Sinh [Sinh 8] Nơi giải đáp những câu hỏi còn khó hiểu

Status
Không mở trả lời sau này.
H

haoanh_98

Tiếp tục nhé. ;)
2. Nguyên nhân làm cho hoạt động lọc máu để tạo ra nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hoặc thậm chí bị ngừng trệ?


em chém cái


- do một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác( tai, mũi, họng...) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận
-Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn đến suy thận toàn bộ.


cùng thảo luận câu sau nhá:

DA có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?

Cái nè các mẹ vẫn thường làm nhưng không bít tác hại của nó vì thế chúng ta hãy giúp các mẹ it lạm dụng kem phấn
 
T

thienthannho.97

em chém cái


- do một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác( tai, mũi, họng...) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận
-Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn đến suy thận toàn bộ.


cùng thảo luận câu sau nhá:

DA có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?

Cái nè các mẹ vẫn thường làm nhưng không bít tác hại của nó vì thế chúng ta hãy giúp các mẹ it lạm dụng kem phấn

- Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì: tầng sừng và tầng tế bào.
+ Lớp bì: có sợi mô liên kết và các cơ quan.
+ Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ.
- Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:
+ Lông mày vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy vào mắt.
+ Lạm dụng kem phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.

Tiếp nhé :x

1. Khi các ống thân làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khỏe ?
2. Màng mắt có chứa tế bào thụ cảm thị giác nào ?
 
H

haoanh_98

câu 1:

- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết giảm [FONT=&quot]=> môi trường trong cơ thể bị biến đổi [/FONT]
- Ống thận bị tổn thương [FONT=&quot]=> nước tiểu hòa vào máu đầu độc cơ thể[/FONT]
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhé :x
2. Màng mắt có chứa tế bào thụ cảm thị giác nào ?

Màng mắt chứa 2 loại tế bào thụ cảm thị giác là tế bào nón và tế bào que.
__________________________________________

Tiếp nào cả nhà. :x
Trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp:
........1. Lúc huyết áp tăng cao
........2. Lúc đang lao động nặng
 
T

tomandjerry789

Không ai trả lời thì anh nói nhé. :D
1. Lúc huyết áp tăng cao:
_ Áp thụ quan bị kích thích sẽ xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương phụ trách tim mạch (nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm)
_ Tại trung ương thần kinh, xảy ra quá trình phân tích và tổng hợp kích thích, các xung thần kinh theo dây thần kinh li tâm tới tim, gây phản xạ làm giảm nhịp co của tim, làm dãn các mạch ở da và ở ruột, từ đó gây hạ huyết áp.

2. Lúc đang lao động nặng:
_ Khi lao động nặng, cần nhiều năng lượng để cung cấp cho các hoạt động đó, vì vậy trong cơ thể xảy ra sự oxi hoá glucôzơ để tạo ra năng lượng đáp ứng cho sự co của cơ đồng thời giải phóng CO2 tích luỹ trong máu. Cơ chế như sau:
[TEX]CO_2\; +\; H_2O \; \rightleftharpoons\; H_2CO_3 \; \rightleftharpoons\; H^+ + \;HCO_3^-[/TEX]
_ Sau khi H+ hình thành sẽ kích thích hoá thụ quan gây ra xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và trung khi tuần hoàn nằm trong hành tuỷ, sau đó truyền đến trung khu giao cảm và theo dây giao cảm đến tim làm tăng nhịp tim, lực co tim và đến mạch máu làm mạch máu co dãn để cung cấp oxi giúp co cơ đồng thời chuyển hoá nhanh sản phẩm phân huỷ đến các cơ quan bài tiết.

P/s: Câu này hơi khó nhỉ. :D
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhé. :D
1. Ức chế phản xạ có điều kiện diễn ra như thế nào?
2. Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ.
 
M

mia_kul

Câu 1 lười giở sách :-<
2. Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ.
Ngủ là một trạng thái tự nhiên rất đặc biệt của cơ thể, trong đó cơ thể không liên lạc với môi trường bên ngoài qua đường thần kinh như bình thường. Phần lớn các cơ quan phân tích hoặc không hoạt động, hoặc hoạt động ở mức thấp.

Trong giấc ngủ, các cơ quan đều ngừng hoặc giảm hoạt động chức năng. Bắp cơ mềm, Cơ thể không đáp ứng với hầu hết với các kích thích môi trường, chỉ còn giữ những hoạt động sinhlý cơ sở như hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, tuần hoàn, ở mức thấp. Paplov xác định bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống các cấu trúc dưới vỏ não.
 
H

haoanh_98

chán wa, sao cả nhà chẳng thảo luận j hết chơng z? thui tớ post câu nè cùng thảo luận nào

Hãy nêu vai trò của tai, mắt(vô cùng dễ)
 
L

langtham_98

Ơ hay, mắt để nhìn, tai để nghe=))
*******Mắt:
/
Cấu tạo của cầu mắt gồm bốn màng, gồm:
- Màng cứng có phía ngoài cùng là màng giác lồi ra, có tác dụng bảo vệ mắt và cho ánh sáng đi qua.
- Màng mạch có các mạch máu và các tế bào sắc tố đen có tác dụng như phòng tối của máy ảnh.
- Màng lưới có chứa các tế bào thụ cảm thị giác, 2 loại là tế bào nón và tế bào que.
Tế bào nón nằm chủ yếu ở điểm vàng, mỗi tế bào nón nối vs 1 tế bào TK thị giác qua một tế bào hai cực. Càng xa điểm vàng, các tế bào nón giảm dần và các tế bào que là chủ yếu. Điểm mù là nơi ko có các tế bào thụ cảm thị giác nên ảnh của vật rơi vào điểm mù sẽ ko thấy gì.
*******Tai:
-Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai
+Vành tai : tác dụng hứng âm thanh
+ Ông tai : Hương sóng âm vào màng nhĩ .
-Tai giữa (xương búa , xương đe , xương bà đạp ): Sóng âm tai ngoài làm rung màng nhĩ và truyền qua chuỗi xương tai tác động vào màng căng trên cửa bầu dục ( ngăn tai giữa vs tai trong ). Ngoài ra khoang tai nhĩ thông vs hầu = vòi nhĩ -> áp suất dc cân bằng .
-Tai trong
+ Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên : thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể tỏng không gian .
+Ống tai thu nhận các kích thích của sóng âm


** :Ốc tai : một ống màng chạy dọc suốt ốc tai xương và cuôn quanh trụ thành 2 vòng rưới ,gồm màng tiền đình ở phía trên , màng cơ sơẻ co khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau ; dài ở đỉnh ốc , ngăn dần khu xuống ông miệng . Chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc .
 
T

tomandjerry789

Tiếp tục nhé mọi người. :)
1. Phân biệt tuỷ sống và trụ não.
2. Trình bày cấu tạo của bộ phận thần kinh ngoại biên.
 
T

thienthannho.97

Tiếp tục nhé mọi người. :)
1. Phân biệt tuỷ sống và trụ não.
2. Trình bày cấu tạo của bộ phận thần kinh ngoại biên.

1.
c38a3be142bf6a35e8ffaa080b232386_40126718.newbitmapimage.bmp

2. Cấu tạo của thần kinh ngoại biên:
- Hạch thần kinh
- Dây thần kinh
- Nơron, cơ quan thụ cảm, cơ quan thực hiện.

Tiếp: Nêu cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
 
H

huongmot

Tớ có mấy câu này nè, thảo luận luôn một thể:) :
C1: Tại sao nói căng tai ra mà nghe? Điều đó có ý nghĩa gì? Xảy ra khi nào? Do bộ phận nào?
C2: Hãy nêu và gt chức năng các bộ phận tham gia bv mắt?
C3: Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh bazơdo
 
T

thienthannho.97

Tớ có mấy câu này nè, thảo luận luôn một thể:) :
C1: Tại sao nói căng tai ra mà nghe? Điều đó có ý nghĩa gì? Xảy ra khi nào? Do bộ phận nào?
C2: Hãy nêu và gt chức năng các bộ phận tham gia bv mắt?
C3: Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh bazơdo

Câu 1:
- Khi âm quá nhỏ các cơ này điều hỉnh lực co làm màng nhĩ và màng cửa bầu căng nhiều như mặt trống ~~> căng tai ra mà nghe.
- Có nghĩa là tập trung điều chỉnh độ căng của các cơ này khi ân phát ra quá nhỏ.
- Điều chỉnh độ căng của màng nhĩ và màng cửa bầu là nhờ các cơ búa và cơ bàn đạp.

 
H

huongmot

Tớ thêm câu nữa. Lộn trở lại chương I :D
C4: So sánh cấu tạo tb động vật và tế bào thực vật. Có thể rút ra kết luận gì về quan hệ tiến hoá giữa người vs thực vật từ sự giống nhau và khác nhau này?
 
T

thienthannho.97

Tớ thêm câu nữa. Lộn trở lại chương I :D
C4: So sánh cấu tạo tb động vật và tế bào thực vật. Có thể rút ra kết luận gì về quan hệ tiến hoá giữa người vs thực vật từ sự giống nhau và khác nhau này?

Câu 3:
Đã có câu trả lời tại Đây
Câu 4:
- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần:
+ Màng sinh chất.
+ Tế bào chất với các bào quan.
+ Nhân rõ ràng (có màng nhân).
- Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom