<I>. Chuyện người con gái Nam Xương
- Nguyễn Dữ -
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ ( ?-?), quê ở Hải Dương, ông sống trong thế kỉ 16 ( XVI)
- Là người học rộng tài cao, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thời đại đương thời: Xã hội phong kiến đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực khiến nội chiến kéo dài.
- Sự nghiệp: Chỉ để lại 1 tác phẩm " Truyền kì mạn lục".
2. Tác phẩm "truyền kì mạn lục ":
- Truyền kì là thể loại văn học trung đại.
- Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện.
Đố: Đố các bạn ý nghĩa của cả cụm từ " truyền kì mạn lục" có nghĩa là gì?
3. Chuyện người con gái Nam Xương:
- Vị trí: Đứng thứ 16 trên 20 truyện của tác phẩm " TKML"
- Viết dựa theo truyện cổ " Vợ chàng Trương" nhưng được Nguyễn Dữ sáng tạo thêm.
* ND: Tái hiện số phận 1 người phụ nữ đức hạnh nhưng bạc mệnh tên là Vũ Nương.
Trước khi bước vào tìm hiểu và phân tích, các bạn có thể viết phần mở bài dựa theo những thông tin mình đã nêu ở trên ( mở bài trực tiếp) , hoặc mở bài gián tiếp được không?
Đề là: Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương. Với một mở bài đó, chúng mình chỉ cần thay đổi một chút ở đoạn cuối là có thể mở bài được tất cả các đề khác liên quan.
CHỉ MỞ BÀI thôi nhé! Các bạn thử làm để chúng mình cùng sửa nhé!
4. Tìm hiểu nhân vật:
4.1, Nhân vật Vũ Nương:
* Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết:
a, Đẹp người: " tư dung tốt đẹp". Tác giả không dụng công miêu tả nàng nhưng người đọc có thể hiểu.
=> Vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm.
b, Đẹp nết: " thùy mị, nết na "
- Với chồng:
+ Khi mới về nhà chồng: Biết chồng đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép đúng mực, không để ngày nào vợ chồng xảy ra thất hòa.
+ Khi tiễn chồng đi lính:
Nàng luôn khao khát có một cuộc sống hạnh phúc, bình dị, không ham vinh hoa phú quý: " Chàng đi chuyến này, thiếp chả dám được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi ...."
+ Khi chồng đi lính: Luôn nhớ thương chồng, quan tâm, lo lắng cho chồng.
=> Người vợ thủy chung, yêu chồng.
- Với mẹ chồng:
+ Khi mẹ chồng mắc bệnh: Luôn bên cạnh, quan tâm, chăm sóc mẹ chồng. Không những vậy, nàng luôn cầu xin trời phật cho mẹ mau khỏe mạnh, lo thuốc thang, hết lời khuyên lơn.
+ Khi mẹ chồng mất: Hết lòng thương xót, lo ma chay chu đáo như mẹ ruột.
=> Người con dâu hiếu thảo.
- Với con: Thương yêu con, bù đắp cho con cả tình cảm của cha lẫn mẹ.
=> Người mẹ hiền.
(*) Vũ Nương hội tụ tất cả vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống " công, dung, ngôn, hạnh" mà Nguyễn Du hết lời ca ngợi.
c, Là người phụ nữ bất hạnh:
- Lấy phải người chồng ít học lại có tính ghen tuông. => Cuộc hôn nhân không môn đăng hậu đối.
- Chung sống với chồng chưa được bao lâu thì phải rời xa chồng.
- Bị chồng nghi oan nhưng không có cơ hội minh oan.
- Không thể trở về nhân thế dù đã được giải oan.
=> VN là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng bất hạnh, phải chịu số phận đau khổ, oan ức. Nàng phải tìm tới cái chết để bảo vệ danh dự.
4.2: Nhân vật Trương Sinh:
- Con nhà giàu nhưng thất học, đa nghi, ghen tuông.
- Gia trưởng, độc đoán.
- Hành động hồ đồ, thiếu suy nghĩ nên đã gây ra cái chết oan ức cho vợ.
=> TS tiêu biểu cho chế độ nam quyền trong chế độ phong kiến, gia trưởng, độc đoán, trọng nam khinh nữ.
4.3: Ý nghĩa cái chết của Vũ Nương ( giá trị nhân đạo):
- Tố cáo xã hội phong kiến, nam quyền với lễ giáo hà khắc đã đẩy cuộc đời người phụ nữ tới những thảm cảnh.
- Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Niềm cảm thông, thương xót sâu sắc với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Ca ngợi vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ truyền thống.
4.4: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương:
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Bé Đản ngây thơ đã vô tình hại mẹ.
- Trương Sinh ghen tuông mù quáng, hồ đồ.
- Vũ Nương chịu nhẫn nhục.
- Tâm trạng Trương Sinh đau khổ vì chưa làm tròn chữ hiếu với mẹ.
* Nguyên nhân gián tiếp:
- Xã hội phong kiến nam quyền đã sinh ra những kẻ như Trương SInh.
- DO chiến tranh phong kiến khiến hai vợ chồng phải xa nhau.
5: Nghệ thuật chính:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng nhân vật bằng cách sắp xếp các tình tiết, diễn biến, tâm lý khiến nhân vật được khắc họa rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn như 1 màn kịch có xung đột có thắt nút, mở nút.
- Xây dựng yếu tốt kì ảo.
6. Yếu tố kì ảo có trong truyện
Và đây là nhiệm vụ của các bạn, các bạn hãy xác định những yếu tố kì ảo có trong truyện nhé ! ^^