T
tbinhpro
câu VIa .(2 điểm)
1.Trong mặt phẳng với hệ Oxy, cho tam giác ABC cân tại đỉnh C , pt đường thẳng AB: x+y-2=0 , trọng tâm của tam giác ABC là [TEX]G\left ( \frac{14}{3} ;\frac{5}{3}\right )[/TEX] và diện tích tam giác ABC bằng [TEX] \fr{65}{2} [/TEX] . Viết pt đường tròn ngoại tiếp ABC.
2.Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz , mặt phẳng (P ) : x+y-z+1=0 và đường thẳng [TEX]d: \frac{x-2}{1}=\frac{y-1}{-1}=\frac{z-1}{-3} [/TEX] . Gọi I là giao của (d) và (P) . Viết phương trình đường thẳng [TEX]\Delta [/TEX] nằm trong (P) , vuông góc với (d) và cách I một khoảng bằng [TEX]3\sqrt{2}[/TEX]
Câu VIa:
1, Đầu tiên ta tìm PT đường thẳng d vuông góc với AB và đi qua G được d có PT là:
[TEX]x-y-3=0[/TEX]
Suy ra trung điểm M của AB là giao điểm của d và AB[TEX]\Rightarrow M(\frac{5}{2}\frac{-1}{2})[/TEX]
G là trọng tâm suy ra toạ độ của G bằng trung bình cộng toạ độ của 3 điểm A,B,C
[TEX]\Rightarrow C=(14-2.\frac{5}{2};5-2.\frac{-1}{2})=(9;6)[/TEX]
Ta lại có: Toạ độ của A và B thoả mãn hệ sau:
[TEX]\left{\begin{x_A+y_A-2=0}\\{x_B+y_B-2=0}\\{x_A+x_B=5}\\{y_A+y_B=-1}[/TEX]
Giải hệ trên ta tìm được toạ độ 2 điểm A,B.
Khi đã biết toạ độ 3 điểm A,B,C rồi thì việc tìm R đường tròn ngoại tiếp là đơn giản rồi.
2,Đầu tiên tìm giao điểm I.
Sau đó viết PT đường thẳng d' đi qua I,thuộc (P) và vuông góc với d.
Viết Pt d" thuộc (P),đi qua I và vuông góc với d'.
Gọi M là điểm thuộc d" sao cho [TEX]MI=3\sqrt{2}[/TEX]
Từ đây tìm được M.Vậy đường thẳng [TEX]\Delta [/TEX] cần tìm đi qua M và song song với d'<tức [TEX]\Delta[/TEX] và d' có VTCP cùng phương với nhau>
Suy ra được ngay PT đường thẳng [TEX]\Delta[/TEX] cần tìm.
Last edited by a moderator: