Sinh [Sinh 10] Củng cố kiến thức qua những câu hỏi ngắn

P

p3nh0ctapy3u

1. Tại sao nhện nước ko bị chìm khi di chuyển trên mặt nước ao, hồ?
A. Do sức căng bề mặt nước ao
B. Do con nhện nước rất nhẹ
C. Do nhện nước biết bơi
D. Do nhện nước biết bay
Tiếp nhé :x
Quá trình hô hấp hiếm khí diễn ra ở đâu ?
 
Last edited by a moderator:
R

rocket97

1. 1 tế bào có bộ NST 2n=24. Hãy cho biết số NST ở kì sau của nguyên phân?
2. 1 tế bào có bộ NST 4n=48. Hãy cho biết:
a. Số NST ở kì giữa và kì cuối của giảm phân 1.
b. Số NST ở kì cuối của giảm phân 2.
c. Số tâm động trong kì sau giảm phân 1.

Bài trên là bài trắc nghiệm. Mình gộp 5 câu vào thành 2 bài tự luận. Các bạn giúp mình nhé. Cảm ơn.
 
B

be_mum_mim

1, Kết quả :Số NST ở kì sau của nguyên phân là 48 NST.
___________________________
___________________________
 
N

nghgh97

Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Trong các bệnh do virus thì loại miễn dịch nào có vai trò chủ lực? Vì sao?
 
L

l0v3_sweet_381

Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Trong các bệnh do virus thì loại miễn dịch nào có vai trò chủ lực? Vì sao?

– Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào đều là những loại miễn dịch đặc hiệu:

+ Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, kháng thể nằm trong tất cả các chất lỏng (thể dịch) của cơ thể như: sữa, máu, dịch bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi… vì vậy nên có tên gọi là “miễn dịch thể dịch”. Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra.

+ Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut.

- Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
 
N

nghgh97

Nơi sống của các vi khuẩn ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt?
____________________________________________________
 
B

be_mum_mim

Nơi sống của các vi khuẩn
+ ưa lạnh: Bắc Cực
+ ưa ấm: Đại đa số mọi nơi. (VD vi khuẩn lên men Lactic)
+ ưa nhiệt: vi khuẩn ở người....(không rõ)
+ ưa siêu nhiệt: suối nước nóng (vi khuẩn suối nước nóng
 
N

nghgh97

Một quần thể nấm men bia với số lượng là 20000 tế bào ở nhiệt độ $30^0C$. Sau một ngày phân chia, quần thể đó có số lượng là 81920000 tế bào. Vậy thời gian thế hệ là bao nhiêu?
 
L

l0v3_sweet_381

Một quần thể nấm men bia với số lượng là 20000 tế bào ở nhiệt độ $30^0C$. Sau một ngày phân chia, quần thể đó có số lượng là 81920000 tế bào. Vậy thời gian thế hệ là bao nhiêu?

$N = N_0. 2^n$
$=> 2^n = \frac{N}{N_0} = \frac{81920000}{20000} = 4096$
$=> n = 12$

Thời gian thế hệ :

$t = \frac{T}{n} = \frac{24. 60}{12} = \frac{1440}{20}= 120 phút$
 
N

nguyengiahoa10

Câu 1: Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? Trình bày các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục.
 
N

nghgh97

Câu 1: Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? Trình bày các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục.
-Môi trường nuôi cấy không liên tục: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất .
*Các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:
-Pha tiềm phát (pha lag): vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
-Pha lũy thừa (pha log): vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
-Pha cân bằng: số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
-Pha suy vong: số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
 
N

nghgh97

Câu 2: Trình bày 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
-Giai đoạn 1: Sự hấp phụ:
Gai glicôprôtêin của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám vào được.
-Giai đoạn 2: Xâm nhập:
+Đối với phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
+Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
-Giai đoạn 3: Sinh tổng hợp:
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
-Giai đoạn 4: Lắp ráp:
Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
-Giai đoạn 5: Phóng thích:
Virut phá vỡ tế bào và ồ ạt chui ra ngoài.
Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
 
N

nguyengiahoa10

Câu 3: Hãy cho biết nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
 
N

nghgh97

Câu 3: Hãy cho biết nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
-Quang tự dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là CO2.
-Hóa tự dưỡng: nguồn năng lượng là chất vô cơ, nguồn cacbon chủ yếu là CO2.
-Quang dị dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ.
-Hóa dị dưỡng: nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ.
 
N

nguyengiahoa10

Câu 4: Nguyên phân là gì? Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
 
N

nguyengiahoa10

Câu hỏi SGK;) Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá huỷ?
 
H

happy.swan

Một sự thật hiên nhiên là tế bào không được phân chia tiếp, nguyên phân không xảy ra hoàn toàn, tế bào có số lượng NST tăng gấp đôi.
=> Cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng sinh lý.
 
Top Bottom