Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Cùng làm bài tập về phần dòng điện trong chất khí này các bạn nhé :p

1, Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các
A. electron theo chiều điện trường
B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường

2. Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Khi tăng dần hiệu điện thế từ giá trị $0$ đến $U_c$ sự phóng điện chỉ xảy ra khi có tác nhân ion hóa, đó là sự phóng điện không tự lực
B. Khi $U_c ≥ U ≥ U_b$ , cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng
C. Khi $U > U_c$ thì cường độ dòng điện giảm đột ngột
D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đường thẳng

3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Trong quá trình phóng điện thành tia chỉ có sự ion hóa do va chạm
B. Sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự phát sáng
C. Trong không khí tia lửa điện hình thành khi có điện trường rất mạnh cỡ 3.106 V/m
D. Hình ảnh tia lửa điện không liên tục mà gián đoạn
 

Haizzz ...

Học sinh
Thành viên
21 Tháng sáu 2019
168
163
46
18
Bắc Ninh
Thcs Song Hồ
Cùng làm bài tập về phần dòng điện trong chất khí này các bạn nhé :p

1, Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các
A. electron theo chiều điện trường
B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường

2. Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Khi tăng dần hiệu điện thế từ giá trị $0$ đến $U_c$ sự phóng điện chỉ xảy ra khi có tác nhân ion hóa, đó là sự phóng điện không tự lực
B. Khi $U_c ≥ U ≥ U_b$ , cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng
C. Khi $U > U_c$ thì cường độ dòng điện giảm đột ngột
D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đường thẳng

3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Trong quá trình phóng điện thành tia chỉ có sự ion hóa do va chạm
B. Sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự phát sáng
C. Trong không khí tia lửa điện hình thành khi có điện trường rất mạnh cỡ 3.106 V/m
D. Hình ảnh tia lửa điện không liên tục mà gián đoạn
1C 2C 3A
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Đáp án
1C
2C
3A
Chúc mừng bạn @Haizzz ... đã làm đúng

4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi
B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện
C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa
D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm

5. Hiện tượng nào sau đây có sự phát xạ nhiệt electron ?
A. Tia lửa điện
B. Sét
C. Hồ quang điện
D. Hồ quang điện và sét

6. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong kĩ thuật hàn điện
B. trong kĩ thuật mạ điện
C. trong điốt bán dẫn
D. trong ống phóng điện tử
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
đáp án:
4D
5C
6A

7.Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Nhôm B. Sắc C. Bạc D. Đồng

8.Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.

9.Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. nhiệt độ của kim loại.
B. bản chất của kim loại.
C. kích thước của vật dẫn kim loại.
D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
7.Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Nhôm B. Sắc C. Bạc D. Đồng

8.Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.

9.Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. nhiệt độ của kim loại.
B. bản chất của kim loại.
C. kích thước của vật dẫn kim loại.
D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Vật Lí 12 - Đại cương dòng điện xoay chiều, các mạch điện xoay chiều

I. Đại cương dòng điện xoay chiều

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều hình sin (gọi tắt là dòng điện xoay chiều) là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin, với dạng tổng quát
$i=I_{0} \cos (\omega t+\varphi)$​
Trong đó
  • $i$ là cường độ tức thời, là giá trị cường độ dòng điện tại thời điểm $t$.
  • $I_0 > 0$ là cường độ cực đại, được gọi là giá trị cực đại của $i$.
  • $\omega > 0$ được gọi là tần số góc, $T=\frac{2\pi }{\omega }$ là chu kì và $f=\frac{\omega }{2\pi }$ là tần số của $i$.
  • $\alpha=(\omega t+\varphi)$ là pha của i và j là pha ban đầu.
2. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

+ Người ta tạo ra dòng điện xoay chiều bằng máy phát điện xoay chiều. Máy này hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Khi cho khung dây dẫn dẹt có $N$ vòng dây, diện tích $S$, quay đều quanh trục của nó với tốc độ góc $\omega$, trong một từ trường đều $\overrightarrow{B}$, có phương vuông góc với trục quay. Khi đó trong cuộn dây sẽ xuất hiện một dòng điện xoay chiều.
  • Gọi a là góc giữa vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{n}$ của mặt phẳng chứa cuộn dây và vectơ cảm ứng $\overrightarrow{B}$. Giả sử lúc $t = 0, \alpha = 0,$ đến lúc $t > 0, \alpha = \omega t$ với $\omega$ là tốc độ góc của cuộn dây quay quanh trục $D$.
  • Tại thời điểm $t$, từ thông qua cuộn dây là: $\Phi = NBS\cos \alpha = NBS \cos \omega t$.
  • Vì từ thông $\Phi$ qua cuộn dây biến thiên theo $t$ nên trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng được tính theo định luật Fa-ra-đây: $e=-\frac{d\Phi }{dt}=NB\text{S}\omega \sin \omega t$
  • Nếu cuộn dây khép kín có điện trở $R$ thì cường độ dòng điện cảm ứng là: $i=\frac{e}{R}=\frac{NB\text{S}\omega }{R}\sin \omega t$
Đây là dòng điện xoay chiều với tần số góc $\omega$ và biên độ ${{I}_{0}}=\frac{NB\text{S}\omega }{R}$, chiều dương của $i$ liên hệ với chiều pháp tuyến $\overrightarrow{n}$ của mặt phẳng chứa cuộn dây theo quy tắc nắm tay phải.
3. Giá trị hiệu dụng

  • Khi tính toán, đo lường … các đại lượng của mạch điện xoay chiều, người ta chủ yếu tính hoặc đo các giá trị hiệu dụng.
    198475
  • Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau. $I=\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}$ với $I$ là giá trị hiệu dụng; $I_0$ là giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Xác định từ thông qua khung dây và suất điện động xoay chiều
+ Từ thông: $\Phi = NBS \cos(\omega t + \varphi) = \Phi _0 \cos(\omega t + \varphi)$
Trong đó
  • $N$: số vòng dây
  • $S$: tiết diện vòng dây $(m^2)$
  • $B$: cảm ứng từ $(T)$
  • $\Phi _0 = NBS$: từ thông cực đại qua khung dây $(Wb)$
  • $\omega$: tốc độ quay của khung dây $(rad/s)$
+ Suất điện động xoay chiều: $e=-\frac{d \Phi}{d t}=N B S \omega \sin (\omega t+\varphi)=E_{0} \sin (\omega t+\varphi)$
Trong đó: $E_{0}=NBS \omega=\omega \Phi_{0}$ là suất điện động xoay chiều cực đại (V)

Chú ý: Khi trong khung dây có suất điện động thì hai đầu khung dây có điện áp (hiệu điện thế). Nếu khung dây chưa nối với tải thì E = U.

Dạng 2: Xác định các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều

+ Phương trình tổng quát của dòng điện xoay chiều: $i={l}_{0} \cos (\omega t+\varphi)$
Trong đó
  • $i$ là cường độ tức thời, là giá trị cường độ dòng điện tại thời điểm $t$.
  • $I_0 > 0$ là cường độ cực đại, được gọi là giá trị cực đại của $i$.
  • $\omega > 0$ được gọi là tần số góc, $T=\frac{2\pi }{\omega }$ là chu kì và $f=\frac{\omega }{2\pi }$ là tần số của $i$.
  • $\alpha = (\omega t + \varphi)$ là pha của $i$ và $\varphi$ là pha ban đầu.
+ Các giá trị hiệu dụng:
  • Cường độ dòng điện hiệu dụng: $I=\frac{I_{0}}{\sqrt{2}}$
  • Suất điện động hiệu dụng: $E=\frac{E_{0}}{\sqrt{2}}$
  • Điện áp hiệu dụng: $U=\frac{U_{0}}{\sqrt{2}}$
+ Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở $R$: $Q = I^2Rt$
Trong đó: $Q$ là nhiệt lượng $(J)$; $R$: điện trở mạch ngoài $(\Omega)$; $t$: thời gian dòng điện chạy qua $R (s)$
+ Công suất tỏa nhiệt: $P=\frac{Q}{t}={{I}^{2}}R$

Xem chi tiết tại đây

II. Các mạch điện xoay chiều

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Độ lệch pha

Biểu thức tổng quát của điện áp tức thời giữa hai đầu của một đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch là: $u=U_{0} \cos (\omega t+\varphi)$ và $i=I_{0} \cos \omega t$, trong đó đại lượng $\varphi$ được gọi là độ lệch pha giữa $u$ và $i$.
  • Nếu $\varphi>0$ ta nói $u$ sớm pha $\varphi$ so với $i$.
  • Nếu $\varphi<0$ ta nói $u$ trễ pha $|\varphi|$ so với $i$.
  • Nếu $\varphi=0$ ta nói $u$ cùng pha $\varphi$ với $i$.
2. Mạch điện chỉ có điện trở R

  • Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở $R$: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở có giá trị bằng thương số giữa điện áp hiệu dụng và điện trở của mạch
  • Biểu thức: $I=\frac{U}{R}$
  • Cường độ tức thời trong mạch cùng pha với điện áp tức thời hai đầu mạch.
3. Mạch điện chỉ có tụ điện

+ Dung kháng: là đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng điện xoay chiều của tụ điện.
Công thức: ${{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}$
Ý nghĩa:
  • Nếu $C$ càng lớn thì $Z_C$ càng nhỏ và dòng điện xoay chiều bị cản trở càng ít.
  • Nếu tần số góc càng lớn thì $Z_C$ càng nhỏ, dòng điện xoay chiều ít bị cản trở.
  • Dung kháng có tác dụng làm cho $i$ sớm pha $\pi/2$ so với $u$.
+ Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa tụ điện: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện có giá trị bằng thương số giữa điện áp hiệu dụng và dung kháng của mạch
+ Biểu thức: $I=\frac{U}{{{Z}_{C}}}$
+ Cường độ tức thời trong mạch điện chỉ chứa tụ sớm pha $\pi/2$ so với điện áp tức thời hai đầu tụ điện (hoặc điện áp ở hai đầu tụ trễ pha $\pi/2$ so với cường độ dòng điện).
198479

4. Mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần

+ Dung kháng: là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.
Công thức: $Z_{L}=\omega L$
Ý nghĩa:
  • Nếu $L$ càng lớn thì $Z_L$ càng lớn và dòng điện xoay chiều bị cản trở càng nhiều.
  • Nếu tần số góc càng lớn thì $Z_L$ càng lớn, dòng điện xoay chiều bị cản trở nhiều.
  • Cảm kháng có tác dụng làm cho $i$ trễ pha $\pi/2$ so với $u$.
+ Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm có giá trị bằng thương số giữa điện áp hiệu dụng và cảm kháng của mạch
Biểu thức: $I=\frac{U}{{{Z}_{L}}}$
+ Cường độ tức thời trong mạch điện chỉ chứa cuộn cảm trễ pha $\pi/2$ so với điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm (hoặc điện áp ở hai đầu cuộn cảm sớm pha $\pi/2$ so với cường độ dòng điện).
198480


B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

MẠCH CHỈ CÓ R
(Điện trở)
MẠCH CHỈ CÓ L
(Cuộn dây thuần cảm)
MẠCH CHỈ CÓ C
(Tụ điện)
Tổng trở$Z = R$$Z={{Z}_{L}}=\omega L$ ($Z_L$: Cảm kháng)$Z={{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}$ ($Z_C$: Dung kháng)
Quan hệ pha giữa $u$ và $i$${{\varphi }_{u}}={{\varphi }_{i}}$${{\varphi }_{u}}={{\varphi }_{i}}+\frac{\pi }{2}$${{\varphi }_{u}}={{\varphi }_{i}}-\frac{\pi }{2}$
Giản đồ véctơ
198482
198483
198484
Biểu thức định luật Ôm${{U}_{R}}=I.R$${{U}_{L}}=I.{{Z}_{L}}$${{U}_{C}}=I.{{Z}_{C}}$
Quan hệ tức thời$i=\frac{u}{R}$${{\left( \frac{i}{{{I}_{0}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{u}{{{U}_{0}}} \right)}^{2}}=1$${{\left( \frac{i}{{{I}_{0}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{u}{{{U}_{0}}} \right)}^{2}}=1$
Chú ýDụng cụ đo điện (ampe kế, vôn kế) đo được giá trị hiệu dụng:
198475
[TBODY] [/TBODY]
Xem chi tiết tại đây
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục với bài tập vận dụng các bạn nhé ^^
Mình sẽ công bố đáp án lúc 22h00 nha. Thử xem bạn được bao nhiều câu nào :D

Câu 1: Tìm phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện có tần số biến thiên theo thời gian
B. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện chiều biến thiên điều hòa theo thời gian
C. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện có chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian
D. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện ℓấy ra từ bình ắc quy.

Câu 2: Trong tác dụng của dòng điện xoay chiều, tác dụng phụ thuộc vào chiều của dòng điện là tác dụng:
A. Nhiệt
B. Hoá
C. Từ
D. Sinh lí

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi:
A. Mạ điện, đúc điện.
B. Nạp điện cho acquy.
C. Tinh chế kim loại bằng điện phân.
D. Bếp điện, đèn dây tóc

Câu 4: Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí :
A. DCV.
B. ACV.
C. ACA
D. DCA.

Câu 5: Một dòng điện xoay chiều có phương trình dòng điện như sau: $i = 5\cos(100\pi t + \pi/2 ) ~A$. Hãy xác định giá trị hiệu dụng của dòng điện trong mạch?
A. 5 A
B. $5\sqrt{2}$ A
C. 2.5A
D. $2,5\sqrt{2}$ A

Câu 6: Tại thời điểm t = 1,5s cường độ dòng điện trong mạch có giá trị ℓà i = 5A. Giá trị trên ℓà giá trị:
A. Giá trị cực đại
B. Giá trị tức thời
C. Giá trị hiệu dụng
D. Giá trị trung bình

Câu 7: Biết $i = I_0\cos(100\pi t+ \pi/6) ~A$. Tìm thời điểm cường độ dòng điện có giá trị bằng 0?
A. t = 1/300 + k/100 s (k = 0,1,2..)
B. t = 1/300 + k/100 s (k = 1,2..)
C. t = 1/400 + k/100 s (k = 0,1,2..)
D. t = 1/600 + k/100 s (k = 0,1,2..)

Câu 8: Dòng điện có biểu thức $i = 2\cos100\pi t ~A$, trong một giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu ℓần?
A. 100 ℓần
B. 50 ℓần
C. 110 ℓần
D. 90 ℓần

Câu 9: Dòng điện có biểu thức $i = 2\cos 100 \pi t ~A$, trong một giây đầu tiên dòng điện đổi chiều bao nhiêu ℓần?
A. 100 ℓần
B. 50 ℓần
C. 110 ℓần
D. 99 ℓần

Câu 10: Cường độ hiệu dụng I của dòng điện xoay chiều
A. ℓà cường độ của một dòng điện không đổi khi cho nó đi qua điện trở R trong thời gian t thì tỏa ra nhiệt ℓượng $Q = RI^2 t$
B. ℓà giá trị trung bình của cường độ tức thời của dòng điện xoay chiều
C. Có giá trị càng ℓớn thì tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều càng ℓớn
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Nguồn xoay chiều có hiệu điện thế $u = 100\sqrt{2} \cos100 \pi t ~(V)$. Để thiết bị hoạt động tốt nhất thì giá trị định mức của thiết bị ℓà:
A. 100 V
B. $100\sqrt{2}$ V
C. 200 V
D. $200\sqrt{2}$ V

Câu 12: Một dòng điện xoay chiều có cường độ $i = 2\sqrt{2} \cos(100\pi t + \pi/2) ~(A)$. Chọn phát biểu sai:
A. Cường độ hiệu dụng I = 2A
B. f = 50Hz.
C. Tại thời điểm t = 0,15s cường độ dòng điện cực đại
D. $\varphi = \pi/2$

Câu 13: Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức $i = 2\sqrt{2} \cos(100\pi t + \pi/6) ~A$. Vào thời điểm t cường độ có giá trị là 0,5 A. hỏi sau 0,03s cường độ tức thời là bao nhiêu?
A. 0,5 A
B. 0,4 A
C. -0,5 A
D. 1 A

Câu 14: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch điện xoay chiều là $i = 4\cos(20\pi t)~(A)$, t đo bằng giây. Tại thời điểm $t_1$ nào đó dòng điện đang giảm và có cường độ bằng $i_1 = - 2 ~A$. Hỏi đến thời điểm $t_2 = (t_1 + 0,025) ~s$ cường độ dòng điện bằng bao nhiêu ?
A. $2\sqrt{3}$ A
B. $-2\sqrt{3}$ A
C. 2 A
D. -2 A

Câu 15: Cho dòng điện xoay chiều $i = \pi.cos(100\pi t - \pi/2) ~(A)$ chạy qua bình điện phân chứa dung dịch H2SO4 với các điện cực bằng bạch kim. Tính điện lượng qua bình theo một chiều trong thời gian 16 phút 5 giây
A. 1930 C
B. 0,02 C
C. 965 C
D. 867 C
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 1: Tìm phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện có tần số biến thiên theo thời gian
B. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện chiều biến thiên điều hòa theo thời gian
C. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện có chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian
D. Dòng điện xoay chiều ℓà dòng điện ℓấy ra từ bình ắc quy.

Câu 2: Trong tác dụng của dòng điện xoay chiều, tác dụng phụ thuộc vào chiều của dòng điện là tác dụng:
A. Nhiệt
B. Hoá
C. Từ
D. Sinh lí

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi:
A. Mạ điện, đúc điện.
B. Nạp điện cho acquy.
C. Tinh chế kim loại bằng điện phân.
D. Bếp điện, đèn dây tóc

Câu 4: Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí :
A. DCV.
B. ACV.
C. ACA
D. DCA.

Câu 5: Một dòng điện xoay chiều có phương trình dòng điện như sau: $i = 5\cos(100\pi t + \pi/2 ) ~A$. Hãy xác định giá trị hiệu dụng của dòng điện trong mạch?
A. 5 A
B. $5\sqrt{2}$ A
C. 2.5A
D. $2,5\sqrt{2}$ A

Câu 6: Tại thời điểm t = 1,5s cường độ dòng điện trong mạch có giá trị ℓà i = 5A. Giá trị trên ℓà giá trị:
A. Giá trị cực đại
B. Giá trị tức thời
C. Giá trị hiệu dụng
D. Giá trị trung bình

Câu 7: Biết $i = I_0\cos(100\pi t+ \pi/6) ~A$. Tìm thời điểm cường độ dòng điện có giá trị bằng 0?
A. t = 1/300 + k/100 s (k = 0,1,2..)
B. t = 1/300 + k/100 s (k = 1,2..)
C. t = 1/400 + k/100 s (k = 0,1,2..)
D. t = 1/600 + k/100 s (k = 0,1,2..)

Câu 8: Dòng điện có biểu thức $i = 2\cos100\pi t ~A$, trong một giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu ℓần?
A. 100 ℓần
B. 50 ℓần
C. 110 ℓần
D. 90 ℓần

Câu 9: Dòng điện có biểu thức $i = 2\cos 100 \pi t ~A$, trong một giây đầu tiên dòng điện đổi chiều bao nhiêu ℓần?
A. 100 ℓần
B. 50 ℓần
C. 110 ℓần
D. 99 ℓần

Câu 10: Cường độ hiệu dụng I của dòng điện xoay chiều
A. ℓà cường độ của một dòng điện không đổi khi cho nó đi qua điện trở R trong thời gian t thì tỏa ra nhiệt ℓượng $Q = RI^2 t$
B. ℓà giá trị trung bình của cường độ tức thời của dòng điện xoay chiều
C. Có giá trị càng ℓớn thì tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều càng ℓớn
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Nguồn xoay chiều có hiệu điện thế $u = 100\sqrt{2} \cos100 \pi t ~(V)$. Để thiết bị hoạt động tốt nhất thì giá trị định mức của thiết bị ℓà:
A. 100 V
B. $100\sqrt{2}$ V
C. 200 V
D. $200\sqrt{2}$ V

Câu 12: Một dòng điện xoay chiều có cường độ $i = 2\sqrt{2} \cos(100\pi t + \pi/2) ~(A)$. Chọn phát biểu sai:
A. Cường độ hiệu dụng I = 2A
B. f = 50Hz.
C. Tại thời điểm t = 0,15s cường độ dòng điện cực đại
D. $\varphi = \pi/2$

Câu 13: Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức $i = 2\sqrt{2} \cos(100\pi t + \pi/6) ~A$. Vào thời điểm t cường độ có giá trị là 0,5 A. hỏi sau 0,03s cường độ tức thời là bao nhiêu?
A. 0,5 A
B. 0,4 A
C. -0,5 A
D. 1 A

Câu 14: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch điện xoay chiều là $i = 4\cos(20\pi t)~(A)$, t đo bằng giây. Tại thời điểm $t_1$ nào đó dòng điện đang giảm và có cường độ bằng $i_1 = - 2 ~A$. Hỏi đến thời điểm $t_2 = (t_1 + 0,025) ~s$ cường độ dòng điện bằng bao nhiêu ?
A. $2\sqrt{3}$ A
B. $-2\sqrt{3}$ A
C. 2 A
D. -2 A

Câu 15: Cho dòng điện xoay chiều $i = \pi.cos(100\pi t - \pi/2) ~(A)$ chạy qua bình điện phân chứa dung dịch H2SO4 với các điện cực bằng bạch kim. Tính điện lượng qua bình theo một chiều trong thời gian 16 phút 5 giây
A. 1930 C
B. 0,02 C
C. 965 C
D. 867 C[/QUOTE]
 
  • Like
Reactions: Cao Hải Nam

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Vật lí lớp 10 - CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN

I. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực

+ Điều kiện cân bằng: Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều: ${{\vec{F}}_{1}}=-{{\vec{F}}_{2}}$
upload_2022-1-17_11-40-18-png.199600

+ Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
  • Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực của vật
  • Dựa vào điều kiện cân bằng trên bằng phương pháp thực nghiệm người ta có thể xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng.
  • Cách thực hiện: Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật. Kí hiệu là G.
  • Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
upload_2022-1-17_11-40-50-png.199601

2. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

a) Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
upload_2022-1-17_11-41-14-png.199602

b) Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực ${{\vec{F}}_{1}};\,{{\vec{F}}_{2}};\,{{\vec{F}}_{3}}$ không song song ở trạng thái cân bằng thì:
  • Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
  • Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: ${{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}=-{{\vec{F}}_{3}}$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực
Bước 1: Phân tích lực tác dụng lên vật và biểu diễn lên hình vẽ.
Bước 2: Áp dụng điều kiện cân bằng của hai lực: ${{\overrightarrow{F}}_{1}}=-{{\overrightarrow{F}}_{2}}\Rightarrow {{\overrightarrow{F}}_{1}}+{{\overrightarrow{F}}_{2}}=\overrightarrow{0}\,\,\,\left( * \right)$
Bước 3: Để xác định độ lớn các lực ${{\vec{F}}_{1}};\,{{\vec{F}}_{2}}$ ta chiếu phương trình (*) lên một phương nào đó và sử dụng các điều kiện khác nếu có.
Dạng 2. Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song
Bước 1: Phân tích các lực tác dụng lên vật rắn rồi biểu diễn chúng trên hình vẽ.
Bước 2: Trượt các lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy sau đó áp dụng quy tắc tổng hợp các lực đồng quy.
Bước 3: Áp dụng điều kiện cân bằng: ${{\vec{F}}_{hl}}={{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}+...+{{\vec{F}}_{n}}=\vec{0} \left( * \right)$
Bước 4: Sử dụng phương pháp chiếu hoặc phương pháp hình học, từ đó tìm các đại lượng mà đề bài yêu cầu.

I. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Mômen lực (M)

+ Cân bằng của một vật có trục quay cố định: Một vật có trục quay cố định thì lực có tác dụng làm quay vật. Vật cân bằng khi tác dụng làm quay theo chiều kim đồng hồ của lực này bằng tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ của lực kia.
upload_2022-1-17_11-41-38-png.199603

+ Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực $\vec F$ và được đo bằng tích độ lớn F của lực với cánh tay đòn d của nó.
Biểu thức: M = F.d.
Đơn vị: Niutơn mét (kí hiệu N.m).
2. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (Quy tắc momen lực)

+ Quy tắc : Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.
+ Biểu thức : $\sum M = {\sum M ^\prime } \Leftrightarrow {F_1}{d_1} + {F_2}{d_2} + \,... = {F_1}^\prime {d_1}^\prime + {F_2}^\prime {d_2}^\prime + \,...$
+ Chú ý: Quy tắc Momen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay tức thời.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Bài toán về momen lực
Momen lực: M = F.d
Trong đó: d [m] là cánh tay đòn (khoảng cách từ trục quay đến giá của lực).
F [N] là lực tác dụng.
Þ Momen của một lực đối với các trục quay khác nhau là khác nhau vì nó phụ thuộc vào tay đòn của lực.
Dạng 2. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định
Với bài toán vật cân bằng dưới tác dụng của ba lực không song song chúng ta có thêm một phương pháp giải nữa là sử dụng quy tắc momen, cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định các lực tác dụng lên vật.
Bước 2: Xác định trục quay O và cánh tay đòn d tương ứng của từng lực.
+ Tính tổng momen lực ${\sum M ^\prime }$ làm vật có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ Tính tổng momen lực \sum M∑M làm vật có xu hướng quay thuận chiều kim đồng hồ.
+ Áp dụng quy tắc momen: $\sum M = {\sum M ^\prime }$
Chú ý: Momen của lực bằng 0 (không có tác dụng làm quay vật) khi giá của lực đi qua trục quay hoặc song song với trục quay. Các lực có phương vuông góc (nhưng không cắt trục quay) và càng xa trục quay thì có tác dụng làm vật quay càng mạnh.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đây là phần bài tập để mọi người ôn luyện nhé :D

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Đơn vị của mômen lực là:
A. m/s
B. N.m
C. kg.m
D. N.kg

Câu 2. Khi vật được treo bằng sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dung lên vật:
A. hợp với lực căng dây một góc 900.
B. bằng không.
C. cân bằng với lực căng dây.
D. cùng hướng với lực căng dây.

Câu 3. Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với:
A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
B. điểm chính giữa vật.
C. tâm hình học của vật.
D. điểm bất kì trên vật.

Câu 4. Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. luôn có gia trị âm.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương.

Câu 5. Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 6. Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng:
A. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
B. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.Có đơn vị là (N/m).
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. luôn có giá trị âm.

Câu 7. Chọn câu Sai.
A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. Momen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật./
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Câu 8. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 20 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30cm. Mômen của ngẫu lực là:
A. 600 N.m
B. 60 N.m
C. 6 N.m
D. 0,6 N.m

Câu 9. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d= 20cm. Momen của ngẫu lực là:
A.1N.
C. 2N.
B. 0,5N.
D. 100N.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng 1 vật gọi là ngẫu lực .
B. Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến .
C. Mô men của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực .
D. Mô men của ngẫu lực không phụ thuộc vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Câu 11. Một ngẫu lực có độ lớn $F_1=F_2=F$ và có cánh tay đòn $d$. Momen của ngẫu lực này là:
A. $(F_1-F_2).d$
B. $2F.d$
C. $F.d$
D. Chưa biết được vị trí còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay

Câu 12. Một cánh cửa chịu tác dụng của một lực có mômen $M_1 = 60N.m$ đối với trục quay đi qua các bản lề. Lực $F_2$ tác dụng vào cửa có mômen quay theo chiều ngược lại và có cánh tay đòn $d_2 = 1,5m$. Lực $F_2$ có độ lớn bằng bao nhiêu thì cửa không quay?
A. 40N
B. 60N
C. không tính được vì không biết khối lượng của cánh cửa.
D. 90N
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Lớp 11

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Chất bán dẫn và tính chất

+ Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như mộ chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng.
+ Tính chất:
  • Điện trở suất nằm trung gian giữa điện trở suất của kim loại và điện trở suất của điện môi. Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của bán dẫn tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm (sự dẫn điện riêng của chất bán dẫn).
  • Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.
  • Điện trở suất của bán dẫn cũng giảm đáng kể khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác.
2. Hạt tải điện trong chất bán dẫn. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p

  • Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các êlectron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
  • Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn là do dòng êlectron chuyển động có hướng sinh ra.
  • Phân loại: Dựa vào hạt tải điện trong chất bán dẫn ta chia bán dẫ làm hai loại:
  • Bán dẫn loại n
  • Bán dẫn loại p
Phân loạiBán dẫn loại nBán dẫn loại p
Định nghĩaLà chất bán dẫn mà hạt tải điện trong đó mang điện âm.Là chất bán dẫn mà hạt tải điện trong đó mang điện dương
Hạt tải điệnêlectronlỗ trống
Tạp chấtTạp chất cho (đôno): sinh ra êlectron dẫn, thường là những nguyên tố có 5 êlectron hóa trị như P, As,...Tạp chất nhận (axepto): nhận êlectron và sinh ra lỗ trống, thường là những nguyên tố có 3 êlectron hóa trị như B, Al,...
[TBODY] [/TBODY]
  • Tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto):
  • Bán dẫn chứa đôno (tạp chất cho) là loại n, có hạt tải điện chủ yếu là êlectron. Tạp chất đôno sinh ra êlectron dẫn nhưng không sinh ra lỗ trống.
  • Bán dẫn chứa axepto (tạp chất nhận) là loại p, có hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống. Tạp chất axepto sinh ra lỗ trống nhưng không sinh ra êlectron tự do.
3. Lớp chuyển tiếp p – n

Định nghĩa: lớp chuyển tiếp p – n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.
+ Lớp nghèo
  • Tại lớp chuyển tiếp p – n, có sự nối lại liên kết của êlectron và lỗ trống làm mất đi các hạt tải điện gọi là lớp nghèo.
  • Tại lớp nghèo, phía bán dẫn n có các ion đôno tích điện dương, phía bán dẫn p có các ion axepto tích điện âm. Điện trở của lớp nghèo rất lớn.
+ Dòng điện qua lớp nghèo
  • Dòng điện qua lớp nghèo chỉ chạy từ miền p sang miền n, ta gọi lớp chuyển tiếp p – n có tính chỉnh lưu. Dòng điện qua được lớp nghèo (từ p sang n) là chiều thuận, chiều kia là chiều ngược.
  • Tính chỉnh lưu: Tính chất của một phần tử điện chỉ cho dòng điện đi theo một chiều.
+ Hiện tượng phun hạt tải điện
  • Hiện tượng phun hạt tải điện từ miền này sang miền khác là hiện tượng xảy ra khi hạt tải điện đi vào lớp nghèo có thể đi tiếp sang miền đối diện.
4. Điôt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn

  • Điôt bán dẫn là một lớp chuyển tiếp p – n.
  • Vì dòng điện chủ yếu chỉ chạy qua điôt theo chiều từ p đến n nên khi nối nó vào mạch điện xoay chiều, dòng điện cũng chỉ chạy theo một chiều, ta nói điôt có tính chỉnh lưu.
  • Điôt được dùng để lắp mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, biến mạch xoay chiều thành mạch một chiều.
5. Tranzito lưỡng cực n – p – n. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

  • Hiệu ứng tranzito: là hiệu ứng dòng điện chạy từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB.
VL_11_1_170png_ee20acadf6.png


  • Tranzito lưỡng cực n – p – n là tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2.
  • Cấu tạo: gồm 3 cực:
  • Cực góp hay colecto, kí hiệu C.
  • Cực đáy hay cực gốc, hoặc bazo, kí hiệu B.
  • Cực phát hay emito, kí hiệu E
  • Công dụng: khuếch đại tín hiệu điện.
VL_11_1_171_b6e0116ed3.png
[TBODY] [/TBODY]
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Cùng ôn lại bài hôm qua nào :p

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;
B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;
D. không phụ thuộc vào kích thước.

Câu 2: Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Câu 3: Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;
B. nhôm;
C. gali;
D. phốt pho.
 
  • Like
Reactions: Ishigami Senku

Ishigami Senku

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng một 2022
44
62
16
19
Hà Nội
Cùng ôn lại bài hôm qua nào :p

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;
B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;
D. không phụ thuộc vào kích thước.

Câu 2: Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Câu 3: Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;
B. nhôm;
C. gali;
D. phốt pho.
123
DAD
[TBODY] [/TBODY]
 

Ngọcc Anhh Yumerinn

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng mười hai 2021
650
3
2,044
231
13
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc
Cùng ôn lại bài hôm qua nào :p

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;
B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;
D. không phụ thuộc vào kích thước.

Câu 2: Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Câu 3: Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;
B. nhôm;
C. gali;
D. phốt pho.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;
B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;
D. không phụ thuộc vào kích thước.

Câu 2: Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Câu 3: Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;
B. nhôm;
C. gali;
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
123
DAD
[TBODY] [/TBODY]
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?
A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;
B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;
C. phụ thuộc vào bản chất;
D. không phụ thuộc vào kích thước.

Câu 2: Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Câu 3: Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. bo;
B. nhôm;
C. gali;
ôn bài hôm nay có vẻ đông vui hơn mọi hôm nhỉ
Chúc mừng bạn @Ishigami Senku đã trả lời đúng
Sau đây là 3 câu tiếp theo

Câu 4: Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. nhôm. B. phốt pho. C. asen. D. atimon.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?
A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n;
B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;
C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;
D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Câu 6: Tranzito có cấu tạo
A. gồm một lớp bán dẫn pha tạp loại n (p) nằm giữa 2 bán dẫn pha tạp loại p (n).
B. 2 lớp bán dẫn pha tạp loại p và loại n tiếp xúc với nhau.
C. 4 lớp lớp bán dẫn loại p và loại n xen kẽ tiếp xúc nhau.
D. một miếng silic tinh khiết có hình dạng xác định.
 

Ishigami Senku

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng một 2022
44
62
16
19
Hà Nội
ôn bài hôm nay có vẻ đông vui hơn mọi hôm nhỉ
Chúc mừng bạn @Ishigami Senku đã trả lời đúng
Sau đây là 3 câu tiếp theo

Câu 4: Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. nhôm. B. phốt pho. C. asen. D. atimon.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?
A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n;
B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;
C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;
D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Câu 6: Tranzito có cấu tạo
A. gồm một lớp bán dẫn pha tạp loại n (p) nằm giữa 2 bán dẫn pha tạp loại p (n).
B. 2 lớp bán dẫn pha tạp loại p và loại n tiếp xúc với nhau.
C. 4 lớp lớp bán dẫn loại p và loại n xen kẽ tiếp xúc nhau.
D. một miếng silic tinh khiết có hình dạng xác định.
456
ACA
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
456
ACA
[TBODY] [/TBODY]
chúc mừng bạn đã làm đúng và 3 câu cuối cùng của hôm nay nào ^,^

Câu 7: Chọn câu đúng?
A. Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường.
B. Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm.
C. Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng.
D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n.
B. Dòng electron chuyển qua lớp tiếp xúc p-n chủ yếu theo chiều từ p sang n.
C. Tia ca tốt mắt thường không nhìn thấy được.
D. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 9: Điều kiện để có dòng điện là:
A. Chỉ cần vật dẫn điện nối liền với nhau thành mạch điện kín.
B. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
C. Chỉ cần có hiệu điện thế.
D. Chỉ cần có nguồn điện.
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,919
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
cảm ơn các bạn đã ghé thăm topic sau đây là đáp án 3 câu cuối
7C
8B
9B
Chúc các bạn ngủ ngon!
:rongcon39:rongcon39:rongcon18:rongcon15
 
Top Bottom