Sinh [Sinh 8] Nơi giải đáp những câu hỏi còn khó hiểu

Status
Không mở trả lời sau này.
D

danghoangyennhi1998

các biện pháp bảo vệ tim mạch trách tác nhân gây bệnh:eek:3
Các biện pháp bảo vệ tim mạch trách tác nhân gây bệnh :
- Không nên có những cảm xúc âm tính như tức giận,....
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc la, caffeine, đôping,heroin,....
- Không nên để cơ thể bị một cú sốc nào đó như quá sợ hãi, hồi hộp, hay mất nhiều máu, mất nước, sốt cao,....
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim
- Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như dầu mỡ. chất béo, ăn nhiều muối, nhiều đường :
+ Muối sẽ ảnh hưởng đến cơ thể sau 30 phút. Ăn thức ăn nhiều muối, ăn mặn sẽ làm giảm khả năng bơm máu đi khắp cơ thể, tác động tới huyết áp, tim và hệ mạch.
+ Chất béo sẽ ảnh hưởng đến cơ thể sau 46 phút. Chất béo sẽ gây ra các cục máu đông là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim và đột quỵ
+ Đường ảnh hưởng đến cơ thể chỉ sau vỏn vẹn 2 phút. Đường làm giảm khả năng cảu các bạch cầu chống lại các vi khuẩn, vi rút, ngoài ra còn gây sâu răng (cái này chắc bạn nào cũng biết nhỉ? :D)

P/S : Cái này có trong sgk bài 18 đấy bạn ạ, bạn xem thêm nhé, mình cung cấp thêm một số thông tin thôi ^^!
 
T

tomandjerry789

Tiếp tục nhé. ;)
1. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?
2. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.
 
T

tanpopo_98

1. Khi con người hoạt động mạnh, đồng nghĩa với việc biên độ co cơ lớn => cần nhiều oxi để tạo ra năng lượng cho hoạt động của con người => Hô hấp nhiều hơn để lấy oxi tiếp cho sự sống.

=,=!
 
A

anhchangque

Thêm vài câu nữa nè:
1. Tại sao khi ta bị sốt thì lại lấy khăn nóng đắp vào trán mà không phải khăn lạnh ?
2. Giải thích câu "Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói".
 
Last edited by a moderator:
D

danghoangyennhi1998

2,- Trời nóng: mồ hôi tiết nhiều, cơ thể mất nhiều nước => Mau khát
- Trời mát: mao mạch máu co lại, lượng máu qua da ít làm giảm sự tỏa nhiệt qua da. Đồng thời cơ thể phân giải chất để giải phóng năng lượng, một phần năng lượng để duy trì thân nhiệt => Nhanh đói
1, Chắc là khi bị sốt, ta nên đắp khăn nóng để lỗ chân lông giãn nở, giúp nhiệt tỏa ra nhanh hơn, dễ hạ sốt hơn. Còn nếu như đắp khăn lạnh thì lỗ chân co lại, nhiệt không được khuếch tán ra ngoài nên nhiệt độ không giảm mà cơ thể ta còn cảm thấy khó chịu nữa.(theo cơ chế lạnh co nóng giãn). ;)
 
T

tomandjerry789

Thêm vài câu nữa nè:
1. Tại sao khi ta bị sốt thì lại lấy khăn nóng đắp vào trán mà không phải khăn lạnh ?
2. Giải thích câu "Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói".

2. Mình gợi ý cho bạn nhé. ^^
- Trời nóng thì mồ hôi tiết nhiều ~~> Từ đây bạn có thể suy luận tiếp.
- Trời mát thì mao mạch máu co ~~> Lượng máu qua da ít, giảm sự mất nhiệt. Một phần là do cơ thể phân giải chất để giải phóng năng lượng ~~> Một phần năng lượng dùng duy trì nhiệt độ cơ thể ~~> Mau đói

1. Khi bị sốt, cơ thể chúng ta nóng, khi đắp khăn nóng thì các lỗ chân lông giản nở ra và nhiệt khuếch tán ra ngoài làm chúng ta bớt nóng. Còn ngược lại khi đắp khăn lạnh, các lỗ chân lông co nên không cho nhiệt khuếch tán ra nên làm ta lâu khỏi sốt.
 
T

thienthannho.97

2. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxy từ môi trường, thải ra khí cácboníc và chất thải.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxy, tế bào thải vào máu khí cacboníc và sản phẩm bài tiết.
- Mối quan hệ: TĐC ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. TĐC ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động TĐC. Như vậy hoạt động TĐC ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.


 
T

thienthannho.97

Tiếp tục nào.
1. Phân biệt đồng hoá với tiêu hoá và dị hoá với bài tiết.
(*) Phân biệt đồng hóa với tiêu hóa:
- Đồng hóa:
+ Quá trình tổng hợp các nguyên liệu đơn giản sẳn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.
+ Xảy ra trong tế bào.
- Tiêu hóa:
+ Quá trình biến đổi các chất từ phức tạp ~~> đơn giản (hấp thụ).
+ Xảy ra tại các cơ quan tiêu hóa.
(*) Phân biệt dị hóa và bài tiết:
- Dị hóa
+ Quá trình phân giải các chất đc tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản.
+ Bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng ~~> cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Xảy ra trong tế bào.
- Bài tiết
+ Quá trình lọc và thải các chất ra ngoài cơ thể.
+ Xảy ra tại các cơ quan bài tiết.
 
H

hongnhung.97

Tại sao xuất hiện bệnh trạng về hệ cơ khi ta lao động nặng mà không có sự rèn luyện trước?
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhe. :D
1. Có nên trang điểm bằng cách nhổ lông mày để tạo dáng không?
2. Nước tiểu được bài tiết ra ngoài như thế nào?
 
L

langtham_98

trả lời nè

1. QUÁ TRÌNH SIÊU LỌC.
Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Qúa trình này là một quá trình thụ động, lọc nước và các chất hoà tan trong nước từ huyết tương mao mạch cuộn mạch sang khoang bao Bowman qua màng siêu lọc. Như vậy, muốn có dịch siêu lọc ( dịch lọc, nước tiểu đầu) , cần phải có hai yếu tố cơ bản là màng siêu lọc và áp lực lọc.
Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chất dịch siêu lọc.
1.1. Màng siêu lọc.
Màng siêu lọc còn gọi là màng tiểu cầu thận. Màng này ngăn cách giữa huyết tương mao mạch cuộn mạch và dịch siêu lọc trong khoang bao Bowman. Màng có ba lớp: lớp tế bào nội mô mao mạch, lớp màng nền và lớp tế bào biểu mô (lá trong) bao Bowman.

1.2. Áp lực lọc: FP (filtration pressure).
Áp lực lọc là áp lực tác động lên huyết tương của mao mạch cuộn mạch, để đẩy nước và các chất hoà tan trong nước sang khoang bao Bowman. Áp lực lọc được tạo nên bởi sự tổng hợp của các áp lực máu mao mạch cuộn mạch , áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trong khoang bao Bowman.

2. QUÁ TRÌNH TÁI HẤP THU.
Quá trình tái hấp thu được thực hiện ở ống thận. Trong quá trình này toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể đều được tái hấp thu trở lại máu. Có những chất được tái hấp thu hoàn toàn, có những chất được tái hấp thu một phần hoặc phần lớn, có những chất không được tái hấp thu vì đó là chất không cần thiết cho cơ thể. Tại ống thận có cả cơ chế vận chuyển tích cực và khuếch tán thụ động.

2.1. Tái hấp thu ở ống lượn gần.
Nhìn chung có khoảng 80% các chất và nước được tái hấp thu ở ống lượn gần. Vì vậy khi ra khỏi ống lượn gần để vào quai Henle, nước tiểu vẫn đẳng trương mặc dù đã mất rất nhiều nước và ion Na+.
- Tái hấp thu glucose.
Glucose được tái hấp thu hoàn toàn theo cơ chế vận chuyển tích cực ở ống lượn gần khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận. Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận (>1,7g/l) thì glucose không được tái hấp thu hoàn toàn, một phần glucose có trong nước tiểu, mặc dù ống lượn gần đã có khả năng tái hấp thu glucose cao hơn khi nồng độ glucose bình thường trong máu.
- Tái hấp thu HCO3-.
HCO3- được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần, có một phần ở ống lượn xa. Sự tái hấp thu HCO3- theo cơ chế vận chuyển tích cực, có liên quan chặt chẽ với carboanhydrase (C.A), cũng có một phần HCO3- được tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động.
Trong lòng ống lượn gần: HCO3- + H+ ® H2CO3 ® CO2 + H2O.
CO2 khuếch tán vào trong tế bào ống lượn gần và CO2 + H2O CA HCO3- + H+. ion H+ được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn HCO3- được chuyển vào dịch gian bào cùng với Na+. Như vậy HCO3- theo cơ chế vận chuyển tích cực không phải chính HCO3- mà thông qua sự khuếch tán của CO2 được tạo thành từ HCO3-.
Trong 24 giờ có 4000 mEq HCO3- bị lọc vào dịch siêu lọc, nhưng chỉ có 1-2 mEq HCO3- bị thải ra ngoài. Có tới 99,9% HCO3- đã được tái hấp thu.
- Tái hấp thu protein và acid amin.
Protein phân tử lượng nhỏ và acid amin được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích cực. Protein gắn trên màng đỉnh và được chuyển vào trong tế bào theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi" bị các enzym thuỷ phân thành acid amin. Các aid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch gian bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang. Các acid amin tự do trong lòng ống lượn được vận chuyển tích cực nhờ chất tải đặc hiệu qua màng đỉnh.
- Tái hấp thu K+, Na+ và Cl-.
Ion K+ được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích cực. Ion Na+ được tái hấp thu tới 65% theo cơ chế khuếch tán có gia tốc ở màng đỉnh, vận chuyển tích cực ở màng đáy và màng bên. Ion Cl- được tái hấp thu theo gradient điện tích.
- Một số gốc sunfat, phosphat, nitrat... được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực.
- Tái hấp thu nước.
Nước được tái hấp thu là hậu quả của tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao: Na+, K+, Cl-, HCO3-... Nếu đưa các chất có lực thẩm thấu cao vào máu, sau đó nó được lọc qua tiểu cầu, chất này ít được tái hấp thu, nó sẽ bị đào thải ra ngoài gây ra cơ chế lợi niệu thẩm thấu.
- Tái hấp thu urê.
Khi các ion được tái hấp thu, đặc biệt là các ion có tính thẩm thấu cao như Na+, làm cho nước được tái hấp thu theo. Như vậy nồng độ urê trong ống lượn gần sẽ cao hơn nồng độ urê trong dịch gian bào. Vì vậy urê khuếch tán vào dịch kẽ, rồi vào máu, theo gradient nồng độ tới 50-60%.
2.2. Tái hấp thu ở quai Henle.
Quai Henle có hai nhánh: xuống và lên ngược chiều nhau. Sự cấu tạo của hai nhánh cũng khác nhau. Nhánh xuống và phần đầu nhánh lên mỏng. Phần cuối nhánh lên dày. Phần đầu nhánh lên có tính thấm Na+, urê, nhưng không thấm nước. Na+ được tái hấp thu thụ động vào dịch gian bào. Phần cuối nhánh lên không tái hấp thu thụ động Na+ mà lại vận chuyển tích cực Na+. Dịch gian bào quanh quai Henle rất ưu trương, nhất là vùng chóp quai Henle, đặc biệt là vùng tuỷ thận. Nhờ hiện tượng trên mà nước được tái hấp thu thụ động ở nhánh xuống, vì nhánh xuống có tính thấm cao đối với nước và urê, nhưng lại không cho Na+ thấm qua.
Nước tiểu đi vào quai Henle vẫn là đẳng trương, nhưng càng đi xuống quai Henle, nó càng ưu trương, ở chóp quai là ưu trương nhất. Chính sự ưu trương này làm cho Na+ laị dễ tái hấp thu ở phần lên. Ở nhánh lên Na+ được tái hấp thu nên nước tiểu sẽ đẳng trương rồi nhược trương vì Na+ được vận chuyển tích cực.
Tới ống lượn xa nước tiểu rất nhược trương, mặc dù qua quai Henle nó đã bị tái hấp thu rất nhiều nước. Khả năng tái hấp thu của quai Henle rất lớn tới 25% Na+ và 15% nước.
2.3. Tái hấp thu ở ống lượn xa.
Ống lượn xa là phần cuối của nephron, do đó sự tái hấp thu ở đây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản thứ nhất là nhu cầu của cơ thể, thứ hai là số lượng và chất lượng nước tiểu qua nó.
- Tái hấp thu nước
Nước tiểu qua đây là nước tiểu nhược trương, trung bình cứ một phút có 20ml nước tiểu qua ống lượn xa. Trong 20ml này, thực tế chỉ cần 2ml đã đủ để hoà tan vật chất có trong nước tiểu. Số còn lại 18ml không tham gia vào hoà tan vật chất, phần nước này được gọi là nước "không tham gia thẩm thấu". Phần nước này cần được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn xa và một phần ở ống góp. Tái hấp thu nước theo cả hai cơ chế chủ động và thụ động, nhưng chủ yếu là vận chuyển tích cực. Sự vận chuyển nước theo cơ chế chủ động nhờ tác dụng của ADH. ADH là hormon của hypothalamus, được dự trữ ở thuỳ sau tuyến yên và vào máu theo nhu cầu của cơ thể. ADH tác động lên tế bào ống lượn xa và ống góp để tăng cường tái hấp thu nước. Cơ chế của ADH là thông qua AMP vòng hoạt hoá enzym hyaluronidase trong phản ứng thuỷ phân acid hyaluronic để mở rộng lỗ màng trong quá trình vận chuyển nước. Nhờ cơ chế tái hấp thu nước nên nước tiểu qua ống lượn xa và ống góp đã được cô đặc lại.
- Tái hấp thu Na+.
Na+ được tái hấp thu ở màng đỉnh theo cơ chế khuếch tán có chất mang và theo cơ chế vận chuyển tích cực ở màng bên và màng đáy. Sự tái hấp thu Na+ theo cơ chế vận chuyển tích cực là nhờ tác dụng của aldosteron. Aldosteron là hormon của tuyến vỏ thượng thận (lớp cầu sản xuất) có tác dụng là tác động lên tế bào ống lượn xa để làm tăng cường tái hấp thu Na+. Cơ chế tác dụng của aldosteron là lên sự tổng hợp protein của tế bào ống lượn thông qua hoạt hoá hệ gen. Protein vừa được tổng hợp là protein tải và protein enzym tham gia vào vận chuyển tích cực Na+.
- Tái hấp thu HCO3-.
Sự tái hấp thu HCO3- theo cơ chế vận chuyển thụ động và tích cực như ở ống lượn gần. Song ở đây sự vận chuyển này có mối quan hệ chặt chẽ với sự đải thải ion H+.
3. QUÁ TRÌNH BÀI TIẾT TÍCH CỰC.
Khi so sánh hàm lượng các chất có trong dịch siêu lọc và trong nước tiểu chính thức chúng ta nhận thấy có rất nhiều chất có mặt trong nước tiểu chính thức nhưng lại không có trong dịch siêu lọc.
Một số chất có nồng độ rất thấp trong dịch siêu lọc, nhưng trong nước tiểu chính thức lại có hàm lượng rất cao. Điều này chỉ có thể giải thích là ống thận, trong quá trình tạo thành nước tiểu, đã vận chuyển một số chất từ máu vào lòng ống thận, hoặc tế bào ống thận sản xuất một số chất để chuyển vào nước tiểu để thải ra ngoài. Chức năng bài tiết tích cực được thực hiện chủ yếu ở ống lượn xa và có một phần ở ống lượn gần.
3.1. Sự bài tiết H+.
Quá trình bài tiết H+ là một quá trình có liên quan tới nồng độ CO2 máu. CO2 khuếch tán qua màng tế bào ống lượn, trong tế bào có phản ứng CO2 + H2O H2CO3 ® H+ + HCO3-. H+ được vận chuyển qua màng tế bào vào lòng ống lượn. Ion H+ được bài tiết, đồng thời Na+ được tái hấp thu. H+ trong ống lượn sẽ được kết hợp với ion phosphat, với NH3, với các gốc acid hữu cơ yếu hoặc với các gốc khác để thải ra ngoài. H+ còn kết hợp với HCO3- để tạo ra H2CO3 ® CO2 + H2O. CO2 lại vận chuyển vào trong tế bào để tạo ra HCO3- hấp thu vào máu.
3.2. Sự tổng hợp và bài tiết NH3.
Trong tế bào ống lượn có quá trình khử amin của glutamin (chiếm tới 60%) để tạo ra NH3. NH3 dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào vào lòng ống lượn. ở đây NH3 được kết hợp với H+ tạo thành NH4+ để thải ra ngoài.
3.3. Sự bài tiết K+.
Ion K+ bị tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần. Nó được bài tiết ra ở ống lượn xa theo cơ chế vận chuyển tích cực nhờ tác dụng của aldosteron. Aldosteron có tác dụng đồng thời tái hấp thu Na+ và đào thải K+.
3.4. Sự bài tiết các chất khác.
Tế bào ống lượn xa còn bài tiết phenol, acid hippuric, P.A.H, creatinin, các acid mạnh, các sản phẩm của thuốc đưa từ ngoài vào, các chất độc lạ khác do quá trình chuyển hoá tạo ra hoặc xâm nhập từ bên ngoài bằng nhiều đường khác nhau.
Ba quá trình siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực nhằm mục đích tạo ra nước tiểu. Nhưng số lượng và chất lượng nước tiểu như thế nào lại là hậu quả của quá trình điều hoà cân bằng nội môi của thận.
Nhớ Thank tui nhìu nhìu:p:p:p:p
 
L

langtham_98

:D:D:D:D:D:D:D:p:p:p:p:cool::cool::cool:b-(b-(5 sai lầm khi "xử lý" lông mày (Mình chỉ nghe là hạn chế thôi chứ còn việc không được nhổ thì chư có tài liệu nào cấm cả!!)
Lông mày tác động lớn đến khuôn mặt của bạn. Phụ nữ thường hoặc là bỏ bê chúng hoàn toàn hoặc ngược lại, họ nhổ chúng quá thường xuyên. Tốt hơn là bạn nên tránh cả hai việc này.

Chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của lông mày bởi nó hoàn toàn có thể thay đổi nét mặt của bạn.

Tỉa lông mày đúng cách sẽ làm cho bạn trông tươi trẻ và sinh động hơn. Lông mày được tỉa quá nhỏ, quá sắc có thể khiến bạn trở nên đáng sợ. Nếu bạn biết những gì là điều cơ bản cần tránh khi chăm sóc lông mày, bạn có thể nhanh chóng học cách để sửa chữa những sai lầm mà bạn đã mắc phải trước đây và làm thế nào làm cho lông mày của bạn nhìn thật hoàn hảo.


Lông mày quyết định vẻ đẹp khuôn mặt của bạn
1. Lần cạo lông mày đầu tiên

Đây là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi nói đến lông mày. Đa số phụ nữ và chủ yếu là các cô gái trẻ không tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi nhổ lông mày của mình lần đầu tiên và họ dễ dàng khiến lông mày của mình quá cao, quá to hoặc quá bé. Nếu bạn làm cho lông mày của bạn quá mỏng, đôi mắt của bạn sẽ sắc hơn, nếu quá to, khuôn mặt của bạn dễ có cảm giác không thông minh...

So với lông mày cực mỏng là xu hướng lông mày của nhiều năm trước, hiện giờ, lông mày tự nhiên hợp thời trang hơn. Nếu bạn có sẵn một đôi lông mày đậm màu, bạn có thể tạo ra một hình dạng lông mày tuyệt vời, tự nhiên và đậm nét. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trang điểm chuyên nghiệp để có được một hình dáng lông mày phù hợp với khuôn mặt bạn nhất khi bạn quyết định “xử lý” lông mày lần đầu. Một khi bạn đã xác định được hình dạng cơ bản của lông mày, bạn sẽ chỉ phải duy trì hình thức lý tưởng đó.

2. Vẽ lông mày của bạn với một bút chì màu đen

Nếu bạn có lông mày thưa, bạn không nên cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách sử dụng bút chì mắt màu đen. Sai lầm này rất nhiều người mắc phải bởi trông lông mày sẽ không tự nhiên. Bạn nên chọn bút chì mắt màu nhẹ hơn màu sắc tóc bạn.

Một lựa chọn tuyệt vời là sử dụng chổi tán màu để phủ màu vào các khu vực thưa thớt trên lông mày của bạn. Điều này sẽ khiến lông mày của bạn tự nhiên hơn. Nếu lông mày của bạn quá nhạt màu, bạn có thể dùng bút chì mắt để vẽ sau đó thêm phấn mắt màu tối cùng tông với màu của bút chì để lông mày bạn trông tự nhiên hơn.


Bạn nên nhờ chuyên gia cho lần tỉa lông mày đầu tiên
3. Tỉa lông mày của bạn quá nhiều

Nếu bạn muốn cho lông mày của bạn một đường viền đẹp tự nhiên, bạn có thể định hình lông mày của bạn bằng cách cắt những sợi lông quá dài, chủ yếu ở phần phía trước. Tuy nhiên, cắt giảm nhiều lông mày cùng một lúc và cắt tỉa chúng quá ngắn hoàn toàn có thể phá hủy hình dạng lông mày của bạn.
Để tránh vấn đề khó chịu này, bạn nên dùng một chiếc bàn chải, chải lông mày của bạn và cắt những sợi lông mày thừa ra, và nhớ là chỉ cắt một lần. Để đạt được một hình dạng tuyệt vời, hãy chắc chắn rằng phần đầu lông mày dày hơn phần đuôi lông mày của bạn.

4. Không nên để lông mày quá ngắn

Lông mày ngắn trông sẽ không đẹp bằng lông mày dài. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy điểm cuối lý tưởng cho lông mày của bạn bằng cách chạm vào xương lông mày của bạn. Điểm kết thúc của xương lông mày chính là điểm kết thúc của lông mày.

5. Thường xuyên nhổ lông mày

Không cần thiết phải chăm sóc lông mày hàng ngày với việc nhổ chúng thường xuyên. Lông mày của bạn sẽ đẹp nếu bạn chỉ nhổ chúng một lần/tuần. Nếu bạn có thói quen xấu là nhổ lông mày mỗi ngày thì chỉ nên loại bỏ những chiếc lông mày đang đi lệch so với lông mày của bạn để duy trì đường viền đẹp cho lông mày.
*Về nước tiểu
 
L

l0n3ly_canby

Tiếp nhé:

1. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện?

2. Nêu các nguyên tắc truyền máu.
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhé:

1. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện?

2. Nêu các nguyên tắc truyền máu.

1.
f34ddbb89a2cb91ca73dddc8958e8611_40121950.untitled7.700x0.bmp

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
_ Xét nghiệm nhóm máu để biết nhóm máu cần truyền.
_ Xét nghiệm máu truyền để tránh máu truyền nhiễm các tác nhân gây bệnh.
_ Khi truyền máu tránh các hiện tượng có thể gây nhiễm trùng qua các dụng cụ truyền máu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom