Sinh [Sinh 9] Câu trả lời cho những câu hỏi trong sách giáo khoa.

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vnhatmai26

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sách Giáo Khoa Sinh Học 9

Gồm các phần :

A.DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ :
Chương I:Các thí nghiệm của menđen
Chương II:Nhiễm sắc thể
Chương III:ADN và gen
Chương IV:Biến dị
Chương V:Di truyền học người
Chương VI:Ứng dụng di truyền học
B.Sinh vật và môi trường :
Chương I:Sinh vật và môi trường
Chương II:Hệ sinh thái
Chương III:Con người ,dân số và môi trường
Chương IV:Bảo vệ môi trường

Các bạn có bất kì thắc mắc hay góp ý về 1 vấn đề nào đó thì hãy cứ post trong này nhá,mình sẽ xem xét và nếu đúng thì mình sẽ sửa lại :D..Và sau khi sửa mình sẽ xóa bài các bạn đi để tránh loãng topic .
 
V

vnhatmai26

CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

BÀI 1:MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Phần câu hỏi in nghiêng:
Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem minhg giống và khác bố mẹ ở những điẻm nào (ví dụ :hình dạng tai ,mắt ,mũi,tóc ,màu mắt ,da ....)
- Các bạn có thể so sánh về tóc (tóc xoăn, tóc thẳng ...); về mắt (mắt đen ,mắt nâu - phổ biên sở Việt nam);mũi (cao hay tẹt ,hay dọc dừa ....)
Quan sát hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai

-Mỗi cặp tính trạng đem lai đều có hai trạng thái tương phản và trái ngược nhau trong cùng 1 loại tính trạng
+loại tính trạng hình dáng hạt :
trơn - nhăn ; vàng - xanh;vỏ xám -vỏ trắng
+loại tính trạng về quả :
không có ngấn - có ngấn ; lục - vàng
+loại tính trạng về thân
hoa và quả ở trên thân - hoa và quả ở trên ngọn ; thân cao - thân thấp ....
Câu hỏi và bài tập
1.Trình bày đối tượng ,nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyên học?
-Đối tượng:Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và Biến dị
-Nội dung:
+Các quy luật và định luật di truyền : quy luật phân li , định luật phân li độc lập , di truyền liên kết ,hoán vị gen ...v...v
+Quy luật của các loại biến dị (đột biến NST , đột biến gen...)và nguyên nhân gây ra các
đột biến (tác nhân hóa học ,vật lí.....v...v)
+cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền
- Ý nghĩa thực tiễn: đóng vai trò quan trọng cho Khoa học chọn giống, Y học đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại(ví dụ : .ngày nay ta có thể tạo ra giống đậu có hàm lượng vitamin A cao chống bệnh khô mắt ,những giống lúa cho năng suất cao đặc biệt ta có thể biết tỉ lệ khuyết tật của thai nhi cũng như khả năng của đúa trẻ trong tương lai)
2.Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden gồm những điểm nào ?
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
-Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
-Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
-Rút ra quy luật di truyền các tính trạng .
3.Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm cặp tính trạng tương phản ?
Mắt đen - mắt xanh
Tóc thẳng - tóc quăn
Mũi cao - mũi tẹt
Trán dô - trán thấp
.......
Chú ý : Cao - thấp (không nên sửa dụng vì chưa thể quy định được thê snaof là cao ,và thế nào là thấp - đó chỉ là cái nhìn chủ quan )
4*.Tại sao menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con (vì các tính trạng tương phản được phan biệt rõ ràng ,khó nhầm lẫn )

BÀI 2:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Câu hỏi in nghiêng:
Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống?
5006134437_14f2233e6b_z.jpg

Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của menden ,hãy điền các từ hay cụm từ :đồng tính , 3 trội :1 lặn , vào các chỗ trống trong câu sau ?
1.đồng tính
2.3 trội :1 lặn
Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết :
Tỉ lệ cấc loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ?

-Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 : 1A :1a
-Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2: 1AA : 2Aa : 1aa
-F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng vì:F2 có 3 tổ hợp với tỷ lệ như trên .Có 2 Aa và 1 AA ,nhưng cả Aa và AA đều thể hiện kiểu hình đỏ => có 3 đỏ và chỉ có 1 tổ hợp aa thể hiẹn kiểu hình trắng => có 1 trắng
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa ?
-Kiểu hình là tổng hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
Ví dụ : hoa đỏ ,hoa trắng, hoa hồng , mắt xanh , mắt đen ,mắt nâu , mũi cai ,mũi thấp ,thân cây cao ,thân cây thấp......
2.Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập?
Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
3.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào ?
-Sự phân li của nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử (là Aa đã phân li tạo ra 2 loại giao tử là A,a)
-Sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh ( ta có sự tổ hợp lại A với A cho AA, A với a cho Aa ; a với a cho aa)
4.Cho 2 giống cá kiêm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen .Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào??cho biết màu mắt chỉ do 1 nhân tố di truyền quy định ?
-Vì khi lai 2 bố mẹ thuần chủng mà con lại ra 100% cùng 1 kiểu hình thì => kiểu hình biểu hiện ở đời con là kiểu hình trội
=> tính trạng mắt đen trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ
Quy ước gen :
Gen A quy định mắt đen
Gen a quy định mắt đỏ
=>Cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
=> sơ đồ lai
P:AA (mắt đen) x aa(mắt đỏ)
G/P: A...................a
F1: Aa(đen)
F1x F1 : Aa(đen )x Aa(đen)
G/F1: A,a.................A,a
F2: 1 AA(đen):2Aa(đen) :1aa(đỏ)
=> tỷ lệ kiểu hình ở F2 là 3 đen : 1 đỏ .

BÀI 3:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP)
Câu hỏi in nghiêng :
Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :
P : Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)
P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)

- P : AA (hoa đỏ ) x aa(hoa trắng)
G/P: A ......................a
F1: 100% Aa ( hoa đỏ)
-P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
G/P: A,a................a
F1: ..1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)
Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội ?
-Ta sử dụng phép lai phân tích :
+Nếu F1 có tỷ lệ 100% về 1 kiểu hình trội => Cá thể trội có kiểu gen thuần chủng
+Nếu F1 có tỷ (lệ 1:1)^n - n là số cặp gen dị hợp ở cá thể có kiểu hình trội => cá thể có kiểu hình trội đó có kiểu gen dị hợp
Diền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau ?
1.trội
2.kiểu gen
3.lặn
4.thuần chủng (đồng hợp)
5.không thuần chủng (dị hợp)
Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ?
- Phép lai phân tích
Quan sát hình 3 ,nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1,F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của menden.
-F1:
TKHT : mang kiểu hình trung gian giữa 2 P
TNMD: mang kiểu hình trội
-F2:
TKHT:có 3 kiểu hình :1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
TNMD: có 2 kiểu hình :3 trội : 1 lặn
Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau?
1.tính trạng trung gian
2.1 trội : 2 trung gian :1 lặn
Câu hỏi và bài tập:
1.Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
-Thực hiện phép lai phân tích :
Lấy cá thẻ mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn
2.Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiến sản xuất ?
Các gen trội thường quy định các tính trạng tốt (ví dụ :năng suất nhiều ,khả năng chống chịu cao ,ít bị bệnh hay sâu bệnh tấn công (ở thực vật ).......Vì vậy người ta cần xác định các tính trạng mong muốn và tập rung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao .
3.Điền nội dung phù hợp vào những ô trống wor bảng 3:
5006908080_7d60955ae3_b.jpg

4.Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
a)Toàn quả vàng
b)Toàn quả đỏ
c)Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
d)Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
-Đáp án b)toàn quả đỏ
vì Cây cà chua đỏ đem lai phân tích => đỏ là tính trạng trội
Quy ước :Gen A quy định đỏ
Gen a quy định quả vàng
=> đỏ thuàn chủng => có kiểu gen :AA
=> lai phân tích :
P: AA (đỏ) x aa(vàng)
G/P:A...........a
Fb:Aa(đỏ)

BÀI 4: LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG
Câu hỏi in nghiêng
Quan sát hình 4 và điền nội dung phù hợp vào bảng 4?
5006339633_2fd22c45ba_b.jpg

Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau :
-Tích các tỷ lệ
Câu hỏi và bài tập
1.Căn cứ vào đâu mà menden lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
-Vì tỷ lệ của mỗi cặp tính trạng (cặp xanh vàng ,cặp vàng nhăn) đều có tí lệ là 3:1 (giống như khi lai 1 cặp tính trạng)...
2.Biến dị tổ hợp là gì ?Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
-Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời cha mẹ và làm nên một tính trạng mới ở đời con .(Ví dụ trên : đời bố mẹ có kiểu hình là vàng trnơ,xanh nhăn => mà đời con lại xuất hiện kiểu hình mới khác bố mẹ là vàng ,nhăn ; xanh ,trơn )
-BDTH xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính (có sự thụ tinh giữa 2 giới hoặc 2 cá thể )
3.Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có :
a)Tỉ lệ phân li mỗi cặp tính trạng là 3trội : 1 lặn
b)Tỉ lệ mỗi kiểu hình = tích các tỉ lệ của tính trạng hợp thành nó
c)4 kiểu hình khác nhau
d)các biến dị tổ hợp

-đáp án b
 
V

vnhatmai26

BÀI 5:LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP THEO)
Câu hỏi in nghiêng
Quan sát hình 5 và:
Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp
Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.

-Vì F1 có kiểu gen AaBb => khi lai F1 x F1 thì 1 bên cho 4 giao tử đực(AB,ab,Ab,aB),và 1 bên cho 4 giao tử cái (Ab,AB,ab,aB)
=> mỗi bên cho 4 giao tử => 4x4 = 16 tổ hợp
-
5007042946_5f35b1396e_z.jpg

Câu hỏi và bài tập:
1.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng cảu mình như thế nào ?
-Phân li độc lập của các cặp gen(phát sinh giao tử)
-Tổ hợp tự do của các cặp gen (thụ tinh)
2.Nêu nội dung quy luật phân li độc lập ?
-Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
3.Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?Tại sao ở các loài sinh sản giao phối ,biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính .?
-Cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
-Vì khi có sự giao phối =. có sự thụ tinh giữa 2 cá thể có kiểu gen khác nhau thì sẽ cho những giao tử khác nhau và sẽ có xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp hơn
-ở những loài sinh sản vô tính thì con sinh ra giống hệt kiểu gen của mẹ .
4.Ở người ,gen A quy định tóc xoăn , gen a quy định tóc thẳng ,Gen B quy đình mắt đen ,gen b quy định mắt xanh .các ge này phân li độc lập với nhau .
Bó có tóc thẳng .mắt xanh . chọn mẹ có kiểu gen phù hợp để con sinh ra 100% mắt đen tóc xoăn.
a)AaBb
bAaBB
c)AABb
d)AABB
-Đáp án d
Bó có tóc thẳng .mắt xanh=> kiểu gen aabb
=> mẹ không được cho giao tử a hay b vì nếu mẹ có giao tử a hay b thì sẽ có ng` con có kiểu hình tóc thẳng ,mắt xanh
=> mẹ có kiểu gen AABB(cách nhanh nhất đấy ;;) )

BÀI 7:BÀI TẬP CHƯƠNG I

bài 1:Lông ngắn trội hoàn toàn lông dài
Quy định :gen A quy định lông ngắn
gen a quy định lông dài
lông ngắn thuần chủng có kiểu gen :AA
lông dài thuần chủng có kiểu gen aa
=>AA x aa
=> A......a
=> F1: Aa (toàn bộ lông ngắn)
=>Đáp án :a

bài 2:
Thân đỏ thẫm x thân xanh lục=> 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục => tỷ lệ 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục
=> tỷ lệ trội hoàn toàn
=> có 4 tổ hợp => mỗi cái cho 2 giao tử ( 2x 2 = 4) => cả 2 đều dị hợp 1cặp gen
=> Aa x Aa(đỏ thẫm x đỏ thẫm )
Đáp án:d
bài 3:
hồng x hồng => 25,1 % đỏ : 49,9% hồng : 25% trắng=> tỷ lệ 1:2:1 với 1 cặp tính trạng
=>hoa đỏ trội ko hoàn toàn và hồng là tính trạng trung gian
Đáp án:d

Cái này thường hầu hết mọi người nói b và d nhưng ở b khi đọc ta chỉ biết đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng .Nhưng khi đọc câu d ta cũng biết đỏ trội ko hoàn toàn trắng và còn biết thêm tính trạng trung gian là hồng
bài 4:
=> kiểu gen AA và Aa quy định mắt đen
kiểu gen aa quy định mắt xanh
con có 1 đen : 1 xanh
=> có 2 tổ hợp
=> bỗ (mẹ ) cho 2 giao tử
mẹ ( bố ) ch0 giao tử ( 2x 1= 2)
=> bố ( mẹ ) dị hợp 1 cặp gen
mẹ ( bố) thuần chủng
nhưng 1 đứa có kiểu hình xanh => mỗi P cho 1 giao tử a => mẹ ( bố) thuần chủng lặn
=>
Bố ( mẹ ) mắt đen :Aa x mẹ (bố) mắt xanh :aa
Đáp án c

bài 5:
chia tỉ lệ ra thì là 9:3:3:1
=> có 16 tổ hợp
=>F1 cho 4 giao tử
=> F1 dị hợp 2 cặp tính trạng
=> F1 có kiểu gen AaBb ( đỏ ,tròn)
F1 có 1 tổ hợp => mỗi P cho 1 giảo tử (1x1 =1)
=> P thuần chủng
=> thuần chủng đỏ ,dục : AAbb
thuần chủng vàng ,tròn :aaBB
=> AAbb x aaBB

Đáp án :d


HẾT CHƯƠNG I​
 
V

vnhatmai26

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

BÀI 8:NHIỄM SẮC THỂ
Câu hỏi in nghiêng:
Nghiên cứu bảng 8 và cho biết :số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ?
- Số lượng NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng.
- 2n = 8 gồm 4 cặp: 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp NST giới tính khác nhau giữa con đực và con cái. Ở con đực, cặp NST giới tính gồm 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc (XY), ở con cái gồm 2 chiếc hình que giống nhau (XX).
Quan sát hình 8.5 và cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
2. tâm động
1.2 nhiễm sắc tử chị em (2 cromatit )
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.Phân biệt bộ NSt lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?
-Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có bộ NST lưỡng bội khác nhau thể hiện ở số NST có trong tế bào ,ví dụ:
+Người 2n = 46 => n =23
+đậu Hà lan 2n=14 => n=7
+Ngô 2n = 24 => n =12
+Ruồi giấm 2n=8=> n=4
..........
-Phận biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội :
5025792684_8b86bb113c_b.jpg


2.Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ?Mô tả cấu trúc ?
-Kì giữa của quá trình phân bào
-Mô tả:
+Gồm 2 nhiễm săc tử chị em (2 cromatit) được tạo ra từ sự tự nhân đôi của NST (bản chất là sự nhân đôi ADN)
+1 cromatit = 1 phân tử ADn + protein histon
+2 NS tử chị em này đính lại với nhau ở tâm động
+tâm động là nơi gắn với sợi tơ vô sắc để phân chia đều về 2cực của tế bào


BÀI 9: NGUYÊN PHÂN
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 9.2 và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng ,duỗi xoắn nhiều hay ít :
5025207083_248c38e1eb_b.jpg

Dựa vào những thông tin nói trên ,hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2:
5026117782_b9970fa02b_b.jpg

Câu hỏi và bài tập:
1.Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào ?Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
-Ở 2 kì là Kì giữa và kì trung gian :
+kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
+kì trung gian thì NSt duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh
-Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì:
Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào

2.Sự tự nhân đôi của NST diễn ra trong kì nào của chu kì tế bào?
a)Kì đầu
b)Kì giữa
c)Kì sau
d)Kì trung gian
Đáp án : Kì trung gian

3.Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân :
5026117782_b9970fa02b_b.jpg


4.Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ?
a)Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
b)Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
c)Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con
d)Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Đáp án:b

5.Ở ruồi giấm 2n=8 .Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân .Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a)4
b)8
c)16
c)32

Đáp án :c)16

BÀI 10:GIẢM PHÂN
Câu hỏi in ngiêng
Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền nội dung phù hợp vào bảng 10
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhtrang1996

bài 11:
1.trong wá trình phát sinh giao tử ,các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhìu lần tạo ra tinh nguyên bào và noãn nguyên bào
+sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1.giảm phân lần phân bào 1 tạo ra 2 tinh bào bậc 2 lần phân bào 2 tạo ra 4 tế bào con phát triển thah tinh trùng.
+noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1.sau giảm pân 1 tạ ra thể cực thứ nhất và noãn bào bậc 2,giảm phân 2 ra thể cực thứ 2 và trứng.
2.sở dĩ bộ nst đặc trưng cho những loài ssht dc dt ổn định vì wa giảm phân ,bộ nst đặc trưng của loài dc phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra aùc bộ nst đơn bội
trog thụ tinh các giao tử mag bộ nst đơn bội kết hợp vs nhau tạo ra bộ nst lưỡng bội đặc trưng cho loài. Vì nhờ wa trình giảm phân và thụ tinh bộ nst đặc trưng của những loài ssht dc duy tri ổn định wa các thế hệ
3.trên cơ sở:
-nhờ wa trình giao phối do phân li độc lập của các nst và tổ hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái.
-do sự tổ hợp các gen đã có của tổ tiên ,cha mẹ lm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trc
4. đáp án c)
5.theo d0eà ra ta có sơ đồ lai:
P: a//A x b//B
G1: ab .aB.Ab, AB
F1:
giao tử đực: ab aB Ab AB
Giao tử cáC
ab aabb aaBb Aabb AaBb
aB aaBb aaBB AaBb AaBB
Ab Aabb AaBb AAbb AABb
AB AaBb AaBB AABb AABB
 
L

love_bio

BÀI 10 :GIẢM PHÂN
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền nội dung phù hợp vào bảng 10:
.
.Tham khảo ở câu 1 phần "Câu hỏi và bài tập"
.
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu những diễn biến cơ bản qua các kì của giảm phân ?
-Lần phân bào I:
*Kì đầu :
+Bộ NST hiện giờ ở dạng 2n kép
+Các NST kép dần co ngắn lại
+Các NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc với nhau và xảy ra hiện tượng trao đổi chéo (các NST trao đổi đoạn bị đứt)
*Kì giữa:
+Các NST kép co ngắn và xoắn cực đại
+Các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng song song nhau ở mặt phẳng xích đạo
*Kì sau:
+Các NST kép tương đồng phân li đều về 2 cực của tế bào bằng cách các NST kép gắn tâm đọng vào thoi phân bào và trượt trên toi phân bào
*Kì cuối:
+Tế bào hình thành vách ngăn chia làm 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n kép
-Lần phân bào II:
*Kì đầu:
+Bộ NST ở dạng n kép
+Vẫn ở trạng thái co xoắn
*Kì giữa:
+NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo .
*Kì sau:
+Các NST trong NST kép tách nhau ra ở tâm động
+Tâm động gắn vào thôi vô sắc và các NST đơn trượt trên thoi vô sắc phân li đều (về số lượng NST) về 2 cực của tế bào
*Kì cuối:
+Hình thành vách ngăn (tùy là tinh trùng hay trứng mà vách ngăn đc tạo ở giữa hay không ) và chia làm 4 giao tử có bộ NST đơn bội là n

2.Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân 1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ?
SGK%20Sinh%209%20hinh%2010.jpg.jpg

Nhìn vào hình trên hoặc có thể xem rõ hơn ở sgk sinh học 9 trang 31 ta thấy:
-thử nhất là ở kì sau của GP1, thì ta thấy các cặp NST kép được xếp song song nhau đều có 2 màu khác nhau (xanh ,đỏ) do chúng khác nhau từ nguồn gốc ngay từ đầu (vì trong 1 cặp tương đồng thì 1 cái được lấy từ bố và 1 được lấy từ mẹ => sự khác nhau về nguồn gốc của các cặp tương đồng )
-thứ 2 là khi phân li thì ta thấy chúng được xếp so le với nhau (tính theo chiều thẳng đứng) là cái trên đỏ thì dưới xanh hoặc trên xạnh thì dưới đỏ .Tức là những NST cùng nguồn gốc đc xáo trộn chứ không đc phân li về cùng 1 phía.Vì vậy khi hoàn thành xong GP1 thì 2 tế bào kia sẽ mang bộ NST đơn bội kép (n kéo) khác nhau về nguồn gốc.
-thứ 3 , 2 điều trên đã dẫn đến hệ quả là kết thúc hoàn toàn giảm phân thì các NST cũng nguồn gốc đã bị xáo trộn khá là lung tung (=)) ) nên là các tế bào con đc tạo ra có sự khác nhau về nguồn gốc NST
Hình Minh Họa :"> Mong nó dễ hiểu :)) (cây nhà lá vườn :">)
picture.php

NẾU HÌNH BÉ BẠN THỬ VÀO ĐÂY TẢI ẢNH GỐC NHÉ :)
http://www.upanh.com/hinh_zing_chat_chua_dat_ten_upanh/v/1ire2q8cbwy.htm
3.Nêu những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
-Giống :
+Đều là các quá trình phân bào (tế bào phân chia)
+Các NST có hiện tượng tự nhân đôi
+NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực
+Hình thái NST có sự thay đổi giữa các kì
+Tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
+Đều là sự phân bào có thoi phân bào
+Có các kì tương tự nhau :KĐ<KG<KS<KC
-Khác:
...........NGUYÊN PHÂN ...............GIẢM PHÂN.................
+1 lần phân bào .....................2 lần phân bào
+ko có sự tiếp hợp NST tương đồng và trao đổi chéo ở kì đầu ...........có
+Ở kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.............các NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng song song trên mpxd ở kì giữa 1
+Ở kì sau , 2 cromatit chị em tách nhau ở tâm động và phân li đều về 2 cực xd............không có sự tách nhau ở tâm động,mà là sự phân li của các cặp NST kép tương đồng ở kì sau 1
+1 tb mẹ np 1 lần cho 2 tbcon ..................1 tế bào mẹ gp 1 làn cho 4 tế bào con
+tế bào con có bộ NST 2n giiongs nhau và giống mẹ................tế bào con có bộ NST n khác nhau về nguồn gốc (giải thích trên)

4.Ruồi giấm có 2n=8 .Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II .Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các TH sau :
a)2
b)4
c)8
d)16
Đáp án 8
Theo công thức :
Kđ 1: 2n kép ; 2nx2 cromatide
Kg 1: như trên
Ks 1: như trên
Kc 1: n kép ; nx2 cromatide
Kđ 2: như Kc 1
Kg 2: như Kc 1
Ks 2: nx2 đơn
Kc 2: n đơn
 
Last edited by a moderator:
L

love_bio

BÀI 11:pHAT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
Câu hỏi in nghiêng :
Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?

-Theo như câu 2 -phần câu hỏi và bài tập - bài 10 :giảm phân thì các giao tử được tạo ra trong giảm phân có sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST)
=>Vậy các giao tử ở trong cùng 1 cá thể đực hoặc cái đã có sự khác nhau về nguồn gốc (1)
-Mà các giao tử cái từ mẹ chắc chắn là có sự khác nhau về nguồn gốc ở NSt với các giao tử đực của bố rồi =)) (có vặn vẹo thế nào nó cũng không cùng nguồn gốc đc ,trừ khi 1 cơ thể có thể tạo đc cả trứng và tinh trùng :"> )
=>Vậy các giao tử ở trong 2 cá thể khác nhau sẽ có nguồn gốc khác nhau (2)
Từ 1 và 2 ta có :
-Sự kết hợp ngẫu nhiên các thứ ko có cùng nguồn gốc NST thì sẽ ra các hợp tử (tổ hợp) NST khác nhau về nguồn gốc (hiểu đơn giản là chả có cái nào cùng nguồn gốc với cái nào nên là cái hợp chung của cả 2 cũng chả cùng đc)
Câu hỏi và bài tập:
1.Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
-Giao tử đực (tinh trùng)
+1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào
+Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thàn tinh bào bậc 1
+Mỗi tinh bào bậc 1 trai qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2
+Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng
-Giao tử cái (trứng)
+1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào.
+noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1
+Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1
+Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2
+Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2
+Các thể cực sẽ bị tiêu biến.

2.Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh vật sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
-Bộ NST của các loài đều có số lượng là 2n NST ( số lượng này có sự khác nhau ở mỗi loài)
-Qua giảm phân thì mỗi cá thể của mỗi loài sẽ cho bộ NST đơn bội là n NST (só lượng này cũng khác nhau ở môi loài)
-Sinh sản hữu tính là có sự kết hợp 2 bộ NST sắc thể đơn bội của 2 cá thể khác nhau nhưng cùng loài (tức có cùng số lượng 2n và n)
=> 2 cá thể ,mỗi cá thể cho 1 giao tử là n (có số lượng NST giống nhau tuy khác nguồn gốc do nó cùng loài ) => n+n = 2n (bộ NST ban đầu và đặc trưng của loài )

3.Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào ?
-Trong quá trình tạo giao tử có sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các NST
-Trong quá trình thụ tinh có sự tổ hợp tự do ,ngẫu nhiên của các giao tử không cùng nguồn gốc
-Hiện tượng trao đổi chéo ở NST kép tương đồng ở giảm phân 1

4.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
a)Sự kết hợp theo nguyên tắc : một giao tử đực với 1 giao tử cái
b)Sự kết hợp nhân của 2 giảo tử đơn bội
c)Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
d)Sự tạo thành hợp tử

Đáp án : c

5)Khi giảm phân và thụ tinh ,trong tế bào của 1 loài giao phối,2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử ?
Giao tử : AB , ab, Ab , aB
Hợp tử : trang 17
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: kt.nd95@gmail.com
L

love_bio

BÀI 12:CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
Câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 12.2 và trả lời các câu hỏi sau :
-Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân .

+Có 2 loại tinh trùng :tinh trùng chứa NST giới tính X ,và tinh trùng chưa NST giối tính Y
+có 1 loại trứng là trứng chứa NST giới tính X
-Sự thụ tình giữ các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái ?
+để phát triển thành con gái thì loại tinh trùng chứa NST giới tính X + trứng
+......................................trai..........................................................Y + trứng
-Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1
-Ta có bố cho 2 loại giao tử(X,Y) ,mẹ cho 1 loại giao tử (X)=> Hợp tử XX và hợp tử XY chiếm số % ngang nhau là 50%
-Hai hợp tử trên có sức sống ngang nhau
Câu hỏi và bài tập :
1.Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NSt thường ?
.................NST giới tính .......................................................NST thường......................
+Số lượng ít hơn ,trong bộ NST lưỡng bội chỉ có 1 cặp hoặc 1 NST giới tính .................CÓ số lượng nhiều hơn hẳn so với NST giới tính
+Quy định giới tính và các tính trạng liên quan tới giới tính..........................................Quy định các tính trạng thường của cơ thể
+LÚc tồn tại thành cặp tương đồng (XX),lúc lại tồn tại thành cặp không tương đồng(XO,XY)..................................................................................................................Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
+Có sự khác nhau giữa đực và cái trong cùng 1 loài..................................................Giống nhau dù là đực hay cái trong cùng 1 loài

2.Trình bày cơ chế sinh con trai ,con gái ở người.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai ?
-Cơ chế
P : 44A + XY (bố) x 44A + XX (mẹ)
G/P: (22A + X) , (22A+Y) ; (22A + X)
F1: 44A + XX (con gái) ; 44A + XY (con trai)
-Là sai
vì mẹ chỉ cho 1 giao tử mang NST giới tính X ,còn việc sinh con trai hay con gái là phụ thuộc vào giao tử của người bố sẽ kết hợp với giao tử của mẹ là giao tử nào ,Nếu là giao tử mang NST giới tính Y thì là con trai ,còn nếu là giao tử mang NST giới tính X thì sẽ là con gái .

3.Tại sao trong cấu trúc dân số ,tỷ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1?
Tham khảo phần câu hỏi in nghiêng

4.Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ dực ,cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
-Ở động vật ,giói tính không chỉ đc quy định bằng phương pháp di truyền mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể .
Ví dụ :NHiệt độ ,hoocmoon ,ánh sáng ,môi trường sống...............có thể làm thay đổi giới tính các loài sinh vật.
Ví dụ : trong 1 bể cá vàng ,ngăn bể làm 2 :1 nửa để cá cái ,1 nửa để cá đực .Che 2 nửa để chúng không nhìn thấy nhau .1 thời gian sau ,ben bể toàn cá cái xuất hiện vài con cá đực và bên bể cá đực xuất hiện vài con cá cái @.@
Vì vậy ,con người đã tìm hiểu về các yếu tố đó để có thể chủ động quy định giới tính của các loài sinh vật
-Ý nghĩa:
+điều chỉnh để phù hợp với mục đích sản xuất

5.Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỷ lệ đực cái xấp xỉ 1:1?
a)số giao tử đực bằng số giao tử cái
b)Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đường
c)Số cá thể dực = số cá thể cái trong loài
d)xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực với giao tử cái tươg đương

Đáp án :b và d
 
  • Like
Reactions: machung25112003
M

mimasaka

BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Câu hỏi in nghiêng:


Quan sát hình 13 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

-Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái than đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích ?

Trả lời:
Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang KH trội với cá thể mang KH lặn.

- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.

- Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ KH 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (liên kết gen) ?
Trả lời:
Kết quả lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên NST(liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử (bv)còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử, do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST, nghĩa là chúng liên kết với nhau.

* Hiện tượng di truyền liên kết là gì ?

Di truyền liên kết là: hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

(Theo http://trananhhuy.violet.vn)

Câu hỏi và bài tập :

Bài tập 1
: Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này bổ xung cho quy luật phân li độc lập của Menden như thế nào ?

- Liên kết gen là hiện tượng nhiều gen không alen cùng tồn tại trên NST phân bố gần nhau, sức liên kết giữa chúng rất bền chặt. Do vậy, khi giảm phân chúng cũng phân li đi về các giao tử cùng nhau và tạo thành các nhóm gen liên kết. Số hhoms gen liên kết đúng bằng số lượng NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.

- Nếu sự di truyền độc lập đã làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì liên kết gen lại hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Vì vậy, di truyền liên kết đảm bảo cho sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

Bài tập 2: Hãy giải thích TN của Morgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở Tế bào học.

(Là cái sơ đồ lai liên kết trong SGK, sách bài tập trừ ít dòng nên chỉ cần viết sơ đồ bằng chữ-tính trạng).

Bài tập 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng . Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

* Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết.
- Di truyền độc lập:
+ 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST.
+ Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
+ Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Di truyền liên kết:
+ 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST.
+ Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
+Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1.

* Ý nghĩa của di truyền liên kết gen:
- Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

(Theo Lý thuyết và bài tập sinh học 9, NXB Giáo dục)
 
  • Like
Reactions: machung25112003
M

mimasaka

Chương III: ADN VÀ GEN
BÀI 15: ADN


Câu hỏi in nghiêng:


*Vì sao ADN có tính đặ thù và đa dạng ?
Trả lời:
Từ 4 loại nucleotide đã xây dựng nên các phân tử ADN của các loài sinh vật khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nucleotide, từ đó tạo nên tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

*a) Các loại nucleotide nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp ?
A liên kết với T (= 2 mối liên kết)
G liên kết với X (= 3 mối liên kết)

b) Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:
- A - T - G - G - X - T - A - T - X -
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng :
- T - A - X - X - G - A - T - A - G -

Bài tập:

Bài tập 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.

- ADN là Deoxyribonucleic acid, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN thuộc đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn, cơ thể dài đến hàng trăm milimet và khối lượng đến hàng triệu hoặc chục triệu đvC.
- ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại: 1 đơn phân là 1 nucleotide. Có 4 loại nu: A, T, G, X.

Bài tập 2: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù ?

- ADN được cấu tạo bởi hàng vạn đến hàng triệu nucleotide với 4 loại khác nhau là A ( Adenine), T ( Thymine), G ( Guanine), X ( Cytosine). Các nucleotide với trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN.


Bài tập 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào ?

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn quấn song song xung quanh một trục tưởng tượng trong không gian theo chiều từ trái qua phải theo chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide có chiều cao 34 Ả.

- Trên mạch kép, các cặp nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro (và ngược lại).

Do vậy, khi biết cấu trúc mạch này có thể suy ra cấu trúc của mạch kia.

- Trong cấu trúc phân tử, các bazơ nitơ nằm phía trong cùng tạo nên các bậc thang. Đường C5H10O4 nằm ở giữa tạo nên các tay thang, phân tử H3PO4 nằm phía ngoài cùng.

Bài tập 4: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

- A - T - G - X - T - A - G - T - X -
Đoạn mạch đơn bổ xung cho mạch trên:

- T - A - X - G - A - T - X - A - G -

Bài tập 5: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định ?

- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử ADN

Bài tập 6: Theo NTBS về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng.

b) A = T ; G = X.
c) A + T + G = A + X + T.
http://www.google.com.vn/url?sa=t&s...sg=AFQjCNGE08cbUVXk7_0a_6VbCoqfMEG9sA&cad=rja
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hoàng Long AZ
M

meocon_dangiu_96

ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
Phần câu hỏi in nghiêng
Quan sát H.16 và trả lời các câu hỏi sau :
- Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?
Được diễn ra trên 2 mạch của ADN
- Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
A liên kết với T bằng 2 mối liên kết Hidro và ngược lại ; G liên kết với X bằng 3 mối liên kết hidro và ngược lại
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ?
+ Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
+ Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
+ kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
- Có nhận xét j về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
2 phân tử ADN con giống hệt mẹ về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các cặp nu
Câu hỏi và bài tập
1. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.
* Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
- Kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
- Quá trìng tự nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao. Chính sự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST.
2. Giải thích vì sao 2 ADN con đc tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
2 ADN con đc tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ vì ADN tự nhân đôi theo NTBS, NT khuôn mẫuvà nguyên tắc bán bảo toàn ( nt giữ lại 1 nửa)
- Nguyên tắc khuôn mấu: Khi ADn tự nhân đôi, 2 mạch đơn của ADN mẹ tách nhau ra, mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới.
- NTBS:
+ A ở mạch đơn bên này liên kết với T ở mạch đơn bên kia bằng 2 mối liên kết hidro và ngược lại
+ G ở mạch đơn bên này liên kết với X ở mạch đơn bên kia bằng 3 mối liên kết hidro và ngược lại
- Nguyên tắc bán bảo toàn ( NT giữ lại 1 nửa) : Mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch mới từ MT nội bào.
3. Nêu bản chất hóa học và chức năng cả gen?
* Bản chất hóa học của gen là ADN ; gen là 1 đoạn của phân từ ADN có chức năng di truyền xác định; mỗi gen có 600--> 1500 cặp nu.
* Chức năng của gen : chủ yếu gen mang cấu trúc là một đoạn mạch của phân từ ADN, mang thông tin quy định cấu trúc của một lại Pr nhất định.
4. một đoạn nạch ADN có cấu trúc như sau:
mạch 1 : - A - G - T - X - X - T -

mạch 2 : - T - X - A - G - G - A -
Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con đc tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
BL:
ADN mẹ tạo ra 2 ADN con :

ADN mẹ
A - G - T - X - X - T -

T - X - A - G - G - A -
Tạo ra:

2 ADN con
A - G - T - X - X - T -

T - X - A - G - G - A -


A - G - T - X - X - T -

T - X - A - G - G - A -


(Mình lần đầu làm nên ko đc đẹp mắt cho lắm , mong mọi người đừng chê naz ^^!)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: machung25112003
M

meocon_dangiu_96

MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
Phần câu hỏi in nghiêng :
Quan sát hình 17.1 và so sánh cấu tạo của ARN và AND thông qua bảng 17.
Bảng 17. So sánh ARN và ADN
* ARN :
- Số mạch đơn : chỉ có 1 mạch đơn
- Các loại đơn phân: A, U, G, X
* ADN:
- Số mạch đơn: 2 mạch đơn
- Các loại đơn phân: A, T, G, X

Quan sát hình 17.2 và trả lời các câu hỏi sau:
- Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen ?
Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào hai mạch đơn của gen
- Các loại Nu nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN ?
Sự liên kết các Nu trên mạch khuôn với các Nu tự do của MT cũng diễn ra theo NTBS, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, và X liên kết với G.
- Có nhận xét j về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?
Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen nhưng theo nguyên tắc khuôn mẫu và bổ sung.
Câu hỏi và bài tập :
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và AND.
ADN:
- Có 2 mạch đơn
- Kích thước và khối lượng lớn
- Đơn phân là các Nu gồm 3 thành phần:
+ H3PO4
+C5H10O4
+ A , T , G , X
ARN:
- Có 1 mạch đơn
- Kích thước và khối lượng nhỏ
- Đơn phân là các Nu gồm 3 thành phần:
+ H3PO4
+ C5H10O4
+ A , U , G , X

2. ARN đc tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen --> ARN.
ARN đc tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
- NT khuôn mẫu: ARN đc tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen
- NTBS: A – U, T – A, G – X, X – G.
--> Trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nu trên mạch ARN

3. Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1 : - A – T – G – X – T – X – G -
Mạch 2 : - T – A – X – G – A – G – X -
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN đc tổng hợp từ mạch 2.
BL:​
Mạch ARN đc tổng hợp là : - A – U – G – X – U – X – G-

4. Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nu như sau:
- A – U – G – X – U – U – G – A – X -
Xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
BL:​

Mạch mARN: - A – U – G – X – U – U – G – A – X –

Mạch khuôn : - T – A – X – G – A – A – X – T – G -

Mạch bổ sung :- A – T – G – X – T – T – G – A – X -

5. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
b) mARN.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhtrang1996

PROTEIN
CÂU 1: protein dc cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loài a.a khác nhau , do đó cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài a.a này đã tạo nên tính đa dạng của protein
còn tính đặc thù của protein dc quy định bởi thành phần , số lượng và trình tự sắp xếp của các a.a. Ngoài ra tính đặc thù còn dc thể hiện qua cấu trúc không gian của nó( cấu trúc ko gian gồm bậc 1, 2, 3 ,4
CÂU 2: Protein có vai trò quan trọng đối vs tế bào và cơ thể vì protein là thành phần cấu trúc của tế bào , xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất , bảo vệ cơ thể , vận chuyển và cung cấp năng lượng ....liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
CÂU 3: a. cấu trúc bậc 1
CÂU 4:d. cấu trúc bậc 3, bậc 4
 
M

meocon_dangiu_96

MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
Phần câu hỏi in nghiêng:
* Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và Pr.
Cấu trúc của nó là mARN , là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc của Pr sắp đc tổng hợp từ nhân ra tế bào chất
* Quan sát hình 19.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Các loại Nu nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?
Theo NTBS: A - U, G - X
- Tương quan về số lượng giữa a.a va nucleotit của mARN khi ở trong ribôxôm?
3 Nu --> 1 a.a
Có sơ đồ:
Gen ( một đoạn của ADN) --->(1) mARN --->(2) Pr --->(3) Tính trạng
* Từ sơ đồ trên, hãy giải thích :
- Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3

(1): ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN
(2): mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi a.a ( cấu trúc bậc 1 của phân tử Pr)
(3): Pr trực tiếp tham gia vào hoạt động sinh lí và sinh hóa của tế bào --> đc biểu hiện thành tính trạng.
- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ:
+ Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trên mạch mARN
+ Trình tự các Nu trên mạch mARN quy định trình tự các a.a trong chuỗi các a.a ( cấu trúc bậc 1 của phân tử Pr)
+ Pr trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào--> biểu hiện thành tính trạng.
Câu hỏi và bài tập:
1. Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN , giữa ARN và Pr
( cái nè dễ, các bạn tự làm ;)) )
2. NTBS đc biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây ntn?
Gen ( một đoạn của ADN) --->(1) mARN --->(2) Pr
BL:​
(1) : A - T, G - X , T - A , X - G
(2) : A - U, T - A , G - X , X - G
3. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen ( một đoạn của ADN) --->(1) mARN --->(2) Pr --->(3) Tính trạng

BL:​
+ Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trên mạch mARN
+ Trình tự các Nu trên mạch mARN quy định trình tự các a.a trong chuỗi các a.a ( cấu trúc bậc 1 của phân tử Pr)
+ Pr trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào--> biểu hiện thành tính trạng.
 
M

meocon_dangiu_96

Chương IV: BIẾN DỊ
Đột biến gen
Phần câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác về số lượng các cặp Nu , trình tự các cặp Nu
Tên:
+ Mất 1 cặp Nu
+ Thêm 1 cặp Nu
+ Thay thế một cặp Nu
- Đột biến gen là j?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu
- Hãy quan sát các hình sau đây và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối vs con người.
Hình 21.2: Đột biến có hại
Hình 21.3: đột biến có hại
Hình 21.4: Đột biến có lợi
Câu hỏi và bài tập:
1. Đột biến gen là j? Cho VD
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu
VD: SGK ;))
2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen( ADN) dẫn tới biến đổi cấu trúc của Pr tương ứng ---> biến đổi đột ngột và gián đoạn ở kiểu hình nên đa số là loài có hại
- Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất:
+ Sự thay đổi cấu trúc gen dẫn tới thay đổi cấu trúc Pr, dẫn tới biến đổi kiểu hình.
+ Tron thực tiễn cũng gặp các đột biến tự nhiên, nhân tạo có lợi cho chính sinh vật và cho con người
+ Đột biến gen đc coi là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
+ Trong trồng trọt và chăn nuôi , người ta đã gây ra đột biến gen nhân tạo để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu của con người
3. Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra
Các bạn tự tìm
 
M

meocon_dangiu_96

Đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể
Phần câu hỏi in nghiêng
Quan sát hình 22a , b , c
- Hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Các NST sau khi bị biến đổi khác vs NST ban đầu ntn?

a) bị mất đoạn
b) lặp đoạn
c) đảo đoạn
+ Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?
- bị mất đoạn
- lặp đoạn
- đảo đoạn
+ Đột biến cấu trúc NST là j?
Là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
Câu hỏi và bài tập:
1. Đột biến cấu trúc NST là j? Nêu 1 số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST
1 số dạng đột biến là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
2.Những nguyên nhân nào gây ra những biến đổi cấu trúc NST?
- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Chủ yếu do các tác nhân vật lí và hóa học ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng
- Ngoài ra còn do con người gây ra
3. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người , sinh vật?
Những biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người , sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đc sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên NST gây ra những rối loạn trong các hoạt động của cơ thể dẫn tới bệnh tật, thậm chí gây chết

***********************
Đột biến số lượng NST
Phần câu hỏi in nghiêng
* Quan sát hình 23.1 và cho biết: quả của 12 kiểu cây dị bội ( 2n+1 ) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác vs quả ở cây lưỡng bội bình thường ntn?
- Kích thước: to, bé khác nhau
- Hình dạng: tròn, dài khác nhau
*Quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành các thể dị bội có (2n+1) và (2n-1)
- Do tác động của tác nhân vật lí hóa học ngoại cảnh hoặc rối loạn sinh lí nôi bào làm 1 cặp NST của bố mẹ ko phân li trong giảm phân tạo gia tử chứa cả cặp NST tương đồng đó(n+1) và giao tử ko có NST của cặp tương đồng đó(n-1)
- Khi thụ tinh:
+ Giao tử (n+1) kết hợp vs 1 giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1) phát triển thành thể 3 nhiễm
+ Giao tử (n- 1) kết hợp vs 1 giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n-1) phát triển thành thể 1 nhiễm.
Câu hỏi và bài tập:
1. Sự biến đổi số lượng NST ở 1 cặp NST thường thấy những dạng nào?
Có 2 dạng: - Đột biến dị bội thể
- Đột biến đa bội thể
2. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và(2n-1)?
Do các tác nhân gây đột biến từ môi trường làm rối lọan quá trình giảm phân dẫn tới phân li không bình thường( không phân li) của một hoặc 1 số cặp NST tương đồng nào đó đã tạo thành giao tử bất thường
3. Hãy nêu hậu quả của đột biến dị bội?
- Gây ra những biến đổi hình dạng, kích thước, màu sắc ở TV
- Gây bệnh Đao,Tớc - nơ ở người

( Nhấn thank lun cho mình naz ;)) )
 
M

meocon_dangiu_96

Vì các bài ở phần Di truyền và biến dị các bạn đã học qua rồi thế nên mình sẽ giải sau
Còn bây h để tiện cho các bạn tham khảo nên mình sẽ sang phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương II: HỆ SINH THÁI
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT

Phần câu hỏi in nghiêng
(*)Bảng 47.1: Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật
( Vì mình ko bik kẻ bảng nên sẽ trả lời bằng lời, ko kẻ bảng :D)
- Tập hợp các cá thể rắn , hổ mang, cú mèo và lượn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt
đới : Không phải quần thể sinh vật
- Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc việt nam: quần thể sinh vật
- Tập hợp các cá thể các chép, các mè, cá rô phi sống chung trong một ao: không phải quần thể sv
- Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau: không phải quần thể sv
- Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực....: quần thể sinh vật
(*) Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm ko khí cao thì sỗ lượng muỗi nhiều
- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa :D( ko bik đúng ko nữa)
- 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể :
+ Sâu rau xuất hiện nhiều khi thời tiết ẩm và mưa phùn.
+ Chuột xuất hiện nhiều khi số lượng mèo giảm.
Câu hỏi và bài tập:
1)- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
- Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại .Cá chép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
2)Hjx, cái nì mình ko bik phải nói làm sao cho các bạn hiểu được cả :(
Các bạn dựa vào các hình mà có trong SGK rồi dựa vào đó mà vẽ thôi, cái nì dễ í muk^^
3) - Mật độ cá thể phụ thuộc vào môi trường sống,chu kì sống của sinh vật, tác đọng của con người.
- Khi thức ăn giảm dần thì các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau khiến một số con phải tách đàn. Khi số lượng cá thể còn quá ít thì các cá thể cái sẽ sinh sản thật nhiều để gia tăng số lượng.Như vậy các cá thể sẽ giữ ở mức cân bằng và mật độ các cá thể cũng ở mức cân bằngkhi mật độ cá thể tăng dẫn đến thức ăn thiếu ,chỗ ở ,chỗ sinh hoạt ,... nhiều cá thể sẽ chết .khi đó mật độ cá thể đc điều chỉnh quanh mức cân bằng
___________________HẾT______________________
 
M

meocon_dangiu_96

Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI
Phần câu hỏi in nghiêng
(*) Bảng 48.1:
untitled.jpg

(*) Bảng 48.2:

untitled.jpg


(*) Em hãy cho biết thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?
- Tháp dân số già: Tỉ lệ người già nhiều, tỉ lệ sơ sinh ít.
- Tháp dân số trẻ: Tỉ lệ tăng trưởng dân số cao.
(*)Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp:
- Thiếu nơi ở.
- Thiếu lương thực.
- Thiếu trường học, bệnh viện.
- Ô nhiễm môi trường.
- Chặt phá rừng.
- Chậm phát triển kinh tế.
- Tắc nghẽn giao thông :D

Câu hỏi và bài tập:
1) Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác ko có?
Ngoài đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác, quần thể người có những đặc điểm kinh tế, giáo dục.mà quần thể khác không có. Đó là do con người có hệ thần kinh phát triểncho phép con người lao động và tư duy, có óc sáng tạo, làm việc có mục đích, biết khai thác và cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục mục đích của mình.
2) Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau ntn?
- Tháp dân số trẻ
+ Có đáy rộng.
+ Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao.
+ Tuổi thọ trung bình thấp.
- Tháp dân số già
+ Có đáy hẹp
+ Cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh không nhọn biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều thấp
+ Tuổi thọ trung bình cao
3) Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là j?
Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý là tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

***************************

Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
Phần câu hỏi in nghiêng
(*) Ngoài các ví dụ trong SGK, hãy lấy thêm 1 ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của 1 quần thể trong quần xã
VD: Quần xã sinh vật ở vùng nhiệt đới thay đổi thay đổi theo chu kì ngày đêm; quần xã sinh vật vùng lạnh thay đổi theo mùa; khi gặp điều kiện thời tiết tôt; cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây phát triển mạnh
(*)Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã cũng thay đổi
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường.

Câu hỏi và bài tập
1) Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác vs quần thể sinh vật ntn?
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 ko gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó vs nhau
- Quần xã sinh vật khác vs quần thể sinh vật :
untitledhh.jpg

2) Ví dụ: Quần xã hồ nước
- Các loài trong quần xã hồ nước là: ếch, ốc sên, cá ....
- Các loài đó liên hệ với nhau chặt chẽ
- Khu vực phân bố: dưới nước :D
3) Những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật là độ đa dạng của quần xã chỉ mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
4) Cân bằng sinh học là sự điều tiết giữa các sinh vật với nhau .
Ví dụ : Như số lượng sâu quá nhiều ---> Chim cũng phải tăng để có sự khống chế sinh học ----> sâu giảm ---> chim giảm ---> cân bằng sinh học
 
Last edited by a moderator:
M

meocon_dangiu_96

Bài 50: HỆ SINH THÁI
Phần câu hỏi in nghiêng:
(*) Quan sát hình 50.1 và cho biết:
- Thành phần vô sinh là: ánh sáng, nước, nhiệt độ
- Thành phần hữu sinh là: các động vật, thực vật
- Lá và cành cây mục là thức ăn của: nẫm, vi sinh vật phân hủy
- Cây rừng có ý nghĩa đối ới đời sống động vật rừng là: cho thức ăn, là nơi trú ngụ, nơi ở...
- Động vật rừng có ảnh hưởng tới thực vật là: động vật ăn thực vật, thụ phấn, phát tán cây rừng và bón phân cho thực vật
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì sẽ xảy ra hiện tượng mất nguồn thức ăn, nơi ở, nước, khí hậu thay đổi.

(*) Quan sát hình 50.2 và thực hiện các bài tập sau:
- Sâu ăn lá -------------> Chuột -----------> Cầy
- Sâu ăn lá -------------> bọ ngựa---------> rắn
- Lá cây ---------------> Sâu --------------> Bọ ngựa
- Chuột ------------------> Cầy -------------> Đại bàng
- Mối quan hệ : mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mát xích phía sau tiêu thụ
- Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mát xích phía sau tiêu thụ :D
(*) Quan sát hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Sâu ăn là cây tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau
cây ----> gỗ ---> sâu ăn lá cây ---> bọ ngựa ---> rắn
cây ---> gỗ ----> sâu ăn lá cây ---> chuột ---> cầy
cây---> gỗ ---> sâu ăn lá cây--->  cầy ---> đại bàng
cây cỏ---->  sâu ăn lá cây  --->cầy ----->  hổ
Ví dụ :
untitled%E1%BB%B7dty.jpg
[/B][/SIZE][/COLOR]
Câu hỏi và bài tập :
1) Cái nì các bạn tự làm naz ^^
2) Có j thiếu các bạn nhớ nhắc mình naz ^^

untitled%E1%BB%B7dty.jpg
 
Last edited by a moderator:
M

mimasaka

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Bảng 53.1
1. Hái lượm - a

2. Săn bắt đv hoang dã - a,h
3. Chiến tranh - a,b,c,d,e,g,h
4. Đốt rừng lấy đất trồng trọt - a,b,c,d,e,g,h
5. Chăn thả gia súc - a,b,c,d,g,h
6. Khai thác khoáng sản - a,b,c,d,g,h
7. Phát triển nhiều khu dân cư - a,b,c,d,g,h
8. Chiến tranh - a => h

- Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. theo em, đó là những hậu quả gì ?

-Lượng nước thấm xuống các tầng đất sâu giảm nên lượng nước ngầm giảm.
-Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm →Hạn hán.
-Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của chúng làm giảm đa dạng sinh học → mất cân bằng sinh thái.
-Nước mưa chảy trên bề mặt không bị cây rừng ngăn cản → xảy ra lũ lụt, lũ quét,...

Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên khác mà em biết.

1) Phát triển dân số một cách hợp lí
2) Sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên.
3) Bảo vệ các loài sinh vật
4) Phục hồi và trồng rừng mới
5) Kiểm soát & giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm.
6) Cải tạo giống vật nuôi, cây trồng.


Câu hỏi và bài tập:

1. Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người?

- Thời nguyên thuỷ: Con người biết sử dụng lửa ==> nhiều cánh rừng bị cháy.
- XH nông nghiệp:
+ Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi dẫn con người tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
+ Hoạt động canh tác: thay đổi đất và tầng mặt ==> đất bị khô cằn và giảm độ màu mỡ.
+ Con người định cư, nhiều vùng rừng bị chuyển đổi.
- Đô thị hoá lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và dất trồng trọt.

2. Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc làm đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó rồi liệt kê vào bảng 53.2 (SGK)

Ví dụ:
- Chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc
--> Làm mất nhiều cánh rừng.
--> Tích luỹ nhiều giống vật nuôi cây trồng.
Giải pháp: tích cực trồng và bảo vệ rừng.
- Công nghiệp khai khoáng làm mất nhiều cánh rừng.
- Phá huỷ thảm thực vật
--> Xói mòn và thoái hoá đất --> Ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét.
- Mất cân bằng hệ sinh thái.
- Nhiều loài sinh vật bị mất, suy giảm hệ sinh thái hoang dã.
Giải pháp: như trên, hạn chế các hoạt động công, nông nghiệp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của các cánh rừng.



 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom