[Sinh học 6] Sinh thật dễ ! - ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saklovesyao

2 bạn đều trả lời đúng rồi đó ! Mình tặng mỗi bạn 4 tks nha
love.gif


Chiều nay, chúng ta sẽ cùng chuyển sang bài mới nhé !
loaloa.gif
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tháng 1 - Chương VII: Quả và Hạt

Tiết 3 - Ngày 13.1.2012 - Bài 32: Các loại quả
- Lý thuyết -


1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả ?
....- Người ta có thể dựa vào đặc điểm của vỏ quả, thịt quả, hạt quả để phân chia các loại quả
2. Các loại quả chính
....- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta phân chia quả thành 2 nhóm:
.........+ Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. VD: quả đậu Hà Lan
.........+ Quả thịt khi chính thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. VD: quả cà chua
a. Các loại quả khô
....- Có 2 loại quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ:
.........+ Quả khô nẻ khi chín thì vỏ tự nứt ra
.........+ Quả khô không nẻ khi chín thì vỏ không nứt
b. Các loại quả thịt
....- Có 2 loại quả thịt: quả hạch và quả mọng
.........+ Quả hạch thì có hạch cứng bọc lấy hạt
.........+ Quả mọng thì gồm toàn thịt
 
S

saklovesyao

Tháng 1 - Chương VII: Quả và Hạt

Tiết 6 – Ngày 14.1.2012 – Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Lý thuyết -​
1. Các bộ phận của hạt
Hình dưới đây sẽ cho bạn thấy các bộ phận của 1 hạt
13266108131851634182_574_574.jpg
- Vỏ bao bọc, bảo vệ hạt
- Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
- Phôi có thể có 1 lá mầm, có thể có 2 lá mầm
- Chất dinh dưỡng của hạt chứ trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm
2. Phân biệt hạt Một lá mầm và hạt Hai lá mầm
- Hình dưới đây sẽ phân tích cho bạn đâu là hạt 1 lá mầm và đâu là hạt 2 lá mầm
- Từ điểm khác nhau của lá mầm, người ta phân thành 2 nhóm cây
+ Cây một lá mầm là những cây phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm. VD: ngô, lúa, kê…
+ Cây hai lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm. VD: cây đỗ đen, lạc, bưởi…

 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tiết 7 – Ngày 14.1.2012 – Bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Lý thuyết -​

1. Các cách phán của quả và hạt
- Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau như phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán
- Con người cũng đã giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp mọi nơi
2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
- Những quả, hạt phát tán nhờ gió thường nhỏ, nhẹ, dễ để cho gió cuốn đi xa
- Những quả, hạt phát tán nhờ động vật thường nhỏ, thơm, thu hút động vật đến
- Những quả, hạt tự phát tán thường khá to, nặng, khi rơi xuống thì tự mọc lên cây mới
 
S

saklovesyao

Tiết 8 – Ngày 15.1.2012 – Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Lý thuyết -​

1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Mô tả thí nghiệm 1 : Chọn 1 số hạt đỗ tốt, khô, bỏ vào 3 cốc thủy tin, mỗi cốc 10 hạt, cốc một không bỏ gì thêm, cốc 2 đổi nước cho ngập hạt khoảng 6-7 cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát
- Kết quả thí nghiệm: sau 3-4 ngày
+ Cốc có 10 hạt đỗ đen để khô thì không có hiện tượng gì xảy ra, 0 có hạt nào nảy mầm
+ Cốc có 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước thì hạt đỗ đen bở ra, không có hạt nào nảy mầm
+ Cốc có 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm thì có 5 – 10 hạt nảy mầm

- Mô tả thí nghiệm 2: Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá.
- Kết quả thí nghiệm: sau 3-4 ngày, không có hạt nào nảy mầm

2. Kết luận
- Những thí nghiệm trên cho ta biết 3 điều kiên bên ngoài cần cho hạt nảy mầm:
+ Độ ẩm
+ Không khí
+ Nhiệt độ
- Sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
+ Hạt giống phải tốt
+ Không bị sâu mọt
+ Không bị sứt sẹo
+ Không bị mốc
+ Chưa nảy mầm
- Tất cả các yếu tố trên tác động đồng thời đến sự nảy mầm của hạt, thiếu bất cứ một yếu tố nào hạt cũng không thể nảy mầm được

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất ?
- Sau khi gieo hạt gặp trời mua to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay, tạo điều kiện về mặt độ ẩm cho hạt nảy mầm
- Phải lầm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt, tạo điều kiện cho không khí lọt xuống mặt đất, cung cấp không khí cho hạt
- Khi trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo, tạo điều kiện thích hợp về nhiệt độ cho hạt
- Phải gieo hạt đúng thời vụ, bảo đảm những điều kiện bên ngoài cho hạt
- Phải bảo quản tốt hạt giống, không để hạt giống bị sâu mọt, ẩm mốc, nảy mầm sớm….
 
S

saklovesyao

Tiết 9 – Ngày 15.1.2012 – Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
- Lý thuyết -

I. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

132661067174859791_574_574.jpg

2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
+ Hoạt động chính của lá cây là chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây. Nhưng lá muốn thực hiện chức năng đó phải nhờ hoạt động của rễ hập thụ nước và muối khoản, đồng thời các chất đó phải được vận chuyển qua thân mới lên được lá
+ Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giải, sự quang hợp của lá yêu không cung cấp để chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tơi sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
+ Nếu ta bón đúng, bón đủ các loại phân thì rễ cây sẽ hoạt động tốt, chuyển được nhiều nguyên liệu cho lá, với anh sáng đầy đủ lá sẽ quang hợp tốt, chế tạo được nhiều chất hữu cơ giúp cho các cơ quan khác cũng phát triển (thân sẽ mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt...)

3. Rút ra kết luận:
- Cây có hoa là một thể thống nhất vì :
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưỡng đến cơ quan khác và toàn bộ cây

II. CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG
1. Các cây sống dưới nước:
- Môi trường nước có sức nâng đỡ, nhưng lại thiếu oxy
- Một số loài cây có lá trôi nổi trên mặt nước, phiến to nhằm có thể tiếp nhận được đủ lượng oxy cần thiết cho cây
- Một số loài cây có lá ở dưới nước nhưng bị teo nhỏ, nhằm có thể lấy được lượng oxy nhỏ bé được hòa chung trong nước, duy trì sự sống cho cây
- Một số cây có cuống lá phìn to, sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp giúp cây tích trữ được oxy cần thiết cho sự sống

2. Các cây sống ở trên cạn
- Các cây sống ở trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tốt: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa,…), loại đất khác nhau
- Khi quan sát các cây ngoài thiên nhiên, người ta có nhận xét như sau:
+ Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng, gió nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông để lấy nước, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài để chống chọi với cái nóng của vùng sinh sống
+ Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân thường vươn vao, các cành tập trung ở ngọn để lấy không khí

3. Cây sống trong môi trường đặc biệt
- Một vài nơi trên TĐ có những điều kiện đặc biệt không thích hợp cho đa số loại cây, nhưng một số ít vẫn sống được. VD:
+ Cây dước có rễ chống giúp cho cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
+ Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thường là các loại xương rồng mọng nước (dự trữ nước), các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài, ăn sâu hoặc lan rộng và nông (tìm kiếm nguồn nước), các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai (giảm sự thoát hơi nước)

4. Rút ra kết luận
- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên TĐ: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh…
 
S

saklovesyao

loaloa.gif
Nào mình cùng luyện tập nhé !
loaloa.gif


Câu hỏi luyện tập số 1: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm
Câu hỏi luyện tập số 2: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?
Câu hỏi luyện tập số 3: Sau khi học xong bài này, có bạn nói: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo bạn thì câu nói này có chính xác không ? Vì sao ?


P/s: 5 tks cho 2 bạn trả lời nhanh và đúng nhất nhé !
love.gif
 
M

mia_kul



Câu hỏi luyện tập số 1: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm
Câu hỏi luyện tập số 2: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?
Câu hỏi luyện tập số 3: Sau khi học xong bài này, có bạn nói: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo bạn thì câu nói này có chính xác không ? Vì sao ?


1. Đặc điểm khác nhau giữa 2 loại ở
+số lá mầm: 1 lá mầm và 2 lá mầm
+ nơi chứa chất dinh dưỡng: ở phôi nhũ; lá mầm
2.Hạt to, chắc, mẩy: Những hạt này sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.
- Hạt không bị sứt, sẹo: Các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.
- Hạt không sâu bệnh: Sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây con khi mới hình thành.
3.Câu nói trên chưa chính xác, vì: hạt lạc không có phần chất dinh dưỡng dự trữ riêng mà chất này được chứa trong lá mầm của phôi.

p.s: Em dùng font khác đi, khó đọc lắm :-j
 
S

saklovesyao

Chị mia_kul trả lời đúng rồi đó ! Em tặng chị 5 tks nha !
love.gif


Tiếp nhé !
in-love-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 4: Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì ?
Câu hỏi luyện tập số 5: Kể tên 5 loại quả và hạt có thể tự phát tán mà bạn biết
Câu hỏi luyện tập số 6: Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió ?
Câu hỏi luyện tập số 7: Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Điều đó đúng hay sai ? Tại sao ?


P/s: 10 tks cho 2 người trả lời nhanh và đúng nhất nhé !

@ mia_kul: Có khi chị dùng FireFox thì font Fixedsys khó đọc thật. Em chuyển sang Book Antiqua nhé ! Tại em quen dùng Chrome rồi nên không biết
sweating-leaf-emoticon.gif
 
K

khoatoannangcao

4.Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm nhỏ, thơm, thu hút động vật đến.
5. 5 loại quả và hạt có thể tự phát tán:
-Chi chi.
-Đậu bắp
-Cải
Hết biết.
6.
Đặc điểm.
nhỏ, nhẹ, dễ để cho gió cuốn đi xa
7.
Đúng, vì hạt rơi chậm có khối lượng nhẹ dễ bị gió cuốn nên nó rơi chậm.
 
L

luutieuthu71

[Sinh 6] Sinh thật dễ

Câu hỏi luyện tập số 4: Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường nhỏ, thơm, thu hút động vật đến
Câu hỏi luyện tập số 5: 5 loại quả và hạt có thể tự phát tán:
_Quả cải
_Quả chi chi
_Quả đậu bắp
_Quả đậu Hà Lan
_Quả bông
*Các loại quả tự phát tán thường thuộc nhóm quả khô nẻ.

Câu hỏi luyện tập số 6:
Những quả và hạt
phát tán nhờ gió thường nhỏ, nhẹ, dễ để cho gió cuốn đi xa
Câu hỏi luyện tập số 7: Đúng. Vì những hạt rơi chậm là những hạt rất nhẹ => Gió dễ cuốn đi
 
S

saklovesyao

2 bạn khoatoannangcao và luutieuthu71 trả lời đúng rồi đó !
shy-leaf-emoticon.gif


Tiếp nha !
scorer-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 8: Trong thí nghiệm 2 (phần lý thuyết) ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Câu hỏi luyện tập số 9: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Câu hỏi luyện tập số 10: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phục thuộc vào chất lượng hạt giống ?


P/s: 10 tks cho 2 người trả lời đúng và nhanh nhất nhé !
laugh-leaf-emoticon.gif
 
N

ngobin3


Câu hỏi luyện tập số 8: Trong thí nghiệm 2 (phần lý thuyết) ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Câu hỏi luyện tập số 9: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Câu hỏi luyện tập số 10: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phục thuộc vào chất lượng hạt giống ?


P/s: 10 tks cho 2 người trả lời đúng và nhanh nhất nhé !
laugh-leaf-emoticon.gif
Câu hỏi luyện tập số 8: Cốc 3 của thí nghiệm 1 được sử dụng làm cốc đối chứng. Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về nhiệt độ. Thí nghiệm chứng minh dù đủ nước, không khí nhưng lạnh quá (hoặc nóng quá) hạt cũng không nảy mầm được.
Câu hỏi luyện tập số 9:
Những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm
+ Điều kiện bên ngoài:Đủ nước, không khí, và nhiệt độ thích hợp,
+Điều kiện bên trong: Hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.
Câu hỏi luyện tập số 10:
Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất l ượng hạt giống cần thiết ké t hí nghiệm như sau: làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài ( đủ nước, không khí, nhiệt độ ), chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống, ví dụ chỉ có một cốc có hạt giống tốt ( Hạt chắc mẩy, không bị sứt sẹo, mốc ) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt sấu, hạt bị mọt, bị mốc, hạt lép, hạt bị sứt sẹo.
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bạn ngobin3 trả lời đúng rồi đó !

Các bạn tiếp tục giành lấy 10 tks còn lại đi nào
glass-leaf-emoticon.gif
 
L

luutieuthu71

[Sinh 6] Sinh thật dễ

Câu hỏi luyện tập số 8: Trong thí nghiệm 2 (phần lý thuyết) ta đã dùng cốc thí nghiệm số 3 để làm đối chứng. Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện NHIỆT ĐỘ. Thí nghiệm nhằm chứng minh cây cần nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng.
Câu hỏi luyện tập số 9:
Để cho hạt nảy mầm, cần:
Những điều kiện bên ngoài:
_Độ ẩm
_Không khí
_Nhiệt độ

Những điều kiện bên trong:
_Hạt giống phải tốt
_Không bị sâu mọt
_Không bị sứt sẹo
_Không bị mốc
_Chưa nảy mầm

Câu hỏi luyện tập số 10:
Chuẩn bị 2 cốc có lót bông ẩm:
_Cốc 1: Gieo vào 10 hạt đậu tốt, k sâu mọt hay sứt sẹo hoặc bị mốc & chưa nảy mầm.
_Cốc 2: Gieo vào 10 hạt đậu, 1 số bị sứt sẹo, 1 số bị sâu mọt, 1 số bị mốc hay đã nảy mầm.
Kết quả: (Các bạn thử làm nhé, mình chỉ trình bày thí nghiệm thôi :) )


 
S

saklovesyao

Đúng rồi đó ! Tiếp nhé !
victory-sign-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 10: Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?
Câu hỏi luyện tập số 11: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất ? Cho Vd ?
Câu hỏi luyện tập số 12: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?
P/s: 10 tks cho 1 bạn nhanh và đúng nhất nhé !
happy-diver-leaf-emoticon.gif
 
N

ngobin3

Đúng rồi đó ! Tiếp nhé !
victory-sign-leaf-emoticon.gif


Câu hỏi luyện tập số 10: Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?
Câu hỏi luyện tập số 11: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất ? Cho Vd ?
Câu hỏi luyện tập số 12: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?
P/s: 10 tks cho 1 bạn nhanh và đúng nhất nhé !
happy-diver-leaf-emoticon.gif

Câu hỏi luyện tập số 10: Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
Câu hỏi luyện tập số 11:
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
- Tác động váo một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
VD:
Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.
Câu hỏi luyện tập số 12:
Rau là một lọai cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới nước, bón phân, và vun xới thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng.
Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp lá sẽ giảm, chế tạo ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt.Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hũu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.
 
L

luutieuthu71

[Sinh học 6] Sinh thật dễ

Câu hỏi luyện tập số 10: Cây có hoa có các cơ quan & chức năng như sau:
_Quả: Bảo vệ hạt & góp phần phát tán hạt.
_Lá cây: Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài & thoát hơi nước.
_Nhị & nhuỵ hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt & tạo quả.
_Thân cây: Vận chuyển nước & muối khoáng từ rễ lên lá & chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
_Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì & phát triển nòi giống.
_Rễ: Hấp thụ nước & muối khoáng cho cây.
Câu hỏi luyện tập số 11: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ sau để cây thành một thể thống nhất:
_ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
_ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
.
Vd:
_ Hoạt động chính của lá cây là chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây. Nhưng lá muốn thực hiện chức năng đó phải nhờ hoạt động của rễ hập thụ nước và muối khoáng, đồng thời các chất đó phải được vận chuyển qua thân mới lên được lá
_Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giải, sự quang hợp của lá yêu không cung cấp để chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tơi sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
_Nếu ta bón đúng, bón đủ các loại phân thì rễ cây sẽ hoạt động tốt, chuyển được nhiều nguyên liệu cho lá, với anh sáng đầy đủ lá sẽ quang hợp tốt, chế tạo được nhiều chất hữu cơ giúp cho các cơ quan khác cũng phát triển (thân sẽ mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt...)

Câu hỏi luyện tập số 12: Vì trên đất khô cằn thiếu nước, rễ cây không hấp thụ được nước & muối khoáng để thân cây vận chuyển lên lá để quang hợp hay chế tạo chất hữu cơ nuôi thân cây (làm giảm sự phát triển), các cơ quan của cây (gây cản trở việc nhị & nhuỵ thụ phấn, thụ tinh, kết hạt & tạo quả) => Lá k xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch thấp.
 
S

saklovesyao

Đúng rồi ! Bạn ngobin3 được 10 tks nhé !
laugh-leaf-emoticon.gif


Tiếp !

Câu hỏi luyện tập số 13: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
Câu hỏi luyện tập số 14: Nêu một vài VD về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường
Câu hỏi luyện tập số 15: Các cây sống trong những môi trường đặc biết (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài VD ?

P/s: 5 tks cho 3 người nhanh và đúng nhất nhé !
laugh-leaf-emoticon.gif

Sau khi kết thúc câu 15 chúng ta sẽ chuyển sang Ôn tập chương VII. Sẽ có nhiều điều thú vị đón chờ các bạn đó
devil-laugh-leaf-emoticon.gif
 
L

luutieuthu71

[Sinh học 6] Sinh thật dễ

Câu hỏi luyện tập số 13: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như sau:
- Một số loài cây có lá trôi nổi trên mặt nước, phiến to nhằm có thể tiếp nhận được đủ lượng oxy cần thiết cho cây
- Một số loài cây có lá ở dưới nước nhưng bị teo nhỏ, nhằm có thể lấy được lượng oxy nhỏ bé được hòa chung trong nước, duy trì sự sống cho cây
- Một số cây có cuống lá phìn to, sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp giúp cây tích trữ được oxy cần thiết cho sự sống


Câu hỏi luyện tập số 14: VD về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường:
+ Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng, gió nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông để lấy nước, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài để chống chọi với cái nóng của vùng sinh sống
+ Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để lấy không khí


Câu hỏi luyện tập số 15: Các cây sống trong những môi trường đặc biết (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm sau:
_Cây đước có rễ chống giúp cho cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
_Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thường là các loại xương rồng mọng nước (dự trữ nước), các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài, ăn sâu hoặc lan rộng và nông (tìm kiếm nguồn nước), các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai (giảm sự thoát hơi nước)

Vd: Cây đước, cây bần, cây xương rồng, cây vẹt, cỏ lạc đà...

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom