[sinh học 10] Nhóm thảo luận - Star loves

T

thanhtruc3101

ôi~ lại tự post tự trả lời rồi
bài tạp 3:1 gen nhân đôi tạo thành 2 gen con đã làm hình thành 3800LKH. trong số LKH đó, số LKH trong các cặp G, X nhiều hơn số LKH trong A, T là 1000
a. chiều dài của gen?
b. gen tự nhân đoi tạo ra các gen có tổng mạch đơn nhiều gấp 8 lần so với mạch đơn ban đầu của gen.tìm:
-số lần tự nhân đôi của gen
-số Nu tự do mỗi loại môi trường cung cấp
a. số LKH ở gen mẹ là:[TEX] H=\frac{3800}{2}=1900 LK[/TEX]
trong mỗi gen, LKH của G, X nhiều hơn A, T là:
[TEX]\frac{1000}{2}=500[/TEX]
ta có:[TEX] 2A+3G=1900 (1)[/TEX]
[TEX]3G-2A=500 (2)[/TEX]
(1)(2)=> G=X=400Nu; T=A=350Nu
số Nu trên gen là: N=2(A+G)=2(400+350)=1500 Nu
chiều dài của gen:[TEX] L=\frac{1500.3,4}{2}=2550A^o[/TEX]
b. số mạch đơn trong tất cả các gen con là: 2.8=16 mạch
số gen con là: [TEX]\frac{16}{2}=8 gen[/TEX]
số làn tự nhân đôi là:[TEX] 2^x=8=>x=3[/TEX]
số Nu môi trường cung cấp:
[TEX]N_{Atd}=350.7=2450 Nu[/TEX]
[TEX]N_{Gtd}=400.7=2800 Nu[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

Bài tiếp theo nè :)


Chiều dài một phân tử ARN là [TEX]5100 \AA[/TEX] . Trên ARN có 5 riboxom trượt qua không quay trở lại . Khoảng cách thời gian giữa riboxom thứ nhất với riboxom cuối cùng là 7,2 giây. Các riboxom kế tiếp đều có khoảng cách bằng nhau . Riboxom thứ nhất trượt qua hết phân tử ARN mất 50s .
a, Vận tốc trượt của mỗi riboxom là ?
b, Khoảng cách giữa riboxom đầu tiên và riboxom cuối cùng bằng bao nhiêu [TEX]\AA[/TEX]
c, Khoảng cách giữa 2 riboxom kế tiếp nhau bằng bao nhiêu [TEX]\AA[/TEX]
d, thời gian của cả quá trình tổng hợp protein là bao nhiêu giây ?
 
C

cattrang2601

Bài tiếp theo nè :)


Chiều dài một phân tử ARN là [TEX]5100 \AA[/TEX] . Trên ARN có 5 riboxom trượt qua không quay trở lại . Khoảng cách thời gian giữa riboxom thứ nhất với riboxom cuối cùng là 7,2 giây. Các riboxom kế tiếp đều có khoảng cách bằng nhau . Riboxom thứ nhất trượt qua hết phân tử ARN mất 50s .
a, Vận tốc trượt của mỗi riboxom là ?
b, Khoảng cách giữa riboxom đầu tiên và riboxom cuối cùng bằng bao nhiêu [TEX]\AA[/TEX]
c, Khoảng cách giữa 2 riboxom kế tiếp nhau bằng bao nhiêu [TEX]\AA[/TEX]
d, thời gian của cả quá trình tổng hợp protein là bao nhiêu giây ?


em giải bài này nha :)

a, Vận tốc trượt của riboxom là
[TEX]v = \frac{l_{ARN}}{t_1} = \frac{5100}{50} = 102 \AA / s[/TEX]

b, Khoảng cách về độ dài giữa 2 riboxom kề nhau là :
[TEX]l = v . t_2 = 102 . 7,2 = 734 \AA[/TEX]

c, Khoảng cách về độ dài giữa 2 riboxom kề nhau là
[TEX]\Delta l = \frac{D}{n-1} = \frac{734,4}{5-1} = 183,6 \AA[/TEX]

d, Thời gian của cả quá trình tổng hợp protein là
[TEX]T = t_1 + 1_2 = 50 + 7,2 = 57,2 s[/TEX]


Bài tiếp theo đây :)

Một gen dài 5100 [TEX]\AA[/TEX] sao mã 3 lần , mỗi mã sao tạo ra đều cho 5 riboxom trượt qua không quay lại . Các riboxom luôn cách đều nhau là 61,2 [TEX]\AA[/TEX] tương ứng với thời gian 1,2 giây . Biết thời gian chuyển tiếp của riboxom giữa 2 ARN liên tiếp là 2 giây . Thời gian của cả quá trình tổng hợp protenin nói trên là ?
 
T

thanhtruc3101

Một gen dài 5100 [TEX]\AA[/TEX] sao mã 3 lần , mỗi mã sao tạo ra đều cho 5 riboxom trượt qua không quay lại . Các riboxom luôn cách đều nhau là 61,2 [TEX]\AA[/TEX] tương ứng với thời gian 1,2 giây . Biết thời gian chuyển tiếp của riboxom giữa 2 ARN liên tiếp là 2 giây . Thời gian của cả quá trình tổng hợp protenin nói trên là ?

vận tốc: [TEX]\frac{61,2}{1,2}=51 A^o/s[/TEX]
thời gian tổng hợp xong sau 3 lần sao mã:
[TEX][\frac{5100}{51}+(5-1).1,2].3=314,4s[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

vận tốc: [TEX]\frac{61,2}{1,2}=51 A^o/s[/TEX]
thời gian tổng hợp xong sau 3 lần sao mã:
[TEX][\frac{5100}{51}+(5-1).1,2].3=314,4s[/TEX]

Cảm ơn chị thanhtruc3101 đã tham gia đóng góp ý kiến nhưng bài chị làm chưa đúng chị nha :)

Vận tốc trượt của riboxom là :

[TEX]v = \frac{d}{\Delta t} = \frac{61,2}{1,2} = 51 \AA / s[/TEX]

Thời gian tổng hợp một phân tử protein là :

[TEX]t_1 = \frac{l}{v} = \frac{5100}{51} = 100[/TEX] (giây)

Khoảng chác thời gian giữa riboxom thứ nhất với riboxom thứ 5 là

[TEX]t_2 = 1,2 (5 - 1) = 4,8[/TEX] (giây)

Thời gian cả quá trình tổng hợp protein là

[TEX]t = 100 . 3 + 4,8 + (3-1) .2 = 308,8[/TEX] (giây)
 
Last edited by a moderator:
H

hiepkhach_giangho

tớ có 1 bài.hay
1 gen có tổng số 2 loại Nu = 40 %. Gen đó tái sinh 2 đợt liên tiếp đồi hỏi môi trường nội bào cung cấp 9000 Nu , Khi các gen con sinh ra đều sao mã 1 lần cần tất cả 2908 U và 1988 G

tính số lượng lừng loại ribonucleic của mỗi phân tử m ARN
 
T

thanhtruc3101

tớ có 1 bài.hay
1 gen có tổng số 2 loại Nu = 40 %. Gen đó tái sinh 2 đợt liên tiếp đồi hỏi môi trường nội bào cung cấp 9000 Nu , Khi các gen con sinh ra đều sao mã 1 lần cần tất cả 2908 U và 1988 G

tính số lượng lừng loại ribonucleic của mỗi phân tử m ARN

TH1: %A+%T=40%=> %A=%T=20% => %G=%X=30%
ta có: [TEX]\frac{A}{G}=\frac{2}{3} (1)[/TEX]
theo đề:[TEX] N(2^2-1)=9000 <=> N=2A+2G=3000 (2)[/TEX]
[TEX](1)(2)=> A=T=600 Nu; G=X=900 Nu[/TEX]
[tex] \sum U_{m}=2908Nu => U_m=727 Nu[/tex]
[tex] \sum G_{m}=1988 Nu => G_m=497 Nu [/tex]
ta có:[TEX] T1+T2=T=600 [/TEX] mà [tex]U_m > T[/tex]=> loại

TH2:[TEX] %G+%X=40% => \frac{A}{G}=\frac{3}{2} (3)[/TEX]
[TEX](2)(3)=> A=T=900Nu; G=X=600 Nu[/TEX]
giả sử nhận mạch 1 làm mạch gốc, ta có:
[TEX]T1+T2=T=900 <=> U_m+T2=900 <=> T2=A1=173 Nu[/TEX]
[TEX]G1+G2=G=600 <=> G_m + G2=600 <=> G2=X1=103 Nu[/TEX]
vậy số lượng từng loại rN của mARN:
[TEX]G_m=497; U_m=727; A_m=173; X_m=103[/TEX]
giả sử nhận mạch 2 làm mạch bổ sung, ta có:
[TEX]G_m=497; U_m=727; A_m=103; X_m=173[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

dacdanh2000@gmail.com

Trong quá trình sao mã của gen, môi trường nội bào đã cung cấp 600 rinu loại G, 1260 loại A. Trên mạch 1 của gen có T = 420, G = 100. Trên mạch 2 có G = 200, T = 180. a/ Xđ mạch gốc và số lần sao mã của gen? b/ Tính số rinu trự do cần dùng của loại còn lại?
 
B

bangha_hunnie

Trong quá trình sao mã của gen, môi trường nội bào đã cung cấp 600 rinu loại G, 1260 loại A. Trên mạch 1 của gen có T = 420, G = 100. Trên mạch 2 có G = 200, T = 180. a/ Xđ mạch gốc và số lần sao mã của gen?
b/ Tính số rinu trự do cần dùng của loại còn lại?

$T_1=A_2=420$
$A_1=T_2=180$
$X_1=G_2=200$
$G_1=X_2=100$

Giả sử: Mạch 1 là mạch gốc
$\to$ Số lần sao mã của gen $=\dfrac{600}{200}=\dfrac{1260}{420}=3$ (thỏa mãn)
Vậy Mạch 1 là mạch gốc của gen

(Nếu giả sự mạch 2 là mạch gốc thì $\dfrac{600}{100}=6 \not \dfrac{1260}{180}=7$ (loại))

rNu cần dùng của từng loại:
$rA=3.420=1260$
$rU=3.180=540$
$rG=3.200=600$
$rX=3.100=300$

 
Top Bottom