Sử [ Tổng Hợp Lịch Sử ] Các Tác Phẩm Lịch Sử

W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Không do dự, tôi trao đổi với anh Thiện:

- Báo cáo anh, ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, bốn tháng anh dành cho chúng tôi là bốn tháng của mưa gió, bão lụt; đặc biệt về cuối là mưa dầm, lắm khi mưa dầm "thối" đất. Kẻ địch lại gia tăng cường độ đánh phá ngăn chặn quyết liệt, nên khó khăn về cầu đường và vận tải sẽ nhân lên gấp bội.

Dường như đã chuẩn bị trước tình huống tôi nêu ra, nên sau một thoáng im lặng, anh Thiện nói, với cách nói chậm, ngắt mạch, đầy cân nhắc và quyết đoán:

- Biết vậy, nhưng không có cách nào khác. Chúng ta hãy thử nghiệm. Anh là Tổng tham mưu phó, tôi tin anh sẽ có cách.

Chưa trực tiếp làm việc với anh Đinh Đức Thiện, nhưng trước đây cũng đã có dịp để tôi cảm nhận đôi điều về anh.

Mùa hè năm 1946, tôi được cùng anh Thiện dự khoá đào tạo đầu tiên của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Lớp học mở tại Hà Đông. Sau ba tháng dự khoá, theo lệnh trên, tôi bỏ dở chương trình để trở về trực tiếp cùng các anh trong Tỉnh uỷ, Uỷ ban tỉnh Quảng Bình tổ chức quân và dân tỉnh nhà cản bước tiến của quân Pháp đang tiến ra bắc Trung Bộ. Ba tháng dự lớp ngắn ngủi, song in đậm trong cảm nhận của tôi về anh Đinh Đức Thiện là một người có cá tính mạnh. Sau này qua những năm cùng công tác ở cơ quan Bộ, tôi biết anh là một cán bộ có tầm nhìn xa, thẳng thắn, chân thành.

Đặc biệt anh là người có công lớn đối với ngành vận tải quân sự.

Thời chín năm chống Pháp, ở cương vị Cục trưởng Cục Vận tải, anh đã giúp Bộ Tổng tổ chức ~hành công việc vận tải phục vụ nhiều chiến dịch; thành công nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ.

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Nay với cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, đúng hơn là thành viên Quân uỷ Trung ương, được giao đặc trách công tác hậu cần, những ý kiến anh đề xuất trên cũng là biểu hiện tầm nhìn xa và chứng tỏ anh là con người luôn tìm cách giành chủ động để thực hiện thắn~ lợi nhiệm vụ chi viện chiến trường. Bởi vậy, tôi cho rằng sáu chữ "Tôi tin anh sẽ có cách" là xuất phát từ lòng tin trong anh chứ không có nghĩa là sự thách thức. Tôi đón nhận lòng tin của anh như một sự hỗ trợ tích cực, một thuận lợi. Tuy vậy cách gì đây là cả một vấn đề không đơn giản, không nhẹ nhàng chút nào.

Địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt ở vùng "cán xoong", gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Song bằng chút vốn sống thực tế, tôi tin chắc địch đánh có nơi, có lúc, còn thời tiết sẽ gây khó khăn, cản trở cho toàn tuyến suốt bốn tháng mùa mưa, nhất là những tuyến độc đạo, đường đất. Khó khăn, thử thách chồng chất đang chờ. Nhưng trách nhiệm thiêng liêng đối với chiến trường miền Nam và nước bạn hối thúc tôi sớm vào địa bàn, kết hợp kinh nghiệm với thực tiễn để tìm lời giải cho bài toán hóc búa này.

Để có thể nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ, tôi đề nghị Tổng cục điều cho một số cán bộ tham mưu giúp việc có năng lực và hiểu biết công việc ở địa bàn mà Tiền phương Tổng cục đảm trách.

Một may mắn lớn là trước khi vào phụ trách Tổng cục Hậu cần tiền phương, đầu tháng 8 năm 1966, tôi được dự một cuộc họp của Bộ Quốc phòng do Đại tướng Bộ trường Võ Nguyên Giáp, chủ trì - một vị tướng Tổng chỉ huy quân đội ta, có tài thao lược, dày dạn kinh nghiệm. Cuộc họp được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động vận chuyển chi viện của Đoàn 559 trong mùa khô 1965-1966, tìm ra nguyên nhân vì sao vận chuyển cơ giới ở tây Trường Sơn tổn thất nặng và chưa thành công. Một cuộc họp bao trùm bởi không khí sôi nổi, thắng thắn, pha chút căng thẳng, gay cấn.

Về nguyên nhân chưa thành công trong tổ chức vận tải cơ giới của Đoàn 559 mùa khô 1965-1966, có hai loại ý kiến.

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt như vậy, chúng ta không thể nào tổ chức vận chuyển cơ giới được. Phải lấy vận chuyển thô sơ - chủ yếu là gùi thồ như giai đoạn trước làm phương thức chủ yếu, "nhỏ, chậm nhưng chắc".

Loại ý kiến thứ hai chiếm đa số, trong đó có ý kiến của các anh Phan Trọng Tuệ, Văn Tiến Dũng, Đinh Đức Thiện… là những người trực tiếp tổ chức chỉ huy vận tải cơ giới mùa khô 1965-1966. Các anh khẳng định: Cần phải lấy vận tải cơ giới làm phương thức vận tải chủ yếu. Tại sao vận tải cở giới chưa thành công, ta phải tìm đúng nguyên nhân mới khắc phục được. Vả lại, mới qua một mùa vận tải, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa nên vội khẳng định là không thể tổ chức vận tải cơ giới. Chiến trường yêu cầu chi viện ngày càng lớn. Trên một tuyến chi viện chiến lược với chiều dài hơn 1.300 cây số, nếu lấy gùi thồ làm phương thức vận tải chủ yếu thì không nuôi nổi nội bộ, còn nói chi đến chi viện chiến trường…

Đại tướng Bộ trưởng chăm chú lắng nghe từng ý kiến và kết luận: Trên chiến trường miền Nam, Mỹ đã chuyển từ chiến lược "chiến tranh đặc biệt" sang thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ". Chúng huy động hơn một triệu quân Mỹ, chư hầu và quân nguỵ Sài Gòn nhằm đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25-30 tháng. Đồng thời, chúng đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc, âm mưu đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá; ngăn chặn miền Bắc chi viện cho chiến trường. Từ nửa nước có chiến tranh, nay cả nước có chiến tranh với hai phương pháp khác nhau. Trung ương Đảng chủ trương phải động viên và tổ chức cả nước kháng chiến chống Mỹ. Theo hướng đó, tôi đồng ý với ý kiến các anh Văn Tiến Dũng, Phan Trọng Tuệ, Đinh Đức Thiện và nhiều ý kiến khác. Tuyến vận tải chi viện chiến lược 559 tuy đang gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta nhất định tìm được giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công cuộc chi viện cho miền Nam. Phải lấy vận tải cơ giới làm phương thức vận tải chủ yếu; tuỳ nơi, tuỳ lúc mà kết hợp vận tải thô sơ. Ta không còn cách lựa chọn nào khác, bởi yêu cầu chi viện của chiến trường ngày càng lớn.

Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh 559 trực tiếp phối hợp với các chiến trường, các quân binh chủng, các địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp, khắc phục khó khăn trước mắt. Bộ Tổng Tư lệnh phân công anh Đinh Đức Thiện trực tiếp giúp Bộ Tư lệnh 559.

Những ý kiến đầy.tinh thần trách nhiệm trình bày tại hội nghị và đặc biệt là kết luận của đồng chí Võ Nguyên Giáp là cơ sở, là chỗ dựa vững chắc tạo trong tôi niềm tin, quyết tâm tìm biện pháp, giải toả những vướng víu, lo lắng, trăn trở khi nhận nhiệm vụ mới. Thực lòng, không một người cầm quân nào không khỏi trăn trở, dằn lòng, thậm chí đớn đau khi chiến trường yêu cầu đánh lớn, chủ lực của ta trên chiến trường phát triển mạnh, có khả năng tác chiến quy mô lớn song đành bó tay bởi bảo đảm hậu cần chưa ngang tầm. Năm 1965, khi còn là Tư lệnh kiêm Chính uỷ Mặt trận 565 tôi phải quyết định lùi kế hoạch tác chiến ở đường số 9 vì thiếu gạo là sự kiện tôi chưa dễ gì nguôi quên. Bởi vậy, tư tưởng phải lấy vận tải cơ giới làm phương thức chủ yếu trong tổ chức vận chuyển chi viện chiến trường đã hằn sâu trong tâm thức của tôi từ cuộc họp quan tròng ấy.

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Lúc này anh Đinh Đức Thiện cũng đã cho sắp xếp hoàn chỉnh bộ máy của Tổng cục Hậu cần tiền phương; gọn nhẹ, nhưng đủ cán bộ chuyên môn cần thiết. Trong đó có anh Đinh Thiện là một cán bộ có kinh nghiệm công tác tham mưu kế hoạch hậu cần được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Tổng cục Tiền phương.

Địa bàn mà Tổng cục Tiền phương được phân công có hai trục dọc chính là quốc lộ 1 và quốc lộ 15, tổng chiều dài 500 cây số và hai trục ngang xuyên qua dãy Trường Sơn là đường 12 và đường 20 với tổng chiều dài hơn 200 cây số. Toàn bộ lực lượng được bộ trí thành bốn binh trạm: 9, 12, 14 và 16.

Để có thể bao quát được toàn bộ địa bàn đó, tôi trao đổi với anh Đinh Thiện nhất thiết phải đặt sở chỉ huy ở trung tâm, gần trục đường chính, gần trọng điểm địch đánh phá. Địa điểm hội đủ những tiêu chuẩn đó là xã Hương Đô, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Đây cũng là nơi sở chỉ huy Mặt trận 565 đứng chân trước khi vượt biên giới sang làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào.

Ảnh: Xã Hương Đô, phía trước là ngôi làng đóng Sở chỉ huy 559 do Đồng Sĩ Nguyên làm tư lệnh.

Thống nhất với nhau những vấn đề cơ bản, anh Đinh Thiện cùng với cán bộ Tổng cục Hậu cần tiền phương vào Hương Đô triển khai sở chỉ huy. Tôi tranh thủ vào làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 4, lúc này do anh Đàm Quang Trung làm Tư lệnh, thông báo nhiệm vụ của Tổng cục.Hậu cần tiền phương và đề nghị Quân khu phối hợp, hỗ trợ.

Về Hương Đô, sau khi ổn định tổ chức, tôi nêu những vấn đề cần chuẩn bị cho hội nghị quán triệt nhiệm vụ của Tổng cục Hậu cần tiền phương và giao anh Đinh Thiện ở nhà triển khai khẩn trương để mở hội nghị càng sớm càng tốt. Còn tôi tiếp tục vào làm việc với Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đặc khu Vĩnh Linh và nắm tình hình, làm việc với bốn binh trạm. Binh trạm 9 đóng ở ngã ba Lạc Thiện, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Ba binh trạm còn lại đều thuộc đất Quảng Bình. Binh trạm 12 đóng ở Khe Ve gần đường 12, huyện Tuyên Hoá, do anh Nguyễn Đàm làm Binh trạm trưởng. Binh trạm 14 do anh Hoàng Trá làm Binh trạm trưởng đóng ở cây số 16 đường 20. Binh trạm 16 đóng ở khu vực Thạch Bàn, huyện Lệ Thuỷ, do anh Phan Tây làm Binh trạm trưởng.

Qua làm việc với các tỉnh và các binh trạm, tôi được biết đường chiến lược 15 đi qua địa phận Hà Tĩnh, Quảng Bình có ngã ba Đồng Lộc, phà Địa Lợi, các ngầm: Lộc Yên, Khe Ác, La Khê, Khe Ve, Khe Rinh, Cà Tang, phà Xuân Sơn, ngầm Bùng, phà Long Đại và đường số 1 có phà Bến Thuỷ, phà Gianh… là những trọng điểm địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt nhất.

Thời gian quá hạn hẹp, tôi chỉ có thể dừng lại ở ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh), Khe Rinh (Tuyên Hoá) và phà Xuân Sơn (Bố Trạch, Quảng Bình), mỗi trọng điểm hai đêm một ngày. Với khoảng thời gian ít ỏi nhưng quý giá đó, tôi có dịp tiếp xúc và tìm hiểu qua lực lượng vận tải, anh chị em thanh niên xung phong, lực lượng giao thông của Bộ Giao thông và của các tỉnh, công binh, cao xạ… nhiều điều bổ ích; kết hợp xem xét địa hình, đường, ngầm, phà... tại các trọng điểm; theo dõi hoạt động đánh phá của địch một ngày đêm, cách đánh trả của bộ đội cao xạ, dân quân và cách khắc phục hậu quả đánh địch phá của các lực lượng bảo đảm giao thông.

Từ những vấn đề lượm lặt được qua thực tiễn, tôi kết luận sơ bộ:

- Về tình hình đường sá, quốc lộ 1 đi qua địa bàn Tổng cục Hậu cần tiền phương phụ trách tuy là đường nhựa nhưng toàn bộ cầu đã bị địch đánh hỏng. Đường số 1 lại vượt các con sông lớn, qua địa hình ruộng nước, xa nguồn vật liệu, khó khắc phục kịp thời sau khi bị địch đánh phá, nên không thể là hướng chính. Đường 15 chạy men theo chân phía đông dãy Trường Sơn, đường 12 là đường cũ cùng với đường 20 mới mở đều là những tuyến độc đạo, mặt đường được rải đá còn ít, lại nằm trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn, hiểm trở, nhiều đoạn qua các thung lũng sình lầy; vào mùa mưa, xe qua lại vô cùng khó khăn. Các sông chảy qua địa bàn này tuy nhỏ, nhưng chưa có cầu. Vì vậy xe hành quân theo các tuyến đường kể trên đều phải qua phà. Suối nhiều tạo sự chia cắt mạnh. Vào mùa mưa, lũ đột ngột dâng cao, nước chảy xiết. Muốn xe qua được phải làm ngầm cao.
 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Về thời tiết trong năm số ngày nắng ít hơn ngày mưa. Đặc biệt bốn tháng cuối năm thường có mưa dầm. Những ngày mưa dầm, trần mây thấp, mù khá đặc. Vào ngày nắng, buổi sáng mây mù kéo dài đến 9-10 giờ và chiều xuống, sau 16 giờ đã có mây mù.

Địch đã dày công nghiên cứu địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nên bước đầu chúng đã tìm được cách đánh phá phù hợp.

Nơi đây máy bay không thể bay đội hình lớn, không thể bay thấp và không hoạt động liên tục. Gần như thành quy luật, vào những ngày nắng ráo, buổi sáng thường từ 9 đến 11 giờ, chúng cho máy bay trinh sát hoạt động. Buổi chiều từ 14 đến 16 giờ, máý bay cường kích đến đánh phá các trọng điểm định trước, như: bến phà, ngầm, quãng đường qua ruộng nước. Buổi tối, từ 18 giờ trở đi, đều đặn cách quãng một giờ, máy bay địch lại đến thả pháo sáng, rải bom bi và bắn rốc két vào các trọng điểm đó, nhằm sát thương, khống chế hoạt động sửa đường, bảo đảm vận chuyển vượt trọng điểm.

Những ngày có mây mù, hoặc mưa, địch thường cho máy bay thả bom theo toạ độ với nhiều chủng loại: bom nổ chậm, bom nổ nhanh và dùng cả máy bay chiến lược B.52 ném bom rải thảm; việc thả pháo sáng, rải bom bi, bom sát thương giảm so với ngày nắng ráo!

Những cứ liệu thực tế gợi cho tôi nhớ lại tình tiết ngày hoàn thành chương trình đào tạo tại Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh về nước. Sau ba năm xa đất nước, xa nhà, ngồi trên máy bay tôi rạo rực, bồn cllồn chờ đợi phút giây máy bay tiếp đất. Nhưng trời Hà Nội hôm đó đầy mây mù. Biết là đường băng sân bay Gia Lâm trải dài dưới sải cánh mà máy bay không sao hạ cánh được. Sau mấy vòng quần lượn, phi công đành lòng cho máy bay trở lại Trung Quốc. Như vậy, dẫu có tối tân, hiện đại mấy, máy bay vẫn còn những hạn chế chưa khắc phục được trong điều kiện thời tiết phức tạp.

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Về ta, bộ đội, lực lượng giao thông, thanh niên xung phong và nhân dân vẫn trụ bám kiên cường ở những "túi bom", "túi lửa" này, chiến đấu dũng cảm, lạc quan. Vì sự sống của tuyến đường, vì công cuộc chi viện chiến trường, những người dân "tuyến lửa" quê tôi nguyện: "Xe chưa qua, nhà chẳng tiếc, hay "Nhà tan cửa nát cũng ừ, đánh tan giặc Mỹ, cực chừ sướng sau…".

Thử hỏi có đạn bom nào, có mưu ma chước quỷ nào của kẻ thù có thể khuất phục được ý chí, quyết tâm đánh Mỹ, dành độc lập, tự do của con người Việt Nam?

Tinh thần, ý chí con người nơi đây là vậy, nhưng do các binh trạm chưa có tổ chức chuyên sâu để nắm chắc tình hình địch, ta, đặc biệt là tình hình thời tiết, đường sá và những yếu tố khác ảnh hường trực tiếp tới các hoạt động bảo đảm giao thông, vận chuyển chi viện, nên chưa phân tích để thấy rõ chỗ yếu, chỗ mạnh của hai phía. Hệ quả là ta chưa lợi dụng được triệt để chỗ yếu của địch, nhất là lợi dụng những ngày thời tiết xấu, trần mây thấp, mù dày, kết hợp phát huy tối đa điểm mạnh của ta để thực hiện vận chuyển đạt hiệu quả. Các tỉnh, các binh trạm trong khu vực mới làm được chức năng chỉ đạo; chưa tổ chức được chỉ huy hiệp đồng tác chiến ở các trọng điểm. Do đó, chiến đấu bảo đảm giao thông vận tải ở các trọng điểm còn phân tán, rời rạc, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp có sự chỉ huy thống nhất, nên mặc dù tốn nhiều công sức, thậm chí thương vong, nhưng đường vẫn tắc liên tục. Lực lượng cao xạ vừa mỏng vừa chưa nắm vững tư tưởng tác chiến: kết hợp bám chắc trọng điểm với cơ động linh hoạt, đúng nơi, đúng lúc. Lực lượng công binh, thanh niên xung phong, giao thông hầu như sửa chữa cầu đường vào ban đêm, không lợi dụng những lúc mưa dầm, nhiều mây mù để tổ chức sửa chữa đường, ngầm ban ngày. Về kỹ thuật chưa chuyển sang rải đá ở những quãng đường lầy lội, mà chỉ chống lầy tạm bợ, "băng bó" bằng những vật liệu như: bao bổi, gỗ, củi…, không bảo đảm được cho xe tải nặng chạy ban ngày khi có mưa dầm…

Hạn chế khá trầm trọng, theo tôi, là tại các trọng điểm, những quãng dường đi qua ruộng nước sình lầy, thung lũng hẹp, vượt sông, suối… đa phần vẫn là đường độc đạo, chưa mở được đường vòng, đường tránh; chưa tạo được nhiều bến phà, ngầm… để vượt các sông suối. Trong khi đó, địch gần như nắm bắt được quy luật hoạt động khắc phục của ta. Khi đánh trúng một trọng điểm, địch đã dự đoán ta phải mất bao nhiêu thời gian, lực lượng để khắc phục. Do đó, khi ta san lấp xong hố bom, chúng lại cho máy bay tới ném bom phá tiếp. Chu trình đó lặp đi lặp lại nhiều lần gây tắc đường kéo dài, chưa kể đêm đến, khi ta tổ chức khắc phục sửa đường thì chúng cho máy bay thả pháo sáng, phóng hoả tiễn, bắn đạn 20 ly, gây sát thương…

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Một trong những trọng điểm điển hình là Ngã ba Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh - điểm giao nhau quốc lộ 15 và tỉnh lộ 2. Có thể nói, đây là một bằng chứng về chiến tranh huỷ diệt của Mỹ. Địch đã "điểm huyệt" - trút bom vào đúng quãng đường đi qua ruộng thấp. Hố bom chồng lên hố bom. Mặt đất hoàn toàn bị biến dạng.

Nơi đây đã chứng kiến những nam nữ thanh niên "son sắt" sống chết cùng trọng điểm. Ban ngày khi địch đến đánh, họ chọn vị trí thuận lợi nhất để quan sát đếm chính xác từng quả bom rơi. Một đợt oanh kích của địch vừa dứt, những bóng người nhỏ nhoi đã băng đi, thấp thoáng trên những miệng hố bom, nhoà đi trong khói lửa, kịp thời đánh dấu những quả bom chưa nổ để công binh xử lý ở đây tôi được nghe kể về nữ anh hùng La Thị Tám, "Dũng sĩ phá bom" Vương Đình Nhỏ, "Dũng sĩ lái máy húc" Trịnh Xuân Lý… Sau này, Ngã ba Đồng Lộc còn nổi danh bởi tiểu đội 10 nữ thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng, mà xương thịt của họ vĩnh viễn hoà quyện vào mây trời, cỏ cây, đất đá ở trọng điểm này. Cảm phục biết bao những nam nữ thanh niên đã cống hiến một thời xuân sắc và cả máu xương mình cho sự sống còn của con đường, cho những chuyến xe nặng hàng vượt trọng điểm ra tiền tuyến.

Ngã Ba Đồng Lộc, điểm giao QL15 và Tỉnh lộ 2

Mười cô gái của Tiểu đội TNXP Võ Thị Tần đã trúng bom ngày 24-7-1968, tại đúng vị trí đang chôn.

Dũng sỹ phá bom Vương Đình Nhỏ

Về sở chỉ huy, tôi trao đổi cùng tập thể chỉ đạo, chỉ huy, tình hình thực tế - cho dù nghiệt ngã nhưng có nhiều điều bổ ích. Sau khi nghe anh Đinh Thiện báo cáo công việc chuẩn bị, tôi đề nghị bổ sung một số vấn đề và cứ liệu thực tế để hoàn chỉnh báo cáo trình hội nghị.

Hai ngày 15 và 16 tháng 8 năm 1966, hội nghị Tổng cục Hậu cần tiền phương tiến hành. Về dự, ngoài Đảng uỷ, chỉ huy tổng cục có đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 4, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đặc khu Vĩnh Linh; đại diện lực lượng giao thông vận tải trực thuộc Bộ Giao thông tại Khu 4 có các anh: Lê Ngọc Hoàn, Phan Trầm, Nguyễn Bát, Nguyễn Cảo, các đơn vị phòng không, công binh trong địa giới Tổng cục Tiền phương đảm trách và chỉ huy bốn binh trạm 9, 12, 14, 16.

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Báo cáo trình bày tại hội nghị khái quát được tình hình ta và hoạt động của địch trên tuyến do Tổng cục Hậu cần tiền phương phụ trách; quán triệt nhiệm vụ của Bộ và Tổng cục Hậu cần giao, trọng tâm là đề ra được một số biện pháp tổ chức thực hiện, gồm:

- Triệt để tranh thủ tối đa yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà", tận dụng những ngày mưa dầm, trần mây thấp, mù dày đặc, địch hạn chế đánh phá, toàn tuyến hoạt động ban ngày là chính, làm ban đêm là bổ trợ, nhằm đẩy nhanh nhịp độ và nâng cao hiệu quả vận chuyển chi viện. Những ngày nắng ráo, địch hoạt động mạnh; để hạn chế tổn thất, ta vận chuyển và làm đường ban đêm là chính. Khâu đột phá quyết định là tăng nhanh lực lượng, trang bị, tập trung sản xuất đá để rải những đoạn đường lầy lội, san lấp hố bom. Bảo đảm trên những trục đường chính, cách quãng từ ba đến năm cây số có một điểm sản xuất đá dự trữ. Trục đường qua các sông, suối lớn phải có từ hai tới ba ngầm đảm bảo chất lượng tốt. Mỗi sông lớn phải có ít nhất hai bến phà chính, một bến dự bị. Mỗi bến phà đảm bảo ít nhất hai phà sử dụng và một phà nguỵ trang dự bị. Ở các trọng điểm, những đoạn đường đi qua ruộng nước, sình lầy, sẽ chuyển thành đường nghi binh. Do vậy, phải mở ngay đường mới - đường vòng tránh men theo chân núi, chân đồi.

Nhiệm vụ cấp thiết nhất từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, đề nghị các tỉnh huy động hai vạn thanh niên xung phong và dân công phối hợp với lực lượng giao thông tại chỗ của Bộ, của các tỉnh tổ chức thành nhiều mũi khai thác đá để rải mặt. đường, san lấp ngay những quãng đường lầy lội; đồng thời mở các đường vòng, đường tránh, bến phà, ngầm. Để bảo đảm cho các lực lượng trên tuyến hoạt động tốt, hạn chế tổn thất, đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và các tỉnh đội điều chỉnh, tăng cường lực lượng phòng không, cả bộ đội chủ lực và dân quân tự vệ chốt tại các trọng điểm, kết hợp cơ động đánh địch một cách chủ động, linh hoạt hơn.

Về tổ chức vận chuyển, lấy đội hình đại đội xe vận tải làm đơn vị cơ bản, tiến hành củng cố chỉ huy, tăng cường lái xe, thợ sửa chữa, chuẩn bị xe có chất lượng, lực lượng bốc xếp, tổ chức tốt việc cứu người, cứu xe: Chọn một đại đội xe vận tải diễn tập chạy ban ngày trên đường 12 để rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn về đội hình đại đội xe vận tải chạy ban ngày. Mọi công việc phải được tiến hành khẩn trương và sẵn sàng để ngày 4 tháng 9 nếu trời mưa dầm và mây mù dày, toàn tuyến sẽ tổ chức vận chuyển ban ngày.

Để thực hiện tốt chỉ huy bảo đảm giao thông, tất cả các trọng điểm phải tổ chức mạng thông tin hữu tuyến, bộ đàm, có các đài quan sát trực 24 trên 24 giờ trong ngày; củng cố chất lượng công sự lấy hầm trú ẩn kiểu chữ A là chính. Mỗi trọng điểm xung yếu tổ chức một ban chỉ huy phối hợp các lực lượng do một binh trạm phó có năng lực làm chỉ huy trưởng.

 
W

woonopro

Xuyên Đường Trường Sơn
- CHƯƠNG I: VÀO CUỘC -

Củng cố, tăng cường phương tiện thông tin liên lạc cho chỉ huy sờ Tổng cục Hậu cần tiền phương theo phương thức kết hợp thông tin vô tuyến và hữu tuyến để nắm chắc tình hình, xử trí được kịp thời.

Phối hợp với các tỉnh và tuyến sau để sử dụng tốt lực lượng tăng cường, tiếp nhận chân hàng, tiếp đón và tổ chức cho bộ đội hành quân vào chiến trường.

Hội nghị nhất trí cao những vấn dề được trình bày trong báo cáo Đặc biệt, đại biểu các binh trạm đều tán đồng những chủ trương, biện pháp cụ thể nêu trên.

Những vấn đề cơ bản được giải quyết tại hội nghị lần này có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo nên bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động của tuyến Tổng cục Hậu cần tiền phương.

Hơn hai tuần kể từ lúc hội nghị kết thúc, mọi công táe chuẩn bị trên tuyến được tiến hành hết sức khẩn trương, hiệu quả. Đúng như dự kiến, nắm bắt kịp thời lợi thế về thời tiết, ngày 4 tháng 9 năm 1966, toàn tuyến chuyển sang hoạt động ban ngày là chủ yếu.

Thanh niên xung phong và các lực lượng bảo đảm giao thông bám đường, bám trọng điểm, giải toả kịp thời ách tắc. Đội hình vận tải cơ giới, tháng đầu lấy đại đội, sau nâng lên cấp tiểu đoàn xe vận tải. Những ngày nắng ráo, máy bay địch hoạt động mạnh, ta tổ chức vận chuyển ban đêm là chủ yếu, ban ngày là bổ trợ, đội hình xe cũng chỉ dừng ở cấp đại đội.

Do khéo biết vận dựng linh hoạt giữa chạy đêm và chạy ngày, sử dụng đội hình phù hợp, tổ chức bảo đảm giao thông tốt, cao xạ đánh máy bay địch giỏi, nên mặc dầu thời gian này cường độ đánh phá của địch không hề giảm, nhưng hoạt động vận chuyển, chi viện trên tuyến Tổng cục Hậu cần tiền phương vẫn tiến hành đạt hiệu quả cao. Đến cuối tháng 12, toàn tuyến đã vận chuyển tạo chân hàng tại cửa khẩu đường 12 và đường 20 vượt 70 phần trăm lượng hàng theo kế hoạch năm 1967 chuyển giao cho Đoàn 559. Riêng khu vực Mụ Giạ - cửa khẩu đường 12 đã có 15.000 tấn.

Theo dõi sát sao mọi hoạt động chi viện chiến trường của hậu phương lớn miền Bắc, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng rất phấn khởi trước thắng lợi của tuyến Tổng cục Hậu cần tiền phương.

Anh Đinh Đức Thiện không giấu nổi niềm vui. Một ngày cuối tháng 12, anh gọi điện cho tôi từ Hà Nội, nói là tuyến Tổng cục Tiền phương đã làm được điều dự tính ban đầu. Đây là năm đầu tiên Đoàn 559 bước vào một mùa khô có được lượng hàng dự trữ dồi dào. Anh Thiện cũng báo trước rằng tôi đã lo xong "bước đệm" chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.

 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

1.Cuối tháng 12 năm 1966, tôi được điều vào làm Tư lệnh Đoàn 559 - bộ đội Trường Sơn, kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương.

Nhận nhiệm vụ mới, tôi thầm nghĩ đường đi nước bước của trên thật bài bản, lớp lang. Bốn tháng trước, mặc dầu đã có quyết định làm Chính uỷ Đoàn 559, nhưng khi đó Trường Sơn đang là mùa mưa, ta chưa vào mùa vận chuyển, anh Thiện đề nghị trên giữ tôi lại vùng "cán xoong" tổ chức tạo chân hàng cho Đoàn 559. Tổng cục Hậu cần tiền phương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Riêng tôi cũng có thêm chút kinh nghiệm tổ chức vận tải mùa mưa, trong điều kiện địch ngăn chặn quyết liệt ở Khu 4. Giờ đây, người lại theo hàng vào Trường Sơn. Vừa Tư lệnh Đoàn 559 vừa Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương, nhiệm vụ của tôi sẽ nặng nề hơn. Nhưng cũng có mặt thuận lợi trong điều hành, phối hợp giữa hai tuyến; tránh được sự chồng chéo, hoặc những "khoảng trống" không đáng có.

Về tôi, thoáng chốc đã hai năm kể từ ngày vào tuyến lửa Khu 4.

Hai năm - bốn lần thay đổi công tác. Có thời điểm nhận việc, vừa nhập cuộc đã chuyển công tác khác. Trong cái biến động đó, khó có thể làm được một điều gì cho thật "ra tấm ra miếng". Người đời vẫn nói: "Đá lăn chắng mọc được rêu" mà. Tuy vậy, với tôi gần như có một sự ngoại biệt. Bởi vì những lần thay đổi công tác: chính uỷ Quân khu 4, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Mặt trận 565, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương…, mọi hoạt động của tôi đều nằm trong "vòng xoáy" đông - tây Trường Sơn ở chính vùng "cán xoong", mà tâm điểm là nhiệm vụ tổ chức, bảo đảm chi viện chiến trường, chống chiến tranh ngăn chặn của địch. Vô hình chung, những gì mà tôi cùng đồng chí, đồng đội làm được trong hai năm qua lại là những bước đệm, bước tạo đà cho "cú nhảy" quyết định vào Trường Sơn.

Ngày 15 tháng 1 năm 1967, sau khi giao anh Đinh Thiện phụ trách điều hành công việc tuyến Tổng cục Hậu cần tiền phương, tôi chính thức "nhập tuyến". Đoàn chúng tôi gồm hai xe - một xe chỉ huy, một xe điện đài thông tin, tất cả được nguỵ trang cẩn thận, theo đường ngang 20 - đường Quyết Thắng, vượt Trường Sơn. Theo đường này, để tới được sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, chúng tôi phải vượt trọng điểm ATP (cua chữ A đèo Phu La Nhích, ngầm Ta Lê). Xem chuyến đi của mình như chuyến đi thử nghiệm ý tưởng chạy "Lấn sáng, lấn chiều", tôi quyết định cho xe chạy sớm; chớp thời cơ, vượt trọng điểm vào lúc máy bay địch không hoạt động, hoặc đánh phá không đáng kể. Tôi điện báo Binh trạm trưởng Binh trạm 14 - Hoàng Trá cho công binh bảo đảm cầu đường trước. Sau đó đích thân anh Hoàng Trá đi cùng đoàn chúng tôi tới hết địa phận Binh trạm 14 tại trọng điểm ngầm vượt sông Ta Lê.

Xe gần tới trọng điểm, rừng chiều nhuốm màu im ắng, âm u.

Không nghe tiếng gầm gào của máy bay địch. Đã chuẩn bị chu đáo, tôi quyết định vượt trọng điểm trước sáu giờ chiều. Do chủ định không báo trước, nên lực lượng chốt giữ trọng điểm không cho chúng tôi qua. Tôi cố gắng thuyết phục để anh em thấy vượt trọng điểm lúc này là an toàn. Nghe tôi nói, một chiến sĩ đứng cạnh cũng khẳng định xe còn vượt giờ này là tốt. Sau này tôi được biết chiến sĩ ấy là Vũ Tiến Đề - thợ lái máy húc tại trọng điểm Ta Lê, lập nhiều thành tích xuất sắc, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

"Tình, lý" đã rõ ràng, nhưng xe vẫn chưa được qua ngầm. Buộc lòng tôi phải gọi cho Binh trạm trưởng. Khi anh Hoàng Trá có mặt, lực lượng chốt giữ nơi đây mới vỡ lẽ: Tư lệnh vượt trọng điểm.

Chia tay, cảm ơn cán bộ, chiến sĩ Binh trạm 14, chúng tôi tiếp tục lên đường. Anh em dặn chúng tôi phải hết sức cẩn thận quãng này, chỗ kia…, e chừng lo lắng lắm?

Đúng hẹn, Bộ Tư lệnh 559 cho người đón chúng tôi dưới chân núi bên kia trọng điểm. Dừng xe chốc lát, nghe đồng chí dẫn đường báo cáo sơ bộ tình hình đường sá và hoạt động của địch, ở quãng chúng tôi sắp tới, đoàn lại tiếp tục hành trình.

Từ đây, đường tương đối bằng. Nhưng liên tục, xe cứ phải lăn bánh trên khúc đường được chống lầy bằng gỗ tròn (rong đanh).

Qua những quãng đường như vậy, xe cứ rung lên rần rật. Đường sá thế này, chỉ cần vài chuyến qua đây thì xe rão hết gầm, vỡ lốp, còn người cũng rão hết gân cốt…

Vượt quãng đường khá xa, xe dừng bánh ở một góc rừng già.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

1Tất cả xuống xe, đi bộ vào sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559. Không vất vả lắm, nhưng cũng phải mất hai tiếng leo dốc, chúng tôi mới tới được sở chỉ huy đóng ở đông nam bản Ca Tốc, gần khu vực Lùm Bùm, tỉnh Khăm Muộn (Lào).

Đường dã chiến thử độ bền chắc xương khớp cả người lẫn xe; từ trục đường chính đi bộ hai giờ mới tới sở chỉ huy Bộ Tư lệnh là hai "vấn đề" gây ấn tượng mạnh đối với tôi ngay ngày đầu vào Trường Sơn.

Đón chúng tôi tại sở chỉ huy có các anh Hoàng Văn Thái, Vũ Xuân Chiêm, Lê Đình Sum, Hồng Kỳ…, đều là anh em, bạn bè quen biết cũ. Với anh Hoàng Văn Thái, tôi còn một kỷ niệm nhỏ là giới thiệu anh vào Đảng ngay sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Quảng Bình quê tôi. Là bạn bè quen biết, lại hội ngộ giữa Trường Sơn, nên ai cũng không giấu nổi xúc động, mừng khôn tả.

Lúc này đã cuối chạp - đầu giêng. Đông Trường Sơn khi chúng tôi lên xe mùa đông chưa qua. Chỉ vượt mấy cung đường sang tây Trường Sơn, thời tiết trên đất bạn Lào đã phảng phất vào hạ, tuy mặt đấy còn ẩm ướt.

Mùa khô đã qua hơn một tháng. Thời gian và yêu cầu chi viện chiến trường không chờ đợi. Sau một buổi ổn định tạm nơi làm việc, nghỉ ngơi, anh em vào việc luôn. Tôi dành trọn ngày đầu nghe các anh trong Bộ Tư lệnh báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của tuyến, tình hình đánh phá của địch; kế hoạch vận chuyển chi viện chiến trường mùa khô 1966-1967. Đồng thời tôi cũng thông báo để các anh trong Bộ Tư lệnh biết kết quả tạo chân hàng của tuyến Tổng cục Hậu cần tiền phương ở hai cửa khẩu đường 12 và đường 20; nói kỹ việc tổ chức vận chuyển ban ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho ta, bất lợi cho địch ở địa bàn Khu 4.

Tiếp đó, tôi tranh thủ làm việc với các cơ quan tham mưu - vận chuyển, chính trị, công binh, thông tin…, nghe anh em cán bộ trình bày những thuận lợi, khó khăn của tuyến chi viện chiến lược thời gian qua.

Trước đây, tôi cũng đã được biết sơ bộ về tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đoàn 559; được dự hội nghị của Bộ tổ chức đánh giá hoạt động của tuyến trong mùa khô 1965:1966. Nhưng khi đó tôi chưa là "người trong cuộc". Gộp những gì biết về Đoàn 559 trước đây cùng với một số thông tin có được sau vài ngày trên cương vị Tư lệnh bộ đội Trường Sơn, tôi càng thấy sự vĩ đại của tuyến chi viện chiến lược do Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, tổ chức. Ngay tên gọi Đường Hồ Chí Minh cũng đã nói lên tầm thế vĩ đại của tuyến đường này.

Vào cuối thập kỷ Năm mươi, khi cách mạng miền Nam đang "trong cơn nguy biến", Trung ương Đảng có Nghị quyết 15, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng miền Nam, chủ trương đẩy mạnh sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Theo đó, Đoàn 559 tổ chức giao liên vận chuyển chi viện miền Nam được thành lập (khi mới thành lập, có tên là Đoàn công tác quân sự đặc biệt).

Về sau, thời gian quyết định thành lập (5-1959) được lấy làm phiên hiệu chính thức - Đoàn 559).

Đường mang tên Bác là biểu tượng cao đẹp cho ý chí, quyết tâm sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; của tình đoàn kết chống ke thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương…
 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

Tám năm đã qua, kể từ khi anh Võ Bẩm - một cán bộ kiên cường được Đảng cử làm Đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bác Hồ, dẫn một nhóm người lặng lẽ mò mẫm giữa đại ngàn Trường Sơn, tìm đường về Nam. Tám năm, từ hơn bốn trăm người áo bà ba, đầu trần, chân đất "Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", gùi cõng từng khẩu súng, viên đạn vượt Trường Sơn, Đoàn 559 đã phát triển lên gần 30 nghìn người, gồm quân nhân, công nhân giao thông, thanh niên xung phong. Về tổ chức, vào cuối năm 1966, toàn tuyến có 7 binh trạm. Trực thuộc binh trạm có tiểu đoàn công binh, tiểu đoàn vận tải ô tô, tiểu đoàn cao xạ… Cũng tám năm đó, từ những lối mòn giao liên, Đoàn 559 đã tổ chức được tuyến giao liên từ đông Trường Sơn rồi chuyển sang tây Trường Sơn; từ đường mòn gùi cõng, tiến lên thồ và thí điểm vận chuyển cơ giới. Đặc biệt là tuyến tây Trường Sơn, Đoàn đã làm được gần một nghìn cây số đường ô tô từ Mụ Giạ, Cổng Trời (đường 12) vào Tà Xẻng (khu vực ba biên giới) vươn sang Tà Ngâu, Xiêm Pạng (đất bạn Campuchia). Ngoài trục dọc, lúc này đã có đường 20 "Quyết Thắng" nối đông và tây Trường Sơn; không còn độc đạo về tuyến vượt khẩu. Đường Trường Sơn lúc này dẫu mới là đường dã chiến, song vẫn đảm bảo cho xe vận tải đi được vào mùa khô.

Từ trục dọc có một số trục đường ngang nối đông với tây Trường Sơn và toả ra các hướng chiến trường. Cùng với đường ô tô là hệ thống đường giao liên, đường dùng cho gùi thồ, đường sông.

Cố gắng của mọi lực lượng trên Tuyến 559 cũng như sự chi viện của các cấp, các ngành trên hậu phương miền Bắc và của bạn Lào đối với bộ đội Trường Sơn rất lớn. Tôi thầm cảm phục biết bao những con người đã đóng góp tâm lực, sức lực để tạo lập tuyến đường này. Tuy vậy, việc tổ chức vận tải cơ giới trong mùa khô 1965-1966 chưa thành công là vấn đề cần tập trung nghiên cứu tháo gỡ.

Sau ba ngày làm việc với cán bộ chủ trì cơ quan Bộ Tư lệnh và nghiên cứu sơ bộ tình hình, tôi thấy nổi lên mấy vấn đề:

- Mùa khô trên Trường Sơn qua rất nhanh. Mà hiện tại, đường chỉ đi được trong mùa khô.

- Địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt, liên tục nhưng ta nắm tình hình bằng điện đài quá chậm.

Từng binh trạm chưa xây dựng được sức mạnh tổng hợp, chưa thực hiện được chỉ huy thống nhất. Toàn tuyến chưa đưa được chiến thuật quân sự vào vận tải trong chiến tranh.

- Đời sống của bộ đội, thanh niên xung phong quá khó khăn.

- Các lực lượng trên tuyến hoạt động xa hậu phương, nên việc bảo đảm vật chất, khí tài, phương tiện xe - máy và khi bị thiệt hại thường tổ chức khắc phục quá xa.

- Tư tưởng tiến công là chủ đạo trong chỉ huy, chỉ đạo chưa thật rõ.

Với thực trạng trên, tôi e rằng Tuyến 559 khó có thể hoàn thành kế hoạch vận chuyển giao hàng, giao quân cho các chiến trường trong mùa khô 1966-1967. Cũng xuất phát từ lo lắng đó, tôi cố nghiên cứu để tìm ra mấu chốt của vấn đề.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

Trong quá trình nghiên cứu một số văn bản của Bộ Tư lệnh 559 trước đó, tôi bắt gặp chỗ này, chỗ kia có nói tới tư tường chỉ đạo "lấy phòng tránh là chính". Tuy không phải là chủ trương, tư tưởng chỉ đạo chính thống - nhưng cũng không khẳng định tư tưởng đó là sai. Mấu chốt vấn đề là đây chăng? Trong thâm tâm, tôi thấy có một điều gì đó bất ổn. Một chủ trương đề ra trong một thời đoạn này là phù hợp, là đúng, nhưng nếu duy trì kéo dài khi tình hình đã chuyển biến sẽ tạo nên sự trì trệ khôn lường.

Trong giai đoạn bí mật tìm đường, mở tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, ta chủ trương "Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng"; tiếp đó, vào giai đoạn 1961-1965, tư tưởng chỉ đạo "phòng tránh tích cực" là những chủ trương hoàn toàn có cơ sở khoa học, thực tiễn. Nay tình hình đã khác trước. Kẻ địch đã mở rộng chiến tranh ra cả nước. Giới tuyến quân sự tạm thời không còn tính pháp lý. Đặc biệt, trên tuyến chi viện chiến lược, ta đã tổ chức vận tải cơ giới, tôi e chủ trương "phòng tránh tích cực" không còn phù hợp. Từ những cảm nhận thực tế và suy nghĩ bước đầu, tôi quyết định họp Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh. Ở cuộc họp này, chúng tôi thống nhất được vấn đề cơ bản là: Tất cả lực lượng phải bảm đường, bám trọng điểm. Với tinh thần đó, tôi đề nghị việc đầu tiên là dời sở chỉ huy Bộ Tư lệnh ra gần đường chính; lấy Bộ Tư lệnh "làm gương" cho các binh trạm.

Sau ba ngày khẩn trương xây dựng sở chỉ huy mới, chủ yếu là đào đắp công sự, Bộ Tư lệnh chuyển đến vị trí mới tại một cánh rừng già khá bằng phẳng, bên cạnh có dòng suối nhỏ. Điều quan trọng là sở chỉ huy mới gần đường chính, từ chỗ làm việc ra đường nếu đi bộ không đầy 30 phút. Sau đó, chúng tôi cho cải tạo thành đường cho xe con chạy, việc đi lại dễ dàng hơn. Đây là một vị trí khá thuận lợi cho công tác chỉ huy, và cảnh tình cũng không kém phần hấp dẫn, nếu không nói là thơ mộng.

Đến vị trí mới được mấy ngày, bỗng một buổi sáng, sau khi máy bay địch quần lượn như thường lệ, chúng tôi thấy ngang trời bay lơ lửng những quầng mưa bụi. Những làn mây mưa màu trắng đục sà xuống, trùm lên tán cây rừng, rải dày trên mặt đất, tan hoà vào nước suối… Địch rải chất độc hoá học. Cũng từ đó cả một vùng rừng từ Xiêng Phan vào đến đường 9 dài 150 cây số, rộng hàng chục cây số bị nhiễm chất độc hoá học. Ngoại trừ cây le và cây họ củ là dong riềng, còn hết thảy cây rừng khô úa, chết dần chết mòn, trơ thân khô giữa trời xanh bất tận…

Khu vực sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Trường Sơn cũng ngập ngụa trong mưa bụi chất độc hoá học. Do chưa hiểu hết tác hại của thứ hoá chất này, vả lại do điều kiện sinh hoạt giữa rừng Trường Sơn, không thể nào khác được, hầu hết cán bộ, chiến sĩ chúng tôi ở đây đều dùng nước suối có nhiễm thứ chất độc quái ác này.

Sau này, người ta nói nhiều về chất đi-ô-xin, chất độc màu da cam, chất độc "khai quang" mà Mỹ sử dụng ở Trường Sơn, ở miền Nam Việt Nam vào thời kỳ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt nam. Trong khi chờ các nhà khoa học xác minh sự liên quan giữa chất độc khai quang, diệt cỏ cây… với bệnh ung thư, thì biết bao cán bộ, chiến sĩ ta từng chiến đấu, công tác ở chiến trường đã lần lượt "ra đi" bởi những căn bệnh quái ác giống nhau. Trong số đó có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn. Nhiều người bị nhiễm thứ chất độc đó mà sinh con dị dạng, tật nguyền… Hậu hoạ của một chính sách cực kỳ dã man, tàn bạo do phía Mỹ gây ra không biết còn bám đuổi dai dẳng các thế hệ người Việt Nam đến khi nào?
 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

Tạm ổn định bước đầu điều kiện làm việc sinh hoạt tại sở chỉ huy mới, tôi chủ định dành thời gian, cùng một số cán bộ cơ quan đi thị sát thực địa, nghiên cứu tình hình trọng điểm, tìm hiểu tình hình đánh phá của địch, nắm diễn biến tư tường, đời sống của cán bộ, chiến sĩ trên tuyến, tìm hiểu công tác tổ chức chỉ huy, vị trí đặt sở chỉ huy binh trạm…

Đoàn chuẩn bị lên đường, tôi nhận được ớiện của Bộ và điện của anh Đinh Đức Thiện thông báo anh Hoàng Văn Thái - nguyên Tư lệnh, anh Hồng Kỳ - Chủ nhiệm chính trị và anh Nguyễn Đôn - Tham mưu trưởng vận chuyển Bộ Tư lệnh 559 vào phụ trách tuyến vận tải C4 (Xê tư) - khu vực ba biên giới, cùng với anh Đức Phương tổ chức khai thác vận chuyển bảo đảm cho chiến trường nam Tây Nguyên và Nam Bộ. Anh Đinh Đức Thiện còn chỉ thị cho chúng tôi tiếp nhận và chuyển gấp một số ngoại tệ của Trung ương chi viện vào giao cho Bộ Tư lệnh Miền.

Bộ Tư lệnh họp bất thường, giải quyết một số công việc để anh Thái anh Hồng Kỳ và anh Đôn tranh thủ đi sớm. Đoàn đi vào còn có 18 xe Gát 69 chở tiền và một số hàng đặc biệt để giao cho B2.

Lúc này, địch đang tập trung đánh hòng bịt các cửa khẩu đường 12, đường 20 và một số trọng điểm kế cận.

Tôi cho rằng đây là thời điểm nắm tình hình trọng điểm đích thực hơn, và cho mời Chủ nhiệm thông tin Nguyễn Tụng cùng một số cán bộ cơ quan ra trọng điểm.

Về bảo đảm thông tin toàn tuyến, đồng chí Nguyễn Tụng báo cáo sơ bộ: Đến nay phương tiện thông tin chủ yếu của Bộ Tư lệnh 559 là vô tuyến điện. Điện thoại hữu tuyến mới có một số máy lẻ và dây bọc trong khu vực cơ quan Bộ Tư lệnh. Cơ quan thông tin 559 đang lập kế hoạch xây dựng đường dây tải ba nối từ trạm A72 của Bộ ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình, qua Binh trạm 1 vào tuyến.

 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

Tôi khẳng định chủ trương của Bộ Tư lệnh 559, mà trực tiếp là Phòng Thông tin về việc tổ chức đường dây thông tin tải ba là hoàn toàn chính xác. Muốn làm tròn chức năng cơ quan chỉ huy, người chỉ huy trong chiến tranh - thời kỳ nào cũng vậy, trước hết phải biết tổ chức nắm được thông tin tốt nhất, nhanh nhất. Chiến tranh hiện đại, thông tin càng tối quan trọng: Đặc biệt, Tuyến 559 phải hoạt động, chiến đấu liên tục 24/24 giờ mỗi ngày đêm. Trước khi vào Trường Sơn, anh Đinh Đức Thiện đã nhiều lần nói với tôi rằng: Làm nghề vận tải trong chiến tranh, phải có thông tin tốt. Tổng cục Hậu cần và Bộ Tổng tham mưu sẽ tạo điều kiện giúp Bộ Tư lệnh 559.

Kế hoạch xây dựng đường dây thông tin tải ba, tôi dành sau khi đi thực địa về sẽ bàn cụ thể. Trước mắt, cơ quan thông tin cho xe điện đài đi cùng đoàn.

Anh Tụng trả lời rằng dưới binh trạm có điện đài rồi.

- Thế khi trên đường và tới những nơi ngoài dự kiến, nếu cần liên lạc, sẽ xử lý như thế nào? - Tôi hỏi.

Hiểu ý tôi, anh Tụng khẩn trương, vui vẻ bố trí ngay một tổ điện đài đi cùng đoàn. Vậy là ngay buổi đầu vào tuyến, tôi đã có ít nhiều cảm tình với vị Chủ nhiệm thông tin này - một con người có chính kiến, nhạy cảm, có trình độ chuyên môn… Tôi vẫn từng nghĩ: Chiến tranh là biến động, đầy biến động. Thích nghi là thước đo kiến thức tổng hợp và độ nhạy cảm của một người lính.

Ngày 20 tháng 1 năm 1967, đoàn chúng tôi gồm ba xe - có một xe điện đài, đi thẳng xuống Binh trạm 1, cách sở chỉ huy Bộ Tư lệnh khoảng 40 cây số. Binh trạm phó Hoàng Anh Vũ và Phó chính uỷ binh trạm Phan Hữu Đại đón chúng tôi ngay bãi tập kết xe.

Được biết từ đó đi bộ vào sở chỉ huy binh trạm mất hơn hai giờ nữa, tôi đề nghị làm việc tại khu vực tập kết xe; tiết kiệm thời gian.

Chúng tôi lần lượt kiểm tra nơi tập kết xe, kho vũ khí, kho quân nhu, kho và trạm quân y, trạm bảo dưỡng kỹ thuật xe - máy, hệ thống đường cho xe vào ra kho hàng, đường tập kết, tiếp cận, xuất phát; lán ở, công sự cho bộ đội lái xe, bộ đội kho, thợ kỹ thuật… Một cánh rừng già rộng chừng hai cây số vuông chưa bị đánh bom, chưa bị chất độc khai quang huỷ diệt, địa thế bằng phẳng. Thiên nhiên đã cấu trúc sẵn ở nơi đây một lưới nguỵ trang hết sức lý tưởng; rừng già khép tán nhiều tầng, nhiều lớp, tuyệt vời hơn hẳn nhiều cánh rừng đông Trường Sơn.

 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

Sau khi kiểm tra khắp lượt, tôi nói với các đồng chí chỉ huy binh trạm:

- Ở đây phải tổ chức nghi binh thật tốt để giữ cho khu rừng này thành một căn cứ lớn, tập kết được đội hình sư đoàn ô tô vận tải và một lực lượng lớn pháo, xe tăng, hệ thống kho tàng có sức chứa hàng chục vạn tấn. Diện tích cấu trúc sử dụng như hiện nay eơ bản là được nhưng phải củng cố thật an toàn; điều chỉnh hợp lý hơn, bảo đảm vận trù tốt, tiết kiệm thời gian tối đa, không có động tác thừa. Đường cho xe bảo đảm chạy thẳng tới nơi lấy hàng, đường xe vào nhận hàng và đường ra khác nhau. Về kho, cấu trúc bảo đảm mặt sàn kho và sàn xe ngang nhau; hạn chế người bốc hàng ở dưới thấp bắc ván leo chuyển hàng lên sàn xe vừa mất thời gian, vừa hao tổn sức lực. Hiện nay các đồng chí bốc hàng lên xe mất tử 35 đến 40 phút, bốc xuống mất từ 25 đến 30 phút đối với xe có tải trọng 5 tấn. Nếu cấu trúc lại kho, sẽ rút ngắn được thời gian bốc hàng từ 10 đến 20 phút một xe. Giữa các kho, chỗ tập kết xe, nơi ở của bộ đội phải tính toán hợp lý, không quá xa gây trở ngại, nhưng cũng không co cụm, đặc biệt là không bố trí đội hình theo hình tròn, hình vuông mà tốt nhất là bố trí theo đường thẳng, phòng khi bị địch đánh trúng đội hình, sẽ hạn chế tổn thất. Không được mở rộng đường ô tô trong địa bàn, giữ tốt tán cây rừng. Do vậy muốn hoạt động có hiệu quả cần có nhiều đường và mặt đường phải phẳng…

Quá trưa ngày 20 tháng 1, chúng tôi ăn cơm cùng lái xe tiểu đoàn 52 vận tải ô tô. Bữa ăn chỉ có cơm và chút ít mắm ruốc, rau rừng, nhưng đậm đà tình cảm cán binh, thật xúc động, ấm áp tình đồng chí, đồng đội. Tôi đọc được sự vui vẻ, hồ hởi trong từng ánh mắt, câu chuyện của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn, vui lây niềm vui của họ, và như thấy mình trẻ lại, trở về "điểm xuất phát" xưa.

Cơm nước xong, tôi nhờ Phó chính uỷ binh trạm phân phát cho các đơn vị một ít thuốc lào - món quà "thức đêm" của lính Trường Sơn.

Buổi chiều, Binh trạm phó và Phó chính uỷ binh trạm đưa đoàn chúng tôi vào khu vực sở chỉ huy binh trạm. Đi mất hai giờ mới tới nơi. Trực chỉ huy là Binh trạm trưởng Nguyễn Chúc. Sau khi thăm qua một lượt toàn bộ "cơ ngơi" sở chỉ huy binh trạm, chúng tôi tiếp tục làm việc với Ban chỉ huy binh trạm, yêu cầu chỉ cung cấp những gì đoàn cần biết.


 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn

Tôi hỏi:

- Trục đường Binh trạm 1 phụ trách có vấn đề gì đáng chú ý nhất?

Binh trạm trưởng báo cáo:

- Binh trạm có trục dọc (đường 128) dài trên 200 cây số và đường ngang (đường 20) từ Quảng Bình đông Trường Sơn sang dài 70 cây số, tiếp giáp với Binh trạm 14 ở Ta Lê, phía ngoài nối với Binh trạm 12 tại Na Tông trên đường 12 từ Tân Ấp (Hương Khê - Hà Tĩnh) sang. Điều dáng lưu tâm nhất là tất cả những con đường này còn độc tuyến.

Tôi hỏi tiếp:

- Công binh làm đường và sửa đường vào ban ngày hay ban đêm?

- Báo cáo, hai tiểu đoàn công binh 25 và 35 làm ban đêm là chủ yếu. Nửa tháng qua, chỉ có hai đêm đường bị tắc; tuy vậy mỗi đêm cũng thông xe được bốn giờ.

- Lực lượng làm đường có được trang bị máy húc không?

- Báo cáo, chỉ có hai chiếc C100 và bốn xe ben.

Về hoạt động của địch trên địa bàn, chỉ huy binh trạm báo cáo:

- Máy bay trinh sát của chúng thường hoạt động từ hai đến bốn lần trong ngày; sáng từ khoảng 8 - 10 giờ, chiều từ 14 - 16 giờ. Mỗi ngày đêm, máy bay ném bom từ 5 - 7 đợt, chủ yếu từ hai giờ rưỡi chiều hôm trước đến ba giờ sáng hôm sau. Trọng điểm đánh phá của địch là Pác Pha Năng, Văng Mu, Cốc Mạc… Ban đêm trước khi ném bom, địch cho máy bay thả pháo sáng từ 30 đến 40 phút.

Riêng biệt kích, thám báo thỉnh thoảng mới thấy hoạt động, quy mô chỉ từ tiểu đội tới trung đội.

Tôi hỏi tiếp:

- Các tiểu đoàn xe vận tải trên các cung đường do binh trạm phụ trách đạt bao nhiêu phần trăm quy định về số chuyến mỗi đêm? Xe thường xuất phát vào giờ nào?

Binh trạm phó trả lời:

- Xe chạy đạt trên 70 phần trăm số chuyến, thường xuất phát từ 18 giờ trở đi và tập kết từ 4 - 5 giờ sáng hôm sau.

- Vậy những ngày có sương mù, trần mây thấp cũng đi về vào giờ ấy sao?

- Báo cáo: đúng vậy!

Theo những câu hỏi của tôi, Binh trạm trưởng báo cáo tiếp:

- Trung bình mỗi ngày đêm, lái xe ngủ được từ 4 - 5 giờ. Xe thường chạy với đội hình tổ hoặc tiểu đội phân tán. Từ đầu tháng tới hôm đoàn chúng tôi xuống, tổn thất của binh trạm do địch đánh là tám lái xe và tám chiến sĩ công binh bị hy sinh, năm xe bị cháy. Hoạt động trong thế gần như hoàn toàn bị động, tổn thất không nhỏ, nên cũng có một số lái xe có biểu hiện dao động, nếu không nói là sợ.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn
Tôi hỏi:

- Tại các trọng điểm, binh trạm có tổ chức chỉ huy thống nhất không?

Phó chính uỷ binh trạm trả lời:

- Chúng tôi chưa triển khai kịp. Tại mỗi trọng điểm mới có công binh hướng dẫn.

- Lực lượng pháo phòng không có hiệp đồng tốt với binh trạm không?

- Báo cáo, tiểu đoàn 10 và tiểu đoàn 20 cao xạ có quan hệ tốt với binh trạm, nhưng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông không theo yêu cầu của binh trạm. Mấy ngày gần đây, hai tiểu đoàn có bắn rơi hai máy bay, nhưng không phải ở khu vực trọng điểm và xa cả trục vận chuyển.

Tôi hỏi luôn:

- Sao các đồng chí không xây dựng hệ thống công sự của sở chỉ huy thật kiên cố, khả năng đảm bảo an toàn cao, từ dó bố trí sở chỉ huy ở kề cận trọng điểm; bãi tập kết xe, kho tàng… để tăng hiệu quả chỉ huy.

Như động tới một vấn đề hệ trọng, anh Nguyễn Chúc nhìn khắp một lượt các đồng chí trong Ban chỉ huy binh trạm, rồi trả lời:

- Chúng tôi cũng đang chuẩn bị, ít hôm nữa sẽ chuyển sở chỉ huy ra gần trọng điểm, giống như trên Bộ Tư lệnh.

***

Kết thúc buổi làm việc với Binh trạm 1, tôi thay mặt đoàn cảm ơn Ban chỉ huy binh trạm đã báo cáo tình hình khá đầy đủ, thẳng thắn; sau đó tôi nhấn mạnh:

- Thời gian mùa khô ta đang tính từng giờ. Nhiệm vụ chỉ tiêu chi viện mùa khô này rất nặng. Địch đang tập trung đánh phá ngăn chặn. Những điều cần bổ sung, trong quá trình kiểm tra và làm việc tại thực địa, tôi đã nói. Ở đây chỉ lưu ý thêm, trong cuộc chiến đấu để giành thắng lợi phục vụ chiến trường, tuyến chí viện chiến lược của chúng ta cũng là một chiến trường, một mặt trận có hai đối thủ phải vượt qua. Một là chiến đấu với bộ binh và không quân địch để giữ vững và phát triển tuyến chi viện. Hai là cuộc "chiến đấu" với thời tiết nghiệt ngã ở địa bàn đông và tây Trường Sơn để giành giật thời gian, thực hành vận chuyển thắng lợi.

Cuộc chiến này khó khăn không kém gì đối đầu với bộ binh và không quân địch. Với những kinh nghiệm đúc kết từ những mùa vận chuyển trước, năm nay các đồng chí phải thật chủ động, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ. Về Bộ Tư lệnh, chúng tôi sẽ bàn và có những chỉ thị bổ sung cần thiết, vì đoàn còn thị sát thực tế tại trọng điểm Văng Mu.

Trước lúc chia tay, tôi không quên nhắc các anh trong Ban chỉ huy binh trạm khẩn trương chuyển sở chỉ huy ra gần trục đường chính.
 
W

woonopro

Đường Xuyên Trường Sơn

- CHƯƠNG II: Tìm Lời Giải Để Phát Triển Vận Tải Cơ Giới Trên Đường Trường Sơn
Lần đầu tiên làm việc trực tiếp với Ban chỉ huy Binh trạm 1, mặc dầu những vần đề tôi nêu ra đối với binh trạm chỉ có tính gợi mở, nhưng tôi thấy đây là một tập thể cán bộ chủ trì có trình độ, kinh nghiệm, có chính kiến, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết để sau đó chúng tôi chọn binh trạm này xây dựng thành mô hình "Binh trạm vạn tấn trong một tháng".

Tiếp tục chương trình, đoàn chúng tôi ra trọng điểm Văng Mu.

Dường như có một cái gì đó rất đỗi hệ trọng níu bám lấy suy nghĩ của tôi, nói thẳng ra là sợ anh em binh trạm tiếc công xây cất sở chỉ huy, chần chừ chưa ra bám mặt đường, nên đi được hơn cây số, tới trạm gác, tôi gọi điện ngay cho Binh trạm trưởng Nguyễn Chúc:

- Đề nghị bắt đầu từ ngày mai các anh cho chuyển sở chỉ huy binh trạm ra gần trục đường chính. Có thể là một vài anh trong ban chỉ huy ra trước, sau vài ngày chuyển tất cả. - Tôi nói với giọng tuy không gay gắt, nhưng rất dứt khoát - Tôi thiết tha đề nghị các anh chấp hành nghiêm chỉnh; nếu sở chỉ huy cứ bí mật ẩn nấp trong rừng sâu làm sao bắt kịp được tình hình, và tất yếu sẽ trì trệ trong tổ chức chỉ huy.

Từ sở chỉ huy Binh trạm 1 tới Văng Mu, đi ô tô cũng mất hai giờ. Chủ định tìm hiểu tình hình qua anh em lái xe, chúng tôi chia nhau mỗi người ngồi mỗi xe. Tôi chọn xe đi đầu, có đồng chí đại đội trường.

Xe lăn bánh được một giờ. Đường rừng chìm trong đêm. Bỗng chốc, tôi nghe tiếng máy bay rít qua trên đầu, và trong chớp mắt pháo sáng đã treo lơ lửng từng chùm trước mặt. Lập tức, đồng chí đại dội trưởng nói:

- Báo cáo thủ trưởng, khoảng 20 phút nữa, tốp máy bay khác sẽ oanh tạc trọng điểm. Từ đây tới đó ước chừng 20 cây số nữa, cho phép chúng tôi giấu xe ở đây để bảo đảm an toàn cho đoàn.

Tôi hỏi lại:

- Tại sao đồng chí không tranh thủ có pháo sáng, cho xe chạy tiếp mươi - mười lăm cây số nữa?

- Báo cáo, sáng quá, sợ máy bay địch phát hiện được - đại đội trưởng trả lời.

Tôi nói rõ để chiến sĩ lái xe và đại đội trưởng của anh biết:

- Mục tiêu đánh phá của chúng đã định sẵn rồi, không đáng sợ đâu! -

Ngừng một lát, tôi hỏi tiếp:

- Đêm nào cũng vượt trọng điểm, cũng căng thẳng như thế này, các đồng chí có sợ không?

Chiến sĩ lái xe trả lời:

- Thưa Thủ trưởng, chúng em chỉ biết sống chết từng giờ!
 
Top Bottom