G
girlbuon10594
Enzim là một chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống. Enzim có bản chất là prôtêin. Ngoài ra, một số enzim còn có thêm một phần tử hữu cơ nhỏ gọi là côenzim. Chất chịu tác dụng của enzim tương ứng gọi là cơ chất. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo sản phẩm.
Exon là một chuỗi acid nucleic mà được thể hiện ở dạng trưởng thành của một phân tử RNA sau khi một trong hai phần của một RNA tiền thân (intron) đã được loại bỏ bằng cách nối-cis hoặc khi hai hoặc nhiều phân tử RNA tiền chất đã được ligated bởi nối-trans . Các phân tử RNA trưởng thành có thể là RNA thông tin hoặc hình thành một chức năng của một ARN không mã hóa như rRNA hay tRNA. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, exon có thể tham khảo các trình tự trong các DNA hay RNA bảng điểm của mình.
ECĐYSON:(A. ecdysone), hocmon loại steroit do động vật chân đốt (côn trùng, nhện, bọ cạp, vv.) tiết ra, có tác dụng thúc đẩy sự lột xác và biến thái. E tác động lên ADN để bắt đầu quá trình tổng hợp các protein và các enzim mới tham gia vào quá trình lột xác, hình thành cuticun.
ENZIM CỐ ĐỊNH:(cg. enzim không tan), enzim đã được gắn vào một chất mang không hoà tan nên không di chuyển và không hoà tan được trong môi trường phản ứng. ECĐ có đầy đủ các tính chất của enzim, đồng thời có ưu điểm là sử dụng được nhiều lần, không trộn lẫn với các phẩm vật khác của phản ứng và dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng, do đó có thể ngừng phản ứng ở bất kì giai đoạn nào. Có ba phương pháp điều chế ECĐ: a) Hấp phụ enzim lên chất mang không hoà tan như silicagen thuỷ tinh, xenlulozơ; b) "Nhốt" enzim vào trong một vi tiểu cầu có kích thước lỗ khá nhỏ đủ để giữ enzim, còn các chất khác qua lại tự do; c) Giữ enzim vào chất mang không hoà tan hoặc gắn nhiều phân tử enzim lại với nhau để tạo nên đại phân tử không hoà tan bằng liên kết đồng hoá trị. Vd. enzim glucoamilaza cố định được dùng để sản xuất một loại sản phẩm được gọi là xirô ngô. Nạp enzim glucoamilaza cố định dưới dạng hạt vào cột kiểu như cột trao đổi ion. Cho dung dịch hồ tinh bột ngô có nồng độ nhất định (35%) chảy qua cột, enzim glucoamilaza sẽ thuỷ phân tinh bột thành đường glucozơ. Nếu muốn thu được đường fructozơ thì cho dung dịch chảy tiếp qua một cột thứ hai chứa enzim glucoisomeraza không tan, enzim này sẽ chuyển đường glucozơ thành đường fructozơ.
ETIĐIUM BROMUA:(A. ethidium bromide), chất thường dùng để nhuộm ADN. Dựa theo đặc tính ADN kết hợp với EB sẽ phát huỳnh quang dưới tia tử ngoại, EB bám rất chặt vào ADN bằng cách chen giữa các cặp bazơ của phân tử ADN và làm ADN tháo xoắn khi có nhiều EB.
EXONUCLEAZA:(A. exonuclease), loại nucleaza chỉ tác động vào đầu tận cùng của axit nucleic và cắt ra từng nucleotit theo thời gian. E có thể chuyển hoá theo đầu 5' hoặc 3' của sợi ADN.
E.coli (Escherichia coli): là vi khuẩn ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồmchim và động vật có vú), thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn..Và quen thuộc khi làm vật trung gian để đưa các And tái tổ hợp vào .
Exon là một chuỗi acid nucleic mà được thể hiện ở dạng trưởng thành của một phân tử RNA sau khi một trong hai phần của một RNA tiền thân (intron) đã được loại bỏ bằng cách nối-cis hoặc khi hai hoặc nhiều phân tử RNA tiền chất đã được ligated bởi nối-trans . Các phân tử RNA trưởng thành có thể là RNA thông tin hoặc hình thành một chức năng của một ARN không mã hóa như rRNA hay tRNA. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, exon có thể tham khảo các trình tự trong các DNA hay RNA bảng điểm của mình.
ECĐYSON:(A. ecdysone), hocmon loại steroit do động vật chân đốt (côn trùng, nhện, bọ cạp, vv.) tiết ra, có tác dụng thúc đẩy sự lột xác và biến thái. E tác động lên ADN để bắt đầu quá trình tổng hợp các protein và các enzim mới tham gia vào quá trình lột xác, hình thành cuticun.
ENZIM CỐ ĐỊNH:(cg. enzim không tan), enzim đã được gắn vào một chất mang không hoà tan nên không di chuyển và không hoà tan được trong môi trường phản ứng. ECĐ có đầy đủ các tính chất của enzim, đồng thời có ưu điểm là sử dụng được nhiều lần, không trộn lẫn với các phẩm vật khác của phản ứng và dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng, do đó có thể ngừng phản ứng ở bất kì giai đoạn nào. Có ba phương pháp điều chế ECĐ: a) Hấp phụ enzim lên chất mang không hoà tan như silicagen thuỷ tinh, xenlulozơ; b) "Nhốt" enzim vào trong một vi tiểu cầu có kích thước lỗ khá nhỏ đủ để giữ enzim, còn các chất khác qua lại tự do; c) Giữ enzim vào chất mang không hoà tan hoặc gắn nhiều phân tử enzim lại với nhau để tạo nên đại phân tử không hoà tan bằng liên kết đồng hoá trị. Vd. enzim glucoamilaza cố định được dùng để sản xuất một loại sản phẩm được gọi là xirô ngô. Nạp enzim glucoamilaza cố định dưới dạng hạt vào cột kiểu như cột trao đổi ion. Cho dung dịch hồ tinh bột ngô có nồng độ nhất định (35%) chảy qua cột, enzim glucoamilaza sẽ thuỷ phân tinh bột thành đường glucozơ. Nếu muốn thu được đường fructozơ thì cho dung dịch chảy tiếp qua một cột thứ hai chứa enzim glucoisomeraza không tan, enzim này sẽ chuyển đường glucozơ thành đường fructozơ.
ETIĐIUM BROMUA:(A. ethidium bromide), chất thường dùng để nhuộm ADN. Dựa theo đặc tính ADN kết hợp với EB sẽ phát huỳnh quang dưới tia tử ngoại, EB bám rất chặt vào ADN bằng cách chen giữa các cặp bazơ của phân tử ADN và làm ADN tháo xoắn khi có nhiều EB.
EXONUCLEAZA:(A. exonuclease), loại nucleaza chỉ tác động vào đầu tận cùng của axit nucleic và cắt ra từng nucleotit theo thời gian. E có thể chuyển hoá theo đầu 5' hoặc 3' của sợi ADN.
E.coli (Escherichia coli): là vi khuẩn ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồmchim và động vật có vú), thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn..Và quen thuộc khi làm vật trung gian để đưa các And tái tổ hợp vào .
Last edited by a moderator: