[Sinh học 6] Sinh thật dễ ! - ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thienthannho.97

Câu hỏi luyện tập số 4: Trong những cây sau, cây nào là dương xỉ ? Nêu tên của các cây đó và cho biết bạn nhận biết chúng bằng cách nào ?
- Theo chị thì hai hình đầu tiên là cây dương xỉ :D. Tên của nó là Dương xỉ. Nhận biết nó qua chiếc lá lược. :D
Câu hỏi luyện tập số 5: Quan sát, ghi lại và so sánh các đặc điểm của dương xỉ và rêu. So sánh ?


 
Last edited by a moderator:
L

langtham_98

câu trả lời cho saklovesyao nè::::::::::::::
cái ảnh đầu tiên ý,biết là vì:
dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật có mạch dẫn. chúng sinh sản bằng bào tử. bào tử mọc thành nguyên tả và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh. có nhiều loại dương xỉ khác nhau, tìm những chỗ đất ẩm và râm ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng ,...sẽ thấy có nhiều cây dương xỉ mọc. mặt dưới lá có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.

rêu là ảnh 3 và rêu (Bryophyte) là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà không phải là thực vật có mạch. Nó cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử. tớ nêu ra cũng so sánh luôn rồi đó
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Chị thienthannho.97 và bạn langtham_98 đều có ý trả lời đúng nhưng chưa chính xác. Saklove tặng chị thienthannho.97 3tks và bạn langtham_98 2tks nhé !

Sau đây là câu trả lời:

Câu hỏi thực hành số 4: Trong số 6 hình đã cho, 3 hình đầu tiên thuộc Dương xỉ, 3 cây còn lại thuộc cây thường
- Cây thứ nhất: Dương xỉ me
- Cây thứ hai: Dương xỉ cẩm thạch
- Cây thứ 3: Dương xỉ chân thỏ (hay còn gọi là cây lá bỏng)
Ta có thể nhận biết được dương xỉ nhờ:


+ Lá tương đối nhỏ
+ Mặt dưới lá có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm
+ Thường mọc dại
+ Thường lá có dạng lược

Câu hỏi thực hành số 5: Các bạn tham khảo bài chị thienthannho.97. Chị ấy trả lời đúng rồi đó !

Tiếp tục nà !

Câu hỏi thực hành số 6: Trong hai hình sau đây, hình nào là rêu, hình nào là tảo ? Làm thế nào bạn phân biệt được chúng ?

staghorn-algae-reu-soi-xanh-reu-sung-huou-1.jpg


Fissidens-fontanus-08.jpg

Câu hỏi thực hành số 7: Các cây sau có phải dương xỉ không ? Tại sao ?

duong_xi.jpg.jpg


images


images


Poison%20hemlock%20early%20emergence%20April%202002.jpg


P/s: 5tks cho tất cả các câu trả lời chính xác nhất tính từ 22h ngày 24.1.2012 đến hết 20h ngày 25.1.2012 nhé !
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Ừa ? Cả nhà chưa ai trả lời cho mềnh à ? Vầy để mình trả lời cho các bạn nhé !
big-eye-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi thực hành số 6: Hình thứ nhất là rêu, hình thứ 2 là tảo. Nhận biết được là do:
- Rêu có lá nhỏ. Toàn cây rêu nhỏ, mảnh
- Tảo có phiến lá tương đối rộng. Cả cây tảo khá lớn

Câu hỏi thực hành số 7: Ba hình đâu là dương xỉ, hình cuối cùng là cây dại
- Dương xỉ có lá hình lược
- Dương xỉ không có hoa

Tiếp tục nhé ! Lần này sẽ là 5tks cho tất cả các câu trả lời đúng tính từ 19h20' ngày 26.1.2012 đến hết ngày 27.1.2012 !

Câu hỏi thực hành số 8: Nêu tác hại của tảo ?
Câu hỏi thực hành số 9: San hô có phải là tảo biển hay không ? Tại sao ?
 
T

thongoc_97977


cau8: nhiễm bẩn nước làm chết cá
+ quấn lúa gây cho lúa khó đẻ nhánh
+ gây ô nhiễm nước ở ao hồ,bể chứa
+ hiện tượng thủy triều đỏ(Thủy triều đỏ gây nguy hiểm cho nhiều loài sinh vật biển.)
+ hiện tượng nước nở hoa(là sự phát triển mạnh của một số loài vi tảo làm nước có màu ở các thủy vực khác nhau. Khi chúng phát triển quá mức khiến hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột gây chết ngạt, một số tiết ra độc tố làm suy yếu và gây chết cho những sinh vật đã ăn chúng)
 
Last edited by a moderator:
N

ngobin3

Câu hỏi thực hành số 8: Tác hại của tảo:
- Hiện tượng thủy triều đỏ
- Hiện tượng nước nở hoa
- Thủy triều đỏ: một số loài tảo phát triển lấn át loài khác, mật độ nhiều hàng triệu tế bào trong một lít nước,chứa nhiều thành phần độc tố gây tê liệt thần kinh mạnh.
- Đợt tảo biển bùng phát nở hoa đầy ấn tượng tại Leigh, gần Cape Rodney, New Zealand.
- Thủy triều đỏ gây nguy hiểm cho nhiều loài sinh vật biển.
- Hiện tượng nước nở hoa: là sự phát triển mạnh của một số loài vi tảo làm nước có màu ở các thủy vực khác nhau. Khi chúng phát triển quá mức khiến hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột gây chết ngạt, một số tiết ra độc tố làm suy yếu và gây chết cho những sinh vật đã ăn chúng
- Một số tảo ở ruộng lúa như tảo vòng (chara) tảo xoắn (spirogira) cũng gây hại cho lúa vì chúng sử dụng oxi khoáng chất trong ruộng và sợi tảo có thể gắn chặt gốc cây làm cho lúa khó đẻ nhánh
Câu hỏi thực hành số 9:
San hô không phải là tảo biển vì nó là một động vật thuộc ngành thân mềm!
 
P

pokemon_011

Câu hỏi thực hành số 8: Nêu tác hại của tảo ?
Câu hỏi thực hành số 9: San hô có phải là tảo biển hay không ? Tại sao ?
Bài làm
Câu 8:
Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.
Câu 9:
San hô không phải là tảo biển, vì san hô là động vật thân mềm còn tảo là động vật nguyên sinh
 
S

saklovesyao

Cả 3 bạn thongoc_97977, ngobin3 và pokemon_110 đều tl đúng rồi đó ! Mình tặng mỗi bạn 5 tks hén !
love-kiss-leaf-emoticon.gif


Bây giờ chúng ta chuyển sang bài mới nhé !
search-leaf-emoticon.gif
 
S

saklovesyao

Tháng 1 – Chương VIII: Các nhóm thực vật
Tiết 13 – Ngày 28.1.2012 – Bài 40: Hạt Trần – Cây thông
- Lý thuyết -
1. Cơ quan sinh dưỡng ở cây thông
- Ở nước ta, thông được trồng phổ biến ở nhiều nơi, có khi thành rừng
- Để quan sát, không thể bứng cả cây thông mà phải lấy một cành lá mang cơ quan sinh sản (gọi là nón) về để quan sát
- Hình sau sẽ cho bạn biết những bộ phận của cành, lá thông
13338017062015554862_574_574.jpg
+ Cành thông khá nhỏ (đường kính mỗi cành thuộc vào tầm 2-5cm)
+ Lá thông thuộc dạng lá kim

2. Cơ quan sinh sản (nón)

13338017131918250685_574_574.jpg

+ Cụm nón được nhỏ, màu vàng
+ Nón cái lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc
+ Cấu tạo của nón đực và nón cái
+ Bảng:

132772835426795892_574_574.jpg

Qua bảng trên ta có thể thấy
- Không thể coi nón như một hoa
- Nón cái đã phát triển
+ Hạt không nằm bên trong quả (vì không có quả)
+ Hạt nằm trong lá noãn
=> Cây thông chưa có hoa, quả thật sự
3. Giá trị của cây hạt Trần
- Nhiều cây hạt trần có giá trị: cho gỗ tốt và thơm, trồng làm cảnh vì có dáng đẹp….

4. Tóm tắt:
- Cây thông thuộc hạt trần
- Hạt trần là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn
- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
- Chưa có hoa và quả
- Các cây hạt trần ở nước ta đều có Giá trị thực tiễn
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 14 – Ngày 28.1.2012 – Bài 41: Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín
- Lý thuyết -

a. Khái quát:
- Hạt kín là nhóm thực vật có hoa
- Một số cây hạt kín: Cam, đậu, ngô, khoai,…

b. Cơ quan sinh dưỡng
- Phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,…) trong thân có mạch dẫn hoàn thiện

c. Cơ quan sinh sản:
- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu)
- Đây là một ưu thế của cây hạt kín vì hạt được bảo vệ tốt hơn
- Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau

d. Bảng tham khảo – cây hạt kín :

13277284501942784429_574_574.jpg
e. Kết luận:
- Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả
- Cơ quan sinh dưỡng và sinh sản đa dạng
- Môi trường sống đa dạng
 
S

saklovesyao

Tiết 14 – Ngày 29.1.2012 – Bài 42: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
- Lý thuyết -

1. Cây hai lá mầm và cây một lá mầm
a. Phân loại
- Các cây hạt kín chia làm 2 lớp: Lớp một lá mầm và lớp 2 lá mầm
- Các cây hạt kín có thể có:
+ Kiểu rễ cọc hay kiểu rễ chùm
+ Kiểu gân lá hình cung, hình mạng hay kiểu gân lá hình cung, song song
+ Kiểu hạt hai lá mầm hay kiểu hạt một lá mầm của phôi

b. Phân biệt bước đầu
#1: Hình cụ thể
- Phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm (Hình dưới)
13431395661432882240_574_574.jpg
+ Cây hai lá mầm (A) có rễ cọc, thân cột, gân lá hình mạng
+ Cây một lá mầm (B) có rễ chùm, thân cỏ, gân lá song song

#2: Chung
- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)

2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
- Thực vật hạt kín rất đa dạng, trong thiên nhiên có thể gặp những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: có cây hoa không cánh hoặc ngược lại rất nhiều cánh, lá của một vài cây hai lá mầm có khi có các gân chính xếp hình cung… Trong những trường hợp này, để nhận biết cây thuộc lớp nào cần phải dựa và nhiều đặc điểm khác nhau chứ không thể chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó

3. Tóm tắt:
- Các cây hạt kín được chia thành 2 lớp: lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm
- Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi; ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rể, gân lá, số cánh hoa, dạng thân…
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 15 – Ngày 29.1.2012 – Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
- Lý thuyết -

Giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng

1. Phân loại thực vật là gì ?
- Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vaatjr ồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là Phân loại thực vật

2. Các bậc phân loại:
- Trong phân loại thực vật, từ “nhóm” khong được sử dụng chính thức
- Người ta chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau
Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài​
- Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít
- Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…

3. Các ngành thực vật

13278294422065297010_574_574.jpg
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Mình cùng luyện tập nhé !
happy-diver-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 1: Cây thông đã có hoa, quả thật sự chưa ?
Câu hỏi luyện tập số 2: Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?
Câu hỏi luyện tập số 3: Có thể coi nón như một hoa được không ?

Câu hỏi thực hành số 1: Quan sát, ghi lại các đặc điểm của cành, lá thông
Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2040.2.jpg.jpg
Câu hỏi thực hành số 2: Tìm các hạt, hạt có đặc điểm gì ? Nằm ở đâu ?
Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2040.3.jpg.jpg
Câu hỏi thực hành số 3: So sánh nón đã phát triển với một quả của cây có hoa (quả bưởi chẳng hạn) và tìm ra điểm khác nhau cơ bản


P/s: 5tks cho tất cả các bài trả lời đúng và chính xác nhất từ thời điểm 16h25' ngày 30.1.2012 đến hết ngày mai nhé !
laugh-leaf-emoticon.gif
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

Câu hỏi luyện tập số 1: Cây thông đã có hoa, quả thật sự chưa ?

Nón của thông thiếu bầu nhuỵ, không phải là một hoa, hạt nằm trong lá noãn nên thông chưa có hoa, quả thật sự.
Câu hỏi luyện tập số 2: Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?
Cơ quan sinh sản của thông là nón.
Cấu tạo:
e3609277b4eb33b548103fed57369753_40380157.untitled8.700x0.bmp

Câu hỏi luyện tập số 3: Có thể coi nón như một hoa được không ?
Không thể. Vì:
+ Chưa có cấu tạo nhị và nhuỵ điển hình
+ Chưa có bầu nhuỵ chứa noãn.
 
S

saklovesyao

Anh tomandjerry trả lời đúng rồi ! Tặng anh 5tks nhé !
tongue-leaf-emoticon.gif


Tiếp nè !

Câu hỏi luyện tập số 4: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín là gì ?
Câu hỏi luyện tập số 5: Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?
Câu hỏi luyện tập số 6: Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?

Câu hỏi thực hành số 4: Kể 5 cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau
Câu hỏi thực hành số 5: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ


P/s: 5 tks cho tất cả các câu trả lời đúng trong ngày hôm nay nhé !
scorer-leaf-emoticon.gif
 
N

ngobin3

Câu hỏi luyện tập số 4: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín là gì ?
Câu hỏi luyện tập số 5: Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?
Câu hỏi luyện tập số 6: Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?

Câu hỏi thực hành số 4: Kể 5 cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau
Câu hỏi thực hành số 5: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ
Câu hỏi luyện tập số 4:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả
Câu hỏi luyện tập số 5:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở, cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân lá ít đa dạng.
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả, cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân lá đa dạng.
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
Câu hỏi luyện tập số 6:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng.
+ Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt.
+ Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống khác nhau.
+ Có số lượng rất nhiều.
Câu hỏi thực hành số 5: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ
anhso-13159_untitled.jpg
 
Last edited by a moderator:
B

braga

Câu hỏi luyện tập số 4: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín là gì ?

- Hạt kín là thực vật có hoa.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+ Rễ: Cọc, chùm.
+ Thân: Gỗ, cỏ...
+ Lá: Đơn, kép.
- Cơ quan sinh sản: Có hoa, quả chứa hạt bên trong.

Câu hỏi luyện tập số 5: Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?

-hạt trần (ghi nhớ SGK trag 134)
cây hạt kín (ghi nhớ SGK trang 136)
- cây hạt kín: có thể sống đc ở mọi nơi vì có quả bao lấy hạt. (có quả)
cây hạt trần: chưa có hoa và quả

Câu hỏi luyện tập số 6: Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?

Trải qua nhiều quá trình tiến hóa, thực vật hạt kín là ngành thực vật có nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường hiện nay và có hạt được bảo vệ trong quả nên mới có thể phát triển đa dạng và phong phú như bây giờ.


p/s: Ngại đánh quá, còn 2 câu mọi người làm nhé :)
 
P

pokemon_011

Câu hỏi thực hành số 4: Kể 5 cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau
Câu hỏi thực hành số 5: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ
Bài làm
C4:
-Súng
-Hồi
-Hoa sói
-Rong đuôi chó
-Mộc lan
C5:

a, Về cấu tạo:

Nói chung, cấu tạo thông phức tạp hơn sao với dương xỉ như:

- Thân gỗ, cao, to, phân nhìu cành.

- Mạch dẫn ở thông phát triển hơn.

- Rễ dài, ăn rộng và sâu hơn so với rễ dương xỉ, giúp thông chống chụi gió, báo tốt hơn và tìm được nguồn nước sâu hơn

b, Về sinh sản:

- Sự hình thành hạt ở thông là bước tiến hoá quan trọng so với dương xỉ và các thực vật trước đó như rêu, quyết giúp hợp tử hoặc bảo vệ tốt hơn.

- Cơ quan sinh sản là các nón đực và nón cái có cấu tạo phức tạp hơn so với túi bào tử ở dương xỉ.

- Sự thụ tinh ở thông không cần nước cho thấy không có khả năng thích nghi với đời sống trên cạn cao hơn.

- Hạt phấn nhỏ, nhẹ thích nghi cao với lối thụ phấn nhờ gió; hạt thông có cách mỏng để phát tán đi xa. Đó là những yếu tố giúp không có điều kiện phát triển và phân bố rộng so với dương xỉ.
 
S

saklovesyao

Đúng rồi ! ngobin3, pokemon110 và braga mỗi người được 5tks nhé ! :D
scorer-leaf-emoticon.gif


Tiếp nào !

Câu hỏi luyện tập số 7: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì ?
Câu hỏi luyện tập số 8: Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?

Câu hỏi phụ số 1: Cây hạt kín bé nhất và đơn giản nhất là cây gì ?
Câu hỏi phụ số 2: Các cây lương thực (lúa, mì, ngô...) thuộc lớp mấy lá mầm ?
Câu hỏi phụ số 3: Các cây thực phẩm chủ yếu (rau muống, cải, bầu, bí...) thuộc lớp mấy lá mầm ?


P/s: Trả lời đúng 2 câu hỏi luyện tập được 5tks. Trả lời đúng 3 câu hỏi luyện tập được 3tks. Tổng cộng là 8 tks cho những bài đủ và đúng nhất tính từ 10h30' ngày 31.1.2012 đến hết ngày 1.2.2012 nhé !
in-love-leaf-emoticon.gif
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Đúng rồi ! ngobin3, pokemon110 và braga mỗi người được 5tks nhé ! :D
scorer-leaf-emoticon.gif


Tiếp nào !

Câu hỏi luyện tập số 7: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì ?
Câu hỏi luyện tập số 8: Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?

Câu hỏi phụ số 1: Cây hạt kín bé nhất và đơn giản nhất là cây gì ?
Câu hỏi phụ số 2: Các cây lương thực (lúa, mì, ngô...) thuộc lớp mấy lá mầm ?
Câu hỏi phụ số 3: Các cây thực phẩm chủ yếu (rau muống, cải, bầu, bí...) thuộc lớp mấy lá mầm ?


P/s: Trả lời đúng 2 câu hỏi luyện tập được 5tks. Trả lời đúng 3 câu hỏi luyện tập được 3tks. Tổng cộng là 8 tks cho những bài đủ và đúng nhất !
in-love-leaf-emoticon.gif

Câu LT 7: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là số lá mầm của phôi.
Câu LT8: Cây Hai lá mầm: có rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa thường 4 hoặc 5 cánh, phôi của hạt có 2 lá mầm, dạng thân gỗ, thân cỏ...
- Cây Một lá mầm: có rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, hoa thường 3 hoặc 6 cánh, phần lớn là thân cỏ và thân cột.

Câu HP1: bèo tấm
Câu HP 2: Một lá thui chứ bao nhiêu
Câu HP 3: Hai lá mầm
p/s:Đúng rồi ! ngobin3, pokemon110 và braga mỗi người được 5tks nhé ! : pokemon_011 mà
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom