[Tránh bẫy] trong Hóa học !

V

vanculete

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[nơi tìm những sai lầm , chia sẻ những sai lầm trong]_[hoá]

lời tựa :khi giải đề có rất nhiều câu hỏi ,khiến ta bị die ,làm mất rất nhiều thời gian ,nếu tinh thần chưa vững(như mình)=>gây ức chế , làm sự tư duy cho các bài còn lại, tất nhiên khi giải đề ta làm từ dễ đến khó, nhưng nếu làm những con đấy ngon lành chúng ta có thể tự tin hơn
nguyên nhân: có thể ta chưa đọc kĩ đề bài, nhưng cũng có thể ta đã rơi vào cái bẫy của người ra đề ,
vậy mình lập píc này mong các bạn đưa ra các (bài tập, cách giải , giải thích vì sao thì càng tốt) vào loại đó (khiến ta bị die ), đó là những bài toán lừa đảo .

đâu tiên mình xin đưa ra 1 bài vao loài đó :(mong đưa ra lời giải thích hay)
Hoà tan hết 0,96g Fe304 bằng 400 ml dung dịch HNO3 , sau p/ứ thu được dd A và khí NO là sp khử duy nhất .Thêm bột Cu dư vào dd A đến khi các pư xảy ra hoàn toàn cũng thu được khí NO và kl Cu đã tiêu tốn là 3,84 gam .nồng độ mol của dd HNO3 ban đầu là . KQ 0,8
 
Last edited by a moderator:
T

traitimhanngoc

Không coi trọng các điều kiện của phản ứng Hóa học



Trong Hóa học nói chung và đặc biệt trong Hóa học Hữu cơ, việc thay đổi điều kiện phản ứng là làm thay đổi sản phẩm tạo thành.



Ví dụ: Phản ứng của toluen với khí clo nếu được chiếu sáng và đun nóng thì xảy ra phản ứng thế theo cơ chế gốc và dây chuyền ở nhóm metyl. Còn nếu được đun nóng và có mặt của bột sắn thì phản ứng xảy ra theo cơ chế ion và thế trong nhân benzen.

Đặc biệt phản ứng của một số hydro cacbon với brom.
Brom ở dạng dung dịch thì có thể tham gia các phản ứng cộng, còn brom dạng hơi lại có thể tham gia phản ứng thế.
...
Tóm lại là do ko nắm rõ bản chất hoặc nhìn nhầm...hihi
 
K

ken_crazy

Hoà tan hết 0,96g Fe304 bằng 400 ml dung dịch HNO3 , sau p/ứ thu được dd A và khí NO là sp khử duy nhất .Thêm bột Cu dư vào dd A đến khi các pư xảy ra hoàn toàn cũng thu được khí NO và kl Cu đã tiêu tốn là 3,84 gam .nồng độ mol của dd HNO3 ban đầu là . KQ 0,8
giải 1 bài cho vanculete xem thử mình có bị lừa ko :-s
3 Fe304 + 28HNO3 = 9Fe(NO3)3 + NO + 14H20
ptrinh thứ 2:
3Cu+ 8H+ + 2NO3- = 3Cu2+ + 2NO + 4H20
ptrinh thứ 3
Cu+ 2Fe3+ = Cu2+ + 2Fe2+
bài này sao số lẻ quá vanculete
 
V

vanculete

bạn đã bị lừa đảo , KQ=0,8 nhe, cám ơn các bạn rất nhiều bạn nào có bài nào vào dạng lừa đảo , hoặc những kái mà bị vướng do lừa đảo thì pot lên nghe
cám ơn các bạn đã ủng hộ thank nhìu
 
V

vanculete

bạn viết pt pứ như vậy là tối ưu với dạng này rùi đó , chắc là do tính toán thui
hay sai lầm ở chỗ : nếu viết pt bán p/ứ để tính nHNO3 là xong luôn , nn do bác O nằm trong hh oxit , nghĩa là ở đây có cả p/ứ axit, bazơ
cám ơn các bạn nhìu ,
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

Một số "chieu lừa đảo" thường thấy (mà mình thu thập đc:D):

1. Dạng bài dữ kiện ảo: thường tung một vài dữ kiẹn làm hoang mang học sính nhưng thực ra chẳng có ăn nhập gì với bài toán.

VD: Cho 25,2 g một tinh thể acid cácboxilic ngậm nước có công thức chung là R(COOH)n.2H2O hoà tan hoàn toàn trong 10ml ancol Etylic (D= 1,38g/ml), thu được dung dịch X. Lấy 7,8 g dung dịch X cho tác dụng với Na vừa đủ sinh ra 2,464 (l) khí (đktc) và chất rắn Y. Tính khối lượng chất rắn Y ? Nhìn thì rất phức tạp nhưng thựuc ra dữ kiện bài toán chỉ ở câu in đậm

2. Dạng bài dữ kiện thừa: thường cho tự nhiên thừa ra một dữ kiện không biết làm gì, thông thường thì tạo ra muối ngậm nước hay là muối NH4NO3 (khi cho vào acid nitric)

3. Dạng bài muối sắt 3: Hai dạng bài lừa là cho Fe và Cu vào dung dịch HNO3 không biết dư hay thiếu hoặc là Fe tác dụng vưói bạc nitrat (AgNO3 có thể tác dụng vs Fe(NO3)2 để tạo ra Ag + muối sắt 3

4. Dạng bài hidrro cacbon: lừa ở mạch hở, mạch vòng. Ví dụ đơn giản: viét công thức chung của hidrocacbon no thì có cả CnH2n+2 và CnH2n-6 (benzel).....

5. Dạng bài lý thuyết về pưúng thuỷ phân....
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

mình đóng góp 1 bài lừa đảo , dạng cho dữ kiện thừa (làm mình cứ tưởng là thừa), nhất là phần KL + HNO3 ngoài sp khử là các chất khí như N2, NO, NO2, N20 còn có thể có bác NH4 NO3
Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là :
A.
13,92 gam
B.
8,88 gam
C.
6,52 gam
D.
13,32 gam
 
P

phamminhkhoi

em chả hiểu !

sao lại có cả N 2+ là mô ?

nói rõ hơn đi ạ =,=

Theo phản ứng bình thường N + 5 sẽ nhận o,12 mol e để xuống 0,04 mol N +2, nhưng vì Mg đề bài cho lại đã nhường đi tát cả 0,18 mol. Điều này hok phù hợp với nguyên tắc bảo toàn e------> có sinh ra N+3 trong NH4NO3
 
K

ken_crazy

Một số "chieu lừa đảo" thường thấy (mà mình thu thập đc:D):

VD: Cho 25,2 g một tinh thể acid cácboxilic ngậm nước có công thức chung là R(COOH)n.2H2O hoà tan hoàn toàn trong 10ml ancol Etylic (D= 1,38g/ml), thu được dung dịch X. Lấy 7,8 g dung dịch X cho tác dụng với Na vừa đủ sinh ra 2,464 (l) khí (đktc) và chất rắn Y. Tính khối lượng chất rắn Y ? Nhìn thì rất phức tạp nhưng thựuc ra dữ kiện bài toán chỉ ở câu in đậm
cái này ngoài rượu tác dụng với Na còn có H20 tác dụng với Na đều tạo ra H2
 
P

phamminhkhoi

cái này ngoài rượu tác dụng với Na còn có H20 tác dụng với Na đều tạo ra H2

Lấy 7,8 g dung dịch X cho tác dụng với Na vừa đủ sinh ra 2,464

Vừa dủ đây là chỉ đủ tác dụng với acid & rượu thôi hén.
 
H

honghanh_12

:) các em có thể tìm đọc cáC Đáp án chi tiết Đề thi ĐH - CĐ trên blog của thầy, trong đó đã lồng ghép rất nhiều kinh nghiệm và phân tích một số khía cạnh của các đề thi, cả các sai lầm mà các em gặp phải nữa.
thầy ơi blog của thầy ??? thầy nói cho em bít với ạ!! hay thầy post link và đây đi ạ!!
 
H

hoangtan2312

Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là :
A.
13,92 gam
B.
8,88 gam
C.
6,52 gam
D.
13,32 gam
-------------
chắc mình bị lừa mất
n Mg=0,09 mol => n e cho là 0,18mol
nNO=0,04 mol =>n e nhận là 0,12 mol
=> thằng NH4NO3 mò ra :D
gọi số mol nó là a, ta có 8a+0,12=0,18
=>a=0,0075mol
vậy m=0,0075*80+0,18*62+0,09*24=13,92g => A=> lạy trời con không bị lừa đảo :((
 
K

ken_crazy

cái này ngoài rượu tác dụng với Na còn có H20 tác dụng với Na đều tạo ra H2



Vừa dủ đây là chỉ đủ tác dụng với acid & rượu thôi hén.
kết quả là 12,64 hả cậu........................... :rolleyes:
Cái này chỉ đúng với n=1 còn n=2,3 thì mình chưa giải dc
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

cậu vào google blog sao băng lạn giá là ok , blog này là địa chỉ của nhiều người yêu hoá tìm đến đọc nên nó rất nổi tiếng
 
H

honghanh_12

post link thì vi phạm nội quy diễn đàn mất :D

Em thử tự ghép nối nhé:

my .opera .com /saobanglanhgia/blog

vanculete said:
cậu vào google blog sao băng lạn giá là ok , blog này là địa chỉ của nhiều người yêu hoá tìm đến đọc nên nó rất nổi tiếng
thanks!! mọi người nhiều!!.......:( *** hoá lém!!! còn phải học hỏi mọi người nhiều!!
 
S

shgost92

bài này sao nhỉ????
1-Cho 0.04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0.07 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu????

2-Xà phòng hoá 89 gam một chất béo (lipit) thu được 7,36 gam glixerin và một muối của chất béo(H=80%). tên gọi của lipit đó là:
A.Glixeryl tristerat B.Glixeryl trioleat C. Glixeryl tripanmitat D.Glixeryl trĩaetat
 
S

shgost92

có bài này^^^^
1----Điện phân dung dịch A chứa m gam hh Zn(NỎ)2 và NaCl cho tới khi nước bắt đàu điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0.5 mol khí. Dung dịch sau điện phân làm kết tủa hoàn otàn 200ml dung dịch FeCl3 1M. Giá trị của m là bao nhiều??? ((((bài này giảng kỹ kỹ hơn 1 tý cho em nhé))))))
 
Top Bottom