[sinh học 10] Nhóm thảo luận - Star loves

S

starlove_maknae_kyuhyun

Chào các bạn trong nhóm starloves :

Trúc off, nên tớ giúp Trúc quản lí pic một thời gian !
và lần này sẽ học theo chuyên đề ! mong các bạn hưởng ứng nhiệt tình !


Chuyên đề sinh học bao gồm :
1. Bài toán cấu trục ADN
2. Bài toán cơ chế tự nhân đôi AND
3. bài toán cấu trúc ARN
4. Bài toán cơ chế tổng hợp ARN
5. Bài toán cấu trúc protenin
6. bài toán cơ chế tông hợp protein
7. bài toán nhiễm sắc thể và cơ chế nguyên phân
8. bài toán cơ chế giảm phân và thụ tinh
9. bài toán qui luật di truyền
10. bài toán đột biễn gen
11. bài toán đột biến NST
12. bài toán biến dị tổ hợp - thường biến
13. bài toán các đinh luật của menden
14. bài toán liên kết gen - hoán vị gen
15. bài toán tương tác gen

Chúc các bạn học tốt ! starlove thân !
 
T

thanhtruc3101

các bạn làm 2 bài này xong post bài tập mới nha
BT1: cho 1 đợn gen có 2400 Nu, và có số liên kết H=3050
a. tính số Nu từng loại (A,T,G,X)
b. tính chiều dài đoạn gen
c. tính tổng liên kết hóa trị của gen

BT2: cho %G-%A=15, và chiều dài là 4080 angtron
a. tính tỉ lệ % từng loại Nu
b. tính số Nu từng loại
c. khối lượng và số liên kết H=?
.................................
..................
.......
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

Chào các bạn

BT1: cho 1 đợn gen có 2400 Nu, và có số liên kết H=3050
a. tính số Nu từng loại (A,T,G,X)
b. tính chiều dài đoạn gen
c. tính tổng liên kết hóa trị của gen

solution:

a, ta có hệ gồm hai phương trình $ 2A + 2G = 2400 $;$ 2A + 3G =3050 $ ------> số lượng mỗi loại nu
b, áp dụng công thức tính chiều dài gen
c, áp dụng công thức tính tổng liên kết cộng hóa trị trong gen :$ 2N-N $


cho $ %G-%A=15 $, và chiều dài là 4080 angtron
a. tính tỉ lệ % từng loại Nu
b. tính số Nu từng loại
c. khối lượng và số liên kết H=?

p/s : cái này tớ nghĩ là $ %G-%A=15% $


solution :

a,ta có hệ phuơng trình :
$ %G-%A=15% $
$ %G+%A=50% $
b, từ công thức chiều dài của gen $ L = 3,4.\frac{n}{2} = Số chu kì . 34 $=> tổng số Nu ==> số Nu mỗi loại
c, áp dụng công thức tính khối Một Nu có khối lượng trung bình bằng 300 DVC
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

bài 1: cho 1 mạch của ADN có các Nu như sau:
AGX XTA XGG ATG XAT GGX AAX
a. hãy viết mạch bố sung với nó
b. tính chiều dài và khối lượng đoạn gen nói trên
c. tính tỉ lệ % của các loại Nu có trong đoạn gen trên

bài 2: trên một mạch của gen có số loại G=360 và chiếm 20% Nu của mạch đó
a. cho biết số chu kì xoắn của gen
b. nếu mạch nói trên có số Nu loại X=1080 thì thì số lượng Nu và tỉ lệ % từng loại Nu của gen là bao nhiêu?

chú ý: xét trên mạch 1 của gen: X1+G1=X=G và A1+T1=A=T (nhắc lại kiến thức @@)
các bạn làm bài tốt nhé!!! :)
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

bài 1: cho 1 mạch của ADN có các Nu như sau:
AGX XTA XGG ATG XAT GGX AAX
a. hãy viết mạch bố sung với nó
b. tính chiều dài và khối lượng đoạn gen nói trên
c. tính tỉ lệ % của các loại Nu có trong đoạn gen trên
a. theo NTBS: A-T; G-X ta có thể hoàn thành mạch thứ 2:
M1: AGX XTA XGG ATG XAT GGX AAX
M2: TXG GAT GXX TAX GTA XXG TTG
b. gen trên có 21 cặp Nu
vì có 21 CẶP Nu nên khi tính chiều dài của gen, ta ko cần chia 2 nữa, vì mục đích chia 2 trong công thức là để lấy số Nu của 1 mạch. vì vậy chiều dài gen trên là:
l=21.3,4=71,4 angtron
khối lượng của gen là: 21.2.300=12600 đvC
c. số Nu loại T=A=9 Nu; G=X=12 Nu
tỉ lệ % Nu loại T=A=[TEX] \frac{9.100}{21.2}[/TEX]~21,4%
%G=%X= 50-21,4=28,6%

bài 2: trên một mạch của gen có số loại G=360 và chiếm 20% Nu của mạch đó
a. cho biết số chu kì xoắn của gen
b. nếu mạch nói trên có số Nu loại X=1080 thì thì số lượng Nu và tỉ lệ % từng loại Nu của gen là bao nhiêu?
a. ta có: [TEX]C=\frac{N}{20}[/TEX] (C là số vòng xoắn)
trước khi tính C, phải tính N trước
theo đề: trên một mạch của gen có số loại G=360 và chiếm 20% Nu của mạch đó, nhờ dữ kiện này ta tính đk số Nu trên 1 mạch(vì số liệu trên 1 mạch)
[TEX]N1=\frac{100.360}{20}=1800 Nu[/TEX]
vậy số Nu trên cả 2 mạch là: 2.1800=3600 Nu
[TEX]C=\frac{3600}{20}=180[/TEX] vòng
b. số Nu loại G=X=G1+X1=360+1080=1440 Nu
số Nu loại A=T=A1+T1=N1-(G1+X1)= 1800-1440=360 Nu
tỉ lệ Nu từng loại:
%A=%T=[TEX]\frac{360.100}{3600}=10%[/TEX]
%G=%X= 50-10=40%
 
T

thanhtruc3101

vấn đề 1: CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA ADN:
ADN thường gặp các dạng xoắn kép A, B, C, D và Z trong đó dạng B là phổ biến, gồm 2 mạch xoắn kép trái chiều nhau (cách nhau [TEX]20A^0[/TEX])có nhiều chu kì (mỗi chu kì dài[TEX] 34 A^0[/TEX]), mỗi Nu dài[TEX] 3,4 A^0[/TEX], có khối lượng 300 đvC, 3 thành phần cấu tạo nên là H3PO4, đường C5H10O4 và các bazo nitơ(A,T,G,X) trong đó A và G có kích thước lớn và 2 loại G và X có kích thước bé

2. GEN, CÁC LOẠI GEN
-Gen: là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định là protein hay phân tử ARN
- Có nhiều loại gen: gen cấu trúc, gen điều hoà và gen nhảy...
+ Gen cấu trúc mang thông tin mã hóa tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit
+ Gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác
+ gen nhảy là gen có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của hệ gen, làm tăng biến dị tổ hợp gen

3. CẤU TRÚC CỦA GEN
Một gen mã hóa điển hình gồm có 3 vùng có trình tự các Nu là
-Vùng điều khiển đầu gen: nằm ở đầu gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
-Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin, ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa ko liên tục, vùng mã hóa axit amin là exon, vùng ko mã hóa axit amin là intron
-Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thúc phiên mã

4. MÃ DI TRUYỀN
- Khái niệm: mã di truyền là trình tự cac Nu trong gen quy định trình tự cac axit amin trong phân tử protein. mã di truyền là mã bộ ba
-đạc điểm mã di truyền:
+ Mã di truyền đk đọc theo chiều 5'->3' từ 1 điểm xác định trên mARN
+ mã di truyền đọc liên tục theo từng cụm 3 ARN kế tiếp nhau
+ Mã di truyền mang tính phổ biến chung cho loài
+ Mã di truyền mang tính thái hóa, nghĩa là 2 hay nhiều bộ ba mã hóa cho 1 loại axit amin
+ Mã di truyền có 1 bộ ba mở đầu AUG, và bộ ba kết thúc UAA, UAG, UGA
+ Mã di truyền có tính đặc trưng là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin

5. QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN (TỰ SAO MÃ)
-Thời điểm tự sao: pha S của chu kì
-Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
-Các bước tự sao:
+B1: tháo xoắn phân tử ADN nhờ enzim ADN polimeraza tách 2 mạch tạo chạc hình chữ Y để lộ ra 2 mạch khuôn
+B2: Tổng hợp 2 mạch mới, vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'->3', nên trên mạch khuôn 3'->5', mạch bổ sung đk tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp từng đoạn, gọi là đoạn okazaki sau đó nối lại nhờ enzim ADN ligaza. Các Nu vào bổ sung theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X
+B3: hình thành 2 phan tử ADN con giống hệt nhau và xoắn lại, mỗi ADN con trong đó 1 mạch mới còn mạch kia của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo toàn)
 
T

thanhtruc3101

6. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC LOẠI ARN
- Cấu trúc: ARN được cấu trạo 1 mạch đơn, được tạo ra từ gen, gồm các đơn phân, mỗi đơn phân gồm có 3 thành phần là H3PO4, đường C5H10O5 và bazo nitric (A,U,G,X). Kích thước ngắn hơn phân tử ADN, có thể là mạch thẳng(mARN), có thể là mạch xoắn (tARN), có thể thay đổi hình dạng liên tục (rARN)
-Chức năng:
+mARN làm nhiệm vụ khuôn mẫu cho dịch mã ở riboxom
+tARN mang axit amin tới riboxom để dịch mã
+rARN kết hợp với protein tạo ra riboxom, nơi tổng hợp protein. Riboxom gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp protein xảy ra mới liên kết lại để hoạt động

7. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PRÔTÊIN gồm 2 giai đoạn: phiên mã và dịch mã
-Giai đoạn phiên mã (tổng hợp ARN): tạo ra các loại ARN, quá trình có thể chia làm 3 giai đoạn chính là khởi đầu, khéo dài và kết thúc
+enzim ARN polimeraza tham gia quá trình phiên mã tại điểm khởi đầu đứng trước gen ở đầu 3' của mạch khuôn.
+Chiều của mạch khuôn là chiều 3'->5'; chiều tổng hợp của ARN là chiều 5'->3'.
các rN A, U, G, X vào bổ sung theo NTBS: A-U; G-X
+ KHi gặp tín hiệu kết thúc thì mạch mARN tách ra và enzim ARN polimeraza rời khỏi mạch khuôn (ở sinh vật nhân chuẩn thì có nhiều loại enzim tham gia)

-Giai đoạn dịch mã: gồm 2 giai đoạn
+Hoạt hóa a.a (axit amin): Nhờ năng lượng ATP và các enzim đặc hiệu các a.a được hoạt hóa gắn với các tARN tương ứng để tạo ra 1 phức hợp a.a-tARN
+Tổng hợp mạch polipeptit: đk chia làm 3 giai đoạn chính là khởi đầu, kéo dài, kết thúc:
*Mở đầu: 2 tiểu đơn vị riboxom gắn vào vị trí nhận biết đặc hiệu của mARN; nơi đây bộ 3 đối mã UAX của phức hợp Methionin-tARN vào bổ sung với bộ ba mở đầu AUG trên mARN
*Kéo dài: bộ ba đối mã hóa thứ hai hắn với bộ ba đối mã của tARN, 2 a.a methionin và a.a thứ nhất liên kết nhau bằng liên kết peptit và giải phóng 1 phân tử nước; quá trình diễn ra tương tự cho đến khi đến bộ 3 cuối cùng
*Kết thúc: khi riboxom tiếp xúc với bộ 3 kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. Khi mạch polipeptit tổng hợp xong, nhờ 1 loại enzim đặc hiệu, a.a mở đàu methionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp và hình thành phân tử protein hoàn chỉnh để thức hiện chức năng sinh học.
Cùng lúc có nhiều riboxom cùng hoạt động giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein khi nhu cầu cơ thể cần.

8. MỐI LIÊN HỆ GIỮA GEN->mARN->PRÔTÊIN->TÍNH TRẠNG
-Mối liên hệ:
+gen(ADN) là khuôn mẫu tổng hợp mARN
+mARN là khuôn mẫu tổng hợp protein
+protein biểu hiện thành tính trạng cơ thể sinh vật
-Bản chất:
+Trình tự các Nu trên ADN sẽ quy định trình tự các Nu trên mARN. Qua đó, quy định trình tự các a.a cấu tạo nên protein
+protein tham gia vào quá trình sinh lí, sinh hóa của tế bào biểu hiện thành tính trạng cơ thể sinh vật
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

BÀI TẬP
I/ ỨNG DỤNG GIẢI TÍCH TỔ HỢP: bạn nào học 11 đến tổ hợp rồi thì khỏe
1. ỨNG DỤNG PHÉP HOÁN VỊ:
-khái niệm: nếu tập hợp có k phần tử thì bằng cách xáo trộn vị trí các phần tử ta có thể tạo ra k! hoán vị khác nhau, mà trong mỗi hoán vị đều có k phần tử, mỗi phần tử chỉ có mặt 1 lần không lặp lại. đó là phép hoán vị:[TEX] P_k=k![/TEX]
ví dụ: từ 4 loại Nu: A, T, G, X có thể tạo ra bao nhiêu hoán vị bộ bốn mà trong đó mỗi loại chỉ có mặt 1 lần?
đáp án: đó là 24 bộ bốn, tức là hoán vị 4!=24

2. ỨNG DỤNG PHÉP CHỈNH HỢP:
Gồm chỉnh hợp có lặp và chỉnh hợp ko lặp
a/ CHỈNH HỢP KHÔNG LẶP:
-Trong thực tế 1 loại phân tử trong tập hợp sinh học tạo ra có mặt thất thường chứ ít khi như hoán vị.
*Tổng quát: gọi n là số phần tử ban đầu, gọi k là kích thước chỉnh hợp tạo ra và mỗi phần tử chỉ có mặt 1 lần, thì: từ tập hợp ban đầu có thể tạo ra số chỉnh hợp chập k là:
[TEX]A^k_n=n(n-1)(n-2)(n-3)...(n-k+1)[/TEX]
vậy: [TEX]A^k_n=\frac{n!}{(n-k)!}[/TEX]
ví dụ: với 20 loại a.a có thể tạo ra bao nhiêu loại protein khác nhau, trong đó mỗi protein đều gồm 10 a.a và mỗi a.a chỉ có mặt 1 lần?
giải: số loại protein là:
[TEX]A^{10}_{20}=\frac{20!}{(20-10)!}=6.704.425.728[/TEX] loại

b/ CHỈNH HỢP CÓ LẶP:
b1. chỉnh hợp có lặp không hạn chế số lần lặp:
-nếu gọi n là số phần tử ban đầu, k là kích thước chỉnh hợp và mỗi phần tử có thể lặp lại nhiều lần, thì: tập hợp ban đầu có thể tạo ra số chỉnh hợp chập k là: [TEX]n^k[/TEX]
ví dụ: trên mạch gốc của gen có 4 loại Nu hình thành tổ hợp bộ 3 sẽ có [TEX]4^3=64 [/TEX]tổ hợp bộ ba

b2. chỉnh hợp có lặp có hạn chế số lần lặp:
-Trong phép chỉnh hợp có lặp có hạn chế, có n phần tử có số chỉnh hợp chập k, trong đó phần tử thứ 1 có mặt a lần, phần tử 2 có mặt b lần, phần tử 3 có mặt c lần, ...phần tử k có mặt k lần, thì số chỉnh hợp có lặp kí hiệu:
[TEX]B^k_n=\frac{n!}{a!b!c!...k!}[/TEX]
ví dụ: cho 10 a.a gồm: 4 valin, 3 loxin, 2 alanin, 1 asparagin. có thể tạo ra bao nhiêu lọa polipeptit đều đủ 10 a.a. Bài toán này áp dụng chỉnh hợp có lặp có hạn chế số lần lặp:
[TEX]\frac{10!}{4!3!2!1!}=12.600[/TEX] loai polipeptit

2/ ỨNG DỤNG PHÉP TỔ HỢP
-Trong sinh học sử dụng từ tổ hợp với nghĩa như là "sắp xếp","bố trí lại" hay "kết hợp với nhau".
-Số lượng tổ hợp chập k của n phân tử là tổng số các tập hợp con đều gồm k phân tử của tập hợp cho trước có n phần tử được kí hiệu là:[TEX] C^k_n[/TEX]
công thức: [TEX]C^k_n=\frac{n!}{k!(n-k)!}[/TEX]
với k ko lớn, thì dùng phép tính tắt:
với k=2 thì[TEX] C^2_n=\frac{n(n-1)}{2!}[/TEX]
với k=3 thì [TEX]C^3_n=\frac{n(n-1)(n-2)}{3!}[/TEX]
ví dụ: một quần thể lúa giống có 7 cây tốt nhất, nếu mỗi lần lấy chọn 2 cây giao phối thì số phép lại là:
với k=2 thì phép lại [TEX]C^2_7=\frac{7(7-1)}{2!}=21[/TEX] phep lai

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ: các bạn làm nhé
Bài 1:a. 1 đoạn enzim có 10 a.a. có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau ở doạn enzim?
b. 1 đoạn mạch polipeptit có 10a.a. đoạn này có thẻ tạo ra bao nhiêu loại protein khác nhau, trong đó mỗi protein đều gồm 3 a.a và mỗi a.a chỉ có mặt 1 lần?

bài 2: 1 đoạn mạch gốc của gen ở sinh vật nhân sơ có 14 Nu gồm 2A, 3T, 4G, 5X, thì có thể sao mã tạo ra bao nhiêu loại mARn khác nhau gồm 14 rNu?

Bài 3: có 2n=14, loài này giảm phân tạo ra giao tử ko có trao đổi đoạn. Cho biết có bao nhiêu loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ cha? bao nhiêu loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ?
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

Bài 1:a. 1 đoạn enzim có 10 a.a. có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau ở doạn enzim?
b. 1 đoạn mạch polipeptit có 10a.a. đoạn này có thẻ tạo ra bao nhiêu loại protein khác nhau, trong đó mỗi protein đều gồm 3 a.a và mỗi a.a chỉ có mặt 1 lần?
a. số cách sắp xếp là: 10! cách
b. dùng phép chỉnh hợp ko lặp:
[TEX]A^3_{10}=\frac{10!}{(10-3)!}=720[/TEX] loại

bài 2: 1 đoạn mạch gốc của gen ở sinh vật nhân sơ có 14 Nu gồm 2A, 3T, 4G, 5X, thì có thể sao mã tạo ra bao nhiêu loại mARn khác nhau gồm 14 rNu?
áp dụng chỉnh hợp có lặp hán chế số lần lặp:
[TEX]\frac{14!}{2!3!4!5!}=2.552.520[/TEX] loại

Bài 3: có 2n=14, loài này giảm phân tạo ra giao tử ko có trao đổi đoạn. Cho biết có bao nhiêu loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ cha? bao nhiêu loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ?
sau giảm phân thì bộ NST giảm 1 nửa=> n=7
loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ cha là: [TEX]C^2_7=\frac{7!}{(7-2)!}=42[/TEX]
loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ là: [TEX]C^3_7=\frac{7!}{(7-3)!}=210[/TEX] loại
 
T

thanhtruc3101

DẠNG 1: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG CẤU TRÚC ADN (GEN)
1/ XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI VÀ KHỐI CỦA ADN:
ADN là 1 đại phân tử sinh học đc cấu tạo từ 4 loại đơn phân cơ bản: A. T. G. X
Xét về mặt ko gian, ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinucleotit. Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu gọi là 1 chu kì. Mỗi chu kì dài 34 [TEX]A^0[/TEX] do kích thước 1 Nu là 3,4 [TEX]A^0[/TEX]; khối lượng của 1 Nu là 300 đvC

[TEX]L_G=\frac{N_G.3,4}{2}[/TEX]
[TEX]L_G=C.34[/TEX]
[TEX]M_G=N_G.300[/TEX]
trong đó:[TEX] L_G[/TEX] là chiều dài của gen ([TEX]A^0[/TEX])
.............[TEX] N_G[/TEX] là số Nu của gen (Nu)
............. C là chu kì xoắn (vòng)
bài tập:
BT1: 1 gen có 150 vòng xoắn, hỏi chiều dài và khối lượng của gen là bao nhiêu?
BT2: 1 gen có chiều dài 0,408 micromet. hỏi khối lượng của gen=?

2/ XÁC ĐỊNH SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ VÀ SỐ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ CỦA ADN
-Số liên kết hidro ([TEX]LKH_G[/TEX])
Giữa 2 mạch đơn , các bazo nito đối diện nhau thành từng cặp theo NTBS: A-T bằng 2 liên kết H; G-X bằng 3 LKH nên số LKH của gen là:
[TEX]LKH_G=2A+3G[/TEX]
Số liên kết cộng hóa trị giữa các Nu trên gen: [TEX]N_G-2[/TEX]
số liên kết hóa trị có trên gen: 2N-2
BT3: chiều dài 1 gen là 0,408 micromet. Số Nu loại G chiếm 30% số Nu của gen. Tính sô s liên két Hidro của gen
BT4: 1 gen có khối lượng[TEX] 9.10^5 [/TEX] đvC
a. số LKHT đc hình thành để nối giữa các Nu là ?
b. số LKHT có trên gen?
BT5: 1 gen có 2998 LKHT giữa các Nu. tỉ lệ 2 loại Nu ko bổ sung [TEX]\frac{A}{X}=\frac{2}{3}[/TEX]
a. xác định tỉ lệ % các loại Nu trên gen?
b. số chu kì xoắn?

3/ XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ NU CỦA GEN:
Để tính số Nu của gen, có thế áp dụng các công thức sau:
[TEX]N=\frac{2L}{3,4}[/TEX]
N=C.20
[TEX]N=\frac{M}{300}[/TEX]
[TEX]N=N_{mach don} .2[/TEX]
N=2A+2G
Giữa 2 mạch đơn, các Nu đứng đối diện nhau liên kết với nhau theo NTBS: A-T; G-X. Vì vậy số Nu ở mạch 1 bằng số Nu bổ sung mạch 2: A1=T2; T1=A2; G1=X2; X1=G2
Số Nu của 1 loại trong gen là tổng số Nu loại đó trên cả 2 mạch:
A=T=A1+A2=T1+T2=A1+T1=A2+T2
G=X=G1+G2=X1+X2=G1+X1=G2+X2
tỉ lệ % từng loại Nu trên mạch đơn của gen:
[TEX]A1=T2=\frac{N_G}{2}.A1% (Nu)[/TEX]
[TEX]X1=G2=\frac{N_G}{2}.X1% (Nu)[/TEX]
(mấy các kia tương tự!)
tỉ lệ % từng loại Nu trên gen:
[TEX]A%=T%=\frac{A1%+A2%}{2}=\frac{T1%+T2%}{2}[/TEX]
[TEX]G%=X%=\frac{G1%+G2%}{2}=\frac{X1%+X2%}{2}[/TEX]
BT6: 1 ADN có chiều dài là [TEX]3,4.10^6 A^0[/TEX], trong đó số Nu loại A chiếm [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] Nu
a. tính chiều dài của ADN băng micromet và nanomet
b. số Nu từng loại ?
c. khối lượng ADN?
BT7:1 phần tử ADN có khối lượng[TEX] 6.10^8[/TEX] đvC, có hiệu số Nu loại G với T (G-X)là [TEX]2.10^5[/TEX] Nu
a. tìm số Nu từng loại?
b. tỉ lệ % từng loại?
BT8:có 120 chu kì xoắn và có tích số % giữa 2 loại bổ sung cho nhau là 2,25%
tính số Nu của gen và cho biết khối lượng của gen đó..
BT9: 1 gen có 120 chu kì xoắn. trên mạch 1 của gen có số Nu loại A chiếm 10%, loại T chiếm 20% Nu mạch. trên mạch 2 của gen có số Nu loại G chiếm 30% Nu của mạch. tính tổng số Nu của gen và số lượng từng loại Nu mỗi mạch
BT10: 1 mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần lượt theo tỉ lệ 10%: 20%: 30%: 40%. Hỏi tỉ lệ % từng loại Nu của gen
BT11: số chu kì xoắn của 1 ADN là [TEX]10^5[/TEX] vòng, có bình phương hiệu giữa 2 lọa ko bổ sung là[TEX] 4.10^{10}[/TEX]. tính số Nu từng loại và số liên kết hidro
BT12:trên mạch 1 của ADN có: A1, T1, X1, G1 theo tỉ lệ 2:3:4:5. ADN có 3441 LKH. tính sô Nu từng loại và số Nu mạch 1
 
Last edited by a moderator:
M

manuyuhee

BT1:
L=150.34=5100 [TEX]A^0[/TEX]
Câu hỏi 2 tớ nghĩ phải là trọng lượng chứ?
Ta có số Nu: [TEX]N_G[/TEX] = 150.20=3000 (Nu)
=> [TEX]P_G[/TEX] = 3000.300=900000 (đvC)
BT2:
[TEX]L_G = 0,408.10^4=4080 A^0[/TEX]
=> [TEX]N_G= \frac{L_G.2}{3,4}=2400 (Nu)[/TEX]
=> [TEX]P_G= 2400.300=720000 [/TEX] (đvC)
 
M

manuyuhee

BT3
[TEX]L_G=0,408.10^4=4080 A^0[/TEX]
=> [TEX]N_G=\frac{L_G.2}{3,4}=2400[/TEX]
=>G=X=720 (Nu)
=> [TEX]A=T=\frac{2400-720.2}{2}=480[/TEX] (Nu)
=> Số lk hidro = 480.2+720.3=3120
BT4
a) [TEX]N_G=\frac{9.10^5}{300}=3000[/TEX] (Nu)
=>số LKHT đc hình thành để nối giữa các Nu là: 3000-2=2998
b)
Tớ nghĩ là 3000! không biết đúng không
 
M

manuyuhee

Bt5:
[TEX]N_G= 2998 +2=3000[/TEX] (Nu)
Có A+T+G+X=3000 (1)
Mà theo bài [TEX]\frac{A}{X}=\frac{2}{3}[/TEX]
=> [TEX]\frac{T}{G}=\frac{2}{3}[/TEX]
Từ (1) => 5A=3000
=> A=600=T => %A=%T=20%
%G=%X=30%
Số chu kì xoắn=3000 : 20=150
 
M

manuyuhee

Bt 6 cậu cho thiếu rồi kìa! Só Nu loại A bằng [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] số Nu loại ...
 
T

thanhtruc3101

BT6: 1 ADN có chiều dài là [TEX]3,4.10^6 A^0[/TEX], trong đó số Nu loại A chiếm [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] Nu
a. tính chiều dài của ADN băng micromet và nanomet
b. số Nu từng loại ?
c. khối lượng ADN?
a. [TEX]L=3,4.10^2 micromet=0,34nm[/TEX]
b. [TEX]N=\frac{2L}{3,4}=2.10^6 Nu[/TEX]
[TEX]T=A=\frac{1}{5}Nu=\frac{2.10^6}{5}=4.10^5Nu[/TEX]
[TEX]G=X=\frac{N}{2}-A=6.10^5Nu[/TEX]
c[TEX].m=300.2.10^6=6.10^8(dvC)[/TEX]
BT7:1 phần tử ADN có khối lượng[TEX] 6.10^8[/TEX] đvC, có hiệu số Nu loại G với T (G-T)là [TEX]2.10^5[/TEX] Nu
a. tìm số Nu từng loại?
b. tỉ lệ % từng loại?
a[TEX]. N=\frac{m}{300}=2.10^6Nu[/TEX]
=>[TEX] 2A+2G=2.10^6[/TEX] (1)
ta lại có: [TEX]G-T=2.10^5[/TEX] (2)
(1)(2)=> [TEX]G=X=6.10^5[/TEX]; [TEX]T=A=4.10^5[/TEX]
b. [TEX]%A=%T=\frac{4.10^5.100}{2.10^6}=20%[/TEX]
[TEX]%G=%X=50-20=30%[/TEX]
BT8:có 120 chu kì xoắn và có tích số % giữa 2 loại bổ sung cho nhau là 2,25%
tính số Nu từng loại của gen và cho biết khối lượng của gen đó..
số Nu trên đoạn gen là:[TEX] 120.20=2400 Nu[/TEX]
ta có tích giữa 2 loại bổ sung cho nhau A-T (G-X) là 2,25%
[TEX]=> A.T=225 =>% A=%T=\sqrt[]{225}=15% [/TEX]
(hoặc[TEX] X=G=15%[/TEX])
TH1: %A=%T=15% => G=X=50-15=35%
[TEX]\frac{G}{A}=\frac{7}{3} (1)[/TEX]
[TEX]2A+2G=2400 (2)[/TEX]
[TEX](1)(2)=> X=G=840Nu; T=A=360Nu[/TEX]
TH2: %G.%X=15%
[TEX]A=T=840Nu; G=X=360Nu[/TEX]
khối lượng của đoạn gen trên: [TEX]2400.300=72.10^4 dvC[/TEX]
BT9: 1 gen có 120 chu kì xoắn. trên mạch 1 của gen có số Nu loại A chiếm 10%, loại T chiếm 20% Nu mạch. trên mạch 2 của gen có số Nu loại G chiếm 30% Nu của mạch. tính tổng số Nu của gen và số lượng từng loại Nu mỗi mạch
BT10: 1 mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần lượt theo tỉ lệ 10%: 20%: 30%: 40%. Hỏi tỉ lệ % từng loại Nu của gen
BT11: số chu kì xoắn của 1 ADN là [TEX]10^5[/TEX] vòng, có bình phương hiệu giữa 2 lọa ko bổ sung là[TEX] 4.10^{10}[/TEX]. tính số Nu từng loại và số liên kết hidro
BT12:trên mạch 1 của ADN có: A1, T1, X1, G1 theo tỉ lệ 2:3:4:5. ADN có 3441 LKH. tính sô Nu từng loại và số Nu mạch 1

P/s: còn chừng này câu nữa
 
Last edited by a moderator:
M

manuyuhee

BT9: 1 gen có 120 chu kì xoắn. trên mạch 1 của gen có số Nu loại A chiếm 10%, loại T chiếm 20% Nu mạch. trên mạch 2 của gen có số Nu loại G chiếm 30% Nu của mạch. tính tổng số Nu của gen và số lượng từng loại Nu mỗi mạch

[TEX]N_gen=120.10.2=2400[/TEX] (Nu)
=> Số Nu 1 mạch [TEX]=\frac{2400}{b2}=1200[/TEX] (Nu)
[TEX]A_mach1=1200.10%=120[/TEX] (Nu)
[TEX]T_mach1=1200.20%=240[/TEX] (Nu)
=> [TEX]A_gen=T_gen=120+240=360[/TEX] (Nu)
Tương tự với G và X ta có:
[TEX]G_gen=X_gen=240[/TEX] (Nu)

BT10: 1 mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần lượt theo tỉ lệ 10%: 20%: 30%: 40%. Hỏi tỉ lệ % từng loại Nu của gen

Ta có:
Mạch 1: A : T : G : X= 10% : 20% : 30% : 40%
=> Mạch 2: A : T : G : X=20% : 10% : 40% : 30%
=> [TEX]%A_gen=\frac{10 + 20}{2}=%T_gen=15%[/TEX]
[TEX]%G_gen=%X_gen=\frac{30+40}{2}=35%[/TEX]

BT11: số chu kì xoắn của 1 ADN là [TEX]10^5[/TEX] vòng, có bình phương hiệu giữa 2 loại ko bổ sung là[TEX] 4.10^{10}[/TEX]. tính số Nu từng loại và số liên kết hidro


[TEX]N_gen=10^5.10.2=2000000[/TEX] (Nu)
Theo bài:
(A-G)^2=4.10^4
=> |A-G|=200000
Từ đây các bạn tự tìm được kết quả nhé!
Mình lười! :))

BT12:trên mạch 1 của ADN có: A1, T1, X1, G1 theo tỉ lệ 2:3:4:5. ADN có 3441 LKH. tính sô Nu từng loại và số Nu mạch 1

ADN có 3441 LKH
=> 2A + 3G=3441 (1)
Từ tỉ lệ đề bài cho cộng với (1)
=> kết quả!
 
T

thanhtruc3101

Cái công thức 2N-2 chỉ áp dụng cho câu hỏi a thôi! Nghĩa là tìm số LKHT để nối các Nu với nhau
Còn câu b thì chắc phải là 3000 vì mỗi Nu có 1 LKHT, mà trong gen lại có 3000 Nu mà!. Cứ nhìn hình vẽ trong sách ấy!
cái này tớ giải thik với cậu rồi nhóe ;)
sang dạng mới nào...

CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN​
LOẠI 1: TÍNH SỐ NU TỰ DO CẦN DÙNG
-Số ADN con tạo ra từ 1 ADN mẹ qua x lần tự nhân đôi :
tổng số ADN con [TEX]=2^x[/TEX]
-Số ADN con có 2 mạch đều mới:[TEX] 2^x-2[/TEX]
-Số nu tự do cần dùng:
[TEX]N_{td}=N.2^x-N=N(2^x-1)[/TEX]
-Số Nu tự do loại A cần dùng:
[TEX]N_{tdA}=N_A(2^x-1)[/TEX]
VD: 1 gen khi tự nhân đôi tạo 2 gen con đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 525 T tự do. tổng số Nu của 2 gen con là 3000
a/ số Nu tự do cần dùng cho mỗi loại còn lại?
b/ nếu egn nói trên trải qua 3 đợt tự nhân đôi thì đòi hỏi mt nội bào cung cấp ? Nu tự do mỗi loại? trong các gen mói tạo thành có bào nhiêu gen con có 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ Nu mới của môi trường nội bào?
giải:
a/ -số Nu của 2 gen con bằng nhau và bằng số Nu của gen mẹ bab đầu:
[TEX]N=\frac{3000}{2}=1500Nu[/TEX]
-khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con, T tự do đến bổ sung với A trên 2 mạch của gen. vậy Nu loại A của gen là: A=525 Nu
-theo NTBS: A-T; G-X, số Nu loại còn lại của gen là: [TEX]X=G=\frac{N-2A}{2}=\frac{1500-2.525}{2}=225 Nu[/TEX]
-khi tự nhân đôi tạo ra 2 gen con, đến bổ sung Nu loại G và X của gen là Nu tự do X, G. do đó, số Nu tự do cần dùng G và X là: [TEX]G_{td}=X_{td}=225 Nu[/TEX]

b/ số Nu cần dùng sau 3 đợt tự nhân đôi là:
[TEX]A_{td}=T_{td}=525(2^3-1)=3675 Nu[/TEX]
[TEX]G_{td}=X_{td}=225(2^3-1)=1575Nu[/TEX]
số gen con chứa 2 mạch mới hoàn toàn từ môi trường là: [TEX]2^3-2=6[/TEX] gen

LOẠI 2: SỐ LKH HOẶC SÔ LK HÓA TRỊ Đ-P ĐƯỢC HÌNH THÀNH HOẶC BỊ PHÁ VỠ​
-Số LKH bị phá vỡ và tổng số LKH được hình thành:
*tổng LKH bị phá vỡ=[TEX]H(2^x-1)[/TEX]
*tổng LKH hình thành[TEX]=2H(2^x-1)[/TEX]
-Tổng số LKHT hình thành[TEX]=(\frac{N}{2}-1)(2.2^x-2)=(N-2)(2^x-1)[/TEX]
VD:
1 gen chứa 900A và 600X
a. số LKH bị phá vỡ và số LKH hình thành khi gen trải qua 1 đợt tự nhân đôi
b. gen trên tự sao liên tiếp tạo ra 8 gen con. hãy cho biết:
-tổng số LKH bị phá vỡ
-số LKH hình thành
-số LKHT hình thành
giải
a/ số LKH của gen là: [TEX]H=2A+3G=2.900+3.600=3600LK[/TEX]
số LKH bị phá vỡ: [TEX]H(2^x-1)=3600[/TEX]
số LKH hình thành: 2.3600=7200LK
b/ số đợt tự nhân đôi;[TEX] 2^x=8=> x=3[/TEX]
tổng số LKH đứt qua 3 lần nhân đôi: [TEX]3600(2^3-1)=25200LK[/TEX]
số LKH hình thành là[TEX]: 3600.2^3=28800LK[/TEX]
số N của gen: [TEX]2(A+G)=3000Nu[/TEX]
số LKHT hình thành:
[TEX](3000-2)(2^3-1)=20986LK[/TEX]

bài tập tự luyện:​

bài tập 1: 1 gen dài[TEX] 5100A^0 [/TEX]. có A=600. gen nhân đôi 3 lần
a. xác định sô từng loại Nu môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi
b. tính số gen mới hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp

bài tập 2: 1 gen có chu kí xoắn là 150, G=20% số Nu của gen. gen nhân đôi 3 lần
a. môi trường cung cấp số Nu từng loại ?
b. số LKH bị phá vỡ? số LKH hình thành?
d. số LKHT hình thành?


bài tạp 3:1 gen nhân đôi tạo thành 2 gen con đã làm hình thành 3800LKH. trong số LKH đó, số LKH trong các cặp G, X nhiều hơn số LKH trong A, T là 100
a. chiều dài của gen?
b. gen tự nhân đoi tạo ra các gen có tổng mạch đơn nhiều gấp 8 lần so với mạch đơn ban đầu của gen.tìm:
-số lần tự nhân đôi của gen
-số Nu tự do mỗi loại môi trường cung cấp

bài tập 4: 1 gen gồm 120 chu kì xoắn và có tích giữa A với 1 loại Nu cùng nhóm bổ sung là 2,25%. trong quá trình tự nhân đôi của gen, khi 2 mạch của gen mở ra ng ta thấy số Nu tự do loại A đến bổ sung mạch thứ 1 là 240, số Nu tự do loại X đến bổ sung mạch thứ 2 là 480
a. tìm số lượng từng loại Nu ở mỗi mạch của gen?
b. kết thúc quá trình tự sao có 48600 LKH bị phá vỡ. cho biết:
- số LKH được hình thành
-sô LKHT hình thành
 
Top Bottom