[Sinh học 6] Sinh thật dễ ! - ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saklovesyao

Bây giờ thì chúng ta chơi một tí cho thoải mái nhé !
Trò "Hộp quà bí mật" đối với box Sinh 6 chúng ta thì không có gì lạ rồi phải không Thế nhưng mình cũng xin được tóm tắt lại cách chơi cho các bạn cùng đọc và chơi cho đúng luật nhé !

Luật chơi như sau ! Sẽ có 10 hộp quà (rất là cute !) và 1 từ khóa cần các bạn giải đáp
Mỗi một hộp quà ẩn chứa 1 câu hỏi. Nếu các bạn trả lời đúng câu hỏi đó thì sẽ được nhận tks và 1 ô chữ cái trong từ khóa sẽ được mở ra
Mỗi bạn sẽ được chọn 1 hộp quà. Nếu người chọn hộp quà trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 5 tks, nếu nhanh thứ 2 sẽ nhận được 2 tks, nhanh thứ 3 được 1 tks
Nếu người không chọn hộp quà trả lời đúng và nhanh nhất thì sẽ được 3 tks, nhanh thứ 2 được 2 tks và nhanh thứ 3 được 1 tks
Lẫn trong 10 hộp quà rất là cute đó có chứa 2 hộp bất ngờ. Nếu chọn được ô đó, người chọn sẽ được 5 tks và 1 ô chữ cái trong từ khóa cũng sẽ tự động mở ra
Ai trả lời được từ khóa trước khi mở 5 hộp đầu tiên sẽ được 10 tks, trả lời được từ khóa sau khi mở 5 hộp đầu tiên sẽ chỉ được 5 tks thôi

Nào mình cùng bắt đầu nhé !

29crqsj.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

langtham_98

nhận hết, có chocolate không(bé sak ở đâu a gửi chocolate cho-chuyển phát nhanh)

Mà a nhận ô số 1,2,3

~~~ Chú ý nội dung gây loãng pic nhé anh :D
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Ô số 1: Các nhóm sinh vật từ Tảo đến các cây Hạt kín hợp lại thành gì ?
Ô số 2: Để nhận biết cây thuộc lớp 1 lá mầm hay 2 là mầm cần phải dựa vào gì ?
Ô số 3: Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?
Ô số 4: Các cây hạt kín có đặc điểm bên ngoài là gì ?
 
B

be_cun06

Em xí trước câu 2: Dựa vào số lá mầm trong phôi! Không biết có đúng không?
 
S

saklovesyao

Đúng nhưng chưa chính xác ! Mọi người tiếp tục đi nào
happy-diver-leaf-emoticon.gif
Sai thì sửa, sợ gì chứ !
 
L

langtham_98

Ô 2:dựa vào số phôi lá mầm,loại rễ(rễ chùm hay cọc), số cánh hoa, kiểu thân(thân gỗ,cỏ,cột,....),kiểu gân lá.............



Ô 3:vì có những đặc điểm thích nghi cao với môi trường như : phôi được bảo vệ bằng lớp vỏ bao bên ngoài, có thêm chất dự trử cho phôi, thụ phấn không phụ thuộc vào nước......
...Và vì nó có khả năng thích nghi nhanh đối với môi trường, hạt kín có khả năng chống chịu và sống tốt hơn ( ban đầu là hạt trần )


Ô 4:Có tất cả các đặc điểm bên ngoài rất đa dạng và phong phú, hoa và các bộ phận trong hoa cũng nhiều kiểu, đa dạng,sinh sản bằng hạt,môi trường sống đa dạng,nhóm thực vật tiến hóa nhất


Ô 1:(bé sak ơi, khó hiểu lắm bé ạ, nói theo kiểu dễ hiểu hơn đi và a cũng học lâu rùi mà
 
Last edited by a moderator:
N

ngobin3

Ô 1: Giới thực vật
Ô 2:
+ Cây một lá mầm: Trong phôi có 1 lá mầm
Cây hai lá mầm: Trong phôi có 2 lá mầm
+ Đặc điểm về thân: Các cây thuộc lớp 1 lá mầm đề có dạng thân cỏ (trừ 1 số
dạng đặc biệt) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ...)
+ Đặc điểm về rễ: Cây 2 lá mầm có rễ cọc, cây 1 lá mầm có rễ chùm
Ô 3: Trải qua nhiều quá trình tiến hóa, thực vật hạt kín là ngành thực vật có nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường hiện nay và có hạt được bảo vệ trong quả nên mới có thể phát triển đa dạng và phong phú như bây giờ.
Ô 4: Cơ quan sinh dưỡng đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép)
 
N

ngobin3

Là SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT đúng không!
P/s: Bé sak làm dễ lộ quá rồi còn gì!
 
S

saklovesyao

idcei8.jpg

Đúng rồi ! Ô chữ của lần này chính là SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT

2 hộp quà may mắn lần này chính là hai hộp số 7 và số 8

Ô chữ này dễ hả
tongue-leaf-emoticon.gif
Chúc mừng anh ngobin3 được 10tks nhé !
speakerphone-leaf-emoticon.gif


Bây giờ chúng ta chuyển qua bài mới nhé !
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tháng 2 – Chương IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Tiết 18 - Ngày 12.2.2012 -Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Lý thuyết -
1. Nhờ đầu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định ?
- Trong quá trình quang hợp, thực vật lý vào khí cacbonic và nhả ra oxi, nhưng trong quá trình hô háp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò cân bằng các khí này trong không khí

2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu
- Trong cung một khu vực nhưng giữa nơi các rừng cây và nơi trống, khí hậy không hoàn toàn giống nhau
- Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực

2me2tcg.jpg

3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
- Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch
- Một số loại cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh
- Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời nắng
- Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, làm giảm ô nhiễm môi trường
 
S

saklovesyao

Tiết 19 -Ngày 12.2.2012 - Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
- Lý thuyết -
1. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn
- Người ta đã đo lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống rừng yếu hơn nhiều so với nơi không có rừng, vì nước mưa khi chảy qua tán là được giữ lại một phần rồi mới rơi xuống đất chứ không xối thẳng xuống như khi không có cây

Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2047.1.jpg.jpg

- Một hiện tượng có thể xảy ra ở các bờ sông, bờ biển đó là hiện tượng xói lở do không có cây ở vên bờ
- Rễ cây có vai trò giữ đất. Do đó khi có mưa lớn, đất trên các đồi trọc dễ theo dòng nước trôi xuống, gây hiện tượng xói mòn. Cũng tương tự, nếu ven bờ sông, bờ biển không có vây giữ đất, khi có sóng mạnh hoặc mưa bão cũng gây hiện tượng xói lở

2. Thực vật góp phần hạt chết ngập lụt, hạn hán
- Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp dòng sông, suối; nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt ; mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán

3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
- Tại các khu vực có trừng, ta thấy nước mưa sau khi rơi xuống rừng sẽ được giữa lại một phần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng thảy ngầm, rồi sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sông… Đó là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp
=> Như vậy, có rừng không những tránh được nạn hạn hán và còn bảo vệ được nguồn nước ngầm
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 20 - Ngày 13.2.2012 - Bài 48: Vai trò của thực vật đối với dộng vật và đối với đời sống của con người
- Lý thuyết -​

I – VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT
- Trong thiên nhiên, các sinh vật nói chung có quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn và nơi sống. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của thực vật đối với động vật

1. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật
- Ta đã biết hầu hết lượng oxi trong khí quyển là do cây xanh nhả ra trong quá trình quang hợp, và cũng nhờ quá trình quang hợp, thực vật đã tổng hợp được các chất hữu cơ
+ Lượng oxi mà thực vật nhả ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với động vật, vì nếu không có oxi thì động vật sẽ yếu dần và chết
+ Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra là nguồn thức ăn chính cho động vật

13291069231643115334_574_574.jpg


- Ngoài vai trò chính là thức ăn của động vật, một số ít trường hợp thực vật cũng có thể gây hại đối với động vật:
+ Một số tảo ở nước khi sinh sản quá nhanh (hiện tượng nước “nở hoa”) sau khi chết làm ô nhiễm môi trường nước, đầu độc cá và các động vật khác ở nước
+ Một vài cây độc đối với cơ thể một số động vật như cây duốc cá, người ta dùng cây này để diệt cá dữ trong đầm nuôi thủy sản

2. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
- Thực vật chẳng những cung cấp nơi ở mà còn là nơi sinh sản cho 1 số loài động vật

II – THỰC VẬT VỚI ĐỜI SỒNG CON NGƯỜI
1. Những cây có giá trị sử dụng
- Thực vật cung cấp cho chúng ta oxi, thức ăn… cho con người
- Để phân biệt cây theo công dụng, người ta chia chúng thành các nhóm cây khác nhau
+ Cây lương thực
+ Cây thực phẩm
+ Cây ăn quả
+ Cây công nghiệp
+ Cây lấy gỗ
+ Cây làm thuốc
+ Cây làm cảnh
+ Cây có công dụng khác

13291068601007325172_574_574.jpg

- Có khi 1 với cùng 1 cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau, tùy bộ phận sử dụng

2. Những cây có hại cho sức khỏe con người
- Bên cạnh đại đa số cây có ích cũng có 1 số ít cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta không sử dụng chúng không đúng cách
+ Cây thuốc lá: Thuốc lá là cây công nghiệp, lá được chế biến làm thuốc hút. Trong thuốc là có nhiều chất độc, đặt biệt là chất nicotin được dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều thì có hại do chất nicotin thấm vào cơ thể sẽ ảnh thưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi, vì vậy ta không nên hút thuốc lá, đặc biệt khi còn nhỏ tuổi

+ Cây thuốc phiện và cây cần sa: Trong nhựa tiết ra từ quả của cây này chứa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả không những cho bản thân mà còn cho cả gia đình và xã hội. Hiện này ở nước ta đã xóa bỏ những vùng trồng cây thuốc phiện và cần sa
 
S

saklovesyao

Tiết 21 - Ngày 15.2.2012 - Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng thực vật
- Lý thuyết -


1. Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng thực vật ?
- Mỗi loài trong giới Thực vật đều có nhũng nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống... Tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới Thực vật
- Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật

2. Đa dạng của thực vật là gì ?
- Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, của các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. Nó được biểu hiện bằng
- Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài
- Sự đa dạng của môi trường sống

3. Tình hình đa dạng của thực vật ở VN
a) Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
- Các nhà Thực vật học ở VN đã cung cấp những số liệu phản ánh tính đa dạng thực vật ở nước ta như sau:
+ Số lượng các loài thực vật có mạch có tới trên 12000 loài. Rêu và tảo cũng có tới 1500 loài. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học
+ Môi trường sống của các loài thực vật rất phong phú: dưới nước, trên cạn, tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau

b) Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở VN
- Nguyên nhân: Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống
- Hâu quả: Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt
- Những loài thực vật quý hiếm xuất hiện ngày càng nhiều. Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mựt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức
- Các nhà thực vật học ơ nước ta đã thống kê được trên 300 loài thực vật quý hiếm của VN

3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của mỗi loài
- Xâ dựng các vườn sinh vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tháng 2 – Chương X: VI KHUẨN – NẤM - ĐỊA Y

Tiết 22 - Ngày 19.1.2012 - Bài 50: Vi khuẩn
- Lý thuyết -

1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn

166ciup.jpg

- Trong thiên nhiên có những sinh vật hết sức nhỏ bé mà bằng mắt ta không thể nhìn thấy được, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe con người. Chúng chiếm số lượng lớn và ở khắp mọi nơi quanh ta, đó là các vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn và virut
- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, mỗi thế bài chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm
- Cấu tạo: Vi khuẩn gồm những cao thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám., từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
- Một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được

2. Cách sinh dưỡng
- Hầu hết vi khuẩn không màu và không có chất diệp lục như ở thực vật nên những vi khuẩn này không tự chế tạo được chất hưu cơ, chúng phải sống bằng các chất hưu cơ có săn trong xác động, thực vật đang phân hủy (hoại sinh), hoặc sống nhờ trên cơ thể sống khác (kí sinh). Cả hai cách sinh dưỡng như vậy gọi là dị dưỡng. Một số ít vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng

3. Phân bố và số lượng
- Trong 1g đất ở cánh đồng có tới hàng trăm triệu vi khuẩn, đặc biệt đất tốt có tới 6-8 tỉ vi khuẩn. Ngược lại, 1g đất ở sa mạch chỉ có vài vạn vi khuẩn. Ở các lớp đất sâu 5m cũng có vi khuẩn nhưng càng xuống sâu số lượng càng ít
- Trong nước, nhất là nước bẩn, có nhiều vi khuẩn: 1cm3 nước này có hàng vạn đến hàng chục vạn vi khuẩn
- 1m3 không khí ở thành phố có hàng vạn đến hàng chục vạn vi khuẩn nhưng không khí trong lành ở biển hoặc trong rừng thì số lượng vi khuẩn có rất ít
 Nhờ khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào nên vi khuẩn có thể có số lượng nhiều như vậy trong các môi trường phân bố. Người ta tính ra rằng trong điều kiện thuận lợi chỉ sau 12 tiếng đồng hồ, từ một vi khuẩn ban đầu có thể sinh ra tới 10 triệu vi khuẩn mới. Nhưng trong thực tế, có nhiều điều kiện bất lợi đối với vi khuẩn nên chúng cũng bị chết nhiều

4. Vai trò của vi khuẩn
- Vi khuẩn phân bố rộng rãi và có số lượng lên nên chúng đóng vai trò khá quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người. Tùy theo tác dụng mà người ta chia chúng làm hai loại: có ích và có hại
a) Vi khuẩn có ích

Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2050.2.jpg.jpg
Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2050.3.jpg.jpg

- Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể
- Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chưa cacbon. Những chất này bị vùi lấp hoặc lắng sâu xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa
- Một số vi khuẩn khác (ví dụ như vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần) có khả năng cố định đạm. Do đó trong các cây họ đậu có nốt sần sẽ bổ sung được nguồn chất đạm cho đất
- Nhiều vi khuẩn gây hiện tượng lên men và được con người sử dụng để chế biến một số thực phẩm như muối dưa, muối cà, làm dấm, làm sữa chua…
- Vi khuẩn còn có vai trò trong công nghệ sinh học: tổng hợp protein, vitamin B12, axit glutamic (để làm mì chính), làm sạch nguồn nước thải và môi trường nước nói chung, sản xuất các sợi thực vật…

b) Vi khuẩn có hại
- Các vi khuẩn kí sinh gây bênh cho người có nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc thối rữa. Các rác rưởi có nguồn gốc hữu cơ, các xác động vật, thực vật chết để lâu ngày bị các vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường

5. Sơ lược về virut
- Kích thước: rất nhỏ, chỉ khoảng 12-50 phần triệu mm
- Hình dạng: dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dạng nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ
- Cấu tạo: rất đơn giản, chua có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình
- Đời sống: kí sinh bắt buộc trên các cơ thể sống khác
- Vai trò: khi kí sinh virut thường gây bệnh cho vật chủ
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 23 - Ngày 19.2.2012 - Bài 51: Nấm
- Lý thuyết -

A. Mốc trắng và nấm rơm
I – Mốc trắng
1. Quan sát hình dạng vào cấu tạo mốc trắng
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có diệp lục và cũng không có chất màu nào khác
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống
- Mốc trắng sinh sản bằng bảo tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính
2. Một vài loại nấm khác
- Mốc tương: để ủ xôi làm tương
- Mốc xanh: từ 1 loại mốc xanh có thể chiết lấy chất kháng sinh penixilin
- Nấm men: để làm rượu

II – Nấm rơm

1329644498375660597_574_574.jpg

- Hình trên vẽ một “cây nấm” như ta vẫn quen gọi. Thật ra đó là cơ quan sinh sản của nấm, còn cơ quan sinh dưỡng là những sợi màu trắng nằm bám trên giá thể
- Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm, dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục

B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm
I – Đặc điểm sinh học
1. Đặc điểm phát triển của nấm
- Cũng như các cơ thể không có chất diệp lục khác, nấm chỉ sử dụng các chất hưu cơ có săn, đặc biệt là các chất hữu cơ thực vật. Ngoài thức ăn, nấm cần nhiệt độ thích hợp để phát triển, tốt nhất là 25oC – 30oC nấm không phát triển được, nước sôi 100oC giết chết nhiều loại nấm. Ngoài ra nấm cũng cần độ ẩm để phát triển

2. Cách sinh dưỡng
- Nhiều nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ mục… Đó là những nấm hoại sinh. Những nấm khác lại sống bám trên cơ thể sống (thực vật, động vật, người) chủ yếu là thực vật. Đó là những nấm kí sinh
- Ngoài hai hình thức kí sinh và hoại sinh, một số nấm còn cộng sinh. Ví dụ, nấm cộng sinh với một số loại tảo thành địa y

II – Tầm quan trọng của nấm
1. Nấm có ích

13296441582027241135_574_574.jpg

2. Nấm có hại
- Nhiều nấm ký sinh trên thực vật đã gây bênh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng. Ví dụ nấm von sống bám trên thân lúa làm cho cây lúa bị nhạt màu, cao vống lên và cho bông nhỏ, hạt lép; nấm than ngô kí sinh trên cây ngô làm hỏng bắp. Ngoài ra còn nhiều nấm gây bệnh cho các cây trồng khác như như mốc bông, chè, cao su, cà phê, khoai tây, cam, quýt…
- Một số nấm ký sinh trên người có thể gây bênh như bệnh hắc lào, chứng nước ăn chân… Vì vậy cần giữ vệ sinh thân thể để tránh các bênh ngoài da do nấm kí sinh gây ra
- Bào tử của nhiều loại nấm mốc có ở khắp nơi trong không khí, rơi vào nơi có điều kiện thuận lợi là chúng phát triển, làm hỏng thức ăn, đồ uống, các đồ dùng
- Một số nấm rất độc, ăn phải có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm tê liệt hệ thàn kinh trung ương như nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim… Nếu ngộ độc nặng có thể bị chết. Việc phân biệt nấm độc và nấm ăn được rất khó. Do đó khi sử dụng nấm làm thức ăn phải hết sức thận trọng, không ăn nấm lạ. Khi bị ngộ độc nấm phải kịp thời rửa ruột và đưa ngay đến bệnh viện để điều trị

 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 24 - Ngày 19.2.2012 - Bài 52: Địa y
- Lý thuyết-
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo
Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2052.1.jpg.jpg
Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2052.2.jpg.jpg
- Địa y là một dạng đặc biết được hành thành do sự chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào. Hình thức sống đó gọi là cộng sinh
- Về hình dạng bên ngoài, địa ý có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi như một búi sợi mắc vào cành cây
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt k màu

2. Vai trò:
- Vì địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và sống được ỏ những nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò “tiên phong mở đường”. Chúng phân hủy đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc cực
- Ngoài ra người ta còn dùng địa y để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Nào mình cùng luyện tập nhé !
scorer-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 1: Quan sát hình dưới đây, cho biết vai trò của thực vật đối với việc điều hòa lượng cacbonic và oxi trong không khí ?

Sinh%20hoc%206%20SGK%20hinh%2046.1.jpg.jpg

Câu hỏi luyện tập số 2: Nhìn bảng sau, cho biết nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa hai nơi A và B khác nhau ? Từ đó rút ra kết luận gì ?

2me2tcg.jpg

Câu hỏi luyện tập số 3: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí ? Điều này có ý nghĩa gì ?

Câu hỏi luyện tập số 4: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu ?

Câu hỏi luyện tập số 5: Tại sao người ta lại nói "rừng cây như một lá phổi xanh" của con người ?


P/s: 5tks dành cho 3 bạn có câu trả lời đúng và nhanh nhất nhé !
tongue-leaf-emoticon.gif
 
N

nhocphuc_pro

Anh trả lời ngắn ngọn thôi nhá:
Câu 2:
Nguyên nhân là 1 nơi có cây rừng còn 1 nơi thì không
=> Nơi có rừng góp phần cài thiện môi trường;....

Câu 5:
Vì rừng lọc không khí trên trái đất.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom