1. Bố cục: 3 phần
a, 7 câu thơ đầu: 3 cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội sâu sắc:
- Cùng hoàn cảnh, cảnh ngộ xuất thân:
" Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
+ " Nước mặn đồng chua" là thành ngữ chỉ vùng đất chiêm trũng, nhiễm mặn ven biển, khó trồng trọt.
+ " Đất cày lên sỏi đá" chỉ vùng đất trung du, miền núi khô cằn, bạc màu,khó khăn.
-> Là vùng quê nghèo khó.
+ Họ là những người nông dân mặc áo lính vì khao khát đem lại sự tự do cho quê hương mà họ cùng lên đường.
+ Cùng chung cảnh ngộ đó là 1 cơ sở để các anh hình thành tình đồng chí.
=> Là lời tâm sự thủ thỉ như lời kể chuyện của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm khi lần đầu gặp gỡ
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu:
" Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau".
+ Cách xưng hô " anh " - " tôi" thể hiện tình cảm thân thiết của những người lính trong nhiệm vụ và lí tưởng.
+ Họ là những con người "xa lạ", sống cách xa nhau nhưng cùng một chí hướng, lí tưởng nên đã gặp được nhau.
=> Mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như lời thăm hỏi.
....
- Cùng chia sẻ những khó khăn, gian khổ trong cuộc đời người lính:
" Súng....
Đồng chí! "
+ Cấu trúc sóng đôi cùng nhịp 3/4 hài hòa và điệp từ “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”: Cùng nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp.
+ Cùng sát cánh bên nhau chiến đấu, gắn bó. => Nhấn mạnh.
+ Cùng chung nhiệm vụ và gian khổ như vậy đã xóa sự " xa lạ" và họ trở thành tri kỉ của nhau.
=> Câu thơ có sức nặng trìu mến, sâu sắc, cảm động nhưng giản dị.
+ " Đồng chí!" được đặt thành 1 dòng thơ đặc biệt và ngắn gọn mà ngân vang, như nốt lặng của 1 bản nhạc. Dấu " !" như một dấu nhấn diễn tả sự thiêng liêng và cảm động của tình đồng chí, đồng đội.
b, 10 câu thơ tiếp: Những biểu hiện cụ thể hình thành nên tình đồng chí
- Cùng thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm của nhau:
” Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
+ Họ là những người lính gác tình riêng vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở.
+ Nhưng họ chấp nhận sự hi sinh,dứt khoát và kiên quyết ra đi để bảo vệ đất nước qua 2 chữ “ mặc kệ”.
+ Tình cảm của hậu phương đối với các anh, đó là nỗi nhớ nhung ( hoán dụ )
+ Họ chia sẻ cho nhau những nỗi khổ của họ và nỗi nhớ quê nhà.
=> Tình đồng chí được tiếp thêm sức mạnh.
- Cùng trải qua những thiếu thốn và khó khăn trong cuộc đời người lính:
” Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
...
Quần tôi có vài mảnh vá”
+ Chi tiết chân thực không tô vẽ
+ Họ trải qua những cơn bệnh tật như sốt rét rừng mà không đủ thuốc men để vượt qua.
+ Không được trang bị đầy đủ quân tư trang, ăn mặc phong phanh giữa những ngày đông lạnh giá.
=> Khiến người ta chạnh lòng và thấu hiểu những gì cha ông phải trải qua.
- Tràn đầy tinh thần lạc quan và tinh thần đoàn kết:
” Miệng cười buốt giá
... bàn tày”.
+ Mặc dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng các anh vẫn luôn tươi cười trong cái giá lạnh của mùa đông => Lạc quan.
+ “ Tay nắm lấy bàn tay”: Những người lính tiếp thêm sức mạnh, ý chí và hơi ấm cho nhau => Tình đồng chí ấm áp có thể đẩy lùi gian khó.
c, 3 câu cuối: Biểu tượng cao đẹp:
- Một đêm cùng nhau phục kích giặc:
” Đêm... tới”
+ Đêm tối, trong khu rừng lạnh lẽo, các anh phải chống chọi với cái rét và cái lạnh thấu đến tận xương vì sương muối, đêm giá lạnh.
+ Các anh luôn bên cạnh nhau kề vai sát cánh chiến đấu
+ “ Chờ giặc tới”: Tư thế chủ động.
=> Hào hùng, hiên ngang.
- Hình ảnh biểu tượng: Sáng tạo, đẹp,....
+ Vừa là hình ảnh thực, vừa lãng mạn.
+ “ Súng” là biểu tượng cho chiến đấu, “ trăng” là biểu tượng cho cái đẹp, niềm vui, sự lạc quan của anh, của dân tộc VN.
=> Chiến đấu để hướng tới cái đẹp
2. Nêu suy nghĩ của bạn về tình đồng chí