn giải thích dùm mình tại sao 0 nguyên tử và H20 lai ở trạng thái lai hoá sp3 nhỉ
 
N

nhoc_maruko9x

Có chứ cái đấy trong sách giáo khao có mà nhân tiện các bạn giải thích dùm mình tại sao 0 nguyên tử và H20 lai ở trạng thái lai hoá sp3 nhỉ
Để giải thích cái này cần dựa vào cấu hình e của O, cũng khá phức tạp, orbital này chỉ lên đại học mới học chuyên sâu. Còn muốn xác định một nguyên tử trung tâm lai hoá gì thì có thể dùng công thức, cái này cũng ở trên ĐH nốt: Gọi x là tổng số lk [tex]\sigma[/tex] và số e hoá trị chưa liên kết của nguyên tử đó.
+) x = 2 thì sp
+) x = 3 thì sp2
+) x = 4 thì sp3
Còn các TH x = 5, 6, 7... cũng có nhưng nó liên quan đến lai hoá orbital phân lớp d rồi, không quan tâm làm gì.
 
Y

yacame

Có chứ cái đấy trong sách giáo khao có mà nhân tiện các bạn giải thích dùm mình tại sao 0 nguyên tử và H20 lai ở trạng thái lai hoá sp3 nhỉ
nếu thế câu 19 có 8 chất chứ nhỉ>>>
còn O cơ bản nó có 2 e độc thân ùi ( cái này liên kết H là hết) , còn 2 cặp e nữa đã vào trạng thái bền, nên nó có 4 obitan lai hoá SP3 :D
 
M

m4_vu0ng_001

nếu thế câu 19 có 8 chất chứ nhỉ>>>
còn O cơ bản nó có 2 e độc thân ùi ( cái này liên kết H là hết) , còn 2 cặp e nữa đã vào trạng thái bền, nên nó có 4 obitan lai hoá SP3 :D
sản phẩm thứ 7 mình vẫn chưa nghĩ ra,còn cái sản phẩm bạn viết mình nghĩ ko có đâu
ancol chỉ thế được HX thôi,với X là halogen
 
Top Bottom