Sinh [Sinh 10] Củng cố kiến thức qua những câu hỏi ngắn

N

nghgh97

Một hợp tử ở người 2n = 46 NST, nguyên phân tạo ra 32 tế bào mới. Vậy số đợt nguyên phân là bao nhiêu? Ở kì trung gian, 32 tế bào con có bao nhiêu crômatit?
 
H

happy.swan

Có: $2^x=32 => x=5$
x: số lần nguyên phân của TB.

Ở kì trung gian, 32 TB con có: 32.23 cromatit.
(Không biết công thức chỗ này đúng không nữa?)
 
N

nghgh97

Đặc điểm của các bào tử vô tính ở nấm mốc?
........................................................
 
P

p3nh0ctapy3u

Đặc điểm của các bào tử vô tính ở nấm mốc?
Đặc điểm của bào tử vô tính ở nấm mốc :
-Bào tử dược tạo thành do sự cắt đoạn của các sợi nấm
-Bào tử có thể được tạo thành từ tb sinh bào tử bằng cách nảy chồi và đồng thời bám thân vào các bào tử đc sinh ra kiểu này chung có khả nănh nảy chồi để tạo thành bào tử tiếp theo
-Bào tử có thể đc tạo thành bằng cách ngăn vách với te bào ngay khi bào tử mới hình thành và không có khả năng sinh bào tử tiếp theo
 
N

nghgh97

Tại sao vi sinh vật phải tiết ra gôm sinh học?
...............................................
 
L

l0v3_sweet_381

Tại sao vi sinh vật phải tiết ra gôm sinh học?
...............................................

Vì gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cácbon và năng lượng.

^^

Ở trường các bạn thi học kì là tự luận hả? Trường mình làm trắc nghiệm 30 câu :''>

Nếu các bạn cũng thi trắc nghiệm thì chúng ta chuyển qua làm trắc nghiệm đi :)
 
N

nghgh97



Vì gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cácbon và năng lượng.

^^

Ở trường các bạn thi học kì là tự luận hả? Trường mình làm trắc nghiệm 30 câu :''>

Nếu các bạn cũng thi trắc nghiệm thì chúng ta chuyển qua làm trắc nghiệm đi :)
Mình thi tự luận bạn à, nhưng cũng muốn thử sức với đề trắc nghiệm :)
Câu tự luận cuối cùng: Thế nào là vi khuẩn ưa mặn?
 
N

nghgh97

Mình thi tự luận bạn à, nhưng cũng muốn thử sức với đề trắc nghiệm :)
Câu tự luận cuối cùng: Thế nào là vi khuẩn ưa mặn?
Mình cho đáp án luôn nhé, sau đó bọn mình chuyển qua ôn kiểu trắc nghiệm đi :D
Vi khuẩn ưa mặn là:
-Vi khuẩn chứa nồng độ muối cao (3,5%).
-Chúng dựa vào các ion $Na^+$ để duy trì vách và màng tế bào nguyên vẹn.
 
L

l0v3_sweet_381

;))

Để công bằng và tiện cho việc ôn tập thì chúng ta sẽ xen kẻ trắc nghiệm và tự luận nhé ! :D

Làm 10 câu trắc nghiệm nèk:

1.Một trực khuẩn E.coli sau 3 lần phân bào liên tiếp thì sinh ra số « con, cháu » là :
A. 12 B. 3 C. 6 D. 8
2.Trong chuỗi chuyền electron ở hóa dị dưỡng, khi chất nhận e- cuối cùng là O2 thì đó là:
A. Hô hấp kị khí B. Hô hấp hiếu khí C. Hô hấp nitorat D. Hô hấp sunphat E. Lên men
3.Muối rau, dưa, cà… người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric
4.Khi nuôi vi sinh vật , môi trường nuôi cấy không liên tục là:
A. Môi trường được bổ sung định kì chất dinh dưỡng
B. Môi trường không bổ sung (nguyên như ban đầu)
C. Môi trường được định kì lấy ra dịch nuôi cấy cũ
D. Môi trường đang nuôi cấy dở dang thì hủy bỏ
5.Vi khuẩn “làm quen” với môi trường và bắt đầu tổng hợp axit nucleic và hệ enzim tương thích ở pha:
A. Suy vong B. Tiềm phát (lag) C. Lũy thừa (log) D. Cân bằng
6.Cao thịt bò, pepton, cao nấm men thuộc loại môi trường nào để nuôi cấy vi khuẩn?
A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường tổng hợp
C. Môi trường bán tổng hợp
D.Môi trường nhân tạo
7.Sinh vật quang tự dưỡng có đặc điểm là tổng hợp chất hữu cơ của nó từ nguyên liệu và bằng năng lượng là:
A. Chất hữu cơ ở ngoài và năng lượng ánh sáng
B. Chất vô cơ và oxi hóa chất vô cơ hay hữu cơ
C. Chất hữu cơ bên ngoài và oxi hóa chất hữu cơ
D. Chất vô cơ (thường là CO2) và quang năng;
8.Một loại vi sinh vật phát triển tốt trong môi trường pha (NH4)3PO4 , KH2PO4 , MgSO4,CaCl2 , NaCl đặt nơi giàu CO2 và ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật đó là:
A. Quang dị dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hóa dị dưỡng D. Hóa tự dưỡng
9.Môi trường tự nhiên không dùng để nuôi cấy vi sinh vật phục vụ đời sống là:
A. Sữa B. Nước dứa (trái thơm) C. Nước canh thịt D. Xôi hay cơm
10.Quần thể vi sinh vật giảm nhanh số lượng ở pha:
A. Tiềm phát (lag) B. Lũy thừa (log) C. Cân bằng D. Suy vong

______________

Khi nào bạn thi học kì ? ;;)

Chiều nay mình thi địa + sử nèk :((
 
N

nghgh97

1.Một trực khuẩn E.coli sau 3 lần phân bào liên tiếp thì sinh ra số « con, cháu » là :
A. 12 B. 3 C. 6 D. 8
2.Trong chuỗi chuyền electron ở hóa dị dưỡng, khi chất nhận e- cuối cùng là O2 thì đó là:
A. Hô hấp kị khí B. Hô hấp hiếu khí C. Hô hấp nitorat D. Hô hấp sunphat E. Lên men
3.Muối rau, dưa, cà… người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric
4.Khi nuôi vi sinh vật , môi trường nuôi cấy không liên tục là:
A. Môi trường được bổ sung định kì chất dinh dưỡng
B. Môi trường không bổ sung (nguyên như ban đầu)
C. Môi trường được định kì lấy ra dịch nuôi cấy cũ
D. Môi trường đang nuôi cấy dở dang thì hủy bỏ
5.Vi khuẩn “làm quen” với môi trường và bắt đầu tổng hợp axit nucleic và hệ enzim tương thích ở pha:
A. Suy vong B. Tiềm phát (lag) C. Lũy thừa (log) D. Cân bằng
6.Cao thịt bò, pepton, cao nấm men thuộc loại môi trường nào để nuôi cấy vi khuẩn?
A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường tổng hợp
C. Môi trường bán tổng hợp
D.Môi trường nhân tạo
7.Sinh vật quang tự dưỡng có đặc điểm là tổng hợp chất hữu cơ của nó từ nguyên liệu và bằng năng lượng là:
A. Chất hữu cơ ở ngoài và năng lượng ánh sáng
B. Chất vô cơ và oxi hóa chất vô cơ hay hữu cơ
C. Chất hữu cơ bên ngoài và oxi hóa chất hữu cơ
D. Chất vô cơ (thường là CO2) và quang năng;
8.Một loại vi sinh vật phát triển tốt trong môi trường pha (NH4)3PO4 , KH2PO4 , MgSO4,CaCl2 , NaCl đặt nơi giàu CO2 và ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật đó là:
A. Quang dị dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hóa dị dưỡng D. Hóa tự dưỡng
9.Môi trường tự nhiên không dùng để nuôi cấy vi sinh vật phục vụ đời sống là:
A. Sữa B. Nước dứa (trái thơm) C. Nước canh thịt D. Xôi hay cơm
10.Quần thể vi sinh vật giảm nhanh số lượng ở pha:
A. Tiềm phát (lag) B. Lũy thừa (log) C. Cân bằng D. Suy vong
 
L

l0v3_sweet_381

3.Muối rau, dưa, cà… người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric

_____________________

Virut khác với các cơ thể sống khác ở những điểm nào ?
 
N

nghgh97

3.Muối rau, dưa, cà… người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric

_____________________

Virut khác với các cơ thể sống khác ở những điểm nào ?
Mình nghĩ là bạn chỉ cần nêu lại định nghĩa virut trong SGK là trả lời được câu này.
................................................................
 
L

l0v3_sweet_381

Mình nghĩ là bạn chỉ cần nêu lại định nghĩa virut trong SGK là trả lời được câu này.
................................................................

Ừh ^_^

Tại sao mối có thể ăn và tiêu hóa được gỗ ? Động vật ăn cỏ lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ ?
 
L

l0v3_sweet_381



Ừh ^_^

Tại sao mối có thể ăn và tiêu hóa được gỗ ? Động vật ăn cỏ lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ ?

Mình trả lời luôn nhé! :p

- Trong ruột mối có một loại trùng roi có khả năng tiêu hóa xenlulozo thành đường để cung cấp cho mối. Vì vậy mối mới sinh ra nếu tách khỏi đàn sẽ chết, chúng lấy vi khuẩn này từ phân con khác.

- Động vật ăn cỏ đồng hóa được rơm rạ, cỏ giàu chất xơ vì trong dạ cỏ của chúng có chứa rất nhiều vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim có khả năng phân giải xenlulozo, hemixenlulozo và protein trong rơm, rạ, cỏ.

^^

___________________

Trắc nghiệm nào !

1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
a. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục
b. Nấm và tất cả vi khuẩn
c. Vi khuẩn lưu huỳnh
d. Cả a,b,c đều đúng
3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
a. Hoá tự dưỡng c. Quang tự dưỡng
b. Hoá dị dưỡng d. Quang dị dưỡng
4. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
a. Ánh sáng và chất hữu cơ
b. CO2 và ánh sáng
c. Chất vô cơ và CO2
d. Ánh sáng và chát vô cơ
5. Quang dị dưỡng có ở :
a. Vi khuẩn màu tía c. Vi khuẩn sắt
b. Vi khuẩn lưu huỳnh d. Vi khuẩn nitrat hoá
6. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ?
a. Tảo đơn bào
b. Vi khuẩn nitrat hoá
c. Vi khuẩn lưu huỳnh
d. Vi khuẩn sắt
7. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là :
a. Quang dị dưỡng
b. Hoá dị dưỡng
c. Quang tự dưỡng
d. Hoá tự dưỡng
8. Tự dưỡng là :
a. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ
b. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
c. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác
d. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác
9. Vi sinh vật sau đây có lối sống tự dưỡng là :
a. Tảo đơn bào
b. Vi khuẩn lưu huỳnh
c. Vi khuẩn nitrat hoá
d. Cả a,b,c đều đúng
10. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là :
a. Vi khuẩn chứa diệp lục c. Tảo đơn bào
b. Vi khuẩn lam d. Nấm
11. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi là :
a. Lên men c. Hô hấp hiếu khí
b. Hô hấp d. Hô hấp kị khí
12. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử ; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là :
a. Hô hấp hiếu khí c. Đồng hoá
b. Hô hấp kị khí d. Lên men
13. Trong hô hấp kị khí , chất nhận điện tử cuối cùng là :
a. Ôxi phân tử
b. Một chất vô cơ như NO2, CO2
c. Một chất hữu cơ
d. Một phân tử cacbonhidrat
14. Giống nhau giữa hô hấp , và lên men là :
a. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
b. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi
c. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi
d. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi
15. Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là :
a. Giải phóng năng lượng từ quá trình phân giải
b. Không sử dụng ôxi
c. Có chất nhận điện tử từ bên ngoài
d. Cả a, b,c đều đúng

 
N

nghgh97

[FONT=Times New Roman, serif]1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
a. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục
b. Nấm và tất cả vi khuẩn
c. Vi khuẩn lưu huỳnh
d. Cả a,b,c đều đúng
3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
a. Hoá tự dưỡng c. Quang tự dưỡng
b. Hoá dị dưỡng d. Quang dị dưỡng
4. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
a. Ánh sáng và chất hữu cơ
b. CO2 và ánh sáng
c. Chất vô cơ và CO2
d. Ánh sáng và chát vô cơ
5. Quang dị dưỡng có ở :
a. Vi khuẩn màu tía c. Vi khuẩn sắt
b. Vi khuẩn lưu huỳnh d. Vi khuẩn nitrat hoá
6. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ?
a. Tảo đơn bào
b. Vi khuẩn nitrat hoá
c. Vi khuẩn lưu huỳnh
d. Vi khuẩn sắt
7. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là :
a. Quang dị dưỡng
b. Hoá dị dưỡng
c. Quang tự dưỡng
d. Hoá tự dưỡng
8. Tự dưỡng là :
a. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ
b. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
c. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác
d. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác
9. Vi sinh vật sau đây có lối sống tự dưỡng là :
a. Tảo đơn bào
b. Vi khuẩn lưu huỳnh
c. Vi khuẩn nitrat hoá
d. Cả a,b,c đều đúng
10. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là :
a. Vi khuẩn chứa diệp lục c. Tảo đơn bào
b. Vi khuẩn lam d. Nấm
11. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi là :
a. Lên men c. Hô hấp hiếu khí
b. Hô hấp d. Hô hấp kị khí
12. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử ; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là :
a. Hô hấp hiếu khí c. Đồng hoá
b. Hô hấp kị khí d. Lên men
13. Trong hô hấp kị khí , chất nhận điện tử cuối cùng là :
a. Ôxi phân tử
b. Một chất vô cơ như NO2, CO2
c. Một chất hữu cơ
d. Một phân tử cacbonhidrat
14. Giống nhau giữa hô hấp , và lên men là :
a. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
b. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi
c. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi
d. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi
15. Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là :
a. Giải phóng năng lượng từ quá trình phân giải
b. Không sử dụng ôxi
c. Có chất nhận điện tử từ bên ngoài
d. Cả a, b,c đều đúng[/FONT]
 
L

l0v3_sweet_381

5. Quang dị dưỡng có ở :
a. Vi khuẩn màu tía c. Vi khuẩn sắt
b. Vi khuẩn lưu huỳnh d. Vi khuẩn nitrat hoá

7. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là :
a. Quang dị dưỡng
b. Hoá dị dưỡng
c. Quang tự dưỡng
d. Hoá tự dưỡng


________________

Mình thi xong học kì môn sinh rồi, bây h làm tự luận để các bạn ôn thi nhé ! Chúc các bạn thi tốt :D

Tại sao người nhiễm HIV lại không hay biết mình đã bị nhiễm? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với người khác?
 
H

happy.swan

Tại sao người nhiễm HIV lại không hay biết mình đã bị nhiễm? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với người khác?

=> Nguyên nhân, ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, chỉ là biểu hiện bệnh lý thông thường như ỉa chảy, sốt,... nên người bệnh thường không quan tâm đến do đó bệnh không được phát hiện.
Khi người nhiễm HIV mà không biết mình mắc bệnh rất nguy hiểm đến người khác:
+ quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
+ Vận động thể thao bị xây xước làm họ bị lây nhiễm bệnh.
+ Mẹ bị bệnh không biết mang thai làm con nguy cơ mắc HIV là rất cao.
 
L

l0v3_sweet_381

Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập quá nhiều nước ?


____________________________
 
Top Bottom