Sinh [Sinh 8] Nơi giải đáp những câu hỏi còn khó hiểu

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tanpopo_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sinh học 8 tìm hiểu sâu về con người mình, từ bước tiến Thực vật (sinh học 6) ~~> Động vật (sinh học 7) đến sinh học 8 về con người là khó vì kiến thức Sinh 8 rất nặng. Nếu mỗi bài dài như thế chỉ gói gọn trong 45 phút trên lớp và những lúc làm bài tập về nhà thì mình nghĩ còn rất nhiều điều chưa hiểu mà chưa thể hỏi các thầy cô bộ môn.

Thường thì mem post câu hỏi nhưng mà lượng câu hỏi rất nhiều, nếu tiếp diễn thì box sẽ nhiều chủ đề nhưng chỉ gói gọn là 1 người hỏi và một (vài) người thậm chí không có ai trả lời. :(

Vậy nên mình xin lập pic này để mọi người có thể hỏi, trao đổi với nhau về những câu hỏi khó hay những bài tập sao chưa giải được hoặc để củng cố lại kiến thức Sinh 8. Nhớ là chỉ theo bài học nhé ;) ~~ còn các câu ở các chương cao hơn chưa học thì Tan xin nhờ các anh chị Mod lớn hơn giải giùm nhé!! Mong rằng pic sẽ được mọi người ủng hộ để tất cả đều học tốt môn Sinh 8 :)

Bắt đầu từ bài 2 nhé :

Nêu các hệ cơ quan - cơ quan và chức năng chung của chúng ;)


 
  • Like
Reactions: Lan Anh 30082k4
V

valyn_khanh_hoa

Ủng hộ cưng nhà ta phát:))

Bài 1:

Hệ vận động gồm:

- Cơ và xương có chức năng vận động cơ thể

- Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá có chức năng tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dung dịch cung cấp cho cơ thể

Hệ tuần hoàn gồm:

- Tim và hệ mạch có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.

Hệ hô hấp gồm:

- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi có chức năng thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường

Hệ bài tiết gồm:

- Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng *** có chức năng lọc và bài tiết nước tiểu.

Hệ thần kinh gồm:

- Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh có chức năng nhận và trả lời các kích thích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan
 
K

kiss.baby97

Bài 3: TẾ BÀO

1. Cấu tạo tế bào
Cấu tạo tế bào gồm 3 phần:
+ Màng: có lỗ màng và các kênh protein vắt qua
+ Chất tế bào: chứa nhiều bào quan: ty thể, bộ máy gôngi, nhân, trung thể, lưới nội chất…
+ Nhân: chứa chất nhiễm sắc(ADN)


2. Chức năng của các bộ phận trong tế bào
-Màng sinh chất : Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
-Tế bào chất : nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
-Nhân : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

3. Thành phần hóa học của tế bào
- Tên chất: chất vô cơ (nước, muối, muối khoáng…), chất hữu cơ (P, G, L, axit nucleic…)
-
Nguyên tố: C, O, H, N, S, Ca, Na, Cu…

4. Một số câu hỏi:
1. Giải thích mối quan hệ thống nhất chức năng giữa: màng sinh chất- chất tế bào-nhân tế bào?
2. Trình bày mối quan hệ giữa các bộ phận (riboxôm, ty thể, gôngi)


hongnhung.97 said:
Chú ý ghi nguồn bài viết vk nhé^^!
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Bà con vào đây. Nội dung các bài học có ở đây khá đầy đủ ;)). Bà con thảo luận nếu có câu hay mình sẽ thêm vào ;)). Ngoài ra còn một số phần do hơi bận nên mình chưa làm xong :p.
Hy vọng nó có thể giúp ích cho bà con :x. Nếu thấy sai chỗ nào bà con nói để mình sửa luôn nhé :-S. Kiến thức mình hạn hẹp quá :((

1. Giải thích mối quan hệ thống nhất chức năng giữa: màng sinh chất- chất tế bào-nhân tế bào?
hongnhung.97 said:
- Nhân tế bào điều khiển hoạt động của cả tế báo [tức là điều khiển hoạt động của màng sinh chất, chất tế bào]
- Chết tế bào: chứa các bào quan thực hiện các hoạt động sống của tế bào dưới sự điều khiển của nhân. Lấy và thải các chất thông qua màng sinh chất
- Màng sinh chất: thực hiện trao đổi giữa mt trong tế bào và mt cơ thể

2. Trình bày mối quan hệ giữa các bộ phận (riboxôm, ty thể, gôngi)
Đề nên là: Trình bày mối quan hệ giữa các bào quan sau:...
Trả lời:

Thực ra giữa các bào quan có 1 sự liên quan mật thiết không chỉ ở 3 bào quan này mà là 5:
• Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
• Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin
• Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
• Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sán phẩm
• Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào

Sản phẩm hoạt động của bào quan này là sản phẩm xuất phát [kích thích] hoạt động của bào quan khác. Có thể nói nó như một vòng tuần hoàn không có điểm dừng. [Trừ trung thể ^^!].
 
T

tanpopo_98

^^~

Cho Tan góp một câu hỏi

Tại sao Tim không theo sự điều khiển của ý muốn ta?

vd: Ta muốn tim ngừng đập (xem thế nào) nhưng nó vẫn đập ;))

Câu này liên quan đến bài học hẳn hoi đấy ~~ ;)
 
L

luckybaby_98

^^~

Cho Tan góp một câu hỏi

Tại sao Tim không theo sự điều khiển của ý muốn ta?

vd: Ta muốn tim ngừng đập (xem thế nào) nhưng nó vẫn đập ;))

Câu này liên quan đến bài học hẳn hoi đấy ~~ ;)

Câu này hay we'..:x:x....^^....

Vì các cơ quan trong cơ thể con ng đều phối hợp hoạt động vs nhau…. Sự phối hợp đó đc thực hiện nhờ cơ chế thể dịch và cơ chế thần kinh. …Mà tim là 1 bộ phận lun hoạt động vận chuyển máu đi đều khắp cơ thể...

\Rightarrow Tim hoạt động nhờ cơ chế thể dịch………… nên khi cơ thể còn sống thì tim sẽ ko ngừng hoạt động để vận chuyển máu cho cơ thể sống .....Vì vậy dù ta có muốn nhưng tim hôg thể ngừng đập đc hay tim hog theo sự điều khiển ý kiến của ta.....:D:D



P/s: Cho tớ hỏi nhớ....vì sao da là vùng nhạy cảm nhỉ......:-/:-/.....
 
A

azuredragonzx

Câu hỏi buồn cười. Não chỉ điều khiển đc các cơ quan vận động thôi chứ. Em thử điều khiển sự co bóp của dạ dày coi sao =))

hongnhung.97 said:
Sự tìm tòi không có giới hạn mà anh ;)
 
Last edited by a moderator:
D

dung_2609

Cho e hỏi câu này nhé...

Tại sao xương dài lại dài,xương ngắn lại ngắn và xương dẹt lại dẹt?Chức năng của các loại xương này?

Bong gân và trật khớp khác nhau như thế nào?
 
T

tanpopo_98

Cho e hỏi câu này nhé...

Tại sao xương dài lại dài,xương ngắn lại ngắn và xương dẹt lại dẹt?Chức năng của các loại xương này?

Bong gân và trật khớp khác nhau như thế nào?

Câu 1 Tan chưa hiểu lắm :-?

Theo Tan hiểu ý bạn thì chắc là do chức năng riêng của mỗi loại xương đó khác nhau (do có các cấu tạo khác nhau) ~~ vì cấu tạo phù hợp với chức năng của mỗi loại cơ quan.

(hoặc nữa là do di chứng >"< hoặc bẩm sinh) :D

Câu 2:

(*)Trật khớp là hai đầu khớp xương trật ra ngoài không còn liền với nhau nên không cử động được. Có thể trật ra phía trước, trật ra phía sau, trật vào trong, trật ra ngoài. Nếu trật cả ra ngoài gọi là “toàn thoát”, nếu trật sang một bên gọi là “bán thoát”.

(*) Bong gân là tổn thương các dây chằng chung quanh khớp (chủ yếu là khớp gót chân) và bao hoạt dịch, bao khớp. Dây chằng căng giãn, có thể một số sợi bị rách hay đứt...

(Nguồn trên Internet)
 
H

hongnhung.97

Tại sao xương dài lại dài,xương ngắn lại ngắn và xương dẹt lại dẹt?Chức năng của các loại xương này?

Do đặc điểm về hình dạng nên xương có tên gọi như thế ^^. Còn chức năng ta có thể liên hệ thực tế như sau:
- Xương dài thường có ở đâu? Tại sao không thay xương dẹt hay xương ngắn vào vị trí đó?
- Xương ngắn thường có ở đâu? Tại sao không thay xương dẹt hay xương dài vào vị trí đó?
- Xương dẹt thường có ở đâu? Tại sao không thay xương dài hay xương ngắn vào vị trí đó?

Bà con xem hình sau nhé ;)):

Zone.axd


20728695_images1384937_boxuong_CMS.jpg


P.s Bà con nghiên cứu thử nhé ;)). Cứ nói ra suy nghĩ của bản thân nhé :x. [hjx h mình đang có việc, mai mình post ý kiến sau nhé :x. Thank bà con ợ :x]
 
T

tanpopo_98

^^~

Xương thì có nhiều loại, nếu cái nào cũng giống cái nào, thì khác gì ta xếp que diêm thành các hình =(( ~~> hình ảnh sẽ không giống thật, chỉ là những nét kỉ hà.

Ngược lại, nếu muốn hài hoà, uyển chuyển thì cần sự phối hợp của nhiều cái khác nhau, nhiều hình dạng, kích thước, cấu tạo - chức năng riêng. Nhưng chung lại đều 1 mục đích là để Hoạt động linh hoạt :) Cái gì cần ngắn thì phải ngắn ... cần dài thì phải dài và dẹp thì tất nhiên phải dẹp ^^~

không ai muốn xương ngón tay dài hơn xương cánh tay cả :| ~~ thành quái vật quá~~

Lấy các dẫn chứng trên kia để dễ hình dung ấy mà :"> ~~> ý kiến của em ạ :)
 
A

anhchangque

Cho mình hỏi câu này với:
Một số mô có một số yếu tố không có cấu tạo tế bào gọi là gì vậy bạn ? VD nhé thanks nhiều
 
T

tanpopo_98

Cho mình hỏi câu này với:
Một số mô có một số yếu tố không có cấu tạo tế bào gọi là gì vậy bạn ? VD nhé thanks nhiều

Một số mô không có cấu tạo tế bào gọi là Phi bào đó bạn :).

vd: (*) Mô biểu bì gồm tập hợp toàn tế bào (ko chứa phi bào)
Gồm: - Tế bào tuyến

- Tế bào cơ

(*) Nhưng, Mô liên kết thì có nhiều phi bào :)

Trong định nghĩa Mô liên kết: Gồm các tế bào nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi như các sợi ở liên kết da ...

=> Phi bào :)
 
A

anhchangque

Mình có thêm một câu hỏi khó nữa đây:
Ta đã biết được cơ thể có bộ xương chia làm 3 phần vậy đố bạn xương đầu có các xương được ghép theo kiểu như thế nào và tạo sao phải ghép như thế? Khó đấy
 
T

tanpopo_98

xuong%20so.jpg



hình ảnh :| Xương đầu ghép với nhau theo đó. trên xương đầu người có các vết nứt ngoằn nghèo. ............. <ai biết bổ sung nhá >"< >

Theo Tan thì ghép như vậy để phù hợp với chức năng của chúng là bảo vệ cơ quan Não ~~~ :-SS ~~~

ko biết có đúng ko nữa @-)


Hỏi: tại sao khi đói, bụng ta lại cồn cào và phát ra những tiếng :" ọc... ọc" :p

^^~ rất thú vị đây!! ^^~
 
A

anhchangque

mình bổ xung thêm nhé bạn: xương đầu ghép với nhau theo hình răng cưa hoặc vảy cá. theo cách ghép như vậy các xương sẽ gắn với nhau rất chắc để bảo vệ bộ não bên trong. Mình xin trả lời câu hỏi bạn rằng: Hỏi: tại sao khi đói, bụng ta lại cồn cào và phát ra những tiếng :" ọc... ọc". Đó là vì khi dạ dày tiêu hóa thức ăn gần hết, dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra. Vì dạ dày rỗng dần nên sức co bóp của nó sẽ tăng lên. Sự co bóp mạnh của dạ dày gây ra cảm giác đói; người ta gọi vận động co bóp mạnh của dạ dày là co bóp đói. Khi dạ dày co bóp đói, các dịch thể và khí nuốt vào dạ dày sẽ bị nhào nặn, lúc bị dồn sang phía này, lúc sang phía kia, sinh ra tiếng "ọc... ọc"


Ngoài ra còn có một hiện tượng: khi đói, ta cảm thấy thèm ăn, nhưng chưa được ăn, đến lúc qua cơn đói thì không còn cảm giác thèm ăn nữa. Đó là vì động tác co bóp đói của dạ dày có tính chu kỳ. Khi đói, sự co bóp mạnh của dạ dày chỉ kéo dài khoảng nửa tiếng, sau đó chuyển sang thời kỳ yên lặng (từ nửa tiếng đến một tiếng). Cùng với sự nằm im của dạ dày, cảm giác đói sẽ mất đi. Cảm giác đói và cảm giác thèm ăn thường đồng thời phát sinh. Khi bụng đói, ta sẽ muốn ăn và không đòi hỏi, kén chọn thức ăn. Tương tự, cảm giác đói và cảm giác muốn ăn thường cùng mất đi với nhau, cho nên sau khi qua cơn đói, ta không thèm ăn nữa.
Mình trả lời đúng không cho ý kiến nhé !
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

vật mọi người tập trung trả lời hộ em câu hỏi này đi em sẽ cảm ơn ai nếu trả lời nhanh 10h là em off àui nên mọi người cố trả lời nhanh nha
Tại sao sau khi chết chúng ta ngừng thở mà tim chúng ta vẫn còn đập
 
L

luckybaby_98

vật mọi người tập trung trả lời hộ em câu hỏi này đi em sẽ cảm ơn ai nếu trả lời nhanh 10h là em off àui nên mọi người cố trả lời nhanh nha
Tại sao sau khi chết chúng ta ngừng thở mà tim chúng ta vẫn còn đập

Theo tớ đc bít, sau khi chết não vẫn còn hoạt động đc liên tục trong 4h rồi mới chết hẳn. Trong lúc não vẫn còn hoạt động thì máu vẫn có thể ở trên não. Mạch máu não liên quan đến cơ tim nên khi ta ngừng thở tim vẫn đập nhưng chắc yếu hơn lúc còn sống...Đấy là theo thông tjn của tớ có thể thiếu...Bạn nào bổ sung giúp tớ vs nhé cho mọi ng cùng hiểu...Hí hí....:D:D:D:D:D

- Tớ nghĩ là nếu trong 4h não mới chết hẳn mà tim chỉ hoạt động đc 1 lúc là " tắc tịt " đồng nghĩa vs việc mạch máu có thể bị ngưng tụ lại hôg thể truyền đc đến cơ tim nữa nhưng sao não có " thiết bị " gì mà lại có thể sống đc trong 4 tiếng đồng hồ..công nhựn bộ não kjnh khủng quá sức tưởng tượng của tớ.....Các cậu có thể giải thích choa tớ tại sao đc hôg...:-/:-/

- Mọi ng vẫn chưa trả lời câu hỏi của tớ đấy ná:-w:-w: tại sao da lại là vùng nhạy cảm....:p:p:p:p:p:p:p:p
 
A

anhchangque

còn mình có thêm một câu hỏi khó đây, ráng giải đáp nha
Ta biết được lồng ngực động vật thì rộng ra ở trước sau vậy lồng ngực người thì rộng ra ở đâu. Và tại sao lồng ngực động vật lại rộng ra ở trước sau. Nhớ thanks nhé !
 
T

tanpopo_98

còn mình có thêm một câu hỏi khó đây, ráng giải đáp nha
Ta biết được lồng ngực động vật thì rộng ra ở trước sau vậy lồng ngực người thì rộng ra ở đâu. Và tại sao lồng ngực động vật lại rộng ra ở trước sau. Nhớ thanks nhé !


Những câu hỏi của bạn thật sự khó >"<

khó ở chỗ cách diễn đạt của bạn!! thực sự là ko hiểu gì cả!! :)|

Thế này nhá!! Bây giờ đặt 1 câu hỏi mà sau 1 ngày ko ai giải được thì hãy trả lời và đặt câu hỏi khác!! chứ cứ thế này thì rất khó để tiếp tục!! :(|)

Vậy nên Tan đặt câu hỏi rồi sau đó bạn giải thích câu của bạn nhé!! ;)

Câu hỏi:

Nêu cấu tạo của mô thần kinh, của nơron, và giải thích tại sao ở một số tế bào nơron có bao miêlin còn có một số nữa thì ko và có bao miêlin thì có ý nghĩa gì đối với nơron đó!

~~~~~~~~~~~~Dễ nhá!!! Mọi người làm đi ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom