(*) Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
Câu 1. Nêu các dạng nước trong cây và vai trò của các dạng nước trong đời sống của cây?
Câu 2. Đặc điểm cấu trúc và sinh lí của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước?
Câu 3. Nêu hai con đường hấp thụ nước ở rễ và vai trò của vòng đai Caspari?
Câu 4. Hiểu thế nào là áp suất rễ và áp suất rễ được biểu hiện bằng các hiện tượng nào? Mô tả các hiện tượng đó .
Câu 5. Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?
Câu 1. Có hai dạng: nước tự do, nước liên kết
* vai trò :
- Nước tự do vẫn giữ được tính chất vật lý, hoá học và sinh học của nước nên có các vai trò sau : làm dung môi, hạ nhiệt độ bề mặt bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học, tạo độ nhớt thích hợp của chất nguyên sinh cho các quá trình trao đổi chất.
- Nước liên kết chỉ còn giữ được vai trò cấu trúc của chất nguyên sinh và thể hiện tính chống chịu của tế bào.
Câu 2:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
- Chỉ có một không bào trung tâm lớn chiếm gần hết thể tích tế bào
- Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút rất lớn vì hoạt động hô hấp luôn luôn cao.
Câu 3. Hai con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: con đường vô bào và con đường tế bào.
* vòng đai Caspari nằm trên con đường vô bào ở tế bào nội bì nhằm khắc phục nhược điểm con của đường này (nhận được nhiều nước, nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được điều chỉnh và kiểm tra )
Câu 4. Áp suất rễ là lực đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, được biểu hiện bằng hiện tượng: rỉ nhựa và ứ giọt.
Câu 5. Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá
- Lấy được CO2 phục vụ cho quá trình quang hợp
- Tạo lực hút nước từ rễ lên thân