[sinh 10]Tổng hợp các bài tập NST , nguyên phân, giảm phân, thụ tinh!

  • Thread starter girl_smiley31
  • Ngày gửi
  • Replies 222
  • Views 152,345

P

p3kut3_43v3rlove4

Bài tập nguyên phân cần các bạn giúp đỡ

CHỈ MÌNH CÁCH GIẢI MẤY BÀI NÀY VỚI!CÁM ƠN NHIỀU LẮM!!!!!!!!!!!!

BÀI 1: 3 hợp tử của một loài NP với số lần bằng nhau tạo ra số tb mới chứa 4500 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. MT nội bào cung cấp nguyên liệu tạo ra 4650 NST đơn cho quá trình NP trên.
a. Xđ số NST trong 3 hợp tử khi chúng ở kì sau của lần NP thứ nhất.
b.Xđ tổng số tb xuất hiện trong cả quá trình NP của 3 hợp tử.
c.Xđ số đợt NP của mỗi hợp tử


BÀI 2: Một tb sinh dục sơ khai NP liên tiếp một số lần, trong quá trình đó tổng số tb lần lượt sinh ra trong các thế hệ là 254. MT cung cấp 10160 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Tính 2n


BÀI 3: Củ cải có bộ NST 2n=28
Một tb sinh dưỡng của cải NP 6 đợt liên tiếp.Xđ:
a. Số NSt mới hoàn toàn trong các tb con và số NST cung cấp cho đợt NP cuối cùng.
b. Số tb con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình NP nói trên
c. Số NSt cùng trạng thái của chúng trong các tb vào ki2 sau của đợt NP cuối cùng.

BÀI 4: Có 3 hợp tử thuộc cùng 1 loài NP với số lần không bằng nhau:
-Hợp tử I đã nhận của MT 280 cro6matit
-Hợp tử II đã tạo ra các tb con chúa 640 NST ở trạng thái chưa nhân đôi
-Hợp tử III tạo ra các tb con chứa 1200 NST đơn mới hoàn toàn
Tổng số NST trong các tb con tạo ra từ 3 hợp tử nói trên là 2240.
Xác định:
a.Bộ NST lưỡng bội của loài
b.Số tb con và số lần NP của mỗi hợp tử.
c.Số tb con đã từng xuất hiện trong quá trình NP của ba hợp tử.

BÀI 5: Theo dõi 3 nhóm tb sinh dục sơ khai đang NP, sau cùng 1 khoảng thời gian người ta nhận thấy: Nhóm A gồm 1/4 số tb đã NP 3 lần; nhóm B gồm 1/3 số tb đã NP 4 lần; nhóm C gồm các tb còn lại đã NP 5 lần, tất cả tạo thành 2480 tb con:
a.Hãy xác định số tb đã tham gia NP
b.Nhuộm màu các tb con của nhóm A đang ở lần NP thứ 3, đếm được 1920 NST đơn đang di chuyển về các cực của tb. Xác định bộ NST 2n của loài.
 
P

p3kut3_43v3rlove4

bài tập: nguyên phân

CHỈ MÌNH CÁCH GIẢI MẤY BÀI NÀY VỚI!CÁM ƠN NHIỀU LẮM!!!!!!!!!!!!

BÀI 1: 3 hợp tử của một loài NP với số lần bằng nhau tạo ra số tb mới chứa 4500 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. MT nội bào cung cấp nguyên liệu tạo ra 4650 NST đơn cho quá trình NP trên.
a. Xđ số NST trong 3 hợp tử khi chúng ở kì sau của lần NP thứ nhất.
b.Xđ tổng số tb xuất hiện trong cả quá trình NP của 3 hợp tử.
c.Xđ số đợt NP của mỗi hợp tử


BÀI 2: Một tb sinh dục sơ khai NP liên tiếp một số lần, trong quá trình đó tổng số tb lần lượt sinh ra trong các thế hệ là 254. MT cung cấp 10160 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Tính 2n


BÀI 3: Củ cải có bộ NST 2n=28
Một tb sinh dưỡng của cải NP 6 đợt liên tiếp.Xđ:
a. Số NSt mới hoàn toàn trong các tb con và số NST cung cấp cho đợt NP cuối cùng.
b. Số tb con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình NP nói trên
c. Số NSt cùng trạng thái của chúng trong các tb vào ki2 sau của đợt NP cuối cùng.

BÀI 4: Có 3 hợp tử thuộc cùng 1 loài NP với số lần không bằng nhau:
-Hợp tử I đã nhận của MT 280 cro6matit
-Hợp tử II đã tạo ra các tb con chúa 640 NST ở trạng thái chưa nhân đôi
-Hợp tử III tạo ra các tb con chứa 1200 NST đơn mới hoàn toàn
Tổng số NST trong các tb con tạo ra từ 3 hợp tử nói trên là 2240.
Xác định:
a.Bộ NST lưỡng bội của loài
b.Số tb con và số lần NP của mỗi hợp tử.
c.Số tb con đã từng xuất hiện trong quá trình NP của ba hợp tử.

BÀI 5: Theo dõi 3 nhóm tb sinh dục sơ khai đang NP, sau cùng 1 khoảng thời gian người ta nhận thấy: Nhóm A gồm 1/4 số tb đã NP 3 lần; nhóm B gồm 1/3 số tb đã NP 4 lần; nhóm C gồm các tb còn lại đã NP 5 lần, tất cả tạo thành 2480 tb con:
a.Hãy xác định số tb đã tham gia NP
b.Nhuộm màu các tb con của nhóm A đang ở lần NP thứ 3, đếm được 1920 NST đơn đang di chuyển về các cực của tb. Xác định bộ NST 2n của loài.
 
N

nhocbonmat96

Bài 2) tổng số tb tạo ra trong các thế hệ là:
2^1+2^2+2^3+2^4+2^5+2^6+2^7=254---> tb NP 7 lần
số NST đơn mt cung cấp:
(2^7-1)*2n=10160
--->2n=80
bài3,a)số NST đơn mớ hoàn toàn trong tb con:
(2^6-2)*2n=1736
số tb con trước khi thực hiện đợt NP cuối: 2^(k-1)=2^5=32 tb
số NST cung cấp cho 3t tb NP là:
32*2n=896
b)số tb con lần lượt xuất hiện có lẽ giống như bài trên là tổng số tb:2^1+2^2...+2^6=126
còn nếu hiểu là số tb lần lượt xuất hiện thì: NP 1 lần--2tb, NP 2 lần-- 4tb....NP 6 lần--64tb
-số thi vô sắc hình=phá hủy=2^k-1=63
c) vào kì sau thì số NST là 4n đơn
ta thấy ở kì sau lần NP cuối thì tb vẫn chưa tách làm đôi tức là vẫn bằng số tb khi bước vào NP cuối=32( câu a có tính rồi)
-->số NST trong các tb:
32*4n=1792

câu5,a)gọi x là số tb của cả ba nhóm:
ta có: số tb con tạo ra từ ba nhóm:
x/4*2^3+x/3*2^4+5x/12*2^5=2480--->x=120 tb
b)số tb nhóm A là:120/4=30 tb
-Các tb nhóm A đang NP lần 3 và có 1920 NST đơn đang di chuyển về hai cực-->đang ở kì sau( số NST trong mỗi tb là 4n)
-ta có: số NST trong các tb nhóm A đang ở kì sau lần NP 3:
30*[2^(3-1)]*4n=1920-->2n=8
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

BÀI 1: 3 hợp tử của một loài NP với số lần bằng nhau tạo ra số tb mới chứa 4500 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. MT nội bào cung cấp nguyên liệu tạo ra 4650 NST đơn cho quá trình NP trên.
a. Xđ số NST trong 3 hợp tử khi chúng ở kì sau của lần NP thứ nhất.
b.Xđ tổng số tb xuất hiện trong cả quá trình NP của 3 hợp tử.
c.Xđ số đợt NP của mỗi hợp tử

Giải:

[TEX]2n = \frac{4650 - 4500}{3} = 50[/TEX]

a, các bạn dựa vào bảng này để làm
picture.php


b, c : Các bạn tự giải :)


BÀI 4: Có 3 hợp tử thuộc cùng 1 loài NP với số lần không bằng nhau:
-Hợp tử I đã nhận của MT 280 cro6matit
-Hợp tử II đã tạo ra các tb con chúa 640 NST ở trạng thái chưa nhân đôi
-Hợp tử III tạo ra các tb con chứa 1200 NST đơn mới hoàn toàn
Tổng số NST trong các tb con tạo ra từ 3 hợp tử nói trên là 2240.
Xác định:
a.Bộ NST lưỡng bội của loài
b.Số tb con và số lần NP của mỗi hợp tử.
c.Số tb con đã từng xuất hiện trong quá trình NP của ba hợp tử.


Giải :

Gọi số lần nguyên phân của hợp tử I là x
Gọi số lần nguyên phân của hợp tử II là y
Gọi số lần nguyên phân của hợp tử III là z
( x , y , z nguyên dương)

Theo bài ra ta có :

[TEX]\left{\begin{2n.(2^x-1) = 280}\\{2n.2^y= 640}\\{2n(2^z - 2)= 1200}[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]2n(2^x - 1) + 2n . 2^y + 2n(2^z - 2) = 2120[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]2n (2^x + 2^y + 2^z) - 6n = 2120 (1)[/TEX]

Mặt khác ta có : [TEX]2n ( 2^x + 2^y + 2^z) = 2240 (2)[/TEX]


Thế phương trình (2) vào phương trình (1) ta được

2n = 40

a, b, c, các bạn tự giải :)

 
F

f0rev3rlove_279

[Sinh 10] Bài tập nguyên phân

Hai hợp tử của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp một số đợt. Môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 22440 NST đơn. Biết rằng khi loài đó phát sinh giao tử có một cặp NST xảy ra trao đổi chéo 1 chỗ ở các giới đực và giới cái nên đã tạo ra 2^46
kiểu hợp tử
a. tìm số NST lưỡng bội của loài
b. số đợt nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
c. số NST đơn có nguyên liệu mới hoàn toàn cần cung cấp cho mỗi hợp tử


~ Chú ý cách đặt tiêu đề: [Môn + lớp] Tiêu đề
~ Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
N

nkok_hangkute

Đáp án nè

a. Vì có một cặp NST xảy ra trao đổi chéo 1 điểm nên số loại giao tử tạo ra ở giới cái (giới đực) là : [TEX]4.2^{n-1}=2^{n+1}[/TEX]

Trao đổi chéo xảy ra ở cả giới cái và giới đực ,số loại hợp tử tạo ra là 2^46 nên ta có:

[TEX] 2^{n+1} .2^{n+1} =2^{46}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]2n=44[/TEX]

b.số NST đơn mt cung cấp là 22440 NST ,nên ta có :

[TEX] 2.2n.(2^x-1)=22440[/TEX]

\Rightarrow [TEX]x=8[/TEX] (lần)

c.số NST đơn mt cung cấp cho mỗi hợp tử trong cả qt là:

[TEX] 2n.(2^8-1)+2n.2^8=22484[/TEX] (NST đơn)


 
Last edited by a moderator:
N

nhocbonmat96

Mk đồng ý với bạn nkok_hangkute ở câu a và câu b, còn câu c thì mk nghĩ khác, tại vì các đề bắt tính số NST đơn mới hòan toàn môi trường chư đâu phải tính số NST cung cấp cho cả quá trình tạo ra hợp tử đâu, mà nếu như vậy thì cũng không thể tính được vì công thức đó chỉ dùng cho quá trình phát sinh giao tử thôi, còn ở TH này là hợp tử, ở đây mk kông biết HSTT, có bao nhiêu tb sinh tinh thì làm sao mà tính được, theo mk thì như thế này các bạn, các anh chị tham khảo nhe:
số NST đơn mới hòan toàn cung cấp cho mỗi hợp tử:
2n*(2^k-2)=11176
 
N

nkok_hangkute

Bạn ah ! Số NST đơn mt cung cấp cũng chính là số NST đơn có nguyên liêu hoàn toàn mới từ mt .
Câu hỏi đặt ra là :số NST đơn có nguyên liệu mới hoàn toàn cung cấp cho mỗi hợp tử nghĩa là tính số NST đơn tự do mà mt cung cấp cho một hợp tử ban đầu trong cả quá trình nguyên phân và giảm phân chứ ko phải qt kết hớp để tạo hợp tử,
Số NST đơn mt cung cấp cho 1 hợp tử trong qt np là:
2n.(2^x-1)
Số NST đơn mt cung cấp cho 1 hơp tử ban đầu trong qt gp là:
2^x.2n
\Rightarrow Số NST có nguyên liệu mới hoàn toàn cần cung cấp cho mỗi hợp tử ban đầu là:
2n.(2^x-1) + 2n.2^x =22484 (NST đơn);)
 
N

nhocbonmat96

Cái thứ nhất mk muốn nói là: số NST đơn hoàn toàn mới mt cung cấp phải trừ -2 chứ bạn. Cái thứ hai là bạn nói hợp tử xảy ra giảm phân, mk thì không nghĩ như vậy, chỉ có tb sinh dục vào giai đọan chín mới thực hiện giảm phân thôi bạn ak. Cái thứ ba mk muốn nói là công thức mà bạn đang dùng có thể viết gọn lại là 2n*(2^(k+1)-1), cái công thưtcc này chỉ áp dụng cho quá trình phát sinh giao tử thôi bạn ak. Trong quá trình phát sinh giao tử khi ở vùng ss các tb sinh dục sơ khai sẽ tiến hành NP, khi chuyển qua vùng chín sẽ tiến hành giảm phân, nên công thức tính số NST mt cung cấp cho quá trình tạo giao tử là 2n*(2^(k+1)-1). Mong là bạn sẽ hiểu ý mk, mk cũng không biết cách trình bày cho lắm
 
F

f0rev3rlove_279

[sinh 10]: giảm phân, thụ tinh

1. Một số tế bào sinh tinh ở một loài, khi giảm phân không có trao đổi đoạn và không có đột biến, trong số các loại tinh trùng tạo ra, ta thấy có hai loại là AB DE HI X và ab de hi Y . Xác định
a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
b.Kiểu gen của tế bào sinh tinh nói trên
c. Viết kí hiệu kiểu gen của các loại tinh trùng còn lại có thể xuất hiện
2. Một số tế bào sinh dục sơ khai đực khác cũng ở loài nói trên đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số tế bào tạo ra được chuyển sang vùng chín. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X và 12,5% số tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y thụ tinh tạo 168 hợp tử
a. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra số tinh trùng trên và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó
b. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỉ lệ nở của các hợp tử XX là 25%và của các hợp tử XY là 50%
3. Một trong các hợp tử nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp các tế bào ở thế hệ cuối cùng chứa 48 NST ở trạng thái chưa nhân đôi . Từ sau lần nguyên phân thứ 3 , mọi tế bào đều sống và phát triển bình thường
Xác định số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào con đã xuất hiện trong quá trình nguyên phân
:) các bạn giúp mình với !
 
N

nhocbonmat96

Câu 1)a)2n=8(vì n=4)
b)KG:AaBbDdEeHhIiXY
c) các loại tinh trùnh còn lại:
AABB_DDEE_hhii_X,AABB_DDEE_hhii Y, bạn cứ viết tương tự nha, giống như viết giao tử vậy với AABB, DDEE, HHII,X,Y,aabb,ddee,hhii là mỗi alen
câu 2)gọi a là số tb sinh dục sơ khai, số tb tạo ra: a*2^k
số tb được chuyển sang vùng chín:
a*2^k*87,5/100=28a
số tinh trùng tạo ra:28a*4=112a
tỉ lệ số tinh trùng được thụ tinh:
25+12,5=37,5%
ta có: H=168/112a*100=37,5%
-->a=4
b) số hợp tử XX được thụ tinh là:25*112*4/100=122
số hợp tử XY:12,5*112*4/100=56
-->số hợp tử XX nở:25*112/100=28
số hợp tử XY nở:50*56/100=28
 
L

loverain22

[sinh 10] bt giảm phân

1 TB mầm( TBSK) của ruồi giấm đực có bộ NST 2n =8 đc kí hiệu AaBbCcXY. TB này nguyên phân cho các TB con. trong các TB con có 1 số TB không thể hình thành thoi vô sắc và cũng không có hiện tượng tái sinh ( không phân bào)
a) nếu trong toàn bộ quá trình nguyên phân đó môi trường cung cấp 7NST A mới thì có mấy đợt nguyên phân
b) khi các NST của các TB nói trên tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thì Tb ở giai đoạn nào của quá trình NP, bộ NST ở trạng thái nào? kí hiệu bộ NST như thế nào?
c) nếu các TB con sinh ra trong đợt nguyên phân cuối cùng đều thực hiện giảm phân cho ra các tinh trùng thì kí hiệu của bộ NST trong mỗi tinh trùng sẽ như thế nào
 
N

nhocbonmat96

Câu a) cái đề có thể hiểu là: trong quá trình NP của các tb sinh dục sơ khai có 1 số tb nhân đôi NST nhưng không phân li ( NST không tách nhau ra ở kì sau do không có thoi phân bào) và cũng không phân chia ( không tách ra làm hai)
--->ở đây có nhân đôi NST nên số NST mt cung cấp cho các tb vẫn tính như bình thường, ta có:
số NST mt cung cấp:
(2^k-1)*1=7--->k=3(vì chỉ cung cấp cho 1 NST A nên nhân 1)
b) ở kì giữa, NST ở trạng thái kép và kí hiệu là: AAaaBBbbCCccXXYY
c) kí hiệu bộ NST trong các tinh trùng có thể là:ABCX; ABCY; AbCX; AbCY; ABcX; ABcY, AbcX, AbcY; aBCX; aBCY; abCX; abCY; aBcX; aBcY; abcX; abcY( giống như viết giao tử trong phép lai vậy)
 
H

hatcat_sad

[sinh 11] nguyên phân

1 tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 NST đơn mới. các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y.
a) tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai
b) xác định bộ NST 2n của loài
c) trong quá trình nguyên phân đó có bao nhiêu thoi tơ vô sắc được hình thành
d) tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ khai
 
S

sweet_love8

[sinh 11] BT nguyên phân

1 tế bào sinh dưỡng của lúa 2n=24 NST nguyên phân liên tiếp 6 lần nhưng khi hết thúc lần phân bào 3, trong số tế bào con do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp NST
a) tìm số lượng tế bào con hình thành
b)tính tỉ lệ tế bài đột biến với tế bào bình thường
c) trong các lần phân baò môi tường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu NST đơn mới
 
L

loverain22

[sinh 11] bt nguyên phân

tế bào sinh dục gà có 2n=78. tế bào này nguyên phân 5 đợt liên tiếp và giảm phân tạo ra các giao tử. hãy tính số lượng NST đơn mới môi trường cung cấp cho tế bào trên trong quá trình tạo giao tử và số giao tử được hình thành
 
Y

yuper

1 tế bào sinh dưỡng của lúa 2n=24 NST nguyên phân liên tiếp 6 lần nhưng khi hết thúc lần phân bào 3, trong số tế bào con do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp NST
a) tìm số lượng tế bào con hình thành
b)tính tỉ lệ tế bài đột biến với tế bào bình thường
c) trong các lần phân baò môi tường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu NST đơn mới

a.

- Kết thúc lần phân bào thứu 3, có: [TEX]2^3=8[/TEX] TB được tạo ra

- Có 1 TB không nhân đôi nên sẽ có: [TEX]7.2^3=56[/TEX] TB bình thường và [TEX] 2^2= 4[/TEX] TB đột biến

b. TL TB đột biến: [TEX]\frac{4}{56}[/TEX]

c. Ở 3 lần phân bào đầu: [TEX]2n.(2^3-1)=168[/TEX]

- Từ lần P thứ 3:

+ các TB bình thường: [TEX]7.2n.(2^3-1)=1176[/TEX]

+ TB bị đột biến: [TEX] 2n + 4n.(2^2-1)=168[/TEX]

\Rightarrow MT đã cung cấp: [TEX]168+168+1176=1512[/TEX]
 
C

cattrang2601

1 tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 NST đơn mới. các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y.
a) tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai
b) xác định bộ NST 2n của loài
c) trong quá trình nguyên phân đó có bao nhiêu thoi tơ vô sắc được hình thành
d) tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ khai

a,

Vì các tế bào con giảm phân tạo ra 128 NST Y

Mà vì 1 tế bào sinh dục có bộ NST XY giảm phân cho 2 loại tinh trùng X và Y (1X : 1Y)

~> Tổng số tinh trùng là [TEX]128 .2 = 256 [/TEX] (tinh trùng)

\Rightarrow Số tế bào sinh tinh đã giảm phân tạo ra số tinh trùng trên là

[TEX]\frac{256}{4} = 64 = 2^6[/TEX]

\Rightarrow Tế bào đó đã nguyên phân 6 lần

b,

Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài

Theo bài ra ta có : [TEX]2n (2^6 - 1) = 504[/TEX]

\Rightarrow [TEX]2n = \frac{504}{2^6 - 1} = 8[/TEX]

Vậy loài trên là ruồi giấm 2n = 8

c, -----------------
d, -----------------

Các bạn tự làm câu c, d áp dụng theo các công thức ở ĐÂY
 
Top Bottom