[Sinh học 6] Sinh thật dễ ! - ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saklovesyao

2lu6g7a.jpg

p/s: bạn danghoangyennhi1998 được 2 tks và mono110 được 5 tks nhé !
 
S

saklovesyao

21j3893.jpg

Chúc mừng bạn ngobin3 đã trả lời đúng từ khóa của game "Hộp quà bí mật" lần này ! Đó chính là "THỰC VẬT HỌC" ! Bạn ngobin3 sẽ được 10tks điểm+ 5tks mừng tuổi = 15 tks nhé !

Hai hộp bí mật lần này chính là hộp số 4 và hộp số 7 !

Nhân dịp tết đến xuân về, Saklove có một món quà nhỏ tặng các bạn: tất cả các câu hỏi luyện tập được đăng sẽ treo phần thưởng là 5 tks cho tất cả mọi nguời; nghĩa là tất cả các câu trả lời đúng của các bạn đều sẽ được trao 5 tks, không bất cứ trả lời trước hay trả lời sau ! Ngoài ra, những game củng cố (chẳng hạn như 2 game "Hộp quà bí mật" và "Giải ô chữ") cũng sẽ được trao giải thưởng khá cao (tất cả sẽ được bật mí trong phút chót ! )

Chúng ta giải lao một ngày để chuẩn bị cho chương tiếp theo: CÁC NHÓM THỰC VẬT nhé ! Trong thời gian "Sinh thật dễ" chuẩn bị cho chương VIII thì các bạn hãy sang 2 topic " Đuổi hình bắt chữ. ver 1" và "Mỗi ngày một điều mới" để cùng có những giờ phút giải trí bổ ích nhé !
 
S

saklovesyao

Tháng 1 – Chương VIII: Các nhóm thực vật

Tiết 10 – Ngày 20.1.2012 – Bài 37: Tảo
- Lý thuyết -
1. Cấu tạo của tảo
a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)
- Tảo xoắn thường cư ngụ ở các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.
- Là búi màu xanh lục tuơi, mảnh thư tơ, sờ vào trơn, nhớt
- Cấu tạo bên trong của tảo xoắn
13338016842118287371_574_574.jpg
+ Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
+ Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những sợi tảo mới.
+ Nó cũng có thể sinh sản bằng cách kết hợp giữa hai tết bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới

b. Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)
- Rong mơ gặp ở vùng ven biển nhiệt đới
- Thường sống thành những đám lớn, bán vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc
- Cấu tạo của rong mơ
13338016861193787784_574_574.jpg
+ Có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu
+ Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)

2. Một vài tảo khác thường gặp
a. Tảo đơn bào, tảo đa bào
13338016881647359480_574_574.jpg

13271601221153045147_574_574.jpg
b. Kết luận: Dù là đơn bào hay đa bào, cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự, bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình

3. Vai trò của tảo
a. Lợi
- Cùng với các thực vật khác ở nước, khi quang hợp tảo thải ra khí oxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước
- Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác
- Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc. VD: Tảo tiểu cầu – có nhiều chất đạm và một ít vitamin C, B12; rau dieps biển; rau câu
- Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nhiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm…

b. Hại
- Một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa”, khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá
- Tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cho lúa khó đẻ nhánh
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 11 – Ngày 20.1.2012 - Bài 28: Rêu - Cây rêu
- Lý thuyết -​

1. Môi trường sống của rêu
- Rêu thường sống ở những chỗ ẩm ướt quanh nhà, quanh lớp hoc, nơi chân tường hay bờ tường, trên đất hay trên thân các cây to
- Thường sống theo cụm, gọi là thảm rêu

2. Quan sát cây rêu
a. Đặc điểm bên ngoài
- Mềm, mịn như nhung
- Nhỏ
b. Đặc điểm bên trong
- Quan sát hình dưới đây sẽ cho bạn thấy bộ phận của một cây rêu.
1333801690361700348_574_574.jpg
+ Thân không phân nhánh
+ Chưa có mạch dẫn
+ Chưa có rễ chính thức
+ Chưa có hoa

3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu
- Rêu sinh sản bằng bào tử.
- Quan sát hình dưới sẽ cho bạn thấy quá trình sinh sản của một cây rêu
13338016921285395110_574_574.jpg
(*) Trước khi hình thành túi bào tử, ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục được và cái, sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa các bào tử

4. Vai trò của rêu
- Rêu có thể sống được ở trên đá hoặc chỗ đất nghèo chất dinh dưỡng, chỉ cần đủ độ ẩm. Vì vậy, chúng góp phần vào việc tạo thành chất mùn, có loài rêu mọc ở chỗ đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 12 – Ngày 21.1.2012 – Bài 39: Quyết - Cây Dương Xỉ
- Lý thuyết -
1. Quan sát cây dương xỉ
- Dương xỉ thường sống ở những chỗ đất ẩm và râm ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng….
- Mặt dưới lá có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm

a. Cơ quan sinh dưỡng
- Tương đối giống với rêu, tuy vậy đã có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
- Hình sau sẽ cho bạn thấy túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
1333801695411220795_574_574.jpg
(*) Cây dương xỉ con được hình thanh sau quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và tế bào trứng chứa trong các bộ phận riêng lẻ nằm trên cây nguyên tản, cây dương xỉ con lúc đầu mọc ra từ nguyên tản, sau sẽ sống độc lập khi nguyên tản héo đi

2. Một vài loại dương xỉ thường gặp
- Có thể phân biệt Dương xỉ nhờ các đặc điểm sau
+ Lá tương đối nhỏ
+ Mặt dưới lá có những đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm
+ Thường mọc dại
+ Thường lá có dạng lược
- Một số loại dương xỉ thường gặp: rau bợ, lông cu li….
13338016991133180701_574_574.jpg
13338017011932286967_574_574.jpg
3. Quyết cổ đại vào sự hình thành than đá
133380170446533344_574_574.jpg
- Nhiều loại quyết đang tồn tại hiện nay đều là những cây thân cỏ
- Tổ tiêu của chúng là những loài quyết cổ đại thân gỗ lớn, sống cách đây khoảng 300 triệu năm
- Do thời tiết nóng ẩm quanh năm, sương mù và mưa lớn nhiều, Quyết cổ đại phát triển rất mạnh làm thành những khu rừng lớn gồm toàn những cây thân gỗ, có cây cao tới 40m
- Do sự biến đổi của vỏ TĐ, những khu rừng này bị chết và vùi sâu dưới đất
- Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên TĐ, chúng dần dần biến thành thanh đá
 
Last edited by a moderator:
N

ngobin3

Post quá bài rồi saklovesyao, đáng lẽ bài 39 là của ngày 21 chứ???
Mà ra câu hỏi luyện tập đi, thèm thanks lắm rùi
 
S

saklovesyao

scorer-leaf-emoticon.gif
Nào mình cùng luyện tập nhé !

Câu hỏi luyện tập số 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ
Câu hỏi luyện tập số 2: Giữa cấu tạo của tảo xoắn và cấu tạo của rong mơ có điểm gì khác nhau và điểm gì giống nhau
Câu hỏi luyện tập số 3: Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?
Câu hỏi luyện tập số 4: Sau khi tìm hiểu về một vài tảo, bạn có nhận xét gì về tảo nói chng ?
+ Về mặt phân bố
+ Về mặt cấu tạo
Câu hỏi luyện tập số 5: Ý nào trong các ý sau là ý đúng ? Bôi đen ý đúng trong bài trả lời
Tảo là thực vật bậc thấp vì
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào
- Sống ở nước
- Chưa có thân, rễ, lá thật sự


P/s: 5tks cho tất cả các câu trả lời đúng và không copy bài trên tính từ thời điểm 11h10' ngày 20.1.2012 đến 15h ngày 20.1.2012 nhé !
speakerphone-leaf-emoticon.gif


@ngobin3: Ngày mai mình bận không đăng bài được nên đăng trước. Bạn thông cảm nhé !
 
N

ngobin3


: Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ
Câu hỏi luyện tập số 2: Giữa cấu tạo của tảo xoắn và cấu tạo của rong mơ có điểm gì khác nhau và điểm gì giống nhau
Câu hỏi luyện tập số 3: Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?
Câu hỏi luyện tập số 4: Sau khi tìm hiểu về một vài tảo, bạn có nhận xét gì về tảo nói chng ?
+ Về mặt phân bố
+ Về mặt cấu tạo
Câu hỏi luyện tập số 5: Ý nào trong các ý sau là ý đúng ? Bôi đen ý đúng trong bài trả lời
Tảo là thực vật bậc thấp vì
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào
- Sống ở nước
- Chưa có thân, rễ, lá thật sự [/B]

Câu hỏi luyện tập số 1: Tảo xoắn gồm thể màu, vách tế bào, nhân tế bào
Rong mơ gồm thân giả , lá giả, bóng khí
Câu hỏi luyện tập số 2:
Tảo xoắn: Màu lục, có dạng sợi
Rong mơ: Màu nâu, có dạng cành cây
Câu hỏi luyện tập số 3:
Rong mơ chưa có thân , lá thực sự . Vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt chưa có mô dẫn ( do đó nó phải sống ở dưới nước ) .Bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi , bên trong chứa khí giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước
Câu hỏi luyện tập số 4:
Về mặt phân bố: Ở cả nước mặn và nước ngọt
Về mặt câu tạo: Rất đơn giản
Câu hỏi luyện tập số 5:
Tảo là thực vật bậc thấp vì
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào
- Sống ở nước
- Chưa có thân, rễ, lá thật sự
 
L

luutieuthu71

Câu hỏi luyện tập số 1:
_Tảo xoắn:
+ Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục.
+ Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những sợi tảo mới.
+ Nó cũng có thể sinh sản bằng cách kết hợp giữa hai tết bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới.
_Rong mơ:
+ Có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu
+ Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)
Câu hỏi luyện tập số 2:
_Giống nhau:
+Trong tế bào có chất diệp lục.
+Sinh sản sinh dưỡng.
_Khác nhau: Rong mơ có thêm chất phụ màu nâu và sinh sản hữu tính.
Câu hỏi luyện tập số 3: Vì nó
chưa có thân, rễ, lá thật sự, bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình.
Câu hỏi luyện tập số 4:
_Về mặt phân bố: Ở những nơi ẩm ướt, trong nước ngọt hoặc nước mặn.
_Về mặt cấu tạo:
Dù là đơn bào hay đa bào, cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự, bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình.
Câu hỏi luyện tập số 5: Ý nào trong các ý sau là ý đúng ? Bôi đen ý đúng trong bài trả lời
Tảo là thực vật bậc thấp vì
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào
- Sống ở nước
- Chưa có thân, rễ, lá thật sự





 
S

saklovesyao

Cả 2 người, mỗi câu trả lời đều có ý đúng, mình tặng mỗi người 5tks nhé !
in-love-leaf-emoticon.gif


Tiếp nhé !
scorer-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 6: Quang sát bằng mát thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và mộc cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, bạn thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích ?
Câu hỏi luyện tập số 7: Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?
Câu hỏi luyện tập số 8: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?
Câu hỏi luyện tập số 9: So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?
Câu hỏi luyện tập số 10: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?

p/s: 5 tks cho những câu trả lời đúng nhất tính từ thời điểm 19h30' ngày 20.1.2012 đến 21h ngày 20.1.2012 nhé !
speakerphone-leaf-emoticon.gif
 
N

ngobin3

Cả 2 người, mỗi câu trả lời đều có ý đúng, mình tặng mỗi người 5tks nhé !
in-love-leaf-emoticon.gif


Tiếp nhé !
scorer-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 6: Quang sát bằng mát thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và mộc cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, bạn thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích ?
Câu hỏi luyện tập số 7: Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?
Câu hỏi luyện tập số 8: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?
Câu hỏi luyện tập số 9: So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?
Câu hỏi luyện tập số 10: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?

p/s: 5 tks cho những câu trả lời đúng nhất tính từ thời điểm 19h30' ngày 20.1.2012 đến 21h ngày 20.1.2012 nhé !
speakerphone-leaf-emoticon.gif
Câu hỏi luyện tập số 6:
Nước ao hồ có váng do 1 số loại tảo phát triển, màu nước phụ thuộc từng loai tảo, tảo lục làm nước màu xanh, tảo đỏ làm nước màu đỏ........
Nước máy và nước mưa không thấy khác nhau do vi sinh vật mặc dù có nhưng chưa phát triển.
Câu hỏi luyện tập số 7:
- Lá nhỏ, mỏng
- Thân không phân nhánh.
- Chưa có mạch dẫn.
- Chưa có rễ chính thức
Câu hỏi luyện tập số 8 + 9: (Quất luôn 1 bảng cho nhanh)
anhso-221716_untitled.jpg
Câu hỏi luyện tập số 10:
- Chưa có rễ chính thức
- Chưa có mạch dẫn
 
S

saklovesyao

Bạn ngobin 3 trả lời đúng rồi, tuy vậy, câu 10 bạn trả lời chưa đủ. Mình tặng bạn 4 tks nhé !
search-leaf-emoticon.gif


Giải thích: Do rêu chưa có rễ chính thức và mạch dẫn nên cây phải sống phải nơi ẩm ướt để có đủ nước và muối khoáng cung cấp cho cây [Do trong nước đã có sẵn muối khoáng nên khi hấp thụ, rêu sẽ hấp thụ nước + muối khoáng qua bề mặt (do không có mạch dẫn) để cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ cây rêu ]

Tiếp nà !

Câu hỏi luyện tập số 11: Vòng cơ của túi bào tử có tác dụng gì ?
Câu hỏi luyện tập số 12: Nêu quá trình phát triển của bảo tử
Câu hỏi luyện tập số 13: Nhận xét & so sánh sự phát triển của túi bào tử ở dương xỉ với rêu
Câu hỏi luyện tập số 14: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
Câu hỏi luyện tập số 15: Làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ ?
Câu hỏi luyện tập số 16: Than đá được hình thành như thế nào ?


P/s: 5 tks cho những câu trả lời đúng nhất tính từ thời điểm 17h20' ngày 21.1.2012 đến 21h ngày 21.1.2012 nhé !
victory-sign-leaf-emoticon.gif
 
N

nhocphuc_pro

Hôm qua đến giờ không lên dược diễn đàn do ngồi không rồi phá máy tính -> hư
Mình trả lời 1 câu thôi nha
Câu 16:
Hồi xưa: các cây thời tiền sử bị huỷu diệt do các thiên thạch rơi xuống TĐ nên các cây đó bị chôn ở dưới đất. Qua hàng triêu năm do hoạt dong vật chất núi lừa ... các cây cụ thể là gỗ biến thành than đá
Hiện nay: lấy gỗ đốt lên thành than
 
N

ngobin3

Bạn ngobin 3 trả lời đúng rồi, tuy vậy, câu 10 bạn trả lời chưa đủ. Mình tặng bạn 4 tks nhé !
search-leaf-emoticon.gif


Giải thích: Do rêu chưa có rễ chính thức và mạch dẫn nên cây phải sống phải nơi ẩm ướt để có đủ nước và muối khoáng cung cấp cho cây [Do trong nước đã có sẵn muối khoáng nên khi hấp thụ, rêu sẽ hấp thụ nước + muối khoáng qua bề mặt (do không có mạch dẫn) để cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ cây rêu ]

Tiếp nà !

Câu hỏi luyện tập số 11: Vòng cơ của túi bào tử có tác dụng gì ?
Câu hỏi luyện tập số 12: Nêu quá trình phát triển của bảo tử
Câu hỏi luyện tập số 13: Nhận xét & so sánh sự phát triển của túi bào tử ở dương xỉ với rêu
Câu hỏi luyện tập số 14: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
Câu hỏi luyện tập số 15: Làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ ?
Câu hỏi luyện tập số 16: Than đá được hình thành như thế nào ?


P/s: 5 tks cho những câu trả lời đúng nhất tính từ thời điểm 17h20' ngày 21.1.2012 đến 21h ngày 21.1.2012 nhé !
victory-sign-leaf-emoticon.gif
Câu hỏi luyện tập 11: Vòng cơ của túi bào tử có tác dụng: phát tán bào tử khi túi bào tử chín
Câu hỏi luyện tập 12:
Quá trình phát triển ------Vòng cơ mở------->phát tán bào tử -----đk thuận lợi, nảy mầm ----> nguyên tản -----thụ tinh------> Dương xỉ mới
Câu hỏi luyện tập 13:
Giống: Đều sinh sản bằng bào tử, đều thụ tinh nhờ nước.
Khác:
anhso-205841_untitled.jpg

Câu hỏi luyện tập 15: Có lá non cuộn tròn, mặt dưới lá già có đốm màu nâu
Câu hỏi luyện tập 16: Quyết cổ đại chết dưới tác dụng của vi khuẩn, sức nóng và sức ép của tầng trên trái đất dần biến thành than đá.

 
S

saklovesyao

Bạn ngobin3 được 5tks của mình nhé ! Mọi người cố gắng lên chứ, đừng để bạn ấy cuỗm hết giải như vầy !
big-eye-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi thực hành số 1: Các loại tảo sau là tảo đơn bào hay đa bào ? Xếp chúng vào 2 loại: Loại sống ở nước ngọt và loại sống ở nước mặn !

13271601221153045147_574_574.jpg

Câu hỏi thực hành số 2: Xếp các loại cây sau vào 2 nhóm: Nhóm Dương xỉ và nhóm Thường


rubberplant_350.jpg


sieuthiNHANH2011061816824mgnjmzg3mt2845830.jpeg


fern1.jpg


cay-duong-xi-3.jpg

P/s: 5 tks cho các bài trả lời đúng tính từ thời điểm 22h40' ngày 21.1.2012 đến 9h ngày 22.1.2012 nhé !
love-kiss-leaf-emoticon.gif
 
S

saklovesyao

Ớ kìa cả nhà ! Chưa ai trả lời cho mình đi tks à ?
wailing-leaf-emoticon.gif
Dời hạn về 19h30' nhé ! Không ai trả lời thì mình sẽ đăng đáp án !
sad-leaf-emoticon.gif
 
N

ngobin3

Bạn ngobin3 được 5tks của mình nhé ! Mọi người cố gắng lên chứ, đừng để bạn ấy cuỗm hết giải như vầy !
big-eye-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi thực hành số 1: Các loại tảo sau là tảo đơn bào hay đa bào ? Xếp chúng vào 2 loại: Loại sống ở nước ngọt và loại sống ở nước mặn !

13271601221153045147_574_574.jpg

Câu hỏi thực hành số 2: Xếp các loại cây sau vào 2 nhóm: Nhóm Dương xỉ và nhóm Thường


rubberplant_350.jpg


sieuthiNHANH2011061816824mgnjmzg3mt2845830.jpeg


fern1.jpg


cay-duong-xi-3.jpg

P/s: 5 tks cho các bài trả lời đúng tính từ thời điểm 22h40' ngày 21.1.2012 đến 9h ngày 22.1.2012 nhé !
love-kiss-leaf-emoticon.gif
Câu hỏi thực hành số 1: Các loại trên đều là tảo đa bào
Hình 1 là tảo nước ngọt (Tảo vòng)
Hình 2,3,4 là tảo nước mặn (rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu)
Câu hỏi thực hành số 2:
Các hình 1, 2 là nhóm thường
Các hình 2,3 là nhóm dương xỉ
P/s: Hình 3 bạn lấy trên opera nên bị lỗi, may mà mình tìm ra!
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bạn ngobin3 được 5 tks nhé ! Các bạn khác cùng cố gắng lên nào !
scorer-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 4: Trong những cây sau, cây nào là dương xỉ ? Nêu tên của các cây đó và cho biết bạn nhận biết chúng bằng cách nào ?

tham%20duong%20xi%20me.jpg


duong-xi-cam-thach__74155.jpg


Davallia-canariensis-S.jpg


index.php


images


images

Câu hỏi luyện tập số 5: Quan sát, ghi lại và so sánh các đặc điểm của dương xỉ và rêu. So sánh ?


P/s: 5 tks cho tất cả các bạn có câu trả lời nội trong ngày 23.1.2012 nhé !
happy-diver-leaf-emoticon.gif
 
S

saklovesyao

Cả nhà mình có vẻ ngủ nhiều quá nhỉ
tongue-leaf-emoticon.gif
Làm "lì xì" mình gói tặng mấy bạn nằm buồn thiu một góc ở nhà
laugh-leaf-emoticon.gif


Mình dời hạn về 17h chiều hôm nay nhé ! Nếu không có câu trả lời thì mình sẽ post bài giải lên nha !
big-eye-leaf-emoticon.gif
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom