Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tranquyen_bmt

Câu 1: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, có rất nhiều ong lính xông ra đốt nó. Sau đó có rất nhiều ong bị chết. Hãy cho biết
a. Tập tính của gấu là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Vì sao?

b. Tập tính của ong thuộc loại tập tính nào? Ý nghĩa của nó?

Câu 2: Ở các động vật như giun đất, cá voi, thủy tức, sâu bướm và tinh tinh thường có loại tập tính nào? Vì sao?

Câu 3: Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích các trường hợp sau:
Tại sao phải thắp đèn vào ban đêm vào mùa đông ở các vườn thanh long, mùa thu ở vườn hoa cúc và mùa đông ở các vùng trồng mía

Câu 4: Tại sao 1 số cây như khoai tây sau khi thu hoạch xong phải để 1 thời gian, sau đó mới đem trồng

Câu 5: Tại sao khi ngập úng lá và quả của cây lại bị rụng?

mấy câu này lâu rồi nhỉ, nhưng giờ tớ mới có điều kiện tìm hiểu ^^, sửa giúp tớ với nhá
câu 1:a, tập tính của gấu là tập tính học được, vì chúng biết khi lấy mật sẽ dễ bị ông đốt nên chỉ dám " mon men"
b, tập tính này là tập tính vị tha...

câu 2:- giun đất, thủy tức, sâu bướm : bẩm sinh
- cá voi , tinh tinh: hcọ được
giải thích thì luc trước cũng có một bài giải thích rồi nhỉ ^^
 
L

lananh_vy_vp

tranquyen_bmt said:
uhm, nhầm thiệt ^^, đầu óc bữa nay nản quá, trả lời sai liền mấy câu, thứ lỗi..
thế cho tớ hỏi câu luôn :tại sao lục lạp ở thực vật thượng đẳng lại có đa sỗ là hình bầu dục ^^, không bik trong HM mình có chưa nữa?
Hình bầu dục vì nó có ý nghĩa thích nghi.
Khi cường độ chiếu sáng yếu: lục lạp xoay phần diện tích tiếp xúc lớn ra--->lấy được nhiều ánh sáng,ngược lại, khi cường độ chiếu sáng quá mạnh, lcuj lạp có thể xoay phần có diện tích nhỏ nhất ra để tránh bị ánh sáng mặt trời đơt nóng quá mức.

girlbuon10594 said:
Câu 3: Sử dụng thuyết quang chu kì để giải thích các trường hợp sau:
Tại sao phải thắp đèn vào ban đêm vào mùa đông ở các vườn thanh long, mùa thu ở vườn hoa cúc và mùa đông ở các vùng trồng mía
-Thanh long là cây ngày dài đêm ngắn-->thắp đèn vào mùa đông, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn---> thanh long ra hoa trái vụ--->lợi ích kinh té
-tương tự với hoa cúc
-Mía:là cây ngày ngắn đêm dài-->thắp đèn vào mùa đông, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn-->mía k ra hoa-->k hao hụt lượng đường tích trữ-->lợi ích kinh tế
 
Last edited by a moderator:
H

herrycuong_boy94

ARN của virut HIV có gì khác về cấu trúc, chiều dài của ARN thông thường.?
 
L

lananh_vy_vp

Trong mỗi sợi ARN của Virus này có 3 gen cấu trúc là gen GAG- gen mã hoá cho các protein trong của Virus; gen pol mã hoá cho các enzyme phiên mã ngược và gen env mã hoá cho protein bao ngoài của Virus gp120.
Trong khi mARN bình thường sẽ mã hóa cho 1 gen cấu trúc.
Do ARN của virus HIV mã hóa cho 3 gen cấu trúc nên chắc sẽ dài hơn ARN thông thường
P/s:câu này đâu phải ở lớp 11=.=
 
L

linh030294

Hiện tượng vàng lá, rụng lá

Hiện tượng vàng lá, rụng lá

Hiện tượng vàng lá, rụng lá
Có 3 lý do chủ yếu làm cho một cây khỏe mạnh với tán lá khỏe mạnh đột ngột bị rụng lá hoặc lá đột nhiên trở lên khô, giòn, vàng úa (chỉ trong hơn 2 hoặc 3 ngày).

1.Sương giá, một loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới đang được tiếp xúc với sương.

2.Hóa chất độc hại, cây được tiếp xúc với một hóa chất độc hại hoặc trong đất hoặc không khí (trực tiếp vào các tán lá). Mặc dù rất hiếm, nó không phải làlàm cho cây bị hư hại nặng, bị ảnh hưởng khi vô tình sử dụng chất giệt cỏ phun sang cây cảnh, hoặc trôi sang chỗ đất của cây cảnh.

3.Úng nước hoặc bị hạn là lý do gặp phổ biến nhất. Cây bị ngập úng lâu sẽ chết là vì thiếu lượng oxi nên sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ sẽ theo cơ chế thụ động ( thẩm thấu), mà như vậy thì sẽ tích lũy chất độc hại làm chết tế bào lông hút ở rễ và sẽ ko có khả năng tạo ra tế bào lông hút mới, từ đó ko hấp thu nước được. Lá bị ú rụng. Ngược lại cây bị hạn, thiếu nước làm cho cây khô nhanh, Một khi không có độ ẩm còn lại trong đất của các cây cảnh,lá héo dần và sẽ chết trong vòng giờ.
Đất bị để khô hoàn toàn? Đất không được tưới đủ và đúng thời gian khi cây cần nước? Là đất khô nhưng nhìn ướt vì bạn chèn cây quá chặt và bề mặt của đất không tơi?

Ít nghiêm trọng hơn việc úng hạn nước, một số trường hợp cây có thể không chết nhưng cũng có thể dẫn đến vàng lá. Hãy xem xét hiên tượng vàng lá và rụng lá có thể xảy ra đối với một số lý do khác nhau dưới đây:

Bệnh lá vàng da là do sự thiếu hụt chất khoáng và là do thiếu magiê, mangan hoặc sắt. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến loài Acid-loving (không rõ nghĩa Việt) như Đỗ quyên (Azaleas plants). Ta nhanh chóng sử dụng phân bón chất lỏng có chứa nguyên tố khoáng một cách dễ dàng có sẵn tại tất cả các trung tâm bán thuốc nông nghiệp. Có thể (và nên) dùng phân bón Miracid - tăng diệp lục tố, ngăn ngừa sự rụng lá, vàng lá, cải thiện đất có axit, kiềm, phèn mặn và bạc màu.

Đâm trồi. Lá vàng rụng xuống (trừ khi gây ra là bệnh vàng da lá) điều này có khả năng là cây đang đâm trồi non.

Héo trên khu vực rộng lớn của cây có thể xảy ra khi một cây bị tổn thương vì lý do nào đó và cây phản ứng bằng cách tự làm lá rụng để đảm bảo sự sống của cây. Nguyên nhân thường do các thiệt hại cho toàn cây bởi rễ quá hoặc thiếu nước làm rễ khô đi. Một số loài (đặc biệt là giống cây nhiệt đới trong nhà) cũng có thể trở nên bị nguy hiểm khi di chuyển cây tới một vị trí mới, và chúng sẽ rụng lá.

Rụng lá tự nhiên, một số cây như Cây gai lửa (Pyracantha/Firethorn), cây Du (Ulmus/Elms) ra nhánh mới từ nách lá và sau đó sẽ tự nhiên loại bỏ các lá ở nách đó. Nên kiểm tra xem có nhánh mới đâm ra từ lá bị rụng hay không?

Thường cây xanh sẽ có thời kỳ mỗi năm rụng lá cũ và nó được thay thế bằng mới. Nếu lá vàng và mọc lá mới thay thế là điều lẽ tự nhiên. Tuy nhiên để đảm bảo rằng sự thay thế này, hãy chắc chắn rằng ánh sáng và năng lượng cho chỗ sắp được thay lá đó.
 
L

linh030294

(*)Có mấy câu để ôn luyện thi hsg và quốc gia (*)
Câu 1. a. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét?
b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?
Câu 2.a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao?
b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra trong những bào quan nào của lá?
c. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không ? tại sao?
Câu 3.a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?
c. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?
Câu 4.a. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
b. Có người nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích.
Câu 5. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế nào? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp.
Câu 6. a. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:
- Hiện tượng ứ giọt là gì?
- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
b. Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây?
Câu 7: Sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau:
EATP  EHCHC - EATP
a. Viết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn
b. Giai đoạn 1 diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó.
Câu 8: a. Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 9. a. RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3)
Câu 10. a. Năng suất sinh học là gì? Năng suất kinh tế là gì?
b. Sự tích lũy cacbon ở cây hướng dương (g/m2/ngày) như sau: rễ:0.2; lá: 0.3; thân: 0.6; hoa:8.8. Hãy tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương?
c. nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp.
Câu 10. a. Trình bày thí nghiệm chứng minh: nước, Ca2+ là thành phần của tế bào thực vật.
b. Trình bày thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi
Các bạn trả lời rồi sưu tầm nơi vở để luyện nhé ! (*)
 
L

linh030294

Câu 11. a. Nêu vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh.
b. Cây hút nước từ môi trường ngoài như thé nào, bằng cơ quan nào?
c. Khi trồng cây cảnh trong chậu nên chọn đất, xới xáo tưới nước và bón phân như thế nào?
Câu 12. a. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé. Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích.
b. tại sao tế bào lông hút có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
Câu 13. a. Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn?
b. thế nào là hóa tổng hợp? nêu vai trò của các vi khuẩn hóa tổng hợp. Theo em vị trí của vi khuẩn hóa tổng hợp trong chuỗi thức ăn sẽ ở đoạn nào: đầu, giữa hay cuối.
c. Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào chia làm mấy giai đoạn chính? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất.
Câu 14. a.Điểm khác nhau giữa con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4 CAM.
b. thế nào là phản ứng mở quang chủ động? phản ứng đóng thủy chủ động? giải thích.
c. Trình bày một thí nghiệm chứng minh quang hợp thải O2 và thu CO2.
Câu 15. Nước trong cây được vận chuyển như thê nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng trăm met?
b. Tại sao nói trao đổi nước và muối khoáng của cây có liên quan mật thiết với nhau và liên quan mật thiết với quá trình hô hấp ở rễ cây?
c. Trong điều kiện môi trường khô nóng, thực vật đã thích nghi như thế nào trong việc trao đổi nước và quang hợp?
Câu 16. a. diệp lục và các sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp?
b. giữa pha sáng và pha tối của quang hợp có mối liên hệ với nhau như thế nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối liên hệ đó.
c. Hoạt động quang hợp của cây xanh và vi khuẩn có gì khác nhau?
Câu 17. a. Vì sao đất trồng cây lâu năm thường bị chua và nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở loại đất mặn mà các loài khác không sống được.
c. những bằng chứng về sự hút và vận chuyển nước chủ động của rễ.
Câu 18. a Phân biệt đặc điểm của hai con đường vận chuyển nước trong thân. Hai con đường thoát hơi nước qua lá.
b. . nêu vai trò của nito đối với cây xanh
c. nêu các nguồn cung cấp nito cho thực vật
d. Dấu hiệu thiếu nito ở thực vật? các con đường đồng hóa nito ở thực vật. Ý nghĩa của sự hình thành amit.
Câu 19. a. Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng đối với môi trường sống.
Câu 20. a. Sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật.
b. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm rau quả đều nhằm một mục đích là làm giảm tối thiếu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
c. các ion muối khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cách chủ động và thụ động. Hãy phân biệt hai cách hấp thụ này.
 
H

herrycuong_boy94

ở động vật nhai lại ,có nhất thiết phải đưa thức ăn vào dạ cỏ không, mặc dù chúng được ăn ở nơi không có nguy hiểm gì.?

Chúng có thể điều khiển thức ăn của chúng không rơi xuống dạ cỏ mà xuống luôn dạ múi khế được không?


p/s đang ăn cơm thì nghĩ ra câu này :)
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Nhất thiết, vì dạ cỏ là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa sinh học, thức ăn qua dạ cỏ, mới có đủ lượng protein cung cấp cho động vật ăn cỏ.
Có thể điều khiển được nhờ lớp cơ dạ dày.
Sơ sơ là thế, có gì bổ sung thêm nha^^
 
L

lananh_vy_vp

1 số câu hỏi:
Câu 1:
a.Nêu các động lực chính quyết định quá trình vận chuyển nước?
b.Trong các động lực trên, động lực nào là chủ yếu? Vì sao?

Câu 2:
Khi nghiên cứu về cân bằng nước và vấn đề tưới nước hợp lý cho cây trồng
a. Người ta căn cứ vào áp suất thẩm thấu để xác định cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu nguyên tắc xác định P
b. Nêu 2 phương pháp xác định khả năng thoát hơi nước của cây?
 
L

linh030294

Câu 1 :
Nêu các động lực chính quyết định quá trình vận chuyển nước?
(*)Trả lời : Các động lực chính quyết định quá trình vận chuyển nước :
- Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước) là lực đóng vai trò chính vì do hơi nước thoát vào không khí , tế bào khí khổng bị mất nước và hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh . Đến lượt mình các tế bào nhu mô lá lại hút nước từ mạch gỗ ở lá . Cứ như vậy , xuất hiện một lực hút từ lá đến rễ .
- Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước) .
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục) .
 
L

linh030294

Mình đọc thấy câu hỏi này khá hay nên đưa lên :D
(*)Câu hỏi :
Người ta đã dùng Axin để tạo quả không hạt . Trình bày nguyên tắc đó ?
Ong là sinh sản vô tính hay hữu tính ? Giải thích ?
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Người ta đã dùng Axin để tạo quả không hạt . Trình bày nguyên tắc đó ?
Nguyên tắc:Sau khi thụ tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt, trong quá trình hình thành hạt đó, phôi sản xuất ra auxin nội sinh.Auxin này được đưa vào bầu, kích thích các tế bào bầu phân chia, lớn lên tạo quả.Nên nếu k được thụ tinh thì sẽ k thể hình thành quả-->người ta dùng auxin ngoại sinh thay thế auxin nội sinh-->bầu vẫn hình thành quả nhưng do k đc thụ tinh-->ko có hạt.

Ong là sinh sản vô tính hay hữu tính ? Giải thích ?
kết hợp cả 2 quá trinhf.

Làm mí câu này nha.
1.
a,Ánh sáng có ảnh hưởng ntn đến quá trình trao đổi nước ở TV.
b,giải thích tại sao thế nước ở lá lại thấp hơn ở rẽ.

c,so sánh 2 loại enzim PEP-cacboxylaza và RiDP-cacboxylaza, từ đó rút ra nhận xét về ưu thế của TV có cả 2 loại enzim này.
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

1.
a,Ánh sáng có ảnh hưởng ntn đến quá trình trao đổi nước ở TV.
b,giải thích tại sao thế nước ở lá lại thấp hơn ở rễ
(*) Trả lời : 1.
a. Ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng .
b. Vì nước di chuyển từ nơi có thế nước cao về nơi có thế nước thấp . Thế nước ở lá lại thấp hơn ở rễ để nước có thể vận chuyển phục vụ cho quá trình quang hợp .
 
L

linh110

mấy anh chị ơi .... các câu con ong sinh sản vô tính vs hữu tính ak .. giải thích giùm em được không vậy ... em đang cần gấp câu nì
 
C

canhcutndk16a.

mấy anh chị ơi .... các câu con ong sinh sản vô tính vs hữu tính ak .. giải thích giùm em được không vậy ... em đang cần gấp câu nì

Vô tính: giao tử không cần sự thụ tinh từ con đực, tức là khi ko được thụ tinh thì nó sẽ phát triển thành ong đực ( có bộ NST là n).
Hữu tính: khi được thụ tinh thì trứng sẽ ph\át triển thành ong chúa ( nếu được uống sữa ong chúa) hoặc ong thợ( có bộ NST là 2n) :p
 
C

canhcutndk16a.

c,so sánh 2 loại enzim PEP-cacboxylaza và RiDP-cacboxylaza, từ đó rút ra nhận xét về ưu thế của TV có cả 2 loại enzim này.

Enzym PEP cacboxylaza có ái lực với CO2 lớn hơn gấp 60 lần so với enzym RiDP cacboxylaza ( do có động lực học Michaelis-Menten (Km) thấp hơn cho CO2 và O2 là chất nền rất kém cho enzym PEP) => khả năng cố định CO2 rất lớn. cây C4 có thể quang hợp được ở nồng độ CO2 rất thấp.
 
G

girlbuon10594

c,so sánh 2 loại enzim PEP-cacboxylaza và RiDP-cacboxylaza, từ đó rút ra nhận xét về ưu thế của TV có cả 2 loại enzim này.



- Enzim PEP-cacboxylaza là enzim xúc tác ở thực vật CAM (cùng với enzim RiDP)
- Enzim RiDP-cacboxylaza là enzim xúc tác ở thực vật C3
- Ưu điểm: enzim PEP-cacboxylaza có hoạt tính mạnh \Rightarrow Có khả năng cố định CO2 ở nồng độ cực kì thấp


P/S: Có gì vk bổ sung, ck biết là....sai 90%=((
 
C

canhcutndk16a.

- Enzim PEP-cacboxylaza là enzim xúc tác ở thực vật CAM (cùng với enzim RiDP)
- Enzim RiDP-cacboxylaza là enzim xúc tác ở thực vật C3
- Ưu điểm: enzim PEP-cacboxylaza có hoạt tính mạnh \Rightarrow Có khả năng cố định CO2 ở nồng độ cực kì thấp


P/S: Có gì vk bổ sung, ck biết là....sai 90%=((
Đúng đấy chứ ạ ;;) chỉ có điều em nghĩ nên đưa số liệu vào để chứng minh là hoạt tính của e.PEP mạnh như thế nào(gấp 60 lần e.RiDP):D
Enzym PEP cacboxylaza có ái lực với CO2 lớn hơn gấp 60 lần so với enzym RiDP cacboxylaza ( do có động lực học Michaelis-Menten (Km) thấp hơn cho CO2 và O2 là chất nền rất kém cho enzym PEP) => khả năng cố định CO2 rất lớn. cây C4 có thể quang hợp được ở nồng độ CO2 rất thấp.
 
C

camnhungle19

Một số câu hỏi OLP

Mọi người trả lời nhé ;)

Câu 1: Tại sao xenlulozo được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?

Câu 2: a/ Hiện tượng trao đổi khí kép xảy ra ở động vật nào? Tác dụng của hô hấp kép?
b/ Vì sao tế bào hồng cầu ở người có nhân, còn tế bào bạch cầu lại không có nhân?

Câu 3: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt mắt đạt đến 3 tiệu kcal/[TEX]m^2[/TEX]/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác.
- Số năng lượng trong giáp xác, trong cá là bao nhiêu?
- Hiện tượng chuyển hóa năng lượng ở bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng lượng bức xạ và so với tảo silic là bao nhiêu phần trăm?

@@: ah, ai có tài liệu thi HSG thì send t với nhé ;)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom