Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

linh030294

Trong cơ thể, insulin có các tác dụng sau:

- Tham gia chuyển hóa glucid, cụ thể là làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu. Nó thúc đẩy sự vận chuyển tích cực đường glucose qua màng vào nội bào nhờ các enzym, ATP và sự có mặt ion Mg++. Ở màng tế bào, nó hoạt hóa enzym adenylylcyclase. Đến lượt mình, adenylylcyclase xúc tác tạo thành AMPV (có mặt Mg++) từ ATP. AMP vòng tác dụng tăng tổng hợp enzym hexokinase và hoạt hóa nó để chuyển glucose thành glucose-6 phosphat, từ đó thực hiện quá trình tổng hợp glycogen dự trữ, dị hóa glucose trong chu trình Krebs hình thành protein và lipid dự trữ.

- Đối với lipid thì làm tăng acid béo và mỡ trung tính (từ đường glucose).

- Đối với protein làm giảm nồng độ acid amin trong máu, tăng tổng hợp protein, giảm sự phân giải protein ở gan và cơ, cho nên thiếu insulin cơ thể phải huy động protein và tăng cường dị hóa chúng, làm teo cơ, sút cân, gầy mòn, cân bằng nitơ âm.

- Đối với nước và muối khoáng, giúp cho sự thấm ion K+ qua màng vào trong tế bào và ion Na+ ra ngoài dễ dàng hơn. Có tác dụng giữ nước trong cơ thể.

- Insulin còn ức chế sự tiết kích tố phát triển (STH) của thùy trước tuyến yên để giải phóng hexokinase trong quá trình phosphoryl hóa đường glucose.



Tác dụng chính của glucagon là:

- Chuyển hóa glucid bằng cách chuyển ngược glycogen dự trữ thành đường glucose trong máu, nghĩa là làm tăng đường huyết, cơ chế này thông qua việc hoạt hóa enzym phosphorylase.

- Đối với lipid, nó tăng phân giải lipid. Đối với protein, nó tăng cường dị hóa, qua đó làm tăng ure huyết.

- Trong hệ nội tiết, glucagon kích thích phần tủy tuyến trên thận làm tăng tiết adrenalin, kích thích chính đảo tuỵ (các tế bào α) tăng tiết insulin, nhằm luôn duy trì được sự cân bằng đường huyết.

Hàm lượng glucagon trong máu bình thường là 0,3 microgam/lít. Hàm lượng tăng khi đói và giảm khi no hoặc ăn nhiều đường.


Sự điều hoà tiết hormon
Điều hoà sự tiết hormon tuyến tuỵ nội tiết do thần kinh phó giao cảm (dây số X), kích thích dây số X làm tăng tiết insulin. Cơ chế thể dịch thì do nồng độ đường glucose trong máu, hàm lượng của acid amin và các sản phẩm chuyển hóa lipid trong máu, chúng tác dụng trực tiếp vào phần tuỵ nội tiết làm tăng hay giảm tiết insulin.

Thí nghiệm cắt bỏ tuyến tuỵ, trường hợp nhược năng tuyến, gây rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protein, con vật sút cân, ăn khỏe, uống khỏe (khát), *** nhiều, pH giảm (ngả về acid). Đường huyết tăng cao đến 5-6%, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng tăng tới 20- 30g/24giờ. Glycogen dự trữ giảm, gọi là hội chứng *** tháo đường (Diabet). Chuyển hóa lipid ngưng ở các giai đoạn trung gian (hậu quả của rối loạn chuyển hóa glucid), lipid và cholesterol huyết tăng, xuất hiện các thể cetonic, máu nhiễm acid mạnh. Rối loạn chuyển hóa glucid và lipid làm thiếu năng lượng cung cấp, cơ thể phải huy động protein để bù đắp làm teo cơ, gầy, cân bằng nitơ âm.
Qua đó ta có thể trả lời được câu hỏi :"Tại sao khi cắt bỏ tuyến Tụy, người ta vẫn đưa vào cơ thể insulin và glucagon. Tuy nhiên sau một thời gian cơ thể vẫn suy kiệt rồi chết. Tại sao lại xảy ra hiện tượng trên ?"
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Vì lúc đó cơ thể không thể tự biến đổi insulin thành glucagon và ngược lại để cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể
Nên dẫn tới một thời gian cơ thể suy kiệt rồi chết !
:D :D :D @};-


Bạn hiểu lầm rồi,insulin và glucagon đều do tiến tụy tiết ra;))
+) Tuyến tụy tiết insulin khi mà nồng độ glucozo tăng quá cao,tiết insulin nhằm mục đích để gan chuyển glucozo thành glucogen dự trữ trong mô cỡ,cơ...
+) Tuyến tụy tiết glucogon khi nồng độ glucozo giảm,tiết glucagon nhằm mục đích để gan chuyển glucogen thành glucozo...
 
T

trihoa2112_yds

Bạn xem lại câu hỏi đi. Điều kiện mình đưa ra là đưa lại vào cơ thể insulin và glucagon như thường, nên các vấn đề về đường huyết đều được đảm bảo hết.
Vấn đề mình đưa ra không phải ở insulin mà ở chổ khác cơ. Mong bạn nhanh chóng tìm ra nha.
 
L

linh030294

Vậy còn cái này giải thích có lý mà :
Thí nghiệm cắt bỏ tuyến tuỵ, trường hợp nhược năng tuyến, gây rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protein, con vật sút cân, ăn khỏe, uống khỏe (khát), *** nhiều, pH giảm (ngả về acid). Đường huyết tăng cao đến 5-6%, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng tăng tới 20- 30g/24giờ. Glycogen dự trữ giảm, gọi là hội chứng *** tháo đường (Diabet). Chuyển hóa lipid ngưng ở các giai đoạn trung gian (hậu quả của rối loạn chuyển hóa glucid), lipid và cholesterol huyết tăng, xuất hiện các thể cetonic, máu nhiễm acid mạnh. Rối loạn chuyển hóa glucid và lipid làm thiếu năng lượng cung cấp, cơ thể phải huy động protein để bù đắp làm teo cơ, gầy, cân bằng nitơ âm.
Qua đó ta có thể trả lời được câu hỏi :"Tại sao khi cắt bỏ tuyến Tụy, người ta vẫn đưa vào cơ thể insulin và glucagon. Tuy nhiên sau một thời gian cơ thể vẫn suy kiệt rồi chết. Tại sao lại xảy ra hiện tượng trên ?"
 
T

trihoa2112_yds

Bạn xem lại đi. Mình cho thêm điều kiện là thêm insulin và glucagon vào cơ thể như thường rồi ( coi như không thiếu insulin và glucagon). Nên lượng đường trong máu được đảm bảo Ok luôn. Và thực tế cũng đúng bởi đây là một phương pháp trị bệnh *** tháo đường tuýp I đó.
Các bạn tìm hướng khác đi. Đây là biến thể của một câu trong đề chọn HSG Quốc Gia đó.
 
L

lananh_vy_vp

{Xin lỗi mấy Mod, nhưng cho mình hỏi các anh em một câu khá hay trong kiến thức sinh học 11}:

:-?Tại sao khi cắt bỏ tuyến Tụy, người ta vẫn đưa vào cơ thể insulin và glucagon. Tuy nhiên sau một thời gian cơ thể vẫn suy kiệt rồi chết. Tại sao lại xảy ra hiện tượng trên ?
Hì, em nghĩ do tuyến tụy ko chỉ có chức năng điều hòa đường huyết mà còn có chức năng tiết các enzim tiêu hóa-->cắt tuyến tụy-->ko có enzim phân giải các chất-->suy kiệt rồi chết.:p
 
T

trihoa2112_yds

Chúc mừng lananh_vy_vp nha. Câu trả lời của bạn đúng ý với tác giả rồi đó. Nói chung câu trả lời đảm bảo ý nghĩa, tuy nhiên chưa cụ thể và rõ ràng lắm thôi. Nhưng như vậy là được rồi.
Ở câu hỏi này người ta muốn đánh vào điểm tuyến tụy là tuyến pha (gồm cả nội tiết và ngoại tiết). Người khác thường ít chú ý đến chức năng ngoại tiết của nó là tiết ra các loại enzim trong quá trình tiêu hóa. Đây là một điểm rất cần chú ý. Câu này là câu học thi Quốc gia 2009.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom