Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
C

canhcutndk16a.

Mọi người trả lời nhé ;)

Câu 1: Tại sao xenlulozo được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?

Câu 2:
b/ Vì sao tế bào hồng cầu ở người có nhân, còn tế bào bạch cầu lại không có nhân?
;)
Câu 1: phân tích cấu trúc của Xenlulozơ (X) là okie mà;)
-Do X có cấu túc đa phân mà đơn phân là glucozzơ, cácc pửt glucozơ được lk vs nhau = lk 1,4 beta -glicozit ( theo kiểu 1 sấp, 1 ngửa :p) tạo thành 1 chuỗi thanửg ko phân nhánh.
-Các ptử X ko cuộn xoắn mà duỗi thẳng. Cấu trúc này phát huy hiệu lực cảu các lk H giữa các ptử nằm // vs nhau.
-Trong cấu trúc thành TB TV, các sợi X sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc
- X ko tan trong nước

Câu2:b/ đáng lẽ phải ngược lại chứ nhỉ: hồng cầu ở người ko có nhân, còn bạch cầu lại có nhân
Hồng cầu có chức năng vận chuển khí oxi và cacbonic trong cơ thể.Ban đầu nó được sinh ra từ tế bào gốc ở tủy đỏ sau đó được chuyên hóa thành hồng cầu.Lúc đó hồng cầu sẽ mất nhân, ti thể còn lượng hemolobin tăng lên, hai mặt hồng cầu lõm vào.Việc mất nhân giúp hồng cầu tăng không gian chứa hemolobin như vậy sẽ vận chuyển được nhiều oxi hơn. Việc mất ti thể sẽ giúp giảm bớt sự tiêu thụ oxi của hồng cầu. Hai mặt hồng cầu lõm đi sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với oxi hơn.
 
C

camnhungle19

Uhm, sr tớ ghi nhầm câu 2 :D . Còn tại sao bạch cầu lạ có nhân ?

Còn câu 3 nữa đó ;)

***
Câu 4: Tại sao tiêu hóa thức ăn ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?

Câu 5: Hãy giải thích hiện tượng "nợ oxi" của cơ thể?

Câu 6: Tại sao chim không phải là dộng vật tiến hóa nhất nhưng lại là động vật hô hấp hiệu quả nhất ở trên cạn?
 
L

lananh_vy_vp

. Còn tại sao bạch cầu lạ có nhân ?
Bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
-Tổng hợp các kháng thể có bản chất protein
-..................... chất kết tủa protein lạ, chất phân hủy vi khuẩn, chất kháng độc
-..................... enzim
-Giúp điều chỉnh 1 cách chủ động, di chuyển tới các tác nhân xâm nhiễm để thực bào.limpho T,B thì có khả năng biệt hóa và phân chia tạo dòng tế bào nhớ, bạch cầu có khả năng tạo ra thụ thể thích hợp kết hợp với kháng nguyên.
Câu 5: Hãy giải thích hiện tượng "nợ oxi" của cơ thể?
http://nguyenhaiysinh.blogspot.com/2008/11/gii-thch-v-tc-hi-ca-s-n-thiu-oxy-v-sn.html Câu này lần trc hỏi bên shvn, may quá có bé canhcut trả lời dùm:-*

Câu 6: Tại sao chim không phải là dộng vật tiến hóa nhất nhưng lại là động vật hô hấp hiệu quả nhất ở trên cạn?
Do:
-Phổi chim có đầy đủ các dặc điểm của bề mặt TĐK
-Phổi cấu tạo bới hệ thống ống khí... thông với hệ thống túi khí trước và sau...
-Hít vào và thở ra đều có khí giàu ôxi qua phổi...
-Hiện tượng dòng khí qua phổi song song và ngước chiều với dòng máu chảy trong mao mạch trên thành ống khí.
-Không có khí cặn ở phổi

Còn lại nhường mọi ng

P/s:hầu hết những câu này có trong đề thi duyên hải, a hòa đã post lên ở thư viện sinh học, nhung vào tìm ha:D
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

(*) Câu hỏi : Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào ?
Tại sao ban trưa, nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại hạ thấp? Một hiên tượng khác xảy ra đồng thời làm giảm năng suất quang hợp, đó là hiện
tượng gì? giải thích ?
 
C

camnhungle19

(*) Câu hỏi : Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào ?
Tại sao ban trưa, nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại hạ thấp? Một hiên tượng khác xảy ra đồng thời làm giảm năng suất quang hợp, đó là hiện
tượng gì? giải thích ?

Quá trình quang hợp gồm 2 pha
- Pha sáng: cần ánh sáng và nước, xảy ra ở grana
- Pha tối: cần [TEX]CO_{2}[/TEX], xảy ra ở stroma
nêu cụ thể từng pha, t nghĩ chỗ này có trong kiến thức phổ thông :D

Ban trưa nắng gắt cường độ quang hợp hạ thấp :
+Buổi trưa thoát hơi nước mạnh làm tế bào lỗ khí mất nước, vách mỏng tế bào hạt đậu co lại nhiều làm lỗ khí khép kín trao đổi khí ngừng trệ
+ Thoát hơi nước lớn hơn sự hút nước từ rễ cũng làm tế bào hạt đậu mất sức căng
Giảm năng suất quang hợp: Do hiện tượng hô hấp sáng, lỗ khí khép, hàm lượng cacbonic giảm, làm hô hấp sáng tăng.
 
L

lananh_vy_vp

camnhungle19 said:
Câu 4: Tại sao tiêu hóa thức ăn ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?
*Nhờ cơ chế đóng mở môn vị.
*Ý nghĩa:
-Dễ trung hòa HCl trong nhũ chấp-->tạo môi trường kiềm cho enzim trong ruột non hoạt động.
-Để enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hóa lượng thức ăn đó.
-Giảm tốc độ dòng dịch nhũ chấp-->hấp thụ thức ăn hiệu quả.
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

(*) Có vài bài tập để ôn HSG hay , các bạn có thể tham khảo :)
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Tiếp tục nào các ty :x
1.Giun đất có hệ tuần hoàn kín nhưng lại có khả năng vận động kém, côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng có khả năng vận động tốt.Hãy phân tích các đặc điểm của chúng dẫn tới hiện tượng đó?
2.Nêu những hậu quả khi cơ thể nữ bị rối loạn tiết FSH và LH.
3.Liên hệ ngược là gì??có những hình thức liên hệ ngược nào?lấy vd ở cơ chế điều hoà sinh trứng ở người.
 
L

linh030294

2.Nêu những hậu quả khi cơ thể nữ bị rối loạn tiết FSH và LH.

(*) Trả lời : FSH, LH của tuyến yên kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Quá trình sản xuất hooomôn FSH, LH bị rối loạn sẽ làm rối loạn quá trình chín và rụng trứng.
 
H

hardyboywwe

hì,pic này là để bồi dưỡng học sinh giỏi 11 phải ko,cho mình đóng góp mấy câu hỏi sau,mong các bạn tận tình trao đổi
1.hãy trình bày các lớp cấu tạo của răng người
2.cho biết đặc điểm cơ thể giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn
3.trình bày cấu tạo giải phẫu của ruot non
4.trình bày diễn biến của giai đoạn quang hóa học ở pha sáng hô hấp của thực vật
 
L

linh030294

3.trình bày cấu tạo giải phẫu của ruot non

(*) Trả lời : Cấu tạo của ruột non :
- Thành ruột có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn .
- Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng .
- Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết dịch nhày .
- Tá tràng (đầu ruột non) có ống dẫn chung dịch tuỵ và dịch mật đổ vào .
 
H

hardyboywwe

CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH SỰ VẬN ĐỌNG CỦA KHÍ KHỔNG
ngoài sáng do có lục lạp nên tế bào khí khổng làm nhiệm vụ quang hợp dẫn đến giảm hàm lượng CO2 trong tế bào khí khổng do hàm lượng CO2 giảm mà pH tăng lên tạo điều kiện hoạt động cho photphorylaza,phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra tinh bột+nH3PO4=Nglucoz-6p
hàm lượng tinh bột trong khí khổng giảm còn hàm lượng đường ta tăng lên làm p thẩm thấu tăng lên.tế bào khí khổng hút nước của các tế bào xung quanh làm tăng sức trương giúp tb khí khổng mở ra
trong tối thì quá trình ngc lại làm đóng khí khổng
ngày nay có 1 số quan niệm mới giải thích sự đóng mở khí khổng là sự tham gia của ion kali và vai trò cuả acidabxixic,tuy nhiên cả 2 cách này đều phải thông qua sự thay đổi sức trương
 
T

trihoa2112_yds

hì,pic này là để bồi dưỡng học sinh giỏi 11 phải ko,cho mình đóng góp mấy câu hỏi sau,mong các bạn tận tình trao đổi.
1.hãy trình bày các lớp cấu tạo của răng người.
2.cho biết đặc điểm cơ thể giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn.
3.trình bày cấu tạo giải phẫu của ruột non.
Câu 1 các bạn tham khảo một ít tại đây hen:
untitled.png


Câu 2:
- Chim không có ruột thẳng, mà sau khi tiêu hóa phân sẽ được tống ra ngoài ngay lập tức.
- Chim có hệ thống hô hấp bằng túi khí.
- Chim có hệ lông vũ kết cấu tốt.
- Có sải cánh rộng
............

Câu 3:
12.png
.
 
T

trihoa2112_yds

Tiếp tục nào các ty :x
1.Giun đất có hệ tuần hoàn kín nhưng lại có khả năng vận động kém, côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng có khả năng vận động tốt.Hãy phân tích các đặc điểm của chúng dẫn tới hiện tượng đó?
3.Liên hệ ngược là gì??có những hình thức liên hệ ngược nào?lấy vd ở cơ chế điều hoà sinh trứng ở người.

Câu 1:
Giun đất: Hệ tuần hoàn kín, không kết hợp hô hấp, hô hấp qua da, dựa vào hệ thống dịch nhờn hòa khí vào trao đổi với cơ thể. Sự hòa tan khí vào dịch nhờn kém, những cơ quan chuyên cho hô hấp không hiệu quả => Hô hấp kém, thiếu năng lượng cho hoạt động.

Côn trùng: Hệ tuần hoàn hở, không kết hợp hô hấp.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Không khí được đưa vào trong cơ thể bằng hệ thống ống khí dày đặc khắp thân. Tế bào tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với không khí đưa từ bên ngoài vào, đạt hiệu quả cao, cung cấp đủ cho hố hấp => hoạt động tốt.

Câu 3:
Anh không rõ liên hệ ngược nghĩa của nó là sao.
Có phải là đề cập đến cơ chế điều hòa liên hệ ngược hay gọi là feedback không nữa.
Nếu là feedback thì có 2 hình thức đó là điều hòa ngược dương tính và điều hòa ngược âm tính.

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người: FSH và LH tiết ra ở tuyến yên làm kích thích sự tiết Progesteron và ostrogen. Sự tăng nồng độ của hai hoocmon này sẽ điều hòa ngược làm ức chế sự tiết FSH và LH từ tuyến yên.
 
L

linh110

Câu 1. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:
a- Hiện tượng ứ giọt là gì?
b- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
c- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
 
L

linh030294

a- Hiện tượng ứ giọt là gì?
b- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
c- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?

Lưu ý : bạn truớc khi đặt câu hỏi thì tìm kiếm trên diễn đàn đã nhé !

(*) Trả lời :
a và b => Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt .
c. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo . Vì nước ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo đc vận chuyển lên lá nhanh hơn => thoát hơi nước nhiều hơn => hiện tượng ứ giọt.
(Nguyên văn bởi minhhien1995)
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

Câu 1. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:
a- Hiện tượng ứ giọt là gì?
b- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
c- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?

cây có hiện tượng ứ giọt là do không khí xung quanh cây bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng nên ứ thành giọt ở mép lá.
Hiện tượng ứ giọt có thể thấy được lúc ban mai. Vào thời gian ban đêm khí hậu lạnh, chung quanh không khí được bão hòa hơi nước, khiến quá trình hoát nước từ lá bị hạn chế.
Chỉ có cây bụi thấp và những cây thân thảo có hiện tượng ứ giọt
 
L

linh030294

(*) Tiếp nhé :

Câu 1:
a. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hoá mà vẫn sống bình thường ?
b. Động tác nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom