Sinh [Sinh 10] Củng cố kiến thức qua những câu hỏi ngắn

N

nguyenlamlll

Tiếp nhé :)
Chất nền ngoại bào là gì ;))

À chất nền ngoại bào... : Extracellular matrix
Bên ngoài màng sinh chất tế bào có các cấu trúc khác, và vì nó nằm bên ngoài nên ta gọi đó là ngoại bào :|

Các phân tử cacbohidrat liên kết với photpholipit (glicolipit) hoặc protein (glicoprotein) phân bố ở mặt ngoài màng, giữ chức năng truyền đạt thông tin giữa các tế bào

Một số vd như: Glicoprotein mang vai trò chất đánh dấu, nhận biết tế bào cùng loại hay khác loại, nhận biết nhau, có liên kết với nhau tạo thành mô hay không,...


=================
:| Mình hỏi ở đây đc không ta...??
 
C

cuhanhtim_1997

Một bài trong đề cương hk I của mình:
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Ti thể và Lục lạp?
 
H

hailixiro142

Một bài trong đề cương hk I của mình:
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Ti thể và Lục lạp?

Giống nhau: cả hai đều có lớp màng kép bao bọc bên trong là chất nền, đều là bào quan của tế bào nhân thực chứa nhiều loại enzim , có ADN dạng vòng và riboxôm , số lượng thay đổi tùy loại tế bào.
Khác nhau:
- Ti thể: có ở mọi TB nhân thực, có nhiều hình dạng, màng ăn sâu vào chất nền tạo thành các mào, ko chứa sắc tố , chứa nhiều enzim hô hấp, phân giải chất hữu cơ, giải phóng nang lượng, có chức năng dị hóa.
- Lục lạp: chỉ có ở TB thực vật, có dạng bầu dục lớp màng kép , có sắc tố quang hợp, có enzim xúc tác cho quá trình quang hợp , tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng có chức năng đồng hóa.
 
H

hailixiro142

Câu trả lời của bạn be_mum_mim chưa đầy đủ lắm :p
mọi người cố gắng nào :)

Những điểm giống nhau:
- Lớp màng trong của ti thể, lục lạp có bản chất giống như màng của vi khuẩn.
- Đều có ribosome 70s
- Đều có ADN có dạng vòng, mạch kép
- Trên màng đều có gắn phức hệ chuỗi vận chuyển điện tử tham gia quá trình tạo ATP
 
N

nghgh97

Quá trình vận chuyển thđộng qua màng tế bào phụ thuộc vào những yếu tnào? Lúc bụng đói lượng dinh dưỡng còn lại trong ruột non thấm qua lông ruột vào máu theo cơ chế nào trong các phương thức vận chuyển chất qua màng? Vì sao?
 
P

p3nh0ctapy3u

Quá trình vận chuyển thụ động qua màng tế bào phụ thuộc vào những yếu tố là sự chênh lệnh về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào ,các đặc tính lí hóa của chúng
Lúc bụng đói lượng dinh dưỡng còn lại trong ruột non thấm qua lông ruột vào máu theo các kênh protein xuyên màng vì thức ăn có kích thước tương đối lớn
 
N

nghgh97

Một số thực phẩm thường có vị hăng, khi chế biến người ta thường ngâm vào nước muối. Dựa vào hiện tượng thẩm thấu giải thích vì sao?
 
P

p3nh0ctapy3u

Một số thực phẩm thường có vị hăng, khi chế biến người ta thường ngâm vào nước muối vì trong thực phẩm đó nồng độ muối và 1 số chất tạo mùi vị khác thấp hơn môi trường có nước muối bên ngoài .Khi ngâm vào muối ,nồng độ muối và các chất tạo nên mùi vị trong thực phẩm sẽ đi ra môi trường nước muối bên ngoài làm giảm vị hăng
p/s : Giải thích hơi lằng nhằng xíu :">
 
N

nghgh97

Khi lấy một tế bào động vật (hồng cầu) và một tế bào thực vật (củ hành) ngâm vào 2 cốc đựng nước cất. Sau một thời gian, quan sát có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
 
P

p3nh0ctapy3u

Khi lấy một tế bào động vật (hồng cầu) và một tế bào thực vật (củ hành) ngâm vào 2 cốc đựng nước cất. Sau một thời gian, quan sát có hiện tượng:
-Cả 2 tế bào đều căng nước nhưng về sau tế bào động vật bị vỡ còn tế bào thực vật tiếp tục phình to ra
Giải thích : ở môi trường nhược trương cả 2 tế bào đều căng nước ,nhưng
-Tế bào động vật không có thành tế bào ~> nước thấm vào làm trương tế bào ~> Tế bào vỡ
-Tế bào thực vật có thành xenlulozo ~> nước thấm vào làm trương tế bào nhưng không bị vỡ
Câu tiếp nhé :)
So sánh enzim và chất xúc tác vô cơ
 
T

thaoteen21

Sinh 10

so sánh enzim và chất xúc tác vô cơ
cấu trúc enzim:enzim là 1 chất xúc tác sinh học tạo bởi cơ thể sống.nhờ enzim các quá trình hh xảy ra rất nhạy ,với tốc độ lớn trong đk bình thuờng(nhanh hơn cả chất xúc tác vc).enzim có bản chất là protein.trong ptu enzim có vùng cấu trúc kgian đặc biệt chuyên lk cơ chất nhờ vậy cơ chất lk e tạm thời và bị biến đổi tạo spham.
enzim ko bị biến đổi khi pu hoàn thành còn c x t vô cơ bị biến đổi thành chất mới
 
V

vitconxauxi_vodoi

Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?;))
 
H

hailixiro142

Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?;))

Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Tiếp nhé ;)): Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
 
H

hailixiro142

Tiếp nhé ;)): Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?

Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2, N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Quá trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng.
 
H

hochoidieuhay

Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống ?
Tại sao một số vi sinh vật sống được tỷong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C mà prôtêin của chúng lại không bị hư hỏng (biến tính ) ?
 
Top Bottom