+Biến dị (change ; variation): hiện tượng con sinh ra ,khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
+Bảng bennet : là bảng kẻ để xác định các tổ hợp khi biết các giao tử .
+BẢN CHẤT VÀ NUÔI DƯỠNG : sự tương tác giữa các nhân tố di truyền và môi trường trong việc xác định những đặc điểm quan sát được ở một sinh vật.
+bào tư : (spore )Cơ quan sinh sản của một số loài thực vật bậc thấp, sau khi được phát tán theo gió, nước đến nơi có điều kiện thích hợp sẽ mọc thành cá thể mới.
+BÀI TIẾT :quá trình đưa ra khỏi cơ thể các sản phẩm chuyển hoá cuối cùng, các chất lạ, nước, các muối, các chất hữu cơ thừa, đã được đưa vào cùng với thức ăn và nước uống
+BÀNG QUANG : túi cơ có vách mỏng để tích tạm thời nước tiểu ở phần lớn các động vật có xương sống (trừ chim và một số loài bò sát).
+BAO CHUNG: vòng các lá bắc mọc dưới hoa, thường thấy ở thực vật hạt kín với cụm hoa dày đặc (cụm hoa hình đầu, hình tán), dùng để bảo vệ. Còn gặp BC ở ngành Rêu (Bryophyta) là sản phẩm của mô để bảo vệ túi trứng.
+Bạch tạng (albinism): là bệnh giảm sắc tố di truyền. Biểu hiện của bệnh bạch tạng là da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. người bệnh sợ ánh sáng, bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng.
+Bạch biến (vitiligo): là bệnh giảm sắc tố da khu trú, tự phát. chỗ da bị bạch biến không có tế bào sắc tố.
+Bạch cầu( hay bạch huyết cầu): (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch
+Bạch huyết: là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết thâm nhập hệ tuần hoàn qua các mạch bạch huyết.
+bazơ nitơ: là thành phần cấu tạo nên các đơn phân Nuclêic gồm các loại:ađênin(A),timin(T),xitzin(x),guanin(G),ur axin(U)
+Bản năng: là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể.
+bản năng sinh sản: gọi cách khác là bản năng duy trì nòi giống....mỗi loài đều có ý thức ngay từ khi sinh ra
Vd: Cá rô đồng leo lên ruộng vào mùa mưa, sự di cư này chính là để tìm một vùng nước sâu hơn để đẻ trứng.
+bản năng sinh tồn: là tìm cách để bảo vệ mạng sống
Vd:ngựa vằn thấy sư tử thỳ chạy
)
+bất thụ: là ko có khả năng thụ phấn
+bản đồ di truyền(bản đồ gen): là bản đồ phân bố các gen trên các NST của một loài
+BẢN ĐỒ GIỚI HẠN : sơ đồ phản ánh vị trí những chỗ có thể bị cắt bởi các enzim giới hạn trên một phân tử ADN.
+BỘ RĂNG: phần phụ cứng ở trong xoang miệng dùng để nghiền, xé thức ăn.
+bộ xương: đảm nhận các vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu
+bộ NST lưỡng bội(2n): là bộ NST có 2n NST đơn ở trong tế bào của các loài sinh vật ( gồm các cặp NST tương đồng) , được tạo ra từ sự tổ hợp lại các giao tử của bố (cho n NST) và mẹ(cho n NST .Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho từng loài
VD: bộ NST của người
+bộ NST đơn bội(n): là bộ NST chứa 1NST của mỗi cặp NST tương đồng trong bộ NST lưỡng bội 2n
+bộ ba(mã bộ ba hay mã di truyền): mỗi bộ ba là tổ hợp của 3 Nuclêic
+BIOTIP : nhóm sinh vật trong một quần thể, có cùng thuộc tính di truyền và có cùng phản ứng như nhau với ngoại cảnh.
+BIẾN HÌNH: sự biến đổi hình thái về mặt đại thể cũng như vi thể của tế bào, mô (vd. chu kì biến hoá của kí sinh trùng) cũng như bệnh lí (vd. tế bào viêm).
+BIẾN THÁI:
1. Ở thực vật: hiện tượng hình thành cơ quan sinh dưỡng thực vật điển hình diễn ra trong quá trình chủng loại phát sinh (rễ, chồi, lá) và được xem như kết quả thích nghi của sinh vật với môi trường sống. Vd. biến đổi của một lá kèm thành tua cuống, cơ quan dự trữ (lá, cành) hoặc phần của hoa.
2. Ở động vật: sự trải qua một hay nhiều lần biến đổi tăng kích thước, hình dạng của động vật trong quá trình phát triển. BT xuất hiện ở tất cả các động vật có giai đoạn ấu trùng.
+BÌU : bao da chứa tinh hoàn, treo trực tiếp vào phần sau dương vật ở động vật có vú đực.
+BUỒNG TRỨNG:bộ phận của cơ quan sinh dục cái, có chức năng sản xuất tế bào trứng và hocmon sinh dục.
+BAO NOÃN HOÀNG: lớp vỏ bọc lấy noãn hoàng, thông với ruột phôi ở trứng một số loài động vật.
+BAO NOÃN: [ nang trứng], túi đầy dịch trong suốt; hình tròn, bầu dục hoặc hình quả lê; nằm trong lớp đệm vỏ của buồng trứng động vật có vú, chứa tế bào trứng (noãn).
+BAO RỄ MẦM: bao bảo vệ quanh rễ mầm ở các cây họ Lúa.
+BAO MYELIN: lớp vỏ bao quanh sợi trục tế bào thần kinh.
+BỨC XẠ QUANG HỢP:vùng quang phổ của ánh sáng Mặt Trời có bước sóng từ 0,4 đến 0,76 µm mà thực vật có thể hấp thụ được trong quá trình quang hợp nhờ diệp lục và các sắc tố khác.
+BỰA RĂNG: lớp phủ trên răng do nước bọt kết hợp với đường và các mảnh thức ăn khác
+Bàng quan: khi cả 2 loài không ảnh hưởng gì đến nhau
Ví dụ: Các cây trong rừng và con báo
+bổ trợ: là các tác nhân hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng phát triển
)
+băng huyết: là
Hiện tượng chảy máu nhiều một cách bất thường từ cơ quan sinh dục nữ
+bướu cổ: là một loại bệnh xuất hiện khi thiếu i-ốt
+BỆNH LÍ GEN: bệnh xuất phát từ các biến đổi bất thường ở các giao tử (tinh trùng hay noãn), do các sai lệch nhiễm sắc thể (như hội chứng Đao) gây ra, rất ít lây truyền; do các gen bệnh lí trên các nhiễm sắc thể, bệnh có thể bẩm sinh hay không bẩm sinh
+bệnh Giang mai (syphilis): là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Treponema pallidum, thường lây theo đường sinh dục nhưng cũng hay truyền từ mẹ xuống thai nhi và trong lúc truyền máu.
+bệnh truyền nhiễm: là các bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua nhiều con đường lây truyền như khi giao tiếp, qua đường máu.............
+Bệnh di truyền: là những bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tế bào sinh dục (trứng hoặc tinh trùng).
+Bệnh Xương thuỷ tinh (hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh tạo xương bất toàn) người bị bệnh này có thể gãy xương tự phát, biến dạng xương, lùn, các bất thường của răng
+bệnh máu khó đông (Hemophilia): Bệnh xuất hiện do cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố làm
đông máu. khi bị thương chảy máu sẽ rất khó cầm máu......có thể dẫn đến chết người
+bóng đè: bóng đè là hiện tượng ta thức dậy một nửa : vùng não cảm giác đã "tỉnh", vùng vận động thì còn "ngủ". rất dễ xảy ra khi ta ngủ trong trạng thái mệt mỏi.
Khi bị bóng đè đầu óc hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không cử động được.
+Bệnh Chân voi: là bệnh lý trong đó một số vùng của cơ thể (nhất là chân, tay, bộ phận sinh dục) bị sưng to quá mức. Nguyên nhân là do hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại rất nhiều. Da và tổ chức dưới da ở khu vực tổn thương thường dày lên, có thể bị viêm tấy do bội nhiễm vi khuẩn khác.
+Bệnh lao (còn gọi là TB): là bệnh do vi trùng (vi khuẩn) gây ra.
Bệnh lao thường tấn công phổi, ngoài ra còn có thể tấn công các bộ phận khác như phổi, bộ phận sinh dục.......
+Bệnh Down ở người: Người bị bệnh này thừa một NST số 21 (47 XX/XY + 21). Triệu chứng: Người ngu đần, cơ thể phát triển không bình thường, cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, không có con.
+ Bệnh Turner (Hội chứng Tớcnơ): thiếu 1 NST số 45. XO thiếu 1 NST X/Y. Triệu chứng: Bệnh biểu hiện ở phụ nữ như: Nữ lùn, cổ ngắn, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con hẹp, không có kinh nguyệt, trí nhớ kém.
+ Bệnh Kleinfelter (siêu nam): Mang bộ NST 47 có thêm 1 NST Y: XYY. Triệu chứng: Nam người cao, chân tay dài, mù màu, ngu đần, tinh hoàn nhỏ.
+Bệnh siêu nữ: Mang bộ NST 47 có thêm 1 NST X: XXX. Triệu chứng: Nữ vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng và dạ con không phát triển, si đần.
+Bệnh di truyền phân tử: là những bệnh do các đột biến gen làm ảnh hưởng tới protein mà chúng mã hoá như mất hoàn toàn protein, mất chức năng protein hay làm cho protein có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
+Bệnh loạn dưỡng Đuxen: là bệnh do đột biến gen lặn xảy ra trong gen Dystropin liên kết với X--> protein Dystrophin ở bề mặt tế bào cơ không được tổng hợp-->cơ thoái hoá-->tổn thương chức năng vận động.Bệnh biểu hiện ở 3-5 tuổi, nặng dẫn đến tàn phế.Tử vong nhiều ở tuổi 18-20.
+Bệnh pheninketo niệu: là bệnh do đột biến trong gen mã hoá enzim chuyển hoá pheninalanin-->tirozin.Pheninalanin không được chuyển hoá nên ứ đọng trong máu -->não làm đầu độc tế bào thần kinh -->bệnh nhân điên dại, mất trí.