S
scientists
Khả năng của ông truyền "tính chịu lửa" của mình cho người khác cũng gây nhiều thích thú. Chỉ cần ông cầm tay ai, là người đó cũng "chịu lửa" được một khoảng thời gian nhất định. Một nhóm bác sĩ địa phương chú ý đến ông, họ đề nghị ông "biểu diễn" vài buổi với một số tiền thù lao lớn. Tcharnotski tức giận từ chối và sau đó, một thời gian dài ông không trình bày "thử nghiệm" ngay cả trong phạm vi hẹp.
Người ta còn kể về ông nhiều chuyện hết sức lý thú khác nữa. Một số lính cứu hỏa từng phục vụ dưới quyền ông không ít năm đã đem các thánh thần ra mà cam đoan rằng trong các đám cháy, ông Chịu Lửa thường phân thân ra làm hai, làm ba: họ kể rằng nhiều lần, họ thấy ông đồng thời ở hai, ba chỗ nguy hiểm nhất giữa đám lửa ngùn ngụt. Kshishtof Slutch, đội trưởng cứu hỏa, thề rằng một lần, khi đám cháy đã dịu bớt, anh ta tận mắt thấy ở mé trong một hốc bám người còn nguyên vẹn có ba thân hình ông Antoni giống hệt nhau, chúng nhập vào nhau làm một, còn ông Tcharnotski thì đang thản nhiên xuống cầu thang.
Chẳng ai biết trong những lời đồn đại ấy có bao nhiêu thật, bao nhiêu bịa. Nhưng một điều chắc chắn, Tcharnotski là một người khác thường và dường như sinh ra là để đấu tranh với hỏa hoạn.
Và ông đã chiến đấu thực sự, ngày càng quyết liệt, ông hiểu sức mạnh của ông, năm này qua năm khác ông hoàn thiên các phương pháp tự vệ, dựng ngày càng nhiều chướng ngại trên con đường hoành hành của lửa.
Đối với Tcharnotski, dần dần cuộc đấu tranh ấy trở thành ý nghĩa cuộc đời; ông liên tục phát minh ra những phương pháp đáng tin cậy để phòng cháy. Như hôm nay, buổi trưa tháng Bảy nóng nực này chẳng hạn, ông nằm xem những ghi chép mới nhất, phân loại những tài liệu tích lũy được cho cuốn sách đang viết về các đám cháy và các biện pháp phòng cháy. Ông đang định viết một cuốn sách lớn; hai tập, kết quả nghiên cứu của ông trong nhiều năm.
Chốc chốc lại rít một hơi điếu xì gà thơm Cuba, Tcharnotski ngẫm nghĩ bố cục cuốn sách và trình tự các chương...
Hút nốt điếu thuốc, ông dụi nó vào cái gạt tàn, rồi mỉm cười mãn nguyện, ông đứng dậy.
- Không đến nỗi tồi! Ông tự khen mình, hài lòng về những điều ước tính. Có vẻ ổn lắm.
Ông thay quần áo, rồi đến quán cà phê yêu thích chơi cờ...
Vài năm trôi qua. Hoạt động của Tcharnotski ngày càng tiến triển. Giờ đây, không chỉ Rakshava biết đến ông. Người ta nói tới ông Chịu Lửa cả ở những nơi xa thành phố này. Nhiều người đến gặp ông và tỏ lòng khâm phục ông. Cuốn sách của ông về các đám cháy có tiếng vang lớn, và không chỉ trong ngành cứu hỏa; trong một thời gian ngắn, nó đã được in lại mấy lần.
Nhưng không phải mọi việc đều suôn sẻ. Trong khi trực tiếp tham gia chữa cháy, đã mấy lần ông bị thương.
Hôm cháy kho củi ở Viteluvka, một thanh rầm đang cháy đột nhiên rơi xuống khiến xương quai xanh của ông bị thương nặng; ở hai vụ hỏa hoạn khác, trần nhà đổ sụp làm ông bị thương chân và vai; còn hôm Giáng sinh mới rồi, suýt nữa ông bị mất tay phải; một thanh xà bằng sắt rơi từ tít trên nóc xuống chạm một đầu vào ông, chỉ một ly nữa là ông nát xương...
Trước những chuyện không may ấy, Tcharnotski cừ khôi cực kỳ bình tĩnh.
- Ta còn chịu thua lửa, nên nó mới ném các thanh xà vào ta, ông thường nói thế, miệng mỉm cười khinh khỉnh.
Nhưng thời gian gần đây, các lính cứu hỏa dõi theo từng bước của ông và không để ông lao vào lửa quá sâu, ít nhất là những chỗ có nguy cơ sập nhà. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn rình rập ông thường xuyên đến mức kỳ lạ, cả ở những nơi tưởng như an toàn nhất. Hình như hễ cứ có mặt Tcharnotski là ma quỷ kéo đến: bên cạnh ông bỗng dưng rơi xuống những khúc gỗ chỉ vừa mới bén lửa, những thanh xà trên trần lửa còn chưa lan tới, cả những tảng vôi, vữa nặng trịch, to bằng viên đại bác, có khi rơi đúng chỗ Tcharnotski vừa đứng.
Còn Tcharnotski chỉ nhếch mép cười, thản nhiên hút xì gà. Thế nhưng các bạn bè của ông băn khoăn cau mày và sợ hãi tránh ông cho xa. Rốt cuộc họ đã hiểu ra rằng ở bên cạnh ông không phải là không nguy hiểm.
Cũng đã xảy ra vài sự việc thuộc loại ấy, nhưng ở trong nhà sếp của họ, nên không ai biết.
Tất cả mọi chuyện bắt đầu từ làn khói khét lẹt, ngột ngạt: một ngày nọ, ngôi nhà tràn ngập mùi khét như thể có miếng giẻ rách cháy âm ỉ ở xó nhà. Mùi khó chịu như những lớp sóng vô hình lan tỏa váo các hành lang, đọng mùi hôi trong các phòng, như một tấm màn nặng nề rủ từ trên trần xuống. Mùi ấy thấm vào đồ đạc, quần áo, chăn đệm. Quạt máy và hệ thống thông gió có hoạt động cũng không ăn thua. Và mặc dù các cửa ra vào và cửa sổ đều mở toang hầu như suốt ngày, mà đó là lúc ngoài trời lạnh âm mười tám độ, cái mùi ghê tởm ấy vẫn không bay đi. Gió lùa và giá lạnh cũng không xua được nó, nó cứ xộc vào mũi nồng nặc. Mọi cố gắng tìm ra nguồn gốc mùi ấy đều không đi tới đâu, nên đành chịu vậy.
Cuối cùng, một tháng sau, khi không khí trong nhà đã khá lên đôi chút, thì lại xảy ra một tai họa khác: thán khí. Mấy ngày đầu, còn có thể đổ tình trạng này là do đám gia nhân vụng về, vì lơ đãng đã đóng sớm các lò sưởi, nhưng về sau phải công nhận vấn đề hoàn toàn không phải ở đó, dù các lò đã được theo dõi rất cẩn thận, mùi thán khí ngột ngạt vẫn đầu độc không khí ngày một nhiều hơn. Việc thay đổi chất đốt cũng không ăn thua: mặc dù Tcharnotski đã cho đốt lò bằng củi và không đóng cửa lò nữa, ban đêm trong nhà vẫn có người bị trúng độc hơi than, còn bản thân ông, sáng dậy thấy đầu nhức như búa bổ và buồn nôn. Sự việc đến mức ông buộc phải đi ngủ nhờ ở người quen chứ không ngủ nhà nữa.
Người ta còn kể về ông nhiều chuyện hết sức lý thú khác nữa. Một số lính cứu hỏa từng phục vụ dưới quyền ông không ít năm đã đem các thánh thần ra mà cam đoan rằng trong các đám cháy, ông Chịu Lửa thường phân thân ra làm hai, làm ba: họ kể rằng nhiều lần, họ thấy ông đồng thời ở hai, ba chỗ nguy hiểm nhất giữa đám lửa ngùn ngụt. Kshishtof Slutch, đội trưởng cứu hỏa, thề rằng một lần, khi đám cháy đã dịu bớt, anh ta tận mắt thấy ở mé trong một hốc bám người còn nguyên vẹn có ba thân hình ông Antoni giống hệt nhau, chúng nhập vào nhau làm một, còn ông Tcharnotski thì đang thản nhiên xuống cầu thang.
Chẳng ai biết trong những lời đồn đại ấy có bao nhiêu thật, bao nhiêu bịa. Nhưng một điều chắc chắn, Tcharnotski là một người khác thường và dường như sinh ra là để đấu tranh với hỏa hoạn.
Và ông đã chiến đấu thực sự, ngày càng quyết liệt, ông hiểu sức mạnh của ông, năm này qua năm khác ông hoàn thiên các phương pháp tự vệ, dựng ngày càng nhiều chướng ngại trên con đường hoành hành của lửa.
Đối với Tcharnotski, dần dần cuộc đấu tranh ấy trở thành ý nghĩa cuộc đời; ông liên tục phát minh ra những phương pháp đáng tin cậy để phòng cháy. Như hôm nay, buổi trưa tháng Bảy nóng nực này chẳng hạn, ông nằm xem những ghi chép mới nhất, phân loại những tài liệu tích lũy được cho cuốn sách đang viết về các đám cháy và các biện pháp phòng cháy. Ông đang định viết một cuốn sách lớn; hai tập, kết quả nghiên cứu của ông trong nhiều năm.
Chốc chốc lại rít một hơi điếu xì gà thơm Cuba, Tcharnotski ngẫm nghĩ bố cục cuốn sách và trình tự các chương...
Hút nốt điếu thuốc, ông dụi nó vào cái gạt tàn, rồi mỉm cười mãn nguyện, ông đứng dậy.
- Không đến nỗi tồi! Ông tự khen mình, hài lòng về những điều ước tính. Có vẻ ổn lắm.
Ông thay quần áo, rồi đến quán cà phê yêu thích chơi cờ...
Vài năm trôi qua. Hoạt động của Tcharnotski ngày càng tiến triển. Giờ đây, không chỉ Rakshava biết đến ông. Người ta nói tới ông Chịu Lửa cả ở những nơi xa thành phố này. Nhiều người đến gặp ông và tỏ lòng khâm phục ông. Cuốn sách của ông về các đám cháy có tiếng vang lớn, và không chỉ trong ngành cứu hỏa; trong một thời gian ngắn, nó đã được in lại mấy lần.
Nhưng không phải mọi việc đều suôn sẻ. Trong khi trực tiếp tham gia chữa cháy, đã mấy lần ông bị thương.
Hôm cháy kho củi ở Viteluvka, một thanh rầm đang cháy đột nhiên rơi xuống khiến xương quai xanh của ông bị thương nặng; ở hai vụ hỏa hoạn khác, trần nhà đổ sụp làm ông bị thương chân và vai; còn hôm Giáng sinh mới rồi, suýt nữa ông bị mất tay phải; một thanh xà bằng sắt rơi từ tít trên nóc xuống chạm một đầu vào ông, chỉ một ly nữa là ông nát xương...
Trước những chuyện không may ấy, Tcharnotski cừ khôi cực kỳ bình tĩnh.
- Ta còn chịu thua lửa, nên nó mới ném các thanh xà vào ta, ông thường nói thế, miệng mỉm cười khinh khỉnh.
Nhưng thời gian gần đây, các lính cứu hỏa dõi theo từng bước của ông và không để ông lao vào lửa quá sâu, ít nhất là những chỗ có nguy cơ sập nhà. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn rình rập ông thường xuyên đến mức kỳ lạ, cả ở những nơi tưởng như an toàn nhất. Hình như hễ cứ có mặt Tcharnotski là ma quỷ kéo đến: bên cạnh ông bỗng dưng rơi xuống những khúc gỗ chỉ vừa mới bén lửa, những thanh xà trên trần lửa còn chưa lan tới, cả những tảng vôi, vữa nặng trịch, to bằng viên đại bác, có khi rơi đúng chỗ Tcharnotski vừa đứng.
Còn Tcharnotski chỉ nhếch mép cười, thản nhiên hút xì gà. Thế nhưng các bạn bè của ông băn khoăn cau mày và sợ hãi tránh ông cho xa. Rốt cuộc họ đã hiểu ra rằng ở bên cạnh ông không phải là không nguy hiểm.
Cũng đã xảy ra vài sự việc thuộc loại ấy, nhưng ở trong nhà sếp của họ, nên không ai biết.
Tất cả mọi chuyện bắt đầu từ làn khói khét lẹt, ngột ngạt: một ngày nọ, ngôi nhà tràn ngập mùi khét như thể có miếng giẻ rách cháy âm ỉ ở xó nhà. Mùi khó chịu như những lớp sóng vô hình lan tỏa váo các hành lang, đọng mùi hôi trong các phòng, như một tấm màn nặng nề rủ từ trên trần xuống. Mùi ấy thấm vào đồ đạc, quần áo, chăn đệm. Quạt máy và hệ thống thông gió có hoạt động cũng không ăn thua. Và mặc dù các cửa ra vào và cửa sổ đều mở toang hầu như suốt ngày, mà đó là lúc ngoài trời lạnh âm mười tám độ, cái mùi ghê tởm ấy vẫn không bay đi. Gió lùa và giá lạnh cũng không xua được nó, nó cứ xộc vào mũi nồng nặc. Mọi cố gắng tìm ra nguồn gốc mùi ấy đều không đi tới đâu, nên đành chịu vậy.
Cuối cùng, một tháng sau, khi không khí trong nhà đã khá lên đôi chút, thì lại xảy ra một tai họa khác: thán khí. Mấy ngày đầu, còn có thể đổ tình trạng này là do đám gia nhân vụng về, vì lơ đãng đã đóng sớm các lò sưởi, nhưng về sau phải công nhận vấn đề hoàn toàn không phải ở đó, dù các lò đã được theo dõi rất cẩn thận, mùi thán khí ngột ngạt vẫn đầu độc không khí ngày một nhiều hơn. Việc thay đổi chất đốt cũng không ăn thua: mặc dù Tcharnotski đã cho đốt lò bằng củi và không đóng cửa lò nữa, ban đêm trong nhà vẫn có người bị trúng độc hơi than, còn bản thân ông, sáng dậy thấy đầu nhức như búa bổ và buồn nôn. Sự việc đến mức ông buộc phải đi ngủ nhờ ở người quen chứ không ngủ nhà nữa.
(còn)