topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 119,674

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanchetgoiemlasuphu93

1. Vì lưỡi có các dây thần kinh cảm nhận vị giác
2. Bạch tuộc có 1 não, 3 tim thì phải
3. cây mọc ở đất sét và nơi ẩm ướt thì khó nhổ vì đất ở đó có khả năng kết dính cao,rễ lại bám vào đất=> khó nhổ
4. em ko nhìn được ảnh ................hix
1. chưa rõ lắm^^
2. đúng r`, máu nó màu jì;;)
3. chưa đúng^^

đúng
khi nào em cũng xài câu này trc nhở;))
 
L

lananh_vy_vp

2. Máu bạch tuộc màu xanh do máu bạch tuộc chứa protein giàu haemocyanin. Nó hoà tan trong huyết tương thay vì trong hồng cầu tạo ra màu xanh cho máu
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

^^kì mới đây
1. vì sao lưỡi phân biệt đc các vị khác nhau?
2. bạch tuộc có bao nhiu bộ não? bao nhiu quả tim? máu của nó màu jì?;;)
3. Khi thu hoạch các cây có củ, người ta nhận thấy những cây mọc nơi đất đen và đất cát nhổ lên dễ dàng, còn những cây mọc nơi đất sét và đất ẩm ướt lại khó nhổ. Tại sao?
4. đây là con jì;))
1-7.jpg
1. vì lưỡi có các núm vị giác, các núm (gai) vị giác phân bố trên khắp bề mặt lưỡi của con ng`, ước có khoảng 3000 cái.
2. bạch tuộc có
  • 1 bộ não
  • 3 quả tim, hai quả tim bơm máu xuyên qua hai mang trong khi quả tim còn lại bơm máu đi nuôi cơ thể.
  • máu của nó màu xanh, chứa đựng protein giàu haemocyanin chuyên chở ôxy. Ít hiệu quả hơn huyết cầu giàu sắt của nhóm động vật có xương sống, haemocyanin được hoà tan trong huyết tương thay vì trong những hồng cầu và tạo ra màu xanh cho máu.
3. trong đất đen m và đất cát thì c ci d dàng hút nước nên b r không phát trin, còn đối vi đất sét m thì c ci phi mc nhiu rễ bám vào đất chặt hơn d nên khó nh hơn.
4. sư tử
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

típ nha mọi ng`
1. Con bò cái là động vật thuộc bộ guốc chẵn, con ngựa là động vật thuộc bộ guốc lẻ. Khi đi lại trên đầm lầy và các nơi lầy lội thì con bò dễ nhấc chân lên, còn con ngựa phải khó nhọc lắm mới nhấc nổi chân. Tại sao?
2. Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
3. Tại sao đại đa số cá có lưng đen, bụng trắng?
4. con jì .....
images
 
Z

zainhangheo_pro

1. Con bò cái là động vật thuộc bộ guốc chẵn, con ngựa là động vật thuộc bộ guốc lẻ. Khi đi lại trên đầm lầy và các nơi lầy lội thì con bò dễ nhấc chân lên, còn con ngựa phải khó nhọc lắm mới nhấc nổi chân. Tại sao?
- Khi con ngựa lôi chân ra khỏi chỗ đất lầy thì một áp suất thấp được hình thành ở dưới móng ngựa và áp suất bên ngoài cản trở sự vận động của vó ngựa. Ở các động vật thuộc bộ guốc chẵn, lúc con vật giẫm chân xuống đất thì bộ móng chia làm hai phần, còn lúc rút chân lên bộ móng lại ép vào làm một, và không khí lư thông dễ dàng xung quanh móng.
2 . Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
Chim non trưởng thành nhanh, trao đổi chất của chúng rất mạnh, do đó cần thức ăn giàu dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Hơn nữa, chim non còn quá bé, chức năng dạ dày kém, chưa đủ sức nghiền nát và tiêu hóa quả, hạt ngũ cốc cứng.
3 . Tại sao đại đa số cá có lưng đen, bụng trắng?
Nguyên do là cá sinh sống ở trong nước, khi bơi thường là lưng hướng lên trên, bụng úp xuống dưới. Khi có ánh sáng mặt trời, từ dưới nước nhìn lên thì mặt nước là một mảng sáng loáng, rất giống với màu trắng của bụng cá. Do đó, những con cá lớn ở dưới sâu rất khó phát hiện ra con mồi. Cũng với quy luật như vậy, từ trên nhìn xuống, màu sắc của nước rất thẫm, gần giống với màu sắc của lưng cá, các loài chim săn mồi khó có thể nhìn thấy cá bơi trên mặt nước.
 
P

phuc.hello

Còn một câu chứ mấy. Mình trả lời là Con KIWI...........................................
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

sập tiệm toàn tập=.='
đúng hết chỗ bàn
^^kì mới nha
1. amiđan có tác dụng jì?
2. Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?
3. Tính tuổi của cây bằng cách nào?
4. Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?
5. đây là loài cây nào?
d4ddd5ab-af8b-4e20-9370-274b3ce9530c.Jpeg

news_813news_806det20may.jpg
 
Last edited by a moderator:
Z

zainhangheo_pro

1. amiđan có tác dụng jì?
Amiđan có vai trò tạo ra kháng thể giúp đề kháng vi trùng vào cơ thể qua vùng họng và vùng mũi
2. Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?
Khi nước mới đóng băng, lượng oxy hoà tan còn nhiều, cá dồn xuống đáy hồ sống ở tầng nước ấm áp, lúc này chúng hoạt động rất ít, quá trình thay đổi tế bào diễn ra chậm hẳn lại. Nhưng lớp băng mỗi ngày một dày, ôxy trong không khí rất khó hoà tan vào nước. Mặt khác, hàm lượng oxy trong nước giảm dần do bị các loài tiêu thụ và do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ở đáy hồ. Đồng thời, hàm lượng carbonic trong nước tăng dần, nếu vượt quá giới hạn sẽ khiến cá không sống được.

Hiện tượng thiếu oxy xuất hiện trước tiên ở tầng nước sâu, và lan dần lên các tầng trên. Do khó thở ở tầng đáy hồ, cá phải ngoi lên cao. Nhưng lượng oxy ngày càng giảm khiến cá hô hấp rất khó khăn, bởi vậy chúng thường tập trung ở xung quanh những lỗ thủng của lớp băng để thở, thậm chí có con còn nhảy lên miệng hố.
Một nguyên nhân khác của hiện tượng này là vì cá rất thích ánh sáng. Tầng nước sâu ở dưới lớp băng thường tối mờ, trong khi ở dưới những lỗ thủng thường có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu xuống.
 
Z

zainhangheo_pro

3. Tính tuổi của cây bằng cách nào?
Khi cưa ngang thân gỗ, bạn sẽ thấy chất gỗ và màu sắc mỗi vòng khác nhau. Trong đó, thớ gỗ thô, màu nhạt chính là gỗ xuân; thớ mịn, màu thẫm chính là gỗ thu. Một vòng tròn gồm màu nhạt và thẫm chính là một vòng tuổi, do cây tạo ra trong một năm. Vì vậy, dựa vào số vòng này, người ta có thể đoán ra tuổi cây.

Tuy nhiên, không thể dùng công thức này để tính tuổi tất cả các loại cây. Ví dụ một số cây như cam, quýt, mỗi năm có tới 3 lần sinh trưởng, vì thế số vòng tuổi được gọi là “vòng tuổi giả”. Tức là, 3 vòng chỉ tương đương với 1 tuổi thôi.
4. Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?
hực ra, đại não của vẹt không phát triển như đại não của người, không có sẵn điều kiện để biết nói. Những câu phát âm đơn giải của chúng chỉ là một kiểu bắt chước vô thức, mà phải do người dạy mới hình thành. Trong trạng thái hoang dã, hiếm thấy con vẹt nào nói được.

Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong óc. Các loài vẹt, yểng có thể “nói” được những câu đơn giản, chẳng qua là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho nó thôi. Chưa bao giờ người ta thấy chúng nói được những câu phức tạp cả.
nhường câu cuối cho cả nhà tranh nhau làm nhé =)) !
 
D

diema3

sập tiệm toàn tập=.='

3. Tính tuổi của cây bằng cách nào?
4. Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?
3. tính tuôi cây dựa vào các vòng năm trên thân cây . Đó là các vòng trong đồng tâm cới màu sáng tối khác nhau
:):):):):):)
4. Vì loài vẹt. yểng , khướu ....chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt, nên có thể lặp lại một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho nó

2 câu thế này thui ! chắ cũng sai òy ! :p:p
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

lại sập;))
típ nha
1. Vì sao con nhện không bị mắc vào lưới của nó?
2. vì sao hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời?
3. ta thấy, sau khi mưa, nấm mọc nhiều, tại sao vậy?
4. cây nấm đẹp thế này thuộc loại nấm nào ý nhẩy;;)
090613085617-973-90.jpg
 
D

duynhan1

1.
Lưới nhện dính là vì nhện có gắn một số chất keo vào một số điểm nhất định,khi di chuyển trên lưới,nhện không đụng vào những điểm này nên không bị dính.
 
T

trang_tieu_thu

lại sập;))
típ nha
1. Vì sao con nhện không bị mắc vào lưới của nó?
2. vì sao hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời?
3. ta thấy, sau khi mưa, nấm mọc nhiều, tại sao vậy?
4. cây nấm đẹp thế này thuộc loại nấm nào ý nhẩy;;)
090613085617-973-90.jpg
câu 1 đã có bạn trả lời
câu 2 đã trùng thoy ( hoa hướng dương có tính hướng sáng )
câu 3 vì sau khi mưa không khí ẩm , các tế bào nấm bắt đầu phát triển => nấm mọc nhiều
câu 4 đây là nấm độc he he sai là cái chắc
 
D

duynhan1

lại sập;))

4. cây nấm đẹp thế này thuộc loại nấm nào ý nhẩy;;)
090613085617-973-90.jpg

Chém sập tiệm kakakaka

Nấm Thiên thần phá hủy (Destroying Angel)

Thuộc chủng loại nấm Amanita virosa, loài nấm này còn được gọi là thiên thần phá hủy thường xuất hiện ở các nước châu Âu. Loài nấm này có dáng vẻ bề ngoài rất xinh xắn và mang màu trắng dễ thương nhưng thực sự đây là một loại nấm chứa độc tố cực mạnh.
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

các bạn trả lời đúng, nhưng có phần chưa rõ, t bổ sung nha:D

1. Vì sao con nhện không bị mắc vào lưới của nó?
vì tơ nhện là chất dịch trong suốt đc tiết ra từ tuyến kéo sợi ở bụng nhện, khi gặp không khí, dịch này biến thành 2 loại sợi tơ: tơ khô và tơ dính, nhện nhớ rõ vìng nào là tơ dính, vùng nào là tơ khô, thông thường, tơ dọc là tơ khô, tơ bao quanh là tơ dính, vì vậy nhện hok bị mắc vào lưới.

2. Vì trong quá trình sinh trưởng, hoa hướng dương cần hấp thụ nhiều ánh sáng để tổng hợp chất dinh dưỡng, do đó cành hoa luôn quay về hướng Mặt Trời.

3. ta thấy, sau khi mưa, nấm mọc nhiều, tại sao vậy?
giữa các nếp dưới mũ nấm có rất nhìu hạt phấn nhỏ màu đen, đó là bào tử. Sau khi rơi xuống đất, tạo thành tổ chức dạng sợi chân khuẩn rất nhỏ, khó fát hiện. khi khô hạn, những sợi chân khuẩn này phát triển rất chậm, nhưng khi gặp mưa, những sợi chân khuẩn này sẽ hút no nước, nhanh chóng mọc thành nấm.

4. cây nấm đẹp thế này thuộc loại nấm nào ý nhẩy: Nấm Thiên thần phá hủy (Destroying Angel)
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

kì típ^^

1. khi đụng vào lá cây xấu hổ, nó cụp lại, vì sao? nó cụp lại theo cơ chế nào?
2. vì sao chuột chũi lại sợ ánh sáng mặt trời?
3. cá ngửi mùi như thế nào?
4. con jì;;)
dendrolagus.jpg
 
Z

zainhangheo_pro

1. khi đụng vào lá cây xấu hổ, nó cụp lại, vì sao? nó cụp lại theo cơ chế nào?
- Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.

Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.

Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non
 
D

duynhan1

2.
Chuột chũi là loài vật ăn côn trùng sống trong đất. Chúng thường đào hang trong lớp đất tơi xốp, ẩm ướt và đẻ con ở đó. Chuột chũi con khi đã lớn vẫn sống ở trong đường hầm đào dưới đất…

Chuột chũi rất ít khi đào hang, làm tổ dưới lớp đất sét hoặc đất cát. Chung quanh tổ của chúng có đường hầm, 4 bề liền nhau. Do trong hang luôn ẩm ướt nên giun đất, nhện, rết, sên dễ dàng sinh sôi, trở thành món ăn sẵn sàng cho chuột chũi.

Chuột chũi lúc nhỏ mắt hãy còn mở rất to, đến khi cơ thể lớn dần lên, mắt bé đi, cuối cùng thì lặn sâu vào dưới lớp da, thị lực thoái hoá hẳn. Lúc đó nó chỉ có thể phân biệt rất ít về sự sáng tối. Những đặc điểm cấu tạo này được hình thành do sự thích nghi sống lâu dài với môi trường thiếu ánh sáng trong lòng đất.

Vì chuột chũi qua một năm không lên mặt đất, cái chính là không tiếp xúc với ánh sáng, cho nên không quen với sự chiếu sáng của Mặt trời. Thân nhiệt của chuột chũi cao hơn thân nhiệt của người 2 - 3 độ C. Trong cơ thể nó không có cấu tạo thích nghi với sự toả nhiệt, nếu bị ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể biến đổi lớn, tần số hô hấp của nó sẽ tăng lên. Nếu bị lộ sáng hơi lâu, nó sẽ rơi vào trạng thái hôn mê nóng, và có thể chết.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom